Cũng như những loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa thực hiện
chức năng là phản ánh hiện thực đời sống xã hội của con người bằng ngôn
ngữ đặc thù riêng của mình. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một cảm xúc, một
thông điệp của nghệ sĩ mà họ nhận thức đối với cuộc sống. Từ những năm
đầu “đổi mới” đến nay đã có nhiều tiết mục múa, tác phẩm múa mang hơi thở
thời đại, mỗi tiết mục, tác phẩm thể hiện khuynh hướng sáng tác, sự tìm tòi
khác nhau của các nghệ sĩ. Nhiều tiết mục, tác phẩm đã góp phần làm nên sự
phong phú cho ngành múa Việt Nam bởi sự tiếp thu một cách tinh tế những
nét đặc trưng của nhân loại với vốn văn hóa, kiến thức về dân tộc trong tác
phẩm của mình. Trong đó, nghệ thuật múa đương đại được nhiều nghệ sĩ múa
theo đuổi bởi sự “thoáng mở” của nó đã chắp cánh cho nhiều ý tưởng sáng tạo
phá cách táo bạo. Sự táo bạo ấy đã đưa đến những mới mẻ nhưng đồng thời
cũng đặt múa đương đại nhiều vấn đề cần bàn luận. Bên cạnh đó, còn rất
nhiều những tiết mục, tác phẩm múa nhân danh sự sáng tạo, nhân danh múa
đương đại đã làm méo mó, sai lạc nhận thức về nghệ thuật múa nói chung và
múa đương đại nói riêng. Thực tế này đã đặt ra nhiều vấn đề cần trao đổi cả
về mặt lý luận và thực tiễn
152 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Múa đương đại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Lê Hải Minh
MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
Hà Nội – 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Lê Hải Minh
MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành
Mã số
: Lý luận và Lịch sử Sân khấu
: 9210221
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS Lê Ngọc Canh
Hà Nội - 2018
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu Múa đương đại Việt Nam là
công trình của riêng tôi. Kết quả được nêu trong luận án là trung thực và chưa
được công bố ở bất kỳ một công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm
Lê Hải Minh
2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... 3
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÚA
ĐƯƠNG ĐẠI ......................................................................................................... 20
1.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................... 20
1.2. Những vấn đề lý luận về múa đương đại ............................................................... 28
Tiểu kết ............................................................................................................ 47
Chương 2: QUÁ TRÌNH TIẾP NHẬN, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG MÚA
ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM .................................................................................. 49
2.1. Sự xuất hiện múa đương đại ở Việt Nam .............................................................. 49
2.2. Các giai đoạn phát triển của múa đương đại Việt Nam ..................................... 50
2.3. Thực trạng múa đương đại Việt Nam ................................................................... 64
2.4. Sự tương tác với các loại hình nghệ thuật khác ................................................... 86
Tiểu kết ............................................................................................................ 89
Chương 3: BÀN LUẬN VỀ MÚA ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM ................................. 92
3.1. Múa đương đại ở Việt Nam trên con đường hội nhập và giao thoa văn hóa .. 92
3.2. Tác động của một số yếu tố khách quan đến múa đương đại Việt Nam ......... 94
3.3. Múa đương đại Việt Nam, ưu điểm và hạn chế ................................................. 101
3.4. Xu hướng phát triển của múa đương đại Việt Nam .......................................... 106
3.5. Một số kiến nghị, giải pháp .................................................................................... 110
Tiểu kết .......................................................................................................... 115
