Luận án Năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay

1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 1.2.1. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án Đến nay đã có nhiều công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án “Năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay”. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có giá trị quan trọng đối với lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. Một là, các công trình khoa học đã tổng quan đề cập đến một số nội dung liên quan đến lý luận về năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội. Vấn đề lý luận chung về năng lực và năng lực phản biện khoa học đã được các công trình nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Các công trình đã tập trung phân tích và làm sáng tỏ nhiều khía cạnh về năng lực, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phê phán, năng lực phản biện khoa học, tư duy phản biện, năng lực tư duy lý luận; năng lực hợp tác giải quyết vấn đề; năng lực tư duy biện chứng duy vật; vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành năng lực; vai trò, đặc điểm đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội; bản lĩnh chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Các công trình đã trình bày thực chất của năng lực, nhất là năng lực phản biện khoa học và tầm quan trọng, sự cần thiết nâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay.

doc207 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 28/03/2025 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Huy Điểm MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 7 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 13 1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 13 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 28 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC PHẢN BIỆN KHOA HỌC TRONG ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 37 2.1. Quan niệm về năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận và năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội 37 2.2. Những nhân tố cơ bản quy định năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội 64 Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TRẠNG NĂNG LỰC PHẢN BIỆN KHOA HỌC TRONG ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 83 3.1. Thực trạng năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân 83 văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay 3.2. Vấn đề đặt ra từ thực trạng năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay 109 Chương 4: GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO NĂNG LỰC PHẢN BIỆN KHOA HỌC TRONG ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG, LÝ LUẬN CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở CÁC TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 125 4.1. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay 125 4.2. Xây dựng môi trường đấu tranh tư tưởng, lý luận thuận lợi cho nâng cao năng lực phản biện khoa học của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay 134 4.3. Phát huy phẩm chất chính trị của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong tự nâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay 151 KẾT LUẬN 167 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 169 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 170 PHỤ LỤC 184 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Lưu hành nội bộ M 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội là lực lượng có vai trò rất quan trọng, trực tiếp giảng dạy, truyền bá, nghiên cứu, phát triển lý luận khoa học và đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao đòi hỏi giảng viên phải có năng lực toàn diện, nhất là năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận. Năng lực phản biện khoa học giúp giảng viên phân biệt được chân thực - giả dối; khoa học - phản khoa học; đúng - sai; địch - ta; v.v., qua đó, phát triển tư duy khoa học, lôgíc, nâng cao tính đảng, tính chiến đấu, tính sáng tạo trong thực hiện hiệu quả chức trách, nhiệm vụ. Thời gian qua, năng lực của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có nhiều ưu điểm về tri thức, thái độ, kỹ năng, phương pháp phản biện khoa học. Vì vậy, giảng viên không ngừng tích lũy tri thức, nâng cao năng lực phản biện khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, góp phần bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, năng lực phản biện khoa học của giảng viên vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục. Trong đó, một số giảng viên tri thức phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận chưa sâu sắc, toàn diện; thái độ phản biện khoa học chưa đúng đắn, tích cực; vận dụng tri thức phản biện khoa học vào thực tiễn đấu tranh tư tưởng, lý luận có mặt chưa thuần thục, nhuần nhuyễn; quá trình lựa chọn và sử dụng phương pháp phản biện khoa học chưa phù hợp, hiệu quả; kết quả phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận chưa cao. M cho rằng, “M” [ 132, tr.7]. Thực trạng trên bắt nguồn từ những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đem lại. 8 Hiện nay, yêu cầu xây dựng Quân đội “tinh, gọn, mạnh”, trong đó xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là vấn đề xuyên suốt, là tiền đề cơ bản để tiến thẳng lên hiện đại. Các thế lực thù địch ra sức tiến hành “phi chính trị hóa” quân đội, chúng coi đây là “mũi nhọn đột phá”. Nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận trong quân đội đặt ra ngày càng cao. Yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung, các môn khoa học xã hội và nhân văn nói riêng. Tình hình mới đặt ra đối với giảng viên khoa học xã hội và nhân văn phải “M” [6, tr.2]. Để hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, đòi hỏi giảng viên phải có phẩm chất, năng lực toàn diện, đặc biệt là năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận. Từ những lý do trên, khẳng định vấn đề nghiên cứu “Năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay” có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực trạng năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội; trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Phân tích, làm rõ quan niệm và nhân tố cơ bản quy định năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội. Khảo sát, đánh giá thực trạng và xác định vấn đề đặt ra từ thực trạng năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. 9 Đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. Về không gian: Khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy ở các khoa khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị, Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường Sĩ quan Thông tin, Trường Sĩ quan Công binh, Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp, Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Không quân. Về thời gian: Sử dụng tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu từ năm 2018. 4. Cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý và thực tiễn Cơ sở lý luận Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, ý thức, nhận thức, tư duy, năng lực, đấu tranh giai cấp; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh tư tưởng, lý luận; xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên nói chung, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội nói riêng. Cơ sở chính trị 10 Các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy các trường sĩ quan quân đội liên quan đến năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội. Tiêu biểu như: M, ngày 09/12/2014 của M về M; M, ngày 22/10/2018 của M về M; Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, của Đảng Cộng sản Việt Nam, tập I, II; Tài liệu nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, của Tổng cục Chính trị; Nghị quyết số M, ngày 20/12/2022 của M về M. Cơ sở pháp lý Bao gồm: Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10, ngày 21/12/1999 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thông tư số 51/2016/TT-BQP ngày 20/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Điều lệ Công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam; Chỉ thị M, ngày 08/01/2016 của M về M; Quyết định số M ngày 25/9/2018 của M về M; Luật Giáo dục ngày 14/6/2019; Luật Giáo dục đại học (sửa đổi, bổ sung) ngày 19/11/2018; Đề án M, năm 2019 của M; Thông tư 08/2021/TT/BGDĐT, ngày 18/3/2021 ban hành Quy định đào tạo trình độ đại học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 07/2021/TT-BQP, ngày 14/01/2021 của Bộ Quốc phòng về Quy định Tiêu chuẩn chức danh sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật - nghiệp vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Thông tư số 54/2022/TT-BQP, ngày 29/7/2022 của Bộ Quốc phòng về Quy định tổ chức dạy học các môn khoa học xã hội và nhân văn trong nhà trường Quân đội; Quy định số 1397/QĐ-CT, ngày 22/6/2023 của Tổng cục Chính trị về Quy chế công tác giáo dục khoa học xã hội và nhân văn trong nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam; Quyết định M, ngày 11/7/2023 của M về M; Quyết định M, ngày 03/8/2023 của M về M; Quyết định số M, ngày 16/7/2024 về M. 11 Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay (từ năm 2018 đến nay) thông qua những tư liệu, số liệu, báo cáo tổng kết của các trường sĩ quan quân đội, cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng và kết quả điều tra, khảo sát thực tế trực tiếp của nghiên cứu sinh. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Trong đó, tập trung sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành như: Phân tích và tổng hợp, khái quát hóa và trừu tượng hóa, lịch sử và lôgíc, hệ thống và cấu trúc, so sánh, thống kê, điều tra xã hội học. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án phân tích, làm rõ quan niệm và nhân tố cơ bản quy định năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội. Khảo sát, đánh giá thực trạng và xác định vấn đề đặt ra từ thực trạng năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. Đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội. Ý nghĩa thực tiễn 12 Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học giúp Đảng ủy, Ban Giám hiệu các trường sĩ quan quân đội xác định giải pháp cơ bản nâng cao năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đấu tranh tư tưởng, lý luận và công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo ở các nhà trường quân đội hiện nay. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 04 chương (09 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 13 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến lý luận về năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội Phan Trọng Hào (Chủ biên, 2014) Nâng cao chất lượng và hiệu quả đấu tranh lý luận ở nước ta hiện nay [ 37]. Công trình đã luận giải những đặc điểm của đấu tranh lý luận ở nước ta hiện nay với việc khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, có những đột phá mới. Trong đó, có những đặc điểm nổi bật như, đất nước đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bộ phận quan trọng hàng đầu trong phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” và nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ta. Vai trò quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, định hướng phát triển đúng đắn giá trị con người. Có sự gắn bó chặt chẽ giữa nội dung lý luận chính trị với tư tưởng, đạo đức, lối sống. Trong đó, đặc điểm đấu tranh lý luận ở nước ta hiện nay chịu tác động lớn và trực tiếp của đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc diễn ra “gay gắt, phức tạp, nhất là trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng” [37, tr.19]. Vũ Văn Ban (2015), Nâng cao năng lực tư duy lý luận của giảng viên trẻ trong các học viện, trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam [1]. Ở góc độ triết học, công trình đã khái quát những khía cạnh cơ bản của năng lực. Năng lực bao giờ cũng gắn với con người và hoạt động của con người, là sản phẩm của nhận thức và hoạt động thực tiễn. Các yếu tố cấu thành năng lực vừa thuộc về cái vốn có, bẩm sinh, tiềm ẩn bên trong chủ thể, vừa là sản phẩm của hoạt động thực tiễn. Các yếu tố này có mối quan hệ thống nhất, biện chứng với 14 nhau, cùng tác động, chuyển hóa, hợp thành năng lực tư duy lý luận của giảng viên trẻ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Trong các yếu tố cấu thành năng lực, tư chất, kĩ năng - kĩ xảo hoạt động của chủ thể có vai trò đặc biệt quan trọng, còn vốn tri thức “luôn giữ vai trò quyết định nhất” [1, tr.41]. Vũ Trà Giang (2018), Phát triển tư duy phản biện khoa học của giảng viên lý luận chính trị hiện nay [28]. Công trình khẳng định, tư duy phản biện khoa học là tư duy phản biện nhằm khẳng định hoặc phủ định một vấn đề bằng các luận cứ khoa học và căn cứ thực tiễn, đưa ra kết luận chính xác về bản chất sự vật, hiện tượng. Những thuộc tính của tư duy phản biện khoa học gồm có tính phê phán và tự phê phán; tư duy tự điều chỉnh và có luận chứng rõ ràng trước một tình huống có vấn đề phải khẳng định hay phủ định; thể hiện rõ lập trường, quan điểm, chính kiến trong nghiên cứu, dự báo, định hướng nhận thức và hành động. Nguyễn Thanh Hải (2018), “Năng lực phản biện khoa học của giảng viên trong nhà trường quân đội” [34]. Công trình đã đưa ra quan niệm và cấu trúc năng lực phản biện khoa học của giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở nhà trường quân đội bao gồm các yếu tố “Tri thức khoa học, tri thức quân sự, tố chất, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm hoạt động sư phạm quân sự” [34, tr.110]. Các yếu tố này thống nhất biện chứng với nhau hợp thành khả năng, phản ánh trình độ, quan điểm, chính kiến, phương pháp tư duy khoa học, quân sự, ý chí, nghị lực, bản lĩnh, niềm tin khoa học. Qua đó khẳng định, năng lực phản biện khoa học là nội dung quan trọng trong nhân cách của nhà giáo, tác động trực tiếp đến kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của họ. Đặc biệt, thông qua đấu tranh tư tưởng, lý luận giúp giảng viên chủ động, sáng tạo khẳng định bản chất cách mạng, giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ cách mạng, quân đội. 15 Phạm Thanh Giang (2019), Phát triển nguồn lực giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chất lượng cao trong các học viện quân đội hiện nay [27]. Ở góc độ chủ nghĩa xã hội khoa học, công trình đã đề cập đến vai trò quan trọng của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có quan hệ chặt chẽ với việc tạo động lực và tự phát huy vai trò, trách nhiệm của giảng viên. Công trình chỉ rõ: “Tự học tập, tự rèn luyện, tự tu dưỡng để ngày càng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ lý luận và kỹ năng đấu tranh là nhân tố quyết định suy đến cùng hiệu quả phát huy” [ 27, tr.51]. Công trình khẳng định muốn phát triển nguồn nhân lực giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chất lượng cao đòi hỏi phải phát triển nhân tố chủ quan của họ. Lưu Đình Trang (2019), Bản lĩnh chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [136]. Ở góc độ triết học, công trình đã tiếp cận cả về lý luận và thực tiễn bản lĩnh chính trị của giảng viên. Đặc biệt, công trình đưa ra khái niệm về bản lĩnh chính trị trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam là “tổng hòa các thuộc tính về phẩm chất, năng lực và dũng khí đấu tranh tư tưởng, lý luận” [136, tr.54]. Bản lĩnh chính trị giúp giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có khả năng tự quyết định một cách độc lập, đúng đắn thái độ và hành động đấu tranh tư tưởng, lý luận; kiên định, vững vàng, không dao động trước thực tiễn đấu tranh tư tