Luận án Năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự

1. Tính cấp thiết của đề tài Năng lực hiểu biết về đối tượng hoạt động có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động thực tiễn của con người. Đối với người giáo viên (giảng viên) trong dạy học, năng lực hiểu người học (học sinh, học viên) càng có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục. Tuy vậy, các nghiên cứu về năng lực hiểu biết con người, năng lực hiểu học sinh nhìn chung còn ít, chưa hệ thống và không chuyên sâu, chưa có tính chỉ dẫn cụ thể cho hoạt động GD&ĐT nói chung, dạy học nói riêng. Đặc biệt, trong tâm lý học quân sự, cho đến nay hầu như chưa có công trình nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS. Luận án sẽ chỉ ra bản chất tâm lý học, các thành tố cấu thành NLHHV trong dạy học của giảng viên. Trước yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng “lấy người học là trung tâm” (hướng về người học) đòi hỏi người giảng viên cần phải có sự am hiểu sâu sắc học sinh, sinh viên (học viên) - Tức là cần phải có năng lực hiểu học viên (NLHHV) trong dạy học. Mặt khác, về nguyên tắc, quá trình dạy học phải đảm bảo “tính vừa sức” và “tính cá biệt” đối với người học (học viên) nhằm tích cực hóa vai trò mỗi chủ thể học viên mới đem lại hiệu quả. Theo đó, đòi hỏi giảng viên phải hiểu sâu sắc và đánh giá được chính xác các khía cạnh tâm lý của học viên làm cơ sở lựa chọn, xác lập nội dung cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với mỗi cá nhân và các nhóm học viên cụ thể, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình dạy học và giáo dục ở các trường ĐHQS

pdf150 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Nghiên cứu sinh Đặng Duy Thái MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC HIỂU HỌC VIÊN TRONG DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC QUÂN SỰ 8 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về năng lực hiểu học sinh trong dạy học của ngƣời giáo viên 8 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài 8 1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước 14 1.2. Một số vấn đề lý luận về năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự 18 1.2.1. Lý luận tâm lý học về năng lực 18 1.2.2. Lý luận về năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự 25 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên các trƣờng đại học quân sự 52 1.3.1. Các yếu tố chủ quan thuộc về giảng viên 52 1.3.2. Các yếu tố khách quan 55 Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 63 2.1. Khái quát về khách thể, địa bàn nghiên cứu 63 2.1.1. Địa bàn nghiên cứu 63 2.1.2. Khách thể nghiên cứu 63 2.2. Tổ chức nghiên cứu 65 2.2.1. Nghiên cứu lý luận 65 2.2.2. Nghiên cứu thực tiễn 66 2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 69 2.3.1. Phương pháp chuyên gia 69 2.3.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 70 2.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 72 2.3.4. Phương pháp quan sát 73 2.3.5. Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động 74 2.3.6. Phương pháp giải bài tập tình huống sư phạm giả định 74 2.3.7. Phương pháp phân tích chân dung tâm lý 76 2.3.8. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 76 2.3.9. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 81 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NĂNG LỰC HIỂU HỌC VIÊN TRONG DẠY HỌC CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC QUÂN SỰ 86 3.1. Thực trạng năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự 86 3.1.1. Thực trạng biểu hiện và xu hướng biến đổi năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự 86 3.1.2. Thực trạng mức độ năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự 89 3.1.3. Phân tích chân dung tâm lý ở một số khách thể là đại diện 103 3.1.4. Thực trạng các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự 110 3.1.5. Đánh giá chung về thực trạng năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự và lý giải nguyên nhân 114 3.2. Các biện pháp tâm lý - sƣ phạm nâng cao năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự 121 3.2.1. Thường xuyên giáo dục, xây dựng, củng cố động cơ, mục đích và hình thành thái độ đúng đắn, phù hợp cho giảng viên ĐHQS .................................. 