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 117
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ.119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 120
PHỤ LỤC...129
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GS Giáo sư
NCS Nghiên cứu sinh
NGND Nhà giáo Nhân dân
NGƯT Nhà giáo Ưu tú
NSND Nghệ sĩ Nhân dân
NSƯT Nghệ sĩ Ưu tú
Nxb Nhà xuất bản
PGS Phó Giáo sư
ThS Thạc sĩ
Tr Trang
TS Tiến sĩ
TW Trung ương
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cũng như những loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa thực hiện
chức năng là phản ánh hiện thực đời sống xã hội của con người bằng ngôn
ngữ đặc thù riêng của mình. Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một cảm xúc, một
thông điệp của nghệ sĩ mà họ nhận thức đối với cuộc sống. Từ những năm
đầu “đổi mới” đến nay đã có nhiều tiết mục múa, tác phẩm múa mang hơi thở
thời đại, mỗi tiết mục, tác phẩm thể hiện khuynh hướng sáng tác, sự tìm tòi
khác nhau của các nghệ sĩ. Nhiều tiết mục, tác phẩm đã góp phần làm nên sự
phong phú cho ngành múa Việt Nam bởi sự tiếp thu một cách tinh tế những
nét đặc trưng của nhân loại với vốn văn hóa, kiến thức về dân tộc trong tác
phẩm của mình. Trong đó, nghệ thuật múa đương đại được nhiều nghệ sĩ múa
theo đuổi bởi sự “thoáng mở” của nó đã chắp cánh cho nhiều ý tưởng sáng tạo
phá cách táo bạo. Sự táo bạo ấy đã đưa đến những mới mẻ nhưng đồng thời
cũng đặt múa đương đại nhiều vấn đề cần bàn luận. Bên cạnh đó, còn rất
nhiều những tiết mục, tác phẩm múa nhân danh sự sáng tạo, nhân danh múa
đương đại đã làm méo mó, sai lạc nhận thức về nghệ thuật múa nói chung và
múa đương đại nói riêng. Thực tế này đã đặt ra nhiều vấn đề cần trao đổi cả
về mặt lý luận và thực tiễn.
Múa đương đại Việt Nam được tiếp biến từ yếu tố ngoại sinh vào cuối
những năm 1980. Gần 30 năm du nhập, múa đương đại không còn mới lạ đối
với công chúng và những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Múa
đương đại Việt Nam với rất nhiều tìm tòi, sáng tạo đã và đang được khán giả
đương thời yêu thích. Trên thực tiễn đã ra đời những vở múa đương đại mang
yếu tố triết lý với nhiều tầng ý nghĩa do biên đạo múa Việt Nam, con người
Việt Nam thể hiện. Bên cạnh đó, là các tiết mục, tác phẩm múa được các biên
đạo của chúng ta chú trọng đến nội dung của tác phẩm, sự kết hợp với các loại
hình nghệ thuật khác như xiếc, công nghệ..., đặc biệt là ngôn ngữ thể hiện, đó
5
là sự lồng ghép giữa ngôn ngữ múa dân tộc với ngôn ngữ múa nước ngoài. Có
thể nói, đa số biên đạo múa Việt Nam chưa tiếp thu đến cùng các yếu tố của
múa đương đại mà chỉ dừng lại ở sự khai thác những đặc trưng của nó.
Các nghiên cứu về múa đương đại ở Việt Nam còn hạn chế. Hiện nay,
chưa có công trình, đề tài chuyên sâu nào nghiên cứu về vấn đề này. Do đó,
cần nhận thức rõ về múa đương đại, vai trò, giá trị của nó trong nghệ thuật
múa và trang bị những kiến thức thiếu hụt từ công tác nghiên cứu, lý luận, đào
tạo và sáng tác.
Có gì khác biệt giữa múa hiện đại và múa đương đại? Múa đương đại
đã tiếp biến và tác động như thế nào đến sân khấu múa Việt Nam? Nó được
biến động ra sao? Cần làm gì để hiện tượng văn hóa nghệ thuật du nhập vào
Việt Nam phát huy hết những giá trị của nó? Đó là những vấn đề, những bỏ
ngỏ, những bất cập mà nghệ thuật múa Việt Nam đang trăn trở. Luận án Múa
đương đại Việt Nam sẽ trình bày, tiếp tục nghiên cứu, giải quyết những vấn đề
đã đặt ra.
Đây là một đề tài mới, có tính lý luận, khoa học, thực tiễn. Vì thế,
nghiên cứu cả một quá trình từ sự xuất hiện múa đương đại ở Việt Nam, sự
tiếp biến, hình thành và phát triển là điều cần thiết cho sân khấu múa Việt
Nam. Cái mà xã hội cần, ngành nghề cần và nó trở nên cấp thiết.
Đó là những lý do NCS chọn đề tài Múa đương đại Việt Nam làm nội
dung của luận án.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về múa đương đại trên thế
giới. NCS chỉ đề cập đến những công trình, bài viết có liên quan đến đề tài
của luận án.
