Nhà tâm lý học L. X. Xôlôvâytrich (1975), trong tác phẩm “Từ hứng thú tới tài năng” [98, tr.71], cho rằng: “Năng khiếu nảy sinh trước hết từ hoạt động nào gây ra hứng thú cao độ và bao trùm toàn bộ cá tính”. Hay Lê Thị Thu Hương cho rằng “Khi tổ chức HĐNK, giáo viên nên biết phát huy năng khiếu, sở trường của học sinh” [27, tr.205 - 207;169]. HĐNK là các hoạt động nằm ngoài chương trình chính khóa, liên quan đến tất cả các mặt văn hóa, chính trị, quân sự, xã hội, thể dục - thể thao, giải trí. Việc tham gia HĐNK học viên sẽ bộc lộ năng khiếu, sở trường và tùy thuộc vào năng khiếu, sở trường của từng học viên sẽ lựa chọn hình thức HĐNK nào cho phù hợp. Nếu HĐNK được tổ chức phù hợp với năng khiếu, sở trường sẽ thu hút, lôi cuốn được nhiều học viên tham gia, phát huy được thế mạnh của từng học viên. Ngược lại HĐNK tổ chức mà không phù hợp với năng khiếu, sở trường của học viên thì rất khó tạo được hứng thú, vì những hoạt động này không phù hợp với năng khiếu, sở trường của họ. Tuy nhiên ở các trường SQQĐ, các HĐNK phải hướng tới mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, hình thành và phát triển nhân cách người cán bộ, SQQĐ, cho nên không phải tất các các HĐNK được tổ chức theo năng khiếu, sở trường của học viên. Chính vì vậy, khi tổ chức HĐNK cho học viên CBQL, GV phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu, đào tạo lựa chọn nội dung, hình thức HĐNK cho phù hợp và cần phải chú ý đến năng khiếu, sở trường của học viên đối với từng lĩnh vực, chuyên ngành đào tạo, để vừa phát huy được năng khiếu, sở trường, tạo được hứng thú HĐNK cho học viên, vừa đảm bảo được mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo của nhà trường. Để phát huy năng khiếu, sở trường HĐNK cho học viên phải thường xuyên bồi dưỡng về mọi mặt, nâng cao tính tích cực, chủ động tự học, tự rèn, kiến thức, kỹ năng về HĐNK.
277 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 75 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Hứng thú hoạt động ngoại khóa của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu được sử dụng ở luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Số liệu và kết quả nghiên cứu không trùng lặp với các công trình đã được công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Tiến Sỹ
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
7
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
16
1.1.
Các công trình nghiên cứu liên quan đến hứng thú hoạt động ngoại khóa của học viên ở các trường sĩ quan quân đội
16
1.2.
Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
34
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỨNG THÚ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
39
2.1.
Lý luận về hứng thú
39
2.2.
Lý luận về hứng thú hoạt động ngoại khóa của học viên ở các trường sĩ quan quân đội
48
2.3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú hoạt động ngoại khóa của học viên ở các trường sĩ quan quân đội
74
Chương 3
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
88
3.1.
Tổ chức nghiên cứu
88
3.2.
Phương pháp nghiên cứu
94
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HỨNG THÚ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA CỦA HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
111
4.1.
Thực trạng hứng thú hoạt động ngoại khóa của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay
111
4.2.
Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hứng thú hoạt động ngoại khóa của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay
138
4.3
Biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao hứng thú hoạt động ngoại khóa cho học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay
148
4.4.