121 3.2.2. Thường xuyên bồi dưỡng, trang bị, cập nhật kiến thức tâm lý học, nhất là kiến thức tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi học viên sĩ quan cấp phân đội cho giảng viên ĐHQS .......................................................................... 122 3.2.3. Thường xuyên bồi dưỡng chuyên sâu và tổ chức tốt hoạt động thực tiễn rèn luyện, trải nghiệm, phát triển hệ thống các kỹ năng hiểu học viên trong dạy học cho giảng viên ĐHQS ........................................................................ 124 3.2.4. Xây dựng môi trường văn hóa sư phạm quân sự tích cực, lành mạnh, mẫu mực ở mỗi trường ĐHQS gắn với tích cực hóa vai trò tự bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao NLHHV của mỗi giảng viên ......................................... 127 3.3. Kết quả thực nghiệm 129 3.3.1. Kết quả đo nghiệm trước thực nghiệm 129 3.3.2. Kết quả đo nghiệm sau thực nghiệm 131 3.3.3. Kết luận thực nghiệm 134 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 136 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO 140 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 1. ĐHQS : Đại học quân sự 2. ĐUQSTƯ : Đảng ủy Quân sự Trung ương 3. ĐTB : Điểm trung bình 4. GD&ĐT : Giáo dục và đào tạo 5. GVKHXH&NV : Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn 6. GVQS : Giảng viên quân sự 7. HVSQ : Học viên sĩ quan 8. HVHC : Học viện Hậu cần 9. MTVHSPQS : Môi trường văn hóa sư phạm quân sự 10. NLHHV : Năng lực hiểu học viên 11. QĐNDVN : Quân đội nhân dân Việt Nam 12. QUTƯ : Quân ủy Trung ương 13. TN : Thực nghiệm 14. TSQCT : Trường Sĩ quan Chính trị 15. TSQLQ1 : Trường Sĩ quan Lục quân 1 DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Trang 1. Bảng 2.1: Thống kê chất lượng khách thể là giảng viên. 64 2. Bảng 2.2: Thống kê chất lượng khách thể là học viên. 65 3. Bảng 3.1: Các thành tố tâm lý tạo thành năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự. 86 4. Bảng 3.2: Dự báo xu hướng biến đổi các thành tố tâm lý tạo thành NLHHV trong dạy học của giảng viên đại học quân sự theo thâm niên công tác. 88 5. Bảng 3.3: Nhận thức về học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự. 89 6. Bảng 3.4: Dự báo xu hướng biến đổi nhận thức về học viên của giảng viên theo thâm niên công tác. 91 7. Bảng 3.5: Thái độ đối với học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự. 93 8. Bảng 3.6: Dự báo xu hướng biến đổi thái độ đối với học viên của giảng viên theo thâm niên công tác. 94 9. Bảng 3.7: Kỹ năng hiểu học viên của giảng viên đại học quân sự. 96 10. Bảng 3.8: Dự báo xu hướng biến đổi kỹ năng hiểu học viên của giảng viên theo thâm niên công tác. 99 11. Bảng 3.9: Tổng hợp thực trạng mức độ NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS thông qua kết quả điều tra bằng bảng hỏi. 100 12. Bảng 3.10: Tổng hợp thực trạng mức độ NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS thông qua giải bài tập tình huống. 100 13. Biểu đồ 3.1: Thực trạng NLHHV trong dạy học của giảng viên đại học quân sự. 101 14. Sơ đồ 1: Tương quan giữa các thành tố biểu hiện năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự. 102 15. Bảng 3.11: Mức độ tác động, ảnh hưởng của các yếu tố đến NLHHV trong dạy học của giảng viên đại học quân sự. 110 16. Biểu đồ 3.2: So sánh mức độ tác động, ảnh hưởng của các nhóm yếu tố đến NLHHV trong dạy học của giảng viên đại học quân sự 113 17. Bảng 3.12: Tổng hợp điểm kết quả đo các kỹ năng trước và sau thực nghiệm 129 18. Biểu đồ 3.3: So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm tác động 133 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năng lực hiểu biết về đối tượng hoạt động có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động thực tiễn của con người. Đối với người giáo viên (giảng viên) trong dạy học, năng lực hiểu người học (học sinh, học viên) càng có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục. Tuy vậy, các nghiên cứu về năng lực hiểu biết con người, năng lực hiểu học sinh nhìn chung còn ít, chưa hệ thống và không chuyên sâu, chưa có tính chỉ dẫn cụ thể cho hoạt động GD&ĐT nói chung, dạy học nói riêng. Đặc biệt, trong tâm lý học quân sự, cho đến nay hầu như chưa có công trình nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống về NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS. Luận án sẽ chỉ ra bản chất tâm lý học, các thành tố cấu thành