Theo từ điển Tiếng Việt [1] tính chuyên nghiệp được định nghĩa là một
thước đo nhìn nhận, đánh giá việc làm của con người. Tính chuyên nghiệp được
biểu lộ qua năng lực, kĩ năng và kiến thức chuyên ngành. Tính chuyên nghiệp là
xu hướng, là điều kiện cần thiết để phát triển mọi mặt trong đời sống kinh tế, văn
hoá, khoa học của xã hội hiện đại. Trong xã hội ngày nay, những người càng
chuyên nghiệp hoá trong tác phong làm việc, phong cách làm việc thì càng được
coi trọng. Môi trường làm việc được đánh giá bằng những chỉ số, thước đo về
tính chuyên nghiệp. Trong đào tạo âm nhạc cổ điển, đào tạo biểu diễn các nhạc
cụ phương Tây, tính chuyên nghiệp được định nghĩa qua những phạm trù như
sau: Chương trình, giáo trình, quy trình đào tạo; Đội ngũ giáo viên giảng dạy và
phương pháp giảng dạy; Tổ chức lớp học và phương pháp đánh giá.
Hiện nay, tại Hà Nội ngoài những cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp
thì các trung tâm âm nhạc cũng đã được phát triển nhanh chóng và liên tục mở
rộng, đã đưa đưa đàn Guitar vào dạy học phổ cập. Tuy nhiên việc đào tạo vẫn
còn nhiều thiếu sót trong phương thức đào tạo, mang nhiều yếu tố tự phát và
chưa có tính chuyên nghiệp cao.
Có nhiều ý kiến cho rằng: đàn Guitar với âm sắc phong phú, dễ đi vào
lòng người, lại có cấu tạo gọn nhẹ, đơn giản, có thể di chuyển dễ dàng, đàn
Guitar còn là nhạc cụ có công năng đa dạng, có thể là nhạc cụ độc tấu, hòa tấu
hoặc dùng để đệm hát. Cũng do vậy, đàn Guitar không chỉ dành cho những
người học chuyên nghiệp mà còn được những người học không chuyên sử dụng
nhiều. Số lượng theo học Guitar rất đông và trải dài trong mọi lứa tuổi. Có rất
nhiều trung tâm đào tạo Guitar được mở ra nhằm phổ cập đào tạo Guitar, nhưng
hầu hết ở đó chỉ dạy Guitar theo hướng phổ cập và không chuyên nghiệp, các
em học Guitar chỉ để giải trí, học chơi cho biết và gần như không thể theo học
các chương trình chuyên nghiệp. Bên cạnh đó nhiều em có năng khiếu, tiềm
năng nhưng không được phát hiện, bồi dưỡng để đi theo hướng tài năng phát
triển Guitar đỉnh cao.
159 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo Guitar lứa tuổi từ 7 đến 14 tuổi tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Theo từ điển Tiếng Việt [1] tính chuyên nghiệp được định nghĩa là một
thước đo nhìn nhận, đánh giá việc làm của con người. Tính chuyên nghiệp được
biểu lộ qua năng lực, kĩ năng và kiến thức chuyên ngành. Tính chuyên nghiệp là
xu hướng, là điều kiện cần thiết để phát triển mọi mặt trong đời sống kinh tế, văn
hoá, khoa học của xã hội hiện đại. Trong xã hội ngày nay, những người càng
chuyên nghiệp hoá trong tác phong làm việc, phong cách làm việc thì càng được
coi trọng. Môi trường làm việc được đánh giá bằng những chỉ số, thước đo về
tính chuyên nghiệp. Trong đào tạo âm nhạc cổ điển, đào tạo biểu diễn các nhạc
cụ phương Tây, tính chuyên nghiệp được định nghĩa qua những phạm trù như
sau: Chương trình, giáo trình, quy trình đào tạo; Đội ngũ giáo viên giảng dạy và
phương pháp giảng dạy; Tổ chức lớp học và phương pháp đánh giá.