2.1. Nghiên cứu về múa đương đại trên thế giới
Múa đương đại gần như cùng một lúc xuất hiện tại Mỹ và châu Âu,
theo đó là các công trình được các tác giả nghiên cứu về nó. Các công trình
đã nghiên cứu từ lịch sử múa đương đại đến đặc trưng, phong cách, bản địa
6
hóa, văn hóa, đời sống xã hội ở mỗi nơi. Cùng với đó là những đột phá trong
sáng tạo của các nghệ sĩ múa. Điều này được thể hiện ở những hướng nghiên
cứu sau:
Thứ nhất, hướng nghiên cứu về lịch sử nghệ thuật múa nói chung và
nghệ thuật múa đương đại nói riêng từ thế kỷ XX đến năm 2009. Hướng này
được thể hiện rõ qua công trình Talk about contemporary dance (2011, Bàn
về múa đương đại) của nhà phê bình múa người Pháp Philippe Noisette [67].
Công trình đã cung cấp kiến thức cho độc giả về nghệ thuật múa, nghệ thuật
múa đương đại từ thế kỷ XX đến năm 2009, gắn liền với vai trò của các nghệ
sĩ múa, biên đạo múa có ảnh hưởng sâu đậm trong nghệ thuật múa đương đại
thế giới như Merce Cunningham (1919-2009), Pina Bausch (1940-2009)...và
các biên đạo múa khác theo chủ nghĩa khêu gợi, khỏa thân, chủ nghĩa tối giản,
ảnh hưởng từ những điệu nhảy trong đô thị, trong xã hội. Ngoài ra, tác giả
trình bày khái quát về dòng múa Afro-Jazz, múa ảo với sự kết hợp với công
nghệ thông tin và ánh sáng, múa đương đại châu Phi, múa đương đại châu Á
(trong đó có Việt Nam), sự kết hợp giữa múa đương đại với các loại hình
nghệ thuật khác...
Thứ hai, hướng nghiên cứu về yếu tố văn hóa trong múa đương đại.
Điều này được thể hiện qua công trình Choreographing Difference: Body and
Identity in Contemporary Dance (1997, Sự khác biệt trong biên đạo: Cơ thể
và bản sắc trong múa đương đại) của học giả, diễn viên múa Ann Cooper
Alpright [54]. Trong 6 chương của công trình, tác giả đã trình bày múa như
đại diện của “khoảnh khắc đôi”, trong đó, cơ thể thể hiện và được thể hiện bởi
nền tảng văn hóa của giới tính, chủng tộc, khả năng, tình dục và tuổi tác. Hay
nói cách khác, cơ thể vận động tự nhiên như bản thân nó và cơ thể vận động
dựa trên nền tảng văn hóa. Tác giả cũng đã so sánh biểu diễn múa giữa cơ thể
của người bình thường và cơ thể của người khuyết tật phải ngồi trên xe lăn,
thảo luận về những dự án múa bắt nguồn từ múa ngẫu hứng mà là thách thức
đối với những tài năng khuyết tật.
7
Thứ ba, hướng nghiên cứu về các nghệ sĩ múa đương đại ở một số nước
trên thế giới như Đức, Nhật Bản...Điều này được thể hiện qua các công trình
nghiên cứu như: Pina Bausch (2009) của tác giả Royd Climenhaga [60],
Hijikata Tatsumi and Butoh: Dancing in a Pool of Gray Grits (2012, Hijikata
Tatsumi và Butoh: Múa trong hồ bột kiều mạch màu xám) của Bruce Baird
[57], Hijikata: Revolt of the Body (2010, Hijikata: Cuộc nổi dậy của cơ thể)
của Stephen Barber [58]
Nói đến múa đương đại Đức, công trình Pina Bausch của tác giả Royd
Climenhaga [60] đã nghiên cứu đến nữ nghệ sĩ múa đương đại nổi tiếng thế
giới Pina Bausch, người được công nhận là một trong những biên đạo múa
đương đại quan trọng nhất cuối thế kỷ XX. Tác giả Royd Climenhaga đã chỉ
ra sự kết hợp giữa bối cảnh lịch sử và nghệ thuật trong công việc của Pina
Bausch, những quan điểm của bà về chính công việc của mình và bài tập thực
hành có nguồn gốc từ phương pháp làm việc của Pina Bausch cho cả các nghệ
sĩ múa, các nghệ sĩ sân khấu và sinh viên. Pina Bausch được biết đến vì đã
phát triển phương pháp sáng tác của riêng mình. Bà tìm kiếm các chất liệu sáng
tác bằng cách sử dụng, đặt câu hỏi chiến lược đối với các diễn viên múa, trong
đó khơi dậy những kỷ niệm của họ từ thời thơ ấu hay những câu chuyện về
chôn cất. Bằng cách này, bà đã kích thích diễn viên múa có những cảm xúc,
biểu hiện sâu sắc từ đáy lòng họ.