Phân tích kết quả thực nghiệm tác động
168
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
177
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
180
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
181
PHỤ LỤC
192
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
Cán bộ quản lý, giảng viên
CBQL, GV
2
Cảm xúc - tình cảm
CX - TC
3
Độ lệch chuẩn
ĐLC
4
Điểm trung bình
ĐTB
5
Hoạt động ngoại khóa
HĐNK
6
Sĩ quan quân đội
SQQĐ
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
TÊN BẢNG
Trang
2.1
Các chỉ báo hứng thú HĐNK ở mặt nhận thức
68
2.2
Các chỉ báo hứng thú HĐNK ở mặt cảm xúc - tình cảm
69
2.3
Các chỉ báo hứng thú HĐNK ở mặt hành vi
71
2.4
Các mức độ hứng thú HĐNK của học viên
73
3.1
Phân bố khách thể nghiên cứu
90
3.2
Đổi mới phương pháp, đa dạng hóa hình thức HĐNK
104
4.1
Kết quả đánh giá thực trạng hứng thú của học viên với một số loại hình HĐNK ở các trường SQQĐ
113
4.2
So sánh thực trạng hứng thú HĐNK của học viên theo khóa học
115
4.3
Kết quả đánh giá chung mặt nhận thức trong hứng thú HĐNK của học viên
117
4.4
Kết quả đánh giá mặt nhận thức của học viên với một số loại hình HĐNK ở các trường SQQĐ
119
4.5
So sánh thực trạng mặt nhận thức trong hứng thú HĐNK của học viên theo khóa học
122
4.6
Kết quả đánh giá chung mặt CX - TC trong hứng thú HĐNK của học viên
124
4.7
Kết quả đánh giá mặt CX - TC của học viên với một số loại hình HĐNK ở các trường SQQĐ
127
4.8
So sánh thực trạng mặt cảm xúc - tình cảm trong hứng thú HĐNK của học viên theo khóa học
129
4.9
Kết quả đánh giá chung mặt hành vi trong hứng thú HĐNK của học viên
131
4.10
Kết quả đánh giá mặt hành vi của học viên với một số loại hình HĐNK ở các trường SQQĐ
134
4.11
So sánh thực trạng mặt hành vi trong hứng thú HĐNK của học viên theo khóa học
136
4.12
Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hứng thú HĐNK của học viên
138
4.13
Ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến hứng thú HĐNK của học viên
139
4.14
Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến hứng thú HĐNK của học viên
141
4.15
Dự báo xu hướng biến đổi của các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK của học viên
147
4.16
Kết quả đánh giá hứng thú HĐNK của học viên
169
4.17
Kết quả mặt nhận thức trong hứng thú HĐNK của học viên trước và sau thực nghiệm
171
4.18
Kết quả mặt CX - TC trong hứng thú HĐNK của học viên trước và sau thực nghiệm
172
4.19
Kết quả mặt hành vi trong hứng thú HĐNK của học viên trước và sau thực nghiệm
173
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT
TÊN BIỂU ĐỒ
Trang
4.1
Kết quả đánh giá chung hứng thú HĐNK của học viên ở các trường sĩ quan quân đội
111
4.2
Thực trạng hứng thú HĐNK của học viên theo khóa học
116
4.3
Hứng thú HĐNK của học viên trước và sau thực nghiệm
170
4.4
Kết quả trước và sau thực nghiệm tác động
174
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT
TÊN SƠ ĐỒ
Trang
2.1
Các mặt biểu hiện hứng thú HĐNK của học viên
71
2.2
Các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK của học viên
86
4.1
Tương quan giữa các biểu hiện hứng thú HĐNK của học viên
114
4.2
Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng với hứng thú HĐNK của học viên
143
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra cho đất nước ta những thời cơ và thách thức mới, đối với lĩnh vực giáo dục, đào tạo cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý dạy và học trực tuyến, qua internet, truyền hình, các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học” [18, tr.232], “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện năng lực thực tiễn cho người học” [19, tr.21], “Lý luận phải liên hệ với thực tiễn” [51, tr.496]. Để thực hiện phương hướng, giải pháp trên, hoạt động giáo dục, đào tạo ở các nhà trường nói chung, các trường SQQĐ nói riêng không chỉ nâng cao chất lượng dạy học trên lớp mà còn phải tạo được hứng thú HĐNK cho học viên.
Hứng thú HĐNK có vai trò quan trọng, làm nảy sinh tính tích cực, chủ động, sáng tạo, thúc đẩy người học hoạt động, giúp củng cố, ôn luyện, mở rộng tri thức và cảm thấy “thoải mái” [4, tr.80]. Hứng thú HĐNK còn tác động tích cực đến việc điều chỉnh cảm xúc và hành vi, năng lực học tập, sức khỏe, thể chất [116, tr.842 - 857], hoàn thành chương trình với kết quả học tập, rèn luyện tốt hơn, có sự trưởng thành, phát triển về mặt xã hội [49, tr.27]. “Giữa hứng thú học tập và hứng thú HĐNK có mối quan hệ khăng khít với nhau” [63, tr.295].