NLHHV trong dạy học của giảng viên. Trước yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy - học theo hướng “lấy người học là trung tâm” (hướng về người học) đòi hỏi người giảng viên cần phải có sự am hiểu sâu sắc học sinh, sinh viên (học viên) - Tức là cần phải có năng lực hiểu học viên (NLHHV) trong dạy học. Mặt khác, về nguyên tắc, quá trình dạy học phải đảm bảo “tính vừa sức” và “tính cá biệt” đối với người học (học viên) nhằm tích cực hóa vai trò mỗi chủ thể học viên mới đem lại hiệu quả. Theo đó, đòi hỏi giảng viên phải hiểu sâu sắc và đánh giá được chính xác các khía cạnh tâm lý của học viên làm cơ sở lựa chọn, xác lập nội dung cũng như sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với mỗi cá nhân và các nhóm học viên cụ thể, qua đó góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình dạy học và giáo dục ở các trường ĐHQS. NLHHV trong dạy học có vai trò rất quan trọng, chi phối tới nhận thức, thái độ, hành vi, hành động cụ thể của giảng viên trong dạy học ở ĐHQS. Có NLHHV sẽ giúp cho giảng viên định hướng được toàn bộ quá trình dạy học bao gồm từ khâu xác lập mục tiêu, mục đích, nhiệm vụ, nội dung, hình thức, phương pháp... dạy học phù hợp với đặc điểm từng nhóm đối tượng học viên cũng như với từng học viên cụ thể, qua đó nâng cao được chất lượng và hiệu quả dạy học; thực hiện tốt việc đảm bảo các nguyên tắc trong dạy học, nhất là nguyên tắc “tôn trọng nhân cách học viên”, nguyên tắc “đảm bảo tính vừa sức” và nguyên tắc “cá biệt hóa dạy học”. Nếu không hiểu học viên, các nguyên tắc này sẽ không được hiện thực hóa hoặc thực hiện 2 không đầy đủ, kém hiệu quả. Khi có NLHHV sẽ giúp giảng viên đánh giá chính xác, khách quan, đầy đủ về trình độ nhận thức, năng lực tư duy, động cơ, mục đích, ý thức, thái độ, tính tích cực và kết quả học tập của học viên; dự báo được xu hướng, khả năng phát triển của họ; qua đó xác lập, lựa chọn các nội dung dạy học phù hợp với từng đối tượng học viên cụ thể; đồng thời, giúp cho giảng viên lựa chọn và sử dụng các phương pháp, công cụ, phương tiện dạy học phù hợp với đối tượng học viên cụ thể; thực hiện tích cực hóa hoạt động dạy - học theo mục tiêu, nhiệm vụ của mỗi nhà trường ĐHQS; tiến hành các tác động giáo dục, định hướng giá trị, phát triển trí tuệ và phát triển nhân cách học viên. Về thực tiễn, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo quan điểm Đại hội XII của Đảng và nhiệm vụ GD&ĐT đội ngũ sĩ quan đáp ứng yêu cầu xây dựng QĐNDVN cách mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đội ngũ giảng viên của các trường ĐHQS cả về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực toàn diện, phong cách sư phạm phù hợp, trong đó có NLHHV. Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp, nhất là Nghị quyết số 86/ ĐUQSTƯ (nay là QUTƯ) khẳng định phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội cần “chú trọng về nâng cao trình độ học vấn, năng lực và tay nghề sư phạm”. Ngày 22/4/2003 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có Chỉ thị 40 về một số nhiệm vụ cấp bách kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội đến năm 2010 nêu rõ: Phải bảo đảm số lượng nhà giáo theo biên chế; thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo. Bộ Quốc phòng đã thành lập Ban xây dựng đề án kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội [11]. Năm 2005, Bộ Tổng Tham mưu đã xây dựng “Đề án kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo quân đội”. Đề án đã đánh giá thực trạng nhà giáo quân đội hiện nay, xuất phát từ yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo của nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng để đề ra quan điểm, mục tiêu, các giải pháp kiện toàn và phát triển đội ngũ nhà giáo đến năm 2010. Theo đó, đội ngũ nhà giáo quân đội từng bước được kiện toàn và phát triển đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, chuẩn về trình độ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GD&ĐT của hệ thống nhà trường quân đội trong giai đoạn mới [10]. Tuy nhiên, thực tiễn quá trình GD&ĐT ở các trường ĐHQS cho thấy, bên cạnh những ưu điểm đạt được, đội ngũ giảng viên đại học quân sự vẫn còn bộc lộ những hạn chế về năng lực dạy học, trong đó có năng lực hiểu học viên nên chất 3 lượng dạy học chưa cao, chưa kích thích được tính tích cực, năng động, sáng tạo của học viên, thậm chí gây khó khăn, căng thẳng vì không xác lập được nội dung và phương pháp tác động sư phạm phù hợp với đặc điểm học viên. Do đó, yêu cầu khách quan là cần phải đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất nhân cách toàn diện, nhất là trình độ, năng lực chuyên môn nghề nghiệp, trong đó có NLHHV cho đội ngũ giảng viên các trường ĐHQS. Luận án đã chỉ ra cơ sở thực tiễn (thực trạng) và đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm có hiệu quả trong việc củng cố, rèn luyện nâng cao NLHHV của giảng viên ĐHQS. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, chúng tôi chọn vấn đề: “Năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên đại học quân sự” để nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ và phong phú thêm lý luận tâm lý học về năng lực, năng lực hiểu biết con người, hiểu biết học viên nói chung, hiểu biết học viên trong dạy học nói riêng. Đồng thời, làm rõ bản chất tâm lý học của NLHHV với tư cách là loại hình năng lực chuyên biệt của giảng viên ĐHQS; qua đó, cung cấp cơ sở khoa học cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực sư phạm của đội ngũ giảng viên các trường ĐHQS đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và nâng cao chất lượng GD&ĐT đội ngũ sĩ quan quân đội trong điều kiện mới. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu bổ sung cơ sở lý luận tâm lý học về năng lực, NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS; nghiên cứu, đánh giá thực trạng biểu hiện, mức độ NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS giúp cho việc đề xuất biện pháp tâm lý - sư phạm bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao NLHHV trong dạy học của đội ngũ giảng viên các trường ĐHQS hiện nay. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực hiểu học viên trong dạy học của giảng viên ĐHQS. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giảng viên; học viên, cán bộ quản lý ở một số trường ĐHQS đại diện khu vực phía Bắc gồm: Sỹ quan Chính trị (SQCT); Sỹ quan Lục quân 1 (SQLQ1); Học viện Hậu cần (HVHC). 4. Giả thuyết khoa học NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS là một phẩm chất nhân cách có tính tổng hợp, kết quả của sự tác động biện chứng của ba thành phần tâm lý cơ bản 4 gồm nhận thức, thái độ, kỹ năng. NLHHV được xác định qua các tiêu chí đánh giá biểu hiện của 3 mặt: nhận thức về học viên, thái độ đối với học viên và kỹ năng hiểu học viên của giảng viên và được xếp theo các mức đọ cao, thấp khác nhau. NLHHV được hình thành, biểu hiện trong hoạt động dạy học, chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Nếu làm rõ cơ sở lý luận, chỉ ra được thực trạng biểu hiện, mức độ và phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến NLHHV thì có thể đề xuất được một số biện pháp tâm lý - sư phạm phù hợp nhằm bồi dưỡng, rèn luyện và nâng cao được NLHHV trong dạy học của đội ngũ giảng viên ĐHQS, giúp cho họ hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ dạy học, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả GD&ĐT đội ngũ sĩ quan ở các trường ĐHQS. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Xây dựng cơ sở lý luận tâm lý học về năng lực, NLHHV; chỉ ra các thành tố cơ bản, biểu hiện và mức độ NLHHV; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến NLHHV trong dạy học của giảng viên trường đại học quân sự. 5.2. Đánh giá thực trạng biểu hiện, mức độ NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS hiện nay và đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng. 5.3. Đề xuất một số biện pháp tâm lý - sư phạm nhằm rèn luyện, nâng cao NLHHV trong dạy học của giảng viên đại học quân sự; tiến hành thực nghiệm tác động nhằm khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Về nội dung: Luận án nghiên cứu một số vấn đề lý luận tâm lý học về NLHHV và khảo sát, đánh giá các mặt biểu hiện, mức độ, yếu tố ảnh hưởng đến NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS. 6.2. Về khách thể nghiên cứu: Luận án khảo sát, nghiên cứu 551 giảng viên (giảng viên KHXH&NV và giảng viên quân sự) và 425 học viên đang đào tạo đại học, 06 cán bộ quản lý học viên, 06 cán bộ khoa ở các trường nêu trên. 6.3. Về địa bàn và thời gian: * Địa bàn: Luận án tiến hành nghiên cứu NLHHV ở các trường đại học quân sự đại diện khu vực phía Bắc gồm: SQCT; SQLQ1; HVHC đang đào tạo sĩ quan chính trị, chỉ huy binh chủng hợp thành, chỉ huy tham mưu và nghiệp vụ hậu cần, kỹ thuật, tài chính cấp phân đội có trình độ đại học. 5 * Thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá NLHHV của giảng viên đại học quân sự và thực nghiệm tác động từ năm 2012 đến hết năm 2015. 