Du lịchlà ngành kinh tếtổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng vàxã
hội hóa cao. Hoạt động của ngành kinh tếnày không chỉđáp ứng nhu cầu du
lịchngày càng tăng của người dân mà còn đóng vai trò quan trọng “xuất khẩu
tại chỗ”các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ra ngước ngoài. Nhiều nước đã coi
KTDLlà ngành “công nghiệp không khói”, mang lại lợi ích vô cùng to lớn.
KTDL không chỉđóng góp vào tăng trưởng kinh tếcủa đất nước, mà còn tạo
động lực phát triển các ngành kinh tếkhác, tạonhiều cơ hội việc làm và thu
nhập cho người dân, là phương tiện quảng bá hiệu quảhình ảnh đất nước v.v.
Ở Việt Nam, ngành du lịch được thành lập từnăm 1960, tuy nhiên, du
lịch chỉthực sựđược xem là ngành kinh tếtừ những năm 1990 khi đất nước
mởcửa hội nhập với khu vực và quốc tế. Từđó đến nay, KTDL đã phát tri ển
nhanh chóng và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Theo Tổng cục Du
lịch,năm 2012 sốkhách quốc tếđến Việt Nam đạt hơn 6,8 triệu lượt,tăng
gần 14% so với năm 2011. Khách du lịch nội địa đạt 32,5 triệu lượt, tăng hơn
8,3% so với năm 2011. Nhờvậy, năm 2012 tổng nhập từ khách du lịch đạt
160.000 tỷđồng, tăng trên 23% so với năm trước. Ngoài những đóng góp trên,
du lịch còn góp phần quan trọng vào quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam với cộng đồng quốc tế, thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết
giữa các dân tộc và nhiều quốc gia trên thếgiới.
Bắc Trung Bộlàvùng kinh tếbao gồm sáutỉnh: Thanh Hóa, NghệAn,
Hà Tĩnh, Qu ảng Bình, Quảng Trịvà Thừa Thiên -Huế, với diện tích tựnhiên
là 84.163,3km
2
, dân sốlà 16.556,7 nghìn người. Bắc Trung Bộ là lãnh thổ tập
trung nhiều tiềm năng có giá trịvềdu lịch với sựđa dạng vềthiên nhiên (bãi
biển, hang động, lăng tẩm, nhiều cảnh quan tựnhiên độc đáo, điểnhình: bãi
biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Vườn Quốc gia Phong Nha -KẻBàng);
giàu bản sắc vềvăn hóa với nhiều di tích lịch sửvăn hóa, đặc biệt là các di
sản văn hóa thếgiới như: Thành nhà Hồ, quần thểdi tích cốđô Huếvớinhã
2
nhạc cung đình và nhi ều di tích có giá trị: di tích chủtịch HồChí Minh tại
Kim Liên, địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổQuảng Trị, v.v. Mặt khác, với vịtrí
địa lý thuận tiện giao thông đường bộ, đường sắt và đường biển khá phát triển
tạo điều kiện choKTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộphát huy được lợi thế, thu
hút khách du lịch.
Trong những năm qua, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có những
bước phát triển đáng khích lệ, tăng trưởngdu lịch đã có những đóng góp quan
trọng vào công cuộc CNH, HĐH của vùng nói riêng, của đất nước nói chung,
thểhiện ởđóng góp của ngành trong giátrịtổng sản phẩmkinh tếvùng. Hoạt
động du lịch đã góp phần tạo nhiều cơ hộiviệc làm và thu nhập cho cộng
đồng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giữvững QP -ANcủa vùng. Tuy
nhiên, sự phát triển hiện nay của KTDL so với yêu cầu HNKTQT và tiềm
năng của vùng còn hạn chế. Du lịch chưa thực sự trởthànhngành kinh tếmũi
nhọn như đã đư ợc xác định trong Nghịquyết của các cấp ủy Đảng của các địa
phương trong vùng, chưa có bước phát triển đột phá và khai thác có hiệu quả
tiềm năng và lợi thế về du lịch của các tỉnh. Chất lượng sản phẩm du lịch
chưa cao, loại hình chưa thật sự phong phú, đặc sắc vớibản sắc văn hoá riêng,
chưa có được những sản phẩm du lịch có giá trịgia tăng cao. Giá cả so sánh
trong một số khâu dịch vụ còn cao dẫn tới kém sức cạnh tranh quốc tế. Nhiều
khu du lịch, điểm du lịch còn khai thác ở dạng tự phát, chưa được đầu tư đúng
tầm. Chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lặp, chưa đáp ứng nhu cầu của
từng đối tượng khách, của mỗi thị trường. Dịch vụ du lịch chưa đa dạng, chất
lượng hạn chế, ít hấp dẫn. Chưa có nhiều thương hiệu mạnh, có uy tín trên thị
trường. Việc bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sửvăn hoá, lịch sử
cách mạngvà giữ gìn cảnh quan môi trường chưa thực sự được chú trọng đầu
tư, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Hoạt động tuyên
truyền quảng bá du lịchtrong nước, khu vực và quốc tếcòn nhiềuhạn chế,
tính chuyên nghiệp chưa cao, cung cấp chưa đủ vàkịp thời thông tin cho du
khách và các nhà đầu tư.