Hoạt động ngoại khóa của học viên ở các trường SQQĐ có nội dung phong phú, đa dạng, bao gồm toàn bộ những hoạt động nằm ngoài chương trình học chính khóa như: Văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu, tọa đàm, câu lạc bộ, bồi dưỡng kỹ năng mềm, tham gia các hoạt động xã hội... Trong quá trình học tập, rèn luyện, HĐNK giúp học viên “bổ sung, khắc sâu và mở rộng tri thức khoa học” [62, tr.42]. Tổ chức tốt HĐNK còn là điều kiện để bồi dưỡng cho người học những kỹ năng sống; kỹ năng hoạt động nghề nghiệp và các kỹ năng mềm nhằm giúp họ xử lý linh hoạt, sáng tạo các vấn đề nảy sinh trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường và thực hành chức trách, nhiệm vụ được giao trên cương vị công tác sau này. Để HĐNK có hiệu quả và thu hút được học viên tham gia, đòi hỏi phải tạo được hứng thú của học viên. Khi có hứng thú với HĐNK, học viên sẽ chủ động, hăng hái, sáng tạo, nỗ lực khắc phục khó khăn trong hoạt động và lúc này việc tham gia HĐNK sẽ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, nhẹ nhàng. Ngược lại, nếu không có hứng thú với HĐNK thì học viên sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, ức chế và hoạt động hiệu quả thấp. Do đó, nâng cao hứng thú HĐNK cho học viên là một nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nói chung, dạy học nói riêng ở các trường SQQĐ hiện nay.
Các trường SQQĐ là nơi đào tạo cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cấp phân đội cho toàn quân, trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nhiệm vụ của các nhà trường không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chú trọng đào tạo gắn với thực tiễn nghề nghiệp, học lý thuyết gắn liền với thực hành, lồng ghép thông qua các HĐNK. Trong thời gian qua HĐNK ở các trường SQQĐ luôn được Đảng ủy, Ban Giám hiệu và các cấp ủy, chỉ huy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo: các HĐNK được tăng cường, tổ chức và thực hiện thường xuyên, rộng khắp mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Nhờ đó, đã thu hút và tạo được hứng thú cho học viên, chất lượng, hiệu quả HĐNK từng bước được nâng lên, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên, bên cạnh đó HĐNK có thời điểm chưa được chú trọng, vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập như: Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức HĐNK còn sơ sài, chưa đi vào chiều sâu; sự phối hợp thực hiện giữa các lực lượng chưa nhịp nhàng; điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và kinh phí còn hạn chế; “tổ chức ngoại khóacho các đối tượng kết quả chưa cao” [67, tr.11]; việc nắm, vận dụng quy trình, cách thức tổ chức HĐNK cho học viên còn biểu hiện lúng túng, thiếu linh hoạt, sáng tạo. Vì thế chưa tạo được hứng thú cao cho học viên trong quá trình tham gia HĐNK.
Mặc dù đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam có liên quan đến hứng thú HĐNK. Tuy nhiên các công trình chủ yếu nghiên cứu hứng thú HĐNK của trẻ em, học sinh, sinh viên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu trực tiếp về hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn vấn đề: “Hứng thú hoạt động ngoại khóa của học viên ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay” làm đề tài nghiên cứu là rất cần thiết.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ; trên cơ sở đó đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao hứng thú HĐNK cho học viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường SQQĐ hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, xác định những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu;
Làm rõ những vấn đề lý luận về hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ;
Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hứng thú HĐNK và các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ hiện nay;
Đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm và thực nghiệm tác động nâng cao hứng thú HĐNK cho học viên ở các trường SQQĐ hiện nay.
3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu
Học viên, cán bộ quản lý, giảng viên ở các trường SQQĐ.
* Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ.
* Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Do nội dung, phương pháp, hình thức HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ rất phong phú, đa dạng nên luận án chỉ tập trung nghiên cứu biểu hiện hứng thú HĐNK của học viên ở một số loại hình HĐNK: Văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; giao lưu, tọa đàm; câu lạc bộ; bồi dưỡng kỹ năng mềm và các yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ.
Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Tổng số khách thể nghiên cứu là 702, trong đó: 516 học viên và 186 cán CBQL, GV ở các trường SQQĐ.
Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu ở 5 trường SQQĐ: Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Thông tin, Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp.
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu của luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ 2019 đến 2023.
