Luận án Mật trận Tổ Quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng giai đoạn hiện nay

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã nhấn mạnh một điều rất quan trọng: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng” [42, tr.23]. Những tiêu cực đó trong Đảng, kể cả trong một số cán bộ, đảng viên cấp cao được Đảng ta xác định là “nguy hiểm khôn lường”, “làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” [42, tr.23]. Nhận định trên cho thấy tính bức thiết đối với công tác xây dựng Đảng (XDĐ) hiện nay. Để tồn tại và phát triển, Đảng phải không ngừng xây dựng, hoàn thiện, phải thường xuyên chỉnh đốn, đổi mới, nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo. Đó là quy luật tất yếu khách quan. Quá trình xây dựng, hoàn thiện, đổi mới để phát triển, một mặt, Đảng phải tự xây dựng, hoàn thiện bản thân mình, mặt khác, Đảng phải dựa vào nhân dân, có sự tham gia góp ý của nhân dân và các tổ chức trong hệ thống chính trị (HTCT). Đảng không thể vững mạnh nếu không có sự tham gia góp ý của nhân dân thông qua vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận trong HTCT ở nước ta, là tổ chức liên minh chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, có vai trò quan trọng tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện giám sát và phản biện xã hội (PBXH); tham gia XDĐ, xây dựng chính quyền.

pdf206 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Mật trận Tổ Quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG MINH LUÂN MÆt trËn tæ quèc viÖt nam tham gia x©y dùng ®¶ng giai ®o¹n hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG MINH LUÂN MÆt trËn tæ quèc viÖt nam tham gia x©y dùng ®¶ng giai ®o¹n hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. LÊ KIM VIỆT 2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN BIỀU HÀ NỘI - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Trương Minh Luân MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan 6 1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan 20 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu 21 Chương 2: MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 24 2.1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay 24 2.2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng đảng - khái niệm, căn cứ, vai trò, nguyên tắc, nội dung, phương thức và điều kiện 45 Chương 3: MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 68 3.1. Thực trạng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng 68 3.2. Nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra 98 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THAM GIA XÂY DỰNG ĐẢNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 115 4.1. Dự báo những nhân tố thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng giai đoạn hiện nay 115 4.2. Những giải pháp phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng giai đoạn hiện nay 121 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 170 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội CT-XH Chính trị - xã hội HTCT Hệ thống chính trị HĐND Hội đồng nhân dân MTTQVN Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nxb Nhà xuất bản PBXH Phản biện xã hội UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa XDĐ Xây dựng Đảng DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp thực hiện giám sát, phản biện xã hội 78 Bảng 3.2: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổ chức đối thoại góp ý tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền 82 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Số liệu ý kiến cho rằng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những kết quả tích cực đối với tham gia xây dựng Đảng về chính trị 69 Biểu đồ 3.2: Số liệu ý kiến cho rằng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có những kết quả tích cực đối với tham gia xây dựng Đảng về đạo đức 76 Biểu đồ 3.3: Số liệu ý kiến cho rằng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn còn hạn chế trong tham gia xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ 90 Biểu đồ 3.4: Số liệu ý kiến cho rằng, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vẫn còn hạn chế trong tham gia xây dựng Đảng về đạo đức 92 Biểu đồ 3.5: Số liệu ý kiến cho rằng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp còn hạn chế trong tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò nhân dân tham gia xây dựng Đảng 96 Biểu đồ 3.6: Số liệu ý kiến đánh giá về nhân tố tác động đến hiệu quả tham gia xây dựng Đảng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 104 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII đã nhấn mạnh một điều rất quan trọng: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng” [42, tr.23]. Những tiêu cực