3
Vấn đềđặt ra hiện nay là làm như thếnào đểphát huy tiềm năng, lợi
thếcủa KTDL trong toàn vùng trước yêu cầu HNKTQT sâu rộng đem lại hiệu
quảKT -XH cao? Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu sinhlựa chọn đềtài:
“Kinh tếdu lịch ởcác tỉnh Bắc Trung Bộtrong hội nhập kinh tếquốc tế”
đểnghiên cứu làm luận án tiến sĩchuyên ngành kinh tế chính trị tại Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia HồChí Minhsẽkhông chỉcó ý nghĩa lý luận
mà còn có ýnghĩa th ực tiễn góp phần chophát triển KTDL ởcác tỉnh Bắc
Trung Bộtrong thời gian tới
186 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2200 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HỒNG LÂM
KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG
BỘ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2013
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ HỒNG LÂM
KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG
BỘ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 62 31 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. AN NHƯ HẢI
HÀ NỘI - 2013
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực.
Những kết luận nêu trong luận án chưa từng được công
bố ở bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hồng Lâm
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ KINH TẾ DU LỊCH 6
1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về kinh tế du lịch 6
1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước về kinh tế du lịch 11
1.3. Khái quát kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố và vấn đề
đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu về kinh tế du lịch 25
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ DU LỊCH
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 30
2.1. Kinh tế du lịch và các bộ phận cấu thành kinh tế du lịch 30
2.2. Mối quan hệ giữa kinh tế du lịch với sự phát triển kinh tế - xã hội và
các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế du lịch trong hội nhập kinh tế
quốc tế 47
2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch của nước ngoài có khả năng
vận dụng ở Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng 62
Chương 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC
TRUNG BỘ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỪ
NĂM 2000 ĐẾN NAY 72
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh Bắc Trung Bộ có
ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế du lịch 72
3.2. Thực trạng kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập
kinh tế quốc tế từ năm 2000 đến nay 80
3.3. Đánh giá thực trạng kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong
hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2000 đến nay 94
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT
TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 113
4.1. Bối cảnh và phương hướng phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh
Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 113
4.2. Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch ở các
tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế 125
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 159
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CSVC - HT Cơ sơ vật chất - hạ tầng
DLST Du lịch sinh thái
DNDL Doanh nghiệp du lịch
EWEC Hành lang kinh tế Đông - Tây
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GMS Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng
HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế
KH - CN Khoa học - công nghệ
KT - XH Kinh tế - xã hội
KTDL Kinh tế du lịch
KTTT Kinh tế thị trường
MICE Du lịch kết hợp Hội nghị
Nxb Nhà xuất bản
NC & PT Nghiên cứu và phát triển
QP - AN Quốc phòng - An ninh
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Số lượng cơ sở lưu trú du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
(2000 - 2011) 86
Bảng 3.2: Chất lượng cơ sở lưu trú du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
(2009 - 2011) 87
Bảng 3.3: Tình hình phát triển sản phẩm du lịch ở các tỉnh Bắc Trung
Bộ từ năm 2000 đến nay 90