4. Giả thuyết khoa học
Hứng thú HĐNK của học viên các trường SQQĐ được biểu hiện 3 mặt: nhận thức, CX - TC và hành vi. Hứng thú HĐNK của học viên hiện nay đang ở mức cao nhưng không ngang bằng giữa các mặt biểu hiện. Trong các mặt biểu hiện, mặt nhận thức và CX - TC ở mức cao, mặt hành vi ở mức trung bình.
Hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó, yếu tố chủ quan ảnh hưởng mạnh hơn yếu tố khách quan. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng mạnh nhất là nhu cầu, động cơ HĐNK của học viên; yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh nhất là phương pháp, hình thức tổ chức HĐNK.
Có thể nâng cao hứng thú HĐNK cho học viên ở các trường SQQĐ hiện nay khi thực hiện đồng bộ các biện pháp tâm lý - sư phạm: Nâng cao nhận thức, hình thành động cơ, mục đích HĐNK đúng đắn cho học viên; Đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐNK cho học viên; Tổ chức chặt chẽ, hiệu quả công tác bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐNK cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên; Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học viên trong HĐNK; Xây dựng môi trường sư phạm quân sự lành mạnh, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho HĐNK. Trong đó đổi mới phương pháp, đa dạng hóa các hình thức HĐNK cho học viên là biện pháp cơ bản, quyết định đến hứng thú HĐNK của học viên.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục, đào tạo.
Luận án sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học hoạt động: Nguyên tắc quyết định luận duy vật các hiện tượng tâm lý, nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý - ý thức và hoạt động, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc phát triển tâm lý và nguyên tắc tiếp cận nhân cách.
Nguyên tắc quyết định luận duy vật các hiện tượng tâm lý: Các hiện tượng tâm lý nói chung, hứng thú HĐNK của học viên nói riêng có nguồn gốc từ hiện thực khách quan. Các điều kiện bên ngoài đóng vai trò quyết định thông qua những yếu tố bên trong. Nguyên tắc này chỉ rõ hứng thú HĐNK của học viên chịu ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài (mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo, nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp, cơ sở vật chất...) và các điều kiện bên trong của học viên (nhu cầu, động cơ, mục đích HĐNK, tính cách, khí chất...). Cái bên trong và bên ngoài có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chính vì vậy để nâng cao hứng thú HĐNK cho học viên phải chú ý tới mục tiêu, yêu cầu giáo dục, đào tạo, đổi mới nội dung, phương pháp, đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐNK, đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường sư phạm quân sự,... Nâng cao nhận thức, hình thành động cơ, mục đích HĐNK cho học viên, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học viên trong HĐNK.
Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức và hoạt động: Tâm lý, ý thức con người được nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động. V.I.Lênin chỉ rõ: “Chúng ta căn cứ vào cái gì để xét đoán những “tư tưởng và tình cảm” thực của các cá nhân có thực? Tất nhiên, căn cứ đó chỉ có thể là những hoạt động của các cá nhân ấy...” [37, tr.531]. Nguyên tắc này chỉ đạo khi nghiên cứu hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ phải nghiên cứu trong thực tiễn tổ chức, tham gia HĐNK của học viên, đặc biệt phải căn cứ vào sự biến đổi về mặt nhận thức, CX - TC và hành vi của học viên đối với HĐNK. Và nguyên tắc này còn giúp cho quá trình nghiên cứu thấy rằng: hứng thú HĐNK của học viên là sự thống nhất giữa nhận thức, CX - TC và hành vi.
Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Nguyên tắc này chỉ đạo trong quá trình nghiên cứu phải thấy được các biểu hiện hứng thú HĐNK của học viên (nhận thức, CX - TC và hành vi) có mối quan hệ qua lại, tác động, bổ trợ lẫn nhau tạo nên hứng thú HĐNK của học viên. Đồng thời hứng thú HĐNK của học viên cũng chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy, để có thể nghiên cứu đầy đủ, toàn diện và đề ra được những biện pháp tâm lý - sư phạm phù hợp nâng cao hứng HĐNK cho học viên cần phải có sự tiếp cận hệ thống.
Nguyên tắc phát triển: Mọi hiện tượng tâm lý đều có quá trình nảy sinh, vận động, biến đổi và phát triển chứ không phải là cái cố định và bất biến. Nguyên tắc chỉ ra hứng thú HĐNK của học viên không phải là cái có sẵn mà được hình thành và phát triển trong thực tiễn HĐNK của mỗi cá nhân. Do đó, để đánh giá mức độ hứng thú HĐNK của học viên phải căn cứ vào quá trình HĐNK của học viên từ công tác chuẩn bị, quá trình tham gia đến kết thúc hoạt động thông qua các mặt biểu hiện nhận thức, CX - TC và hành vi.