Hiện nay, tại Hà Nội ngoài những cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp
thì các trung tâm âm nhạc cũng đã được phát triển nhanh chóng và liên tục mở
rộng, đã đưa đưa đàn Guitar vào dạy học phổ cập. Tuy nhiên việc đào tạo vẫn
còn nhiều thiếu sót trong phương thức đào tạo, mang nhiều yếu tố tự phát và
chưa có tính chuyên nghiệp cao.
Có nhiều ý kiến cho rằng: đàn Guitar với âm sắc phong phú, dễ đi vào
lòng người, lại có cấu tạo gọn nhẹ, đơn giản, có thể di chuyển dễ dàng, đàn
Guitar còn là nhạc cụ có công năng đa dạng, có thể là nhạc cụ độc tấu, hòa tấu
hoặc dùng để đệm hát. Cũng do vậy, đàn Guitar không chỉ dành cho những
người học chuyên nghiệp mà còn được những người học không chuyên sử dụng
nhiều. Số lượng theo học Guitar rất đông và trải dài trong mọi lứa tuổi. Có rất
nhiều trung tâm đào tạo Guitar được mở ra nhằm phổ cập đào tạo Guitar, nhưng
hầu hết ở đó chỉ dạy Guitar theo hướng phổ cập và không chuyên nghiệp, các
em học Guitar chỉ để giải trí, học chơi cho biết và gần như không thể theo học
2
các chương trình chuyên nghiệp. Bên cạnh đó nhiều em có năng khiếu, tiềm
năng nhưng không được phát hiện, bồi dưỡng để đi theo hướng tài năng phát
triển Guitar đỉnh cao.
Tại Việt Nam cho đến nay đã có nhiều giáo trình, sách nhạc để dạy chơi
đàn Guitar; và một số công trình nghiên cứu như luận án, luận văn đề cập
chuyên sâu liên quan đến cây đàn Guitar như: sự hình thành và phát triển của
nghệ thuật biểu diễn Guitar chuyên nghiệp ở Việt Nam; Nghệ thuật Guitar
đương đại; Nghệ thuật Guitar trong các tác phẩm âm nhạc Việt Nam Tuy
nhiên hầu như chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập đến
lĩnh vực đào tạo Guitar theo định hướng chuyên nghiệp cho lứa tuổi nhỏ tại
Hà Nội.
Phổ cập Guitar là vấn đề rất tốt và cấp thiết hiện nay nhưng không có
nghĩa là chúng ta tự do, tuỳ ý trong quá trình giảng dạy vì điều đó sẽ làm ảnh
hưởng lớn đến khả năng tiếp thu và đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp sau này. Với
xu thế xã hội hiện nay, tính chuyên nghiệp có thể nói là được đặt lên hàng đầu,
bất kể việc gì cũng cần phải có tính chuyên nghiệp đi trước và vấn đề phổ cập
đàn Guitar cũng không ngoại lệ, chúng ta cần phải nâng cao tính chuyên nghiệp
trong đào tạo Guitar phổ cập cho lứa tuổi nhỏ hơn nữa, cần phải có một bộ
khung chương trình, giáo trình kết hợp với các phương pháp giảng dạy đa dạng,
cách tổ chức lớp và đánh giá năng lực trước khi học sinh học đàn, từ đó mới dần
hình thành tính chuyên nghiệp trong đào tạo Guitar phổ cập lứa tuổi nhỏ, để các
em học sinh có cơ hội học tập và làm việc theo đúng tính chất chuyên
nghiệp hơn.
Hiện tại theo thông báo tuyển sinh tại các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên
nghiệp thì độ tuổi các em theo học khoảng từ 9-11 tuổi. Đây là độ tuổi để các em
có thể theo học chuyên nghiệp nhưng cũng chính vì thế mà còn một số các em
3
học sinh ở độ tuổi nhỏ hơn chưa đủ điều kiện để thi vào, nên các em phải học dự
bị ở các trung tâm âm nhạc khác.
Là một người hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn và giảng dạy đàn Guitar,
luôn quan tâm đến việc đào tạo Guitar chuyên nghiệp cho trẻ em ở thành phố Hà
Nội, chúng tôi chọn đề tài cho luận án tiến sĩ của mình là
Nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo Guitar lứa tuổi từ 7 đến 14 tuổi
tại Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh Guitar lứa tuổi từ 7-14 tuổi. Nghiên cứu đặc điểm năng khiếu,
đặc điểm thể chất và những yếu tố về môi trường, xã hội để đưa ra những giải
pháp và phương pháp giảng dạy Guitar cho phù hợp.