Bảng 3.4: Thu nhập từ khách du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (2000 - 2011) 95
Bảng 3.5: Tỷ lệ lao động trong kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung
Bộ so với cả nước (2000 - 2011) 99
Bảng 3.6: Chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở các tỉnh Bắc Trung
Bộ phân theo trình độ (2005 - 2010) 109
Bảng 4.1: Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam về dịch vụ du lịch
và dịch vụ liên quan 114
Bảng 4.2: Dự báo các chỉ tiêu phát triển kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ 119
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1: Số lượng khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ
(2000 - 2011) 81
Biểu đồ 3.2: Thống kê một số thị trường khách quốc tế đến các tỉnh
Bắc Trung Bộ (2005 - 2011) 82
Biểu đồ 3.3: So sánh lượng khách quốc tế đến các tỉnh Bắc Trung Bộ
với các vùng khác trong nước (2000 - 2011) 83
Biểu đồ 3.4: Số lượng khách nội địa đến các tỉnh Bắc Trung Bộ
(2000 - 2011) 84
Biểu đồ 3.5: So sánh lượng khách nội địa đến các tỉnh Bắc Trung Bộ
với các vùng khác (2000 - 2011) 85
Biểu đồ 3.6: So sánh tổng thu nhập từ khách du lịch khu vực Bắc
Trung Bộ với các khu vực khác (2000 - 2011) 95
Biểu đồ 3.7: Cơ cấu tổng thu nhập từ khách du lịch của các tỉnh Bắc
Trung Bộ (2009 - 2011) 96
Biểu đồ 3.8: Cơ cấu tổng thu nhập từ khách du lịch của các tỉnh Bắc
Trung Bộ phân theo các thành phần kinh tế (2005 - 2011) 97
Biểu đồ 3.9: Quy mô việc làm trong kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ (2000 - 2011) 98
Biểu đồ 3.10: Cơ cấu kinh tế ngành trong GDP của vùng Bắc Trung
Bộ (2006 - 2011) 100
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã
hội hóa cao. Hoạt động của ngành kinh tế này không chỉ đáp ứng nhu cầu du
lịch ngày càng tăng của người dân mà còn đóng vai trò quan trọng “xuất khẩu
tại chỗ” các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ra ngước ngoài. Nhiều nước đã coi
KTDL là ngành “công nghiệp không khói”, mang lại lợi ích vô cùng to lớn.
KTDL không chỉ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, mà còn tạo
động lực phát triển các ngành kinh tế khác, tạo nhiều cơ hội việc làm và thu
nhập cho người dân, là phương tiện quảng bá hiệu quả hình ảnh đất nước v.v...
Ở Việt Nam, ngành du lịch được thành lập từ năm 1960, tuy nhiên, du
lịch chỉ thực sự được xem là ngành kinh tế từ những năm 1990 khi đất nước
mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế. Từ đó đến nay, KTDL đã phát triển
nhanh chóng và đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Theo Tổng cục Du
lịch, năm 2012 số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6,8 triệu lượt, tăng
gần 14% so với năm 2011. Khách du lịch nội địa đạt 32,5 triệu lượt, tăng hơn
8,3% so với năm 2011. Nhờ vậy, năm 2012 tổng nhập từ khách du lịch đạt
160.000 tỷ đồng, tăng trên 23% so với năm trước. Ngoài những đóng góp trên,
du lịch còn góp phần quan trọng vào quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam với cộng đồng quốc tế, thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết
giữa các dân tộc và nhiều quốc gia trên thế giới.
Bắc Trung Bộ là vùng kinh tế bao gồm sáu tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, với diện tích tự nhiên
là 84.163,3 km2, dân số là 16.556,7 nghìn người. Bắc Trung Bộ là lãnh thổ tập
trung nhiều tiềm năng có giá trị về du lịch với sự đa dạng về thiên nhiên (bãi
biển, hang động, lăng tẩm, nhiều cảnh quan tự nhiên độc đáo, điển hình: bãi
biển Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng);
giàu bản sắc về văn hóa với nhiều di tích lịch sử văn hóa, đặc biệt là các di
sản văn hóa thế giới như: Thành nhà Hồ, quần thể di tích cố đô Huế với nhã
2
nhạc cung đình và nhiều di tích có giá trị: di tích chủ tịch Hồ Chí Minh tại
Kim Liên, địa đạo Vĩnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, v.v... Mặt khác, với vị trí
địa lý thuận tiện giao thông đường bộ, đường sắt và đường biển khá phát triển
tạo điều kiện cho KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phát huy được lợi thế, thu
hút khách du lịch.