Tiếp cận Tâm lý học xã hội, như quan hệ liên nhân cách, nhóm, tập thể: Quan hệ liên nhân cách là những mối quan hệ về mặt tâm lý - xã hội giữa các chủ thể trong một nhóm xã hội xác định. Vấn đề này chỉ ra trong tham gia HĐNK giữa các học viên có mối quan hệ gắn bó, hiểu biết tác động qua lại với nhau, cùng thực hiện mục đích HĐNK. Quá trình nghiên cứu hứng thú HĐNK của học viên, cần chú ý đến mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm: sự tương tác, tinh thần đoàn kết, sự phối hợp cùng nhau trong quá trình tham gia HĐNK.
* Cơ sở thực tiễn
Luận án nghiên cứu dựa trên Nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về giáo dục, đào tạo; hoạt động học tập, rèn luyện của học viên và thực trạng hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ hiện nay. Đây cũng là cơ sở thực tiễn để đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao hứng thú HĐNK cho học viên ở các trường SQQĐ.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tài liệu và xin ý kiến chuyên gia nhằm khai thác hiệu quả các thông tin để xây dựng cơ sở lý luận của luận án. Các nguồn tài liệu được khai thác phục vụ nghiên cứu gồm: Các tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn bản giáo dục, đào tạo của Nhà nước; Quân đội có liên quan đến vấn đề nghiên cứu; các công trình nghiên cứu tâm lý học; luận án, báo cáo khoa học, các bài báo khoa học, các công trình và tác phẩm chuyên khảo về tâm lý học có liên quan đến hứng thú, hứng thú HĐNK, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng bảng hỏi; quan sát; tọa đàm, phỏng vấn; xin ý kiến chuyên gia và thực nghiệm tác động nâng cao hứng thú HĐNK của học viên.
Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu điều tra, khảo sát, thực nghiệm và hiển thị kết quả nghiên cứu.
6. Những đóng góp mới của luận án
* Đóng góp về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ: Hệ thống hóa và xây dựng các khái niệm cơ bản của luận án: Hứng thú, hứng thú HĐNK, hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ.
Luận án đã chỉ ra được đặc điểm HĐNK của học viên; biểu hiện hứng thú HĐNK của học viên, bao gồm: nhận thức, CX - TC, hành vi và các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ hiện nay.
* Đóng góp về mặt thực tiễn
Khảo sát, làm rõ được thực trạng hứng thú HĐNK của học viên trên 3 mặt (nhận thức, CX - TC và hành vi). Xác định được mối quan hệ giữa các biểu hiện và từng biểu hiện với hứng thú HĐNK của học viên có tương quan thuận và rất mạnh. Điều này khẳng định, các biểu hiện hứng thú HĐNK có vai trò quan trọng trong đánh giá mức độ hứng thú HĐNK ở các trường SQQĐ.
Luận án cũng chỉ ra được thực trạng mức độ các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến hứng thú HĐNK của học viên. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng mạnh nhất là nhu cầu, động cơ HĐNK của học viên, yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh nhất là phương pháp, hình thức HĐNK của học viên. Đề xuất được các biện pháp tâm lý - sư phạm nâng cao hứng thú HĐNK cho học viên ở các trường SQQĐ. Đồng thời tiến hành thực nghiệm tác động, kiểm chứng tính khả thi của biện pháp đã đề xuất.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, phát triển làm phong phú thêm lý luận về hứng thú HĐNK của học sinh, sinh viên nói chung, hứng thú HĐNK của học viên ở các trường SQQĐ nói riêng.
*Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn về hứng thú HĐNK của học viên, sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu, lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ quản lý, giảng viên có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao chất lượng HĐNK nói chung, hứng thú HĐNK của học viên nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các trường SQQĐ hiện nay.
Việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ làm tăng thêm ý nghĩa ứng dụng của Tâm lý học vào hoạt động quân sự, đặc biệt là trong hoạt động giáo dục, rèn luyện học viên.
Luận án có thể làm tài liệu tham khảo có giá trị cho CBQL, GV, học viên ở các trường SQ