Về múa đương đại Nhật Bản, hai tác giả Bruce Baird và Stephen Barber
đều tập trung nghiên cứu về nghệ sĩ múa đương đại Tatsumi Hijikata (1928-
1986) được coi là người đã sáng lập ra thể loại múa Butoh (thể loại múa tập
trung vào cái chết, sự khêu gợi, quan hệ tình dục và những rung động trong
quá khứ; được đề cập đến trong hầu hết các bản ghi lịch sử múa đương đại)
vào năm 1959. Tuy nhiên, nếu như trong công trình Hijikata Tatsumi and
Butoh: Dancing in a Pool of Gray Grits của Bruce Baird [57] đã đi sâu
nghiên cứu vai trò của nghệ sĩ Tatsumi Hijikata thông qua các hoạt động của
8
“Butoh” như là một phát triển phản ứng của cơ thể cho xã hội Nhật Bản vào
những năm 1960 và 1980 - một xã hội được đặc trưng bởi xung đột và phát
triển hạt nhân thông tin; thì công trình Hijikata: Revolt of the Body của
Stephen Barber [58] lại nói về cuộc sống, công việc của Tatsumi Hijikata,
người đã cách mạng, phát minh ra nghệ thuật múa được gọi là Ankoku Butoh
hay được biết đến là "Vũ điệu bóng tối”. Ngoài ra, công trình còn tập trung
vào sự quan tâm của Hijikata với nghệ thuật châu Âu cũng như phong trào
Siêu thực của Nhật Bản.
Thứ tư, hướng nghiên cứu về các biên đạo múa đương đại ở một số
nước trên thế giới. Điều này được thể hiện rõ qua công trình Fifty
contemporary choreographers (Năm mươi biên đạo múa đương đại) của
Martha Bremser xuất bản lần đầu vào năm 1999 và được tái bản vào các năm
2000, 2004, 2005 [59]. Công trình giới thiệu phong cách múa đương đại của
50 biên đạo múa có tiếng trên thế giới và ảnh hưởng của họ từ múa hiện đại
trong cuối những năm 1940 cho đến khi công trình lần đầu tiên được xuất bản.
Mỗi một biên đạo múa đương đại trong công trình đều được tác giả trình bày
tiểu sử, liệt kê những tác phẩm, tiết mục múa mà họ sáng tác. Công trình như
một cuốn sổ tay về các biên đạo múa đương đại. Nó đã giới thiệu đến người đọc
những phong cách múa đương đại khác nhau của các nghệ sĩ. Tuy nhiên, 50
nghệ sĩ múa đương đại mà tác giả nêu ra trong công trình bao gồm cả nghệ sĩ
múa hiện đại, hậu hiện đại và nghệ sĩ múa đương đại...
1.3.2. Nghiên cứu về múa đương đại Việt Nam
Các nghiên cứu về múa đương đại ở Việt Nam hiện nay còn rất hạn chế
và được chia thành hai dạng: nghiên cứu của học giả nước ngoài về múa
đương đại Việt Nam và nghiên cứu của các học giả, các nhà hoạt động múa
Việt Nam về múa đương đại Việt Nam.