Trong những năm qua, KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã có những
bước phát triển đáng khích lệ, tăng trưởng du lịch đã có những đóng góp quan
trọng vào công cuộc CNH, HĐH của vùng nói riêng, của đất nước nói chung,
thể hiện ở đóng góp của ngành trong giá trị tổng sản phẩm kinh tế vùng. Hoạt
động du lịch đã góp phần tạo nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cho cộng
đồng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững QP - AN của vùng. Tuy
nhiên, sự phát triển hiện nay của KTDL so với yêu cầu HNKTQT và tiềm
năng của vùng còn hạn chế. Du lịch chưa thực sự trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn như đã được xác định trong Nghị quyết của các cấp ủy Đảng của các địa
phương trong vùng, chưa có bước phát triển đột phá và khai thác có hiệu quả
tiềm năng và lợi thế về du lịch của các tỉnh. Chất lượng sản phẩm du lịch
chưa cao, loại hình chưa thật sự phong phú, đặc sắc với bản sắc văn hoá riêng,
chưa có được những sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao. Giá cả so sánh
trong một số khâu dịch vụ còn cao dẫn tới kém sức cạnh tranh quốc tế. Nhiều
khu du lịch, điểm du lịch còn khai thác ở dạng tự phát, chưa được đầu tư đúng
tầm. Chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lặp, chưa đáp ứng nhu cầu của
từng đối tượng khách, của mỗi thị trường. Dịch vụ du lịch chưa đa dạng, chất
lượng hạn chế, ít hấp dẫn. Chưa có nhiều thương hiệu mạnh, có uy tín trên thị
trường. Việc bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử văn hoá, lịch sử
cách mạng và giữ gìn cảnh quan môi trường chưa thực sự được chú trọng đầu
tư, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành. Hoạt động tuyên
truyền quảng bá du lịch trong nước, khu vực và quốc tế còn nhiều hạn chế,
tính chuyên nghiệp chưa cao, cung cấp chưa đủ và kịp thời thông tin cho du
khách và các nhà đầu tư.
3
Vấn đề đặt ra hiện nay là làm như thế nào để phát huy tiềm năng, lợi
thế của KTDL trong toàn vùng trước yêu cầu HNKTQT sâu rộng đem lại hiệu
quả KT - XH cao? Trong bối cảnh đó việc nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài:
“Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế”
để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị tại Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh sẽ không chỉ có ý nghĩa lý luận
mà còn có ý nghĩa thực tiễn góp phần cho phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ trong thời gian tới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích nghiên cứu: Thúc đẩy phát triển KTDL ở các tỉnh Bắc
Trung Bộ trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn, đầy đủ hơn
vào các quan hệ kinh tế quốc tế dưới góc độ kinh tế chính trị.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về KTDL trong HNKTQT
của một vùng lãnh thổ Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị.
+ Đánh giá thực trạng KTDL trong HNKTQT ở các tỉnh Bắc Trung Bộ,
chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế
trong phát triển KTDL ở các tỉnh này.
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KTDL
ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
- Đối tượng nghiên cứu:
Toàn bộ các quan hệ trong KTDL bao gồm: kinh doanh lữ hành, kinh
doanh lưu trú du lịch, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, kinh doanh phát
triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch khác ở các tỉnh
Bắc Trung Bộ trong HNKTQT.
4
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Luận án nghiên cứu KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ
từ tiếp cận kinh tế vùng được xác định trong Chiến lược phát triển du lịch của
Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020, tầm nhìn 2030 là vùng phát triển du lịch Bắc
Trung Bộ. Vùng phát triển du lịch này bao gồm sáu tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Luận án không
nghiên cứu riêng rẽ từng tỉnh trong vùng mà coi KTDL của mỗi tỉnh là một
bộ phận cấu thành KTDL Bắc Trung Bộ của Việt Nam.
+ Về thời gian: Phần phân tích, đánh giá thực trạng tính từ năm 2000
đến nay; phần phương hướng, giải pháp xác định đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
- Cơ sở lý luận:
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm,
đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta về phát triển KTDL.
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế
chính trị bao gồm: phương pháp trừu tượng hóa, phân tích - tổng hợp, lôgic
kết hợp với lịch sử...
+ Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
của kinh tế học hiện đại gồm: phương pháp thống kê, phân tích định lượng,
phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh, đồng thời tiếp thu có chọn lọc
một số kết quả của các công trình khoa học đã công bố trong quá trình nghiên
cứu luận án.