Chương trình, giáo trình giảng dạy đàn Guitar cho trẻ em từ 7-14 tuổi.
Các tuyển tập phương pháp dạy đàn Guitar trong nước và nước ngoài
như: Phạm Ngữ (1969), Tự học đàn Ghita - NXB Mỹ thuật Âm nhạc, Hà Nội;
Tạ Tấn (1986), Phương pháp học đàn Ghita, NXB Văn hóa, Hà Nội; Suzuki,
Suzuki Guitar school volume 1-9; Trinity Guildhall volume 1-7, (2019)
Quan điểm giáo dục của các nhà sư phạm như: Ice B.Riteski (2007), A
new Guitar teaching philosophy (Triết lí giảng dạy Guitar mới), Universidad de
Guanajuato,Guanajuato, Mexico; Alice Ward, Suzuki and Montessori:
Approaches to early childhood education (phương pháp tiếp cận giáo dục mầm
non), Southern Illinois University, (1983)
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện nghiên cứu có hạn, còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình đi
khảo sát thực tế và ứng dụng sau này nên phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập
trung vào lứa tuổi 7-14 học đàn Guitar tại Hà Nội.
4
Nhóm học sinh có độ tuổi từ 7-14 hiện đang theo học đàn Guitar tại Hà Nội.
Phương pháp, giáo trình giảng dạy đàn Guitar cho mọi lứa tuổi trên thế
giới từ thế kỉ XIX đến nay.
Các phương pháp, giáo trình hiện đang được sử dụng tại Hà Nội.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận án tập trung giải quyết những khả năng tiếp cận với tính chuyên
nghiệp trong đào tạo Guitar cho trẻ em ở Hà Nội.
Khái quát về tình hình thực trạng đào tạo đàn Guitar cho trẻ nhỏ từ 7-14
tuổi ở một số nước trên thế giới và tại Hà Nội. Giới thiệu về các cơ sở đào tạo
đàn Guitar ở Việt Nam.
Nghiên cứu sự hình thành và phát triển cũng như kết quả của một số
phương pháp giảng dạy đàn Guitar cho lứa tuổi nhỏ từ 7-14 tuổi tại một số nước
trên thế giới. Từ đó tổng kết, đánh giá những ưu - nhược điểm của một số
phương pháp, giáo trình để làm cơ sở cho việc xây dựng phương pháp, giáo
trình giảng dạy dành cho người Việt Nam.
Nghiên cứu, tìm và chỉ ra những thuận lợi - khó khăn trong quá trình học
đàn của trẻ nhỏ tại Việt Nam để đưa ra các giải pháp điều chỉnh, khắc phục
những phương pháp giảng dạy còn thiếu tính chuyên nghiệp. Mục tiêu chính là
hướng đến việc nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo Guitar lứa tuổi từ 7-
14 tại Hà Nội. Từ đó tạo nền tảng vững chắc cho các em để phát triển âm nhạc
đỉnh cao sau này.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp lí thuyết
Gồm các phương pháp thống kê, phân tích, phân loại, so sánh được sử
dụng trong quá trình nghiên cứu luận án.
5
Do đặc thù là âm nhạc thực hành nên ngoài việc tham khảo các luận án,
luận văn, sách chúng tôi còn phân tích các bản nhạc, tiểu phẩm, tác phẩm
được viết hoặc chuyển soạn lại cho đàn Guitar để có được những đánh giá chung
về giáo trình, phương thức luyện tập.
Tổng hợp các giáo trình, phương pháp giảng dạy đàn Guitar cho lứa tuổi
nhỏ trên thế giới và tại Việt Nam để so sánh sự khác nhau cũng như ưu - nhược
điểm trong phương pháp giảng dạy, đồng thời để đánh giá về các phương thức,
cách thức giảng dạy, từ đó tìm kiếm giải pháp để nâng cao chất lượng học sinh.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Tham dự các buổi biểu diễn học kì, báo cáo kết quả học tập của các học
sinh nhỏ tuổi để đánh giá về tính chuyên nghiệp trong kết quả đào tạo.