đó trong Đảng, kể cả trong một số cán bộ, đảng viên cấp cao được Đảng ta xác định là “nguy hiểm khôn lường”, “làm giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, là nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ” [42, tr.23]. Nhận định trên cho thấy tính bức thiết đối với công tác xây dựng Đảng (XDĐ) hiện nay. Để tồn tại và phát triển, Đảng phải không ngừng xây dựng, hoàn thiện, phải thường xuyên chỉnh đốn, đổi mới, nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo. Đó là quy luật tất yếu khách quan. Quá trình xây dựng, hoàn thiện, đổi mới để phát triển, một mặt, Đảng phải tự xây dựng, hoàn thiện bản thân mình, mặt khác, Đảng phải dựa vào nhân dân, có sự tham gia góp ý của nhân dân và các tổ chức trong hệ thống chính trị (HTCT). Đảng không thể vững mạnh nếu không có sự tham gia góp ý của nhân dân thông qua vai trò Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận trong HTCT ở nước ta, là tổ chức liên minh chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, có vai trò quan trọng tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; thực hiện giám sát và phản biện xã hội (PBXH); tham gia XDĐ, xây dựng chính quyền. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia XDĐ là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với hoạt động lãnh đạo của Đảng, phản ánh bản chất mối quan hệ giữa Đảng với MTTQVN, cũng là phản ánh mối quan hệ giữa Đảng với dân - một quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, nhằm củng cố và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Vì vậy, hơn lúc nào hết mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân phải được tăng cường và hơn lúc nào hết phải phát huy vai trò của MTTQVN tham gia XDĐ, bởi vì, liên quan đến sự tồn vong của Đảng. 2 Qua quá trình hình thành và phát triển của Đảng, từ khi MTTQVN được thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam quan tâm và coi trọng phát huy vai trò của MTTQVN tham gia XDĐ, góp ý cho Đảng trong thực hiện tập hợp, đoàn kết nhân dân, lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng mà nhân dân giao phó. Trước những yếu kém của công tác XDĐ, làm cho mối quan hệ giữa Đảng với dân đang đối mặt với những thách thức mới chưa có tiền lệ trong lịch sử của Đảng. Do đó, Đảng không thể không dựa vào dân để tiến hành XDĐ và Đảng không thể đóng cửa lại một mình để xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Cách tốt nhất là phát huy vai trò của MTTQVN tham gia XDĐ, coi đây là yếu tố hàng đầu giúp Đảng vượt qua khó khăn, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với dân, góp phần XDĐ trong sạch, vững mạnh. Phát huy vai trò của MTTQVN tham gia XDĐ được Đảng ta nhận thức sớm và được đề cập, xác định trong các văn bản chính trị của Đảng. Đây là chủ trương đúng, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân rất đồng tình, ủng hộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, bảo đảm cho sự nghiệp đổi mới đất nước thành công. Thời gian qua, thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng về phát huy vai trò của MTTQVN tham gia XDĐ, MTTQVN các cấp đã tích cực tham gia XDĐ và đạt được một số kết quả nhất định. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã tích cực tham gia PBXH vào quá trình hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách; giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên... Thông qua giám sát và PBXH một số chủ trương, chính sách của Đảng được điều chỉnh phù hợp với thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân; một số vụ việc tiêu cực trong cán bộ, đảng viên được yêu cầu, kiến nghị xử lý, qua đó góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất nước và công tác XDĐ. Song, hoạt động tham gia XDĐ của MTTQVN còn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Hiệu quả giám sát và PBXH còn hạn chế; sự tham gia góp ý hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng và tham gia giám sát, góp ý về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, góp ý cán bộ, đảng viên nhất là người 3 đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền chưa được MTTQVN thực hiện có hiệu quả. Sự tham gia góp ý của MTTQVN trong các khâu công tác cán bộ của Đảng chưa được thực hiện tốt. Những khuyết điểm, hạn chế trên có nguyên nhân từ phía Đảng, cũng có nguyên nhân từ phía MTTQVN, đó là: một số cán bộ, đảng viên, kể cả cán bộ MTTQVN nhận thức chưa đầy đủ vai trò của MTTQVN tham gia XDĐ, có biểu hiện ngại va chạm, “dĩ hòa vi quý”; những đề xuất, kiến nghị của MTTQVN chưa được Đảng quan tâm xem xét, giải quyết và phản hồi một cách thỏa đáng. Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức nhân dân tham gia XDĐ chưa được thực hiện tốt; nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về MTTQVN chưa được làm sáng tỏ đã làm hạn chế kết quả tham gia XDĐ của MTTQVN Trước tình hình trên, việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng và tìm ra những giải pháp phát huy vai trò MTTQVN tham gia XDĐ là đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Trên cơ sở nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn MTTQVN tham gia XDĐ, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp phát huy vai trò của MTTQVN tham gia XDĐ giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước và nước ngoài liên quan đến đề tài luận án. - Luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về MTTQVN tham gia XDĐ, như: khái niệm, căn cứ, vai trò, nguyên tắc, nội dung, phương thức và điều kiện MTTQVN tham gia XDĐ. - Đánh giá đúng thực trạng; làm rõ nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra đối với MTTQVN tham gia XDĐ giai đoạn hiện nay. - Dự báo những nhân tố tác động, xác định phương hướng, yêu cầu và đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của MTTQVN tham gia XDĐ giai đoạn hiện nay. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu MTTQVN tham gia XDĐ giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về nội dung: MTTQVN tham gia XDĐ là vấn đề mới cả về lý luận và thực tiễn, lại diễn ra ở tất cả 4 cấp trong HTCT ở nước ta. Với khả năng của một luận án tiến sĩ không thể giải quyết thấu đáo mọi vấn đề, ở mọi cấp. Vì vậy, về nội dung luận án chỉ đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản nhất về MTTQVN và công tác XDĐ; khái niệm, căn cứ, vai trò, nguyên tắc, nội dung, phương thức và điều kiện MTTQVN tham gia XDĐ. - Về đối tượng và địa bàn khảo sát: Do điều kiện có hạn, luận án khảo sát, nghiên cứu thực trạng MTTQVN tham gia XDĐ có tính chất điểm của 10 tỉnh, thành ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Mỗi địa bàn chọn đối tượng là cán bộ, đảng viên và cán bộ mặt trận các cấp ở địa phương để khảo sát, đánh giá. - Về thời gian: từ năm 2006 đến năm 2017 và đề xuất phương hướng, giải pháp đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về MTTQVN tham gia XDĐ. 4.2. Cơ sở thực tiễn Luận án được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn hoạt động MTTQVN tham gia XDĐ; các báo cáo tổng kết tham gia XDĐ của Ủy ban MTTQVN từ Trung ương đến cơ sở; số liệu điều tra, khảo sát 3.000 phiếu tại 10 tỉnh, thành ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; kết hợp sử dụng các phương pháp chuyên ngành và liên ngành cụ thể: tổng kết thực tiễn, lịch sử, lôgíc, phân tích, tổng hợp, thống kê, diễn dịch, quy nạp, khảo sát, điều tra xã hội học. 5 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án làm rõ khái niệm MTTQVN tham gia XDĐ, đó là: MTTQVN tham gia XDĐ là tổng thể các hoạt động thực hiện quyền và trách nhiệm của MTTQVN đối với công tác XDĐ, góp phần XDĐ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; giữ vững và thực hiện đúng vai trò của Đảng cầm quyền, hạt nhân lãnh đạo HTCT; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. - Luận án làm rõ những căn cứ, vai trò, nội dung, phương thức và điều kiện MTTQVN tham gia XDĐ. - Giải pháp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của Đảng, MTTQVN, các thành viên của MTTQVN và nhân dân về vai trò, nhiệm vụ MTTQVN tham gia XDĐ; xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và bảo đảm các điều kiện để MTTQVN tham gia XDĐ có hiệu quả, chất lượng cao; đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận những vấn đề cơ bản về MTTQVN trong điều kiện mới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án bổ sung và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về MTTQVN tham gia XDĐ giai đoạn hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho MTTQVN và các đoàn thể chính trị - xã hội (CT-XH) tham gia XDĐ. - Luận án cũng có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các trường chính trị tỉnh, thành phố và ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC CÓ LIÊN QUAN Trong những năm qua, đã có một số công trình khoa học, sách, luận án, bài báo khoa học nghiên cứu về MTTQVN tham gia XDĐ ở những góc độ và khía cạnh khác nhau, đáng chú ý một số công trình tiêu biểu sau: 1.1.1. Đề tài khoa học Lương Khắc Hiếu, “Những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị của cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay” [64]. Các tác giả cho rằng: Giáo dục chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên không chỉ là công việc của tổ chức đảng mà còn là công việc của các tổ chức CT- XH. Bởi vì, mỗi cán bộ, đảng viên cùng lúc có thể giữ nhiều cương vị công tác khác nhau, sinh hoạt trong nhiều tổ chức khác nhau. Điều đó đòi hỏi công tác giáo dục chính trị tư tưởng phải được triển khai đồng bộ trong tất cả các tổ chức của Đảng và các tổ chức CT-XH. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát cán bộ, đảng viên, đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thang Văn Phúc, “Mô hình đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị giai đoạn 2010 - 2015” [116]. Đây là công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của MTTQVN, trong đó có đề cập đến hoạt động tham gia XDĐ của MTTQVN. Theo các tác giả, MTTQVN thực hiện giám sát và PBXH đối với hoạt động của cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên; tổ chức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia XDĐ; tổ chức vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Trong nghiên cứu đề tài MTTQVN tham gia XDĐ, nghiên cứu sinh có thể tham khảo những kết quả của công trình trên ở nội dung sau: Thứ nhất, hoạt động giám sát và PBXH của MTTQVN trong tham gia XDĐ. Thứ hai, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tổ chức nhân dân tham gia XDĐ, giám sát cán bộ, đảng viên. 7 Ngô Văn Thạo, “Những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên” [129]. Các tác giả cho rằng, cần phải phát huy vai trò giám sát, phản biện của MTTQVN trong đấu tranh ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện cho quần chúng nhân dân giám sát và PBXH, một hoạt động mang tính chính trị, bởi MTTQVN là bộ phận cấu thành của HTCT. Để phòng, chống được sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, MTTQVN cùng với tổ chức đảng đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Lê Kim Việt, “Một số vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cần làm sáng tỏ trong quá trình thực hiện sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam” [178]. Trong luận bàn về quá trình nhận thức và vận dụng lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ của Đảng Cộng sản Việt Nam, các tác giả cho rằng, Đảng tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của MTTQVN và các đoàn thể trong tham gia xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng. Đảng có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để MTTQVN và các đoàn thể hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và PBXH. Theo các tác giả, MTTQVN và thành viên của MTTQVN giám sát hoạt động của đại biểu dân cử, giám sát các hoạt động của cơ quan đảng, nhà nước, đề nghị bất tín nhiệm đối với đại biểu dân cử, nếu thấy họ không còn xứng đáng. 1.1.2. Các sách chuyên khảo và tham khảo Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay” [115]. Cuốn sách là công trình nghiên cứu khá toàn diện về tổ chức và hoạt động của MTTQVN. Trong luận bàn về hoạt động của MTTQVN, các tác giả cho rằng: “Mặt trận Tổ quốc có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng” [115, tr.62]. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức phản ánh yêu cầu, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của quần chúng nhân dân; tuyên truyền, thuyết phục, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giám sát và PBXH đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước và cán bộ, đảng viên; tham gia hoạt động bầu cử đại biểu vào các cơ quan dân cử các cấp. 8 Phan Xuân Sơn, “Các đoàn thể nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay” [124]. Nội dung cuốn sách luận giải về vai trò của các đoàn thể nhân dân trong việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở, trong đó có vai trò của MTTQVN tham gia XDĐ. Các tác giả cho rằng, MTTQVN có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; thực hiện tham chính, tham nghị và giám sát hoạt động của cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia với Đảng, Nhà nước quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước liên quan đến quốc kế, dân sinh. Lê Minh Thông, “Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” [136]. Khi luận bàn về vai trò của MTTQVN trong HTCT, tác giả cho rằng: “Mặt trận Tổ quốc góp phần phát huy sức mạnh bộ máy tổ chức của Đảng” [136, tr.395], bằng việc phối hợp với các tổ chức thành viên thực hiện tốt chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác XDĐ, xây dựng tổ chức bộ máy, tổ chức đảng; giám sát hoạt động của cấp ủy đảng; bồi dưỡng những quần chúng ưu tú, tích cực, có năng lực giới thiệu để Đảng bồi dưỡng, giáo dục, kết nạp. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “góp phần bảo đảm tính đúng đắn, hiệu quả thực tiễn trong các chủ trương, chính sách của Đảng” [136, tr.396], bằng phản ánh ý kiến của nhân dân về các vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội để Đảng kịp thời đề ra những chủ trương, chính sách hợp lý; tăng cường mối liên hệ chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với Đảng. Nguyễn Văn Huyên, “Hệ thống chính t
Luận văn liên quan