5. Những đóng góp về khoa học và giá trị của luận án
- Hệ thống hóa lý luận về KTDL trong HNKTQT của một vùng du lịch ở
Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị. Trong đó, luận án đã khái quát các
yếu tố cấu thành KTDL, phân tích làm rõ mối quan hệ giữa KTDL với sự
phát triển KT - XH và các nhân tố ảnh hưởng đến KTDL trong HNKTQT.
5
- Chọn lọc một số bài học kinh nghiệm về phát triển KTDL của nước
ngoài tham khảo cho KTDL ở Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ
nói riêng.
- Đánh giá thực trạng về KTDL, luận án phân tích những thành tựu, hạn
chế của KTDL ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong HNKTQT. Từ đó, phân tích
những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan dẫn đến những thành tựu, hạn
chế đó.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển KTDL ở các
tỉnh Bắc Trung Bộ trong bối cảnh HNKTQT trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VỀ KINH TẾ DU LỊCH
Đến nay ở nhiều nước trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn góp phần quan trọng cho thu nhập quốc dân, giải quyết việc làm
cho người lao động. KTDL ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân.
Nhận thức được tầm quan trọng của KTDL, nhiều nhà nghiên cứu và tổ
chức thực tiễn đã có những nghiên cứu chuyên sâu về khu vực kinh tế này và
đã có những đóng nhất định cho sự phát triển của ngành.
Dưới đây là tổng quan những công trình chủ yếu nghiên cứu về du lịch,
KTDL ở trong và ngoài nước đã công bố từ trước đến nay, nhất là trong 15
năm trở lại đây.
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI VỀ KINH TẾ
DU LỊCH
Những nghiên cứu về KTDL của các nước trên thế giới đã hướng vào
các vấn đề giải thích phạm trù phản ánh hiện tượng hoạt động về kinh doanh,
dịch vụ du lịch, các bộ phận cấu thành và các hình thức dịch vụ du lịch, quan
hệ cung - cầu và cơ chế vận hành hoạt động kinh doanh du lịch, trong đó, tiêu
biểu là các công trình:
- “Tourism in Developing Countries” (Du lịch ở các nước đang phát
triển) của hai tác giả Martin Oppermann và Kye - Sung Chon, được xuất bản
bởi Nxb International Thomson Business Press vào năm 1997. Nội dung cuốn
sách tập trung phân tích những vấn đề sau: sự phát triển du lịch ở các nước đã
và đang phát triển, trong đó tác giả nhấn mạnh về quá trình nghiên cứu du lịch
tại các đất nước đang phát triển theo nhiều giai đoạn: 1930-1960, 1970-1985
và 1985-1993. Đồng thời, công trình này còn đề cập đến mối liên hệ giữa
chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phương
7
pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các điểm đến du lịch
như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du lịch vùng ngoại ô.
- Công trình: “Global Tourism - The next decade” (Du lịch toàn cầu -
Thập kỷ tới) do tác giả William Theobald viết và được Nxb Butterworth -
Heinemann Ltd xuất bản năm 1994. Công trình này giới thiệu về khái niệm và
phân loại du lịch; xác định những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của du lịch;
định hướng và kế hoạch phát triển du lịch; vai trò du lịch đối với hòa bình thế
giới. Ở công trình nghiên cứu này, tác giả đã làm rõ du lịch là một trong
những nguồn lực lớn thúc đẩy nền hòa bình, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau.
Khi mọi người đi du lịch khắp nơi trên thế giới và hiểu biết về nhau, về phong
tục tập quán của nhau cũng như đánh giá cao về cá nhân con người của mỗi
quốc gia, từ đó các quốc gia sẽ xây dựng được sự hiểu biết quốc tế, điều này
có thể cải thiện rõ rệt nền hòa bình thế giới.
- Công trình: “Leisure and Tourism” (Giải trí và Du lịch) của các tác
giả John Ward, Phil Higson và William Campbell, Nxb Stanley Thornes Ltd,
xuất bản năm 1994. Nội dung nghiên cứu về ngành công nghiệp du lịch và
giải trí được thực hiện thông qua việc phân tích các hình mẫu và xu hướng,
các sản phẩm và dịch vụ trong ngành du lịch và giải trí cũng như các tác động
của nó đến kinh tế, xã hội, văn hóa hay môi trường. Ngoài ra, nội dung nghiên
cứu còn đề cập đến vấn đề tiếp thị, cung cấp các dịch vụ thông tin quản lý,
việc lên kế hoạch và đánh giá các sự kiện cũng như các nguồn cơ sở hạ tầng
cho các dự án du lịch và giải trí.