7. Các cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Các cách tiếp cận trong nghiên cứu luận án Luận án được nghiên cứu dựa trên hệ thống phương pháp luận của Tâm lý học mác xít và khoa học xã hội nhân văn như: cách tiếp cận hoạt động - nhân cách; hệ thống cấu trúc; phân tích nhân tố; phát triển; lô gic - lịch sử; thực tiễn. * Tiếp cận hoạt động - nhân cách: Năng lực hiểu học viên là một phẩm chất nhân cách của giảng viên được hình thành, biến đổi và phát triển trong hoạt động dạy học và giao tiếp, ứng xử với học viên ở trường ĐHQS. Theo đó, quá trình nghiên cứu, luận án sẽ tiếp cận hoạt động dạy học cụ thể với các hình thức giảng bài trên lớp cũng như các hình thức sau bài giảng và hoạt động giao tiếp giữa giảng viên với học viên, học viên với học viên. Đồng thời, tiếp cận toàn diện nhân cách giảng viên ĐHQS theo chuẩn mực chung về phẩm chất, năng lực của giảng viên đại học cũng như những yêu cầu về phẩm chất, năng lực đặc thù của giảng viên ĐHQS hiện nay theo quan điểm của Đảng, yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo quân đội. * Tiếp cận hệ thống cấu trúc: NLHHV là một tổ hợp của ba thành tố nhận thức, thái độ và kỹ năng có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng trong một chỉnh thể thống nhất. Mặt khác, hoạt động dạy - học trường ĐHQS được tổ chức chặt chẽ, có sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất từ Bộ Quốc phòng đến cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, khoa giáo viên, đơn vị quản lý học viên. NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Theo đó, muốn nghiên cứu đầy đủ, toàn diện cũng như tiến hành đồng bộ các tác động nhằm hình thành, phát triển năng lực này ở giảng viên cần phải xem xét đến vai trò, mối quan hệ các thành tố trong hệ thống và sử dụng tổng hợp các phương pháp tác động đến cả ba thành tố trong mối quan hệ, liên hệ thống nhất, biện chứng. * Tiếp cận phân tích nhân tố: NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS là phẩm chất tổng hợp của nhân cách bao gồm ba thành tố tâm lý tham gia là nhận thức, thái độ và kỹ năng. Mỗi thành tố có vị trí, vai trò không ngang bằng nhau nhưng quan hệ biện chứng, tác động qua lại và chi phối, chuyển hóa lẫn nhau. Việc phân tích, làm rõ vai trò và mối quan hệ các thành tố tâm lý ấy tạo nên chỉnh thể thống nhất cấu trúc NLHHV trong dạy học của giảng viên ĐHQS là cơ sở để 6 xem xét, đánh giá đầy đủ thực trạng biểu hiện và mức độ; đồng thời, có các biện pháp tác động phù hợp để nâng cao NLHHV trong dạy học của họ. * Tiếp cận phát triển: NLHHV là một phẩm chất nhân cách luôn vận động, biến đổi, phát triển từ thấp đến cao, ngày càng hoàn thiện trên cơ sở rèn luyện, tự rèn luyện trong thực tiễn dạy học của người giảng viên và yêu cầu chuẩn năng lực nghề nghiệp của đội ngũ nhà giáo quân đội nói chung, đội ngũ giảng viên của mỗi trường ĐHQS nói riêng. Theo đó, việc nghiên cứu, đánh giá năng lực này phải trong sự vận động, biến đổi và phát triển liên tục, từ thấp đến cao phù hợp với sự phát triển của hoạt động dạy học, đối tượng dạy học và sự phát triển năng lực của bản thân giảng viên trong những điều kiện xã hội, nhà trường quân sự cụ thể. * Tiếp cận thực tiễn - lịch sử: NLHHV của giảng viên ĐHQS phản ánh năng lực chuyên biệt của giảng viên trong môi trường đặc thù quân sự, gắn với môi trường, điều kiện hoạt động thực tiễn sư phạm, thực tiễn hoạt động quân sự và mỗi nhà trường trong từng giai đoạn khác nhau. Quá trình hình thành, phát triển năng lực này ở mỗi cá nhân giảng viên, mỗi nhóm giảng viên ở các loại hình nhà trường, thậm chí trong một trường là không giống nhau. Điều này do thực tiễn GD&ĐT, môi trường, điều kiện, chất lượng đội ngũ giảng viên và học viên; mặt khác, do mục tiêu đào tạo của mỗi nhà trường, mỗi đối tượng cụ thể không giống nhau. Do đó, việc nghiên cứu NLHHV của giảng viên đại học quân sự cần quán triệt tốt nguyên tắc này. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu (được trình bày chi tiết ở Chương
Luận văn liên quan