Ở dạng thứ nhất, nghiên cứu của học giả nước ngoài về múa đương đại
Việt Nam, được thể hiện qua Luận án tiến sĩ Making intercultural dance in
9
Vietnam (1999, Múa Việt Nam trong giao lưu văn hóa) của Cheryl Frances
Stock [69]. Luận án nghiên cứu nghệ thuật múa Việt Nam từ truyền thống đến
hiện đại, sự khác biệt trong quan điểm nghệ thuật giữa các nghệ sĩ Việt Nam
và Úc, quá trình sáng tạo, các buổi biểu diễn qua con đường giao lưu văn hóa
thông qua các dự án thực hiện với Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam và các đơn
vị nghệ thuật tại Hà Nội, nghiên cứu sự thay đổi trong biểu diễn múa chuyên
nghiệp, đổi mới và sự khủng hoảng trong múa ở Việt Nam qua nghiên cứu các
tiết mục múa cụ thể: Em, người phụ nữ Việt Nam và Qua mắt phượng hoàng.
Luận án Making intercultural dance in Vietnam đã cho độc giả nhiều thông
tin về nghệ thuật múa nói chung và múa đương đại ở Việt Nam nói riêng
trong giai đoạn đầu đổi mới. Luận án đã mượn sự thay đổi trong nghệ thuật
múa để nói đến sự biến đổi trong văn hóa ở Việt Nam.
Ở dạng thứ hai, nghiên cứu của các học giả, các nhà hoạt động múa
Việt Nam về múa đương đại Việt Nam, được thể hiện ở 6 hướng tiếp cận sau:
Hướng thứ nhất, bàn luận về khái niệm múa đương đại và múa hiện đại
là gì. Từ khi du nhập vào Việt Nam cho tới nay, đa số các nhà nghiên cứu,
các nghệ sĩ Việt Nam mới tìm hiểu múa đương đại thông qua bản thân từ
đương đại, tức là những gì đang diễn ra, đang tồn tại, sau đó ghép danh từ
múa vào nó và trở thành múa đương đại. Vì vậy, múa đương đại, theo họ, là
những tác phẩm múa được ra đời trong thời gian của hiện tại, cho dù đó là tác
phẩm múa dân gian dân tộc, múa ballet hay múa hiện đại, múa đương đại.
Điều này có thể thấy rõ qua Luận văn thạc sĩ Múa hiện đại Việt Nam và
phương pháp phát triển (2007) của Trần Văn Hải (chuyên ngành sân khấu)
[13] khi nói về múa hiện đại và múa đương đại.
Trong hai hội thảo khoa học về múa đương đại do Hội Nghệ sĩ múa
Việt Nam tổ chức vào tháng 12 năm 2012 tại thành phố Hồ Chí Minh và thủ
đô Hà Nội, các nhà hoạt động múa đã đưa ra định nghĩa về múa đương đại và
múa hiện đại. Bài viết Luận bàn về thuật ngữ Múa hiện đại và đương đại của
10
GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh, ông cho rằng: “Múa đương đại là những điệu
múa, là sản phẩm văn hóa đang diễn ra trong thời điểm hiện tại, gắn với thời
gian. Nó hàm chứa hơi thở, tâm hồn, cốt cách, tâm sinh lý thẩm mỹ của con
người đang sống trong thời hiện đại” [19, tr.31]. Phần cuối của bài viết, tác giả
đúc kết: “... Múa hiện đại và đương đại là khác nhau, nhưng múa hiện đại
được nảy sinh trong các thời điểm, thời gian khác nhau, mang tính thời đại.
Múa hiện đại nảy sinh trong thời kỳ này là thuộc đương đại, thì gọi là múa
đương đại” [19, tr31-32].
Hướng thứ hai, nghiên cứu về đặc điểm của múa đương đại, thể hiện
qua các bài viết của Nguyễn Thị Hiền Trang và Phạm Anh Phương. Nếu như
tác giả Nguyễn Thị Hiền Trang cho rằng múa hiện đại là “hiện đại phải ở trong
nội tại của tư duy”, “hiện đại trong bản thân cảm xúc”, “ý tưởng là vô cùng,
không giới hạn” [19, tr.98-101] và lẫn lộn đặc điểm của múa hiện đại với múa
đương đại; thì TS.NSND Phạm Anh Phương lại nghiên cứu một trong những
đặc trưng của múa đương đại, đó là múa trong “khoảng lặng”, lý giải hiện
tượng “khoảng lặng” trong múa đương đại, đúc kết về những đặc trưng riêng
biệt thậm chí là trái ngược với quy luật thông thường của “khoảng lặng” trong
múa đương đại, những ấn tượng mà nó tạo nên cùng với lối bố cục tác phẩm
và cách xử lý ngôn ngữ múa cũng như tính ngẫu hứng trong một không gian
mới của tác phẩm múa đương đại - không gian “khoảng lặng” [19, tr.16-20].