Tham dự chương trình, giáo trình, cách tổ chức lớp học, đội ngũ giáo viên
của các trung tâm tại Hà Nội.
Vận dụng kinh nghiệm của nhiều thế hệ giảng viên dạy đàn Guitar tại Việt
Nam để phân tích, đánh giá các phương pháp, giáo trình trong và ngoài nước.
Thu thập ý kiến của các giảng viên chuyên nghiệp cũng như bán chuyên
nghiệp trong việc nhận định, đánh giá các chương trình, giáo trình và cách thức
tổ chức lớp học trong các trung tâm tại Hà Nội.
5. Đóng góp của luận án
+ Về lí luận
Luận án đề cập đến thực trạng đào tạo đàn Guitar cũng như một số giải
pháp về vấn đề nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo Guitar tại các trung
tâm âm nhạc ở Hà Nội.
Luận án đưa ra khái niệm về tính chuyên nghiệp trong đào tạo Guitar tại
các trung tâm âm nhạc.
6
Luận án đã tổng kết một số phương pháp giảng dạy Guitar tiêu biểu trên
thế giới.
Luận án đã hệ thống, phân tích một số giáo trình giảng dạy đàn Guitar tại
Hà Nội cũng như một số nước trên thế giới để từ đó có thể lựa chọn ra những
giáo trình, phương pháp giảng dạy Guitar mang tính chuyên nghiệp phù hợp với
trẻ em tại Hà Nội.
+ Đóng góp cho thực tiễn
Luận án hoàn thành sẽ đóng góp cho việc giảng dạy đàn Guitar nói chung
và nâng cao tính chuyên nghiệp trong giảng dạy trẻ nhỏ nói riêng. Phương pháp
dạy học mới có thể trang bị nền tảng kĩ thuật cho các em vững bước trên con
đường chuyên nghiệp sau này.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho việc giảng dạy Guitar tại các
trung tâm âm nhạc của Hà Nội có tính hệ thống nhằm nâng cao tính chuyên
nghiệp. Đây là cơ sở để đào tạo những hạt giống chuẩn bị thi vào các trường
chuyên nghiệp trong tương lai.
Từ chất lượng giảng dạy mang tính chuyên nghiệp được cải thiện sẽ góp
phần nâng cao chất lượng biểu diễn Guitar tại Hà Nội.
6. Bố cục luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận án gồm
có 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về đào tạo Guitar trẻ em tại
Hà Nội.
Chương 2: Một số phương pháp giảng dạy đàn Guitar cho trẻ em từ 7-
14 tuổi trên thế giới.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong
đào tạo Guitar cho trẻ em tại Hà Nội.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÀO TẠO GUITAR TRẺ EM
TẠI HÀ NỘI
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Luận án đề cập tới tình hình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước về
tính chuyên nghiệp trong đào tạo Guitar trẻ em, với xu hướng nâng cao tính
chuyên nghiệp trong đào tạo Guitar. Do đó những công trình nghiên cứu các đề
tài luận án tiến sĩ, những tổng kết đánh giá về thực trạng đào tạo Guitar trẻ em
trong những năm qua sẽ là cơ sở lí luận để thực hiện nghiên cứu, triển khai đề
tài luận án.