- Công trình: “The Business of Rural Tourism International
Perspectives” (Quan điểm quốc tế về việc phát triển kinh doanh du lịch tại
khu vực nông thôn) của hai tác giả Stephen J. Page và Don Getz, được Nxb
International Thomson Business Press xuất bản năm 1997. Nội dung nghiên
cứu đề cập đến những vấn đề chính như: chính sách, kế hoạch, các tác động
của nghiên cứu về việc thương mại du lịch tại khu vực nông thôn, trong đó tác
giả phân tích về vấn đề tài chính cũng như quảng bá cho du lịch tại khu vực
8
nông thôn, đồng thời nêu ra một số mô hình mẫu tại các nước như Mỹ,
Canada, Trung Quốc, Đức, Úc, Niu Dilân… và một số tác động đối với việc
phát triển loại hình du lịch tại khu vực này.
- Công trình: “Commercial Recreation & Tourism - An Introduction to
Business Oriented Recreation” (Giải trí Thương mại và Du lịch - Sự giới
thiệu về giải trí định hướng kinh doanh), của tác giả Susan A.Weston, Nxb
Brown & Benchmark, được xuất bản năm 1996. Nội dung nghiên cứu đưa ra
khái niệm và phân tích nguồn gốc của ngành thương mại giải trí và du lịch,
trong đó tác giả nêu ra các tên gọi đa dạng được sử dụng để miêu tả về ngành
thương mại giải trí và du lịch; miêu tả sứ mệnh của ngành này; giải thích sự
khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ; giới thiệu những địa điểm mà thương mại
giải trí và du lịch có thể diễn ra; giới thiệu các cơ hội nghề nghiệp cho các
ứng viên tốt nghiệp ngành này.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến vấn đề quản lý và tổ chức sự
kiện, vấn đề về lưu trú; thực phẩm và đồ uống, vấn đề quản lý nghề nghiệp,
đồng thời cuốn sách cũng phân tích về các ngành công nghiệp có tính chất
tương đồng.
- Công trình: “Managing Tourism” (Quản lý Du lịch) được giáo sư S.
Medlik viết vào năm 1991, được tái xuất bản vào năm 1995 bởi Nxb
Butterworth - Heinemann Ltd. Nghiên cứu tập trung vào những nội dung
chính sau: “Tương lai - Phân tích - Kế hoạch”, trong đó tác giả phân tích và
trả lời các câu hỏi về khả năng đóng góp của các cuộc nghiên cứu tương lai
đối với chính sách về du lịch, vòng đời của khu vực du lịch liệu có thể được
kiểm soát? Tác giả đã cho rằng: Trong du lịch, các chính sách phải dựa trên
một kết hợp chặt chẽ của kinh tế, chính trị, xã hội và các đối tượng về không
gian. Những đối tượng này phải được đặt vào một khuôn khổ mang tính quyết
định mà chức năng chính của nó là việc đạt được mục tiêu với những ý nghĩa
cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thiết lập chính sách trong du
lịch không phải là một nhiệm vụ phức tạp với chính phủ, mà là việc phát triển
9
thông qua sự cộng tác với các tổ chức du lịch và ngành công nghiệp du lịch.
Ngoài ra, công trình còn đề cập về khái niệm sản phẩm, sự cạnh tranh trong
ngành hàng không, sự quảng bá sản phẩm và điểm đến, sự quản lý du lịch,
giới hạn cũng như thách thức đối với ngành du lịch.
- Công trình: “The Economics of Leisure and Tourism” (Kinh tế học về
Giải trí và Du lịch) của tác giả John Tribe, được Nxb Butterworth -
Heinemann Ltd xuất bản vào năm 1995. Nội dung công trình xoay quanh các
vấn đề về tổ chức và quảng bá hoạt động Giải trí và Du lịch; Giải trí và Du
lịch tương quan với môi trường quốc tế; tác động của Giải trí và Du lịch đối
với nền kinh tế quốc gia; Giải trí và Du lịch với các vấn đề về môi trường, sự
đầu tư về Giải trí và Du lịch. Trong tiểu mục: Sự đầu tư về Giải trí, tác giả đề
cập đến các nhân tố tác động đến sự đầu tư các dự án như: lợi nhuận, doanh
thu, chi phí vận hành v.v…
Các công trình trên nghiên cứu về du lịch, du lịch giải trí ngoài trời,
marketing du lịc