Hướng thứ ba, nghiên cứu về thực trạng đào tạo múa nói chung và múa
đương đại nói riêng, được thể hiện qua công trình, bài viết của các tác giả Vũ
Dương Dũng, Phạm Minh Phương, Phan Thanh Hoàn, Trịnh Quốc Minh, Cao
Đức Toàn, Nguyễn Anh Đức Các công trình, bài viết này đã tập trung vào
công tác đào tạo nghệ thuật biểu diễn múa trong đời sống hiện nay, trong đó
giới thiệu về sự xuất hiện của múa đương đại và thực trạng đào tạo múa
đương đại ở Việt Nam vào thời điểm tác giả nghiên cứu [8]; về những đóng
góp tích cực của múa hiện đại trong chương trình đào tạo diễn viên múa
11
chuyên nghiệp với sự khẳng định múa hiện đại bộc lộ những nét ưu việt rõ rệt
trong tư duy, trong luật động và ngôn ngữ, mặc dù chưa có giáo trình đầy đủ,
phương pháp thiếu thống nhất, tự phát và tùy hứng... [20, tr.20-23]; tính ưu
việt và sự cần thiết phải chuẩn hóa hệ thống múa hiện đại trong đào tạo của
các trường nghệ thuật hiện nay, đồng thời cho rằng vai trò đào tạo người thầy
và chuẩn hóa múa hiện đại là quyết định [20, tr.84-86]; tập trung so sánh hệ
thống bài tập huấn luyện, kỹ thuật, tạo hình, kết cấu bài tập và biểu hiện tình
cảm giữa múa cổ điển châu Âu và múa đương đại [20, tr.52-55]; các bài học
cơ bản trong múa đương đại từ thứ tự, chi tiết các phần học cơ bản và tính
năng của các phần đó trong múa đương đại dựa trên những ngày học tập ở
nước ngoài và qua một số tham khảo về các bài học múa đương đại trên thế
giới của tác giả [20, tr.56-60]; về sự cần thiết cách tân xây dựng tác phẩm
múa trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và phát triển đời sống xã hội thể hiện từ ý
tưởng, ngôn ngữ, phương pháp huấn luyện trong đào tạo và kiến thức của
người thẩm định, đánh giá [19, tr.84-89]
Hướng thứ tư, nghiên cứu về những gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu của
nghệ thuật đương đại nói chung và nghệ thuật múa đương đại nói riêng, được
thể hiện qua công trình Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990-2010 (2013) của
hai tác giả Bùi Như Hương và Phạm Trung. Công trình đã giới thiệu hai nghệ
sĩ, biên đạo múa đương đại là Lê Vũ Long và Đào Anh Khánh; dựa vào một
số tính chất của múa đương đại như chuyển động ngẫu hứng hay sự kết hợp
với các loại hình nghệ thuật khác để cho rằng nghệ sĩ Đào Anh Khánh là nghệ
sĩ múa đương đại...
Hướng thứ năm, nghiên cứu về vấn đề tiếp thu và chuyển hóa các loại
ngôn ngữ nghệ thuật múa hiện đại trong sáng tạo tác phẩm múa, thể hiện qua
bài viết của TS lịch sử, biên đạo múa Nguyễn Thành Đức [19, tr.44-50]. Tác
giả đã nhận định múa dân gian tộc người của Việt Nam còn yếu, thiếu nhiều
12
yếu tố thẩm mỹ của thủ pháp cách điệu hóa và khi tiếp thu ngôn ngữ múa hiện
đại thì các nghệ sỹ múa của chúng ta đã khắc phục được những nhược điểm
của múa dân gian dân tộc; đồng thời cho rằng các loại hình nghệ thuật múa
hiện đại thế giới không phản ánh cuộc sống như cách sáng tạo theo phương
pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, và theo thói qu