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Mặc dù đàn Guitar đã du nhập vào Việt Nam khoảng những năm đầu thế
kỉ XX, nhưng còn rất ít những công trình nghiên cứu khoa học về phương pháp
giảng dạy, còn rất ít những luận án, luận văn chuyên sâu nghiên cứu về Guitar
tại Việt Nam. Những đề tài, công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
+ Cao Sĩ Anh Tùng, luận án Tiến sĩ “Nghệ thuật Guitar Đương Đại nửa
sau thế kỉ XX trong đào tạo Guitar chuyên nghiệp tại Việt Nam”, 2015. Nêu lên
một số phong cách Guitar đương đại và sự phát triển nghệ thuật Guitar đương
đại tại Việt Nam kèm theo hệ thống kĩ thuật mới để áp dụng. Đây là một công
trình nghiên cứu chuyên sâu về chuyên môn, rất cần thiết cho hệ thống giáo
trình mới, giúp phần nào phổ cập cây đàn Guitar được tốt hơn nữa, gần với bạn
bè trên khắp thế giới. Trong luận án Tiến sĩ của tác giả Cao Sĩ Anh Tùng đưa ra
chi tiết về các kĩ thuật - cách luyện tập nhưng chỉ gói gọn trong các tác phẩm
đương đại thế kỉ XX. Ngoài ra các luận văn khác chưa phân tích kĩ và đưa ra hệ
thống các bài tập, các tác phẩm ứng dụng của các tác giả. Chưa thấy đề cập đến
vấn đề giảng dạy các em nhỏ từ 7 đến 14 tuổi theo hướng chuyên nghiệp.
8
+ Nguyễn Văn Phúc, luận án Tiến sĩ “Sự phát triển đào tạo Guitar
chuyên nghiệp tại Việt Nam”, 2015. Công trình nghiên cứu tập trung vào quá
trình hình thành và phát triển kĩ thuật của Guitar, phân tích một số đặc điểm kĩ
thuật trong tác phẩm Guitar Việt Nam và giải pháp phát triển đào tạo Guitar cổ
điển tại Việt Nam. Những vấn đề và phương pháp giải quyết vấn đề của công
trình nghiên cứu rất phù hợp với hiện trạng đào tạo Guitar hiện nay, nhưng công
trình nghiên cứu chỉ tập trung vào đối tượng là học sinh theo học tại các cơ sở
đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp. Chúng tôi cho rằng hướng nghiên cứu đào tạo
các em học Guitar lứa tuổi 7 đến 14 tuổi theo chương trình - giáo trình chuyên
nghiệp sẽ phần nào bổ trợ cho công trình nghiên cứu khoa học của TS Nguyễn
Văn Phúc, bởi các em sẽ được trang bị những kiến thức, kĩ thuật chuyên nghiệp
ngay từ trước khi thi vào trường chứ không phải khi thi vào trường các em mới
được học trong môi trường chuyên nghiệp.
+ Lương Đức Thắng, luận văn Thạc sĩ “Giảng dạy Gutar tại trường Đại
học Văn hóa Hà Nội”, 2005. Luận văn đề cập đến vấn đề du nhập đàn Guitar tại
Việt Nam và tập trung chủ yếu vào giảng dạy Guitar tại trường.
Luận văn bao gồm 2 chương.
Chương 1: Đàn Guitar và sự du nhập cây đàn này vào Việt Nam.
Chương 2: Giảng dạy đàn Guitar tại trường Đại học Văn hóa.
Về các vấn đề ở chương 1, hầu như các luận văn khác đều đã đề cập đến
nên chúng tôi chỉ tập trung đọc và tìm hiểu ở chương 2 cho phù hợp với mục
đích nghiên cứu của luận án này. Luận văn đề cao vai trò của đàn Guitar trong
cuộc sống xã hội bây giờ, đây chính là vấn đề đầu tiên chúng tôi lưu ý để có thể
giảng dạy và phát triển đàn Guitar cho phù hợp với thời đại mới hiện nay. Ở
mục 2.3 Kế hoạch học đàn Guitar của sinh viên toàn khóa học đã nêu lên các
vấn đề như: Một số kĩ thuật đặc trưng của đàn Guitar được áp dụng trong quá
trình giảng dạy và học tập tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội - Một số phương
9
pháp cơ bản trong quá trình đệm hát - Phương pháp chọn điệu nhạc đệm cho
bài hát.
Chúng tôi thấy rằng luận văn đề cập đến việc tập luyện các kĩ thuật của
đàn Guitar, nhưng các bài luyện tập, tác phẩm ứng dụng những kĩ thuật đó thì
chưa nhiều và chủ yếu lấy trong cuốn giáo trình F.Carulli - M.Carcassi. Từ đó
chúng tôi thấy rằng cần phải đi sâu hơn nữa vào giáo trình - chương trình với
những phương pháp giảng dạy mới (ví dụ như: cho sinh viên sân chơi thể
nghiệm như các trường ĐHSPNTTW, CĐNTHN đang áp dụng). Với phương
pháp này sẽ đưa ra các bài tập mới của thế giới giúp cho người học có đôi bàn
tay nhanh nhạy, dẻo dai hơn, các thế bấm - chạy gam khó để giúp các em thích
nghi hơn với phong cách Guitar mới. Phương pháp ứng dụng trên sân khấu, biểu
diễn các bản song tấu, hòa tấu sẽ giúp các em đến gần nhau hơn và việc phổ
cập Guitar được rộng rãi hơn.
+ Vi Minh Huy, luận văn Thạc sĩ “Một số vấn đề giảng dạy Guitar hệ
trung cấp năng khiếu tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa”,
2007. Đề cập đến thực trạng đào tạo Guitar tại trường, xây dựng chương trình
giáo trình mới dựa trên nền tảng do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định và hệ
thống giáo trình của Nhạc viện Hà Nội.
Luận văn gồm 2 chương. Trong chương 1, tác giả đề cập về thực trạng
đào tạo Guitar tại trường, qua đó chúng ta có thể thấy rằng hệ thống giảng viên
tại trường chỉ được đào tạo tại tỉnh nhà hoặc tốt nghiệp đại học tại chức chính vì
thế nên trình độ còn nhiều hạn chế. Giáo trình, giáo án và phương pháp giảng
dạy còn chưa cập nhập nên từ đó rất khó bắt kịp với sự phát triển của chuyên
ngành Guitar nói chung.
Chúng tôi thấy rằng đây là thực trạng chung của các trường nằm xa 3 cơ
sở đào tạo âm nhạc chính tại 3 thành phố Hà Nội - Huế - Hồ Chí Minh. Vấn đề
này cần phải được giải quyết sớm nếu muốn trình độ chung của người chơi đàn
10
Guitar được cải thiện, cần phải bổ sung thêm giáo trình- phương pháp sư phạm
giúp đội ngũ giảng viên có thể bắt kịp với xu hướng thời đại.
Trong chương 2, tác giả có đề cập đến việc sửa đổi và bổ sung giáo trình
tại trường ở phần “Dự kiến phân bổ chương trình học từng năm của bộ môn
Guitar”, đưa vào chương trình học những vấn đề về màu sắc âm thanh mới,
phương pháp biểu hiện trong giáo trình giảng dạy đàn Guitar hệ trung cấp năng
khiếu âm nhạc ( phần 2.1.2). Chuyển soạn những tác phẩm khí nhạc cho đàn
Guitar (phần 2.2.1) và Chuyển soạn những chủ đề dân ca Việt Nam cho đàn
Guitar (phần 2.2.2).
Quan điểm trên của tác giả không hoàn toàn có thể áp dụng với các sinh
viên học đàn Guitar vì các tác phẩm khí nhạc chuyển soạn lại cho Guitar hầu
như rất khó bởi tính năng các nhạc cụ khác nhau. Hầu hết ở các cuộc thi Guitar
trên thế giới đều nhấn mạnh rằng chơi các tác phẩm được sáng tác cho Guitar,
không nên khiên cưỡng, bắt ép sinh viên chơi những tác phẩm chuyển soạn mà
không phù hợp cho Guitar. Về việc xây dựng giáo trình còn sơ sài, một số tác
phẩm Việt Nam chỉ nêu tên chứ không nêu lên được lí do, nguyên tắc chơi các
tác phẩm đó, hay tại sao lại giao cho người học tập luyện những tác phẩm này.
Tác giả có đề cập đến sưu tầm tài liệu, bổ sung giáo trình nhưng toàn bộ luận
văn cũng chỉ xoay quanh 3 giáo trình chính : F.Carulli - M.Carcassi - F.Sor.
Chúng tôi sẽ cố gắng bổ sung điều này trong luận án của mình, để từ đấy có thể
như một tài liệu tham khảo áp dụng tại trường.
+ Nguyễn Thúy Anh, luận văn Thạc sĩ “Giảng dạy đàn Guitar cho học
sinh lứa tuổi thanh thiếu niên tại Hà Nội”, 2010. Luận văn trình bày về thực
trạng đào tạo lứa tuổi thanh thiếu niên tại các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp và
không chuyên, chương 2 nghiên cứu đến một số kĩ thuật cơ bản - phổ cập của
Guitar nhưng không tập trung nhiều vào Guitar cổ điển mà còn đề cập đến cả
Guitar đệm hát.
11
Chúng tôi tập trung tìm hiểu vào chương 2 của luận văn, qua đó thấy rằng
có nhiều quan điểm đúng đắn. Chương 2 tác giả có đưa ra những đề xuất về vấn
đề giảng dạy đàn Guitar cho lứa tuổi thanh thiếu niên theo hai hướng: chuyên
nghiệp và không chuyên nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần chỉnh sửa cho phù hợp
hơn. Luận văn đi sâu vào vấn đề giảng dạy đàn Guitar không chuyên (mà theo
tôi có thể gọi là bán chuyên) tại các trường văn hóa nghệ thuật, điển hình như
trường ĐHSPNTTW, ĐHVHHN Giáo trình mà tác giả sử dụng xoay quanh
cuốn “Tự học đàn Guitar theo phương pháp F.Carulli” giống như các em chuyên
nghiệp ban đầu và sau đó là “Tuyển tập 24 Etude của M.Carcassi”, F.Sor
Điểm mạnh của giáo trình F.Carulli là đã xuất hiện từ lâu nên giáo viên dạy
dễ dàng sử dụng, hiện tại đang phổ cập ở các trung tâm.
Chúng tôi thấy rằng cũng có những thiếu sót bắt đầu xuất hiện ở giáo trình
“Tự học đàn Guitar theo phương pháp F.Carulli” như: chỉ tập trung vào những
thế tay trên của đàn Guitar, đường nét giai điệu trong các bài tập tương đối
giống nhau. Từ đó giáo trình chỉ nên tham khảo và sử dụng một số bài, có thể bổ
sung thêm các giáo trình mới hơn để cải thiện tình hình này.
Từ tr.46 của luận văn trở đi, có đề cập đến thực trạng đào tạo đàn Guitar
theo hai phong cách cổ điển và đệm hát. Chúng tôi thấy rằng hầu hết với các em,
mục tiêu học đàn Guitar chỉ để đệm hát những ca khúc mình yêu thích và một số
bài Guitar độc tấu nhất định. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm không chỉ từ phía
người học mà còn từ phía giảng viên, chúng ta cần phải định hướng - tư vấn cho
các em biết đàn Guitar còn có nhiều tính năng hơn thế. Trong quá trình dạy đệm
có thể hướng dẫn các em với nhiều phong cách khác nhau chứ không chỉ đơn
thuần là đệm hát ca khúc. Tương tự với học cổ điển, các em sẽ tìm thấy nhiều
điều mới lạ hơn những gì mà các em đã biết. Đây chính là nhiệm vụ mà giảng
viên phải làm được, để từ đấy có thể phổ cập hóa đàn Guitar tại Việt Nam và
nâng cao trình độ hơn nữa.
12
Về vấn đề kĩ thuật và xử lí tác phẩm từ tr 34 đến tr 44, chúng tôi cho rằng
tác giả vẫn chưa nói sâu rộng hơn nữa. Tư thế ngồi của nghệ sĩ Guitar thế kỉ XX
cũng đã khác so với trước, vấn đề này chúng tôi đã nêu ở trên. Về bàn tay trái thì
không có gì thay đổi nhiều nhưng với bàn tay phải cần xác định rõ hơn nữa, cần
đi sâu hơn về cách gảy, nguyên lí và cấu tạo các khối lượng cơ trên bàn tay, độ
nghiêng của bàn tay - cách để móng tay theo từng cách chơi để từ đó có thể
mang lại tiếng đàn khỏe khoắn nhất.
Vấn đề cảm thụ và xử lí tác phẩm cũng là vấn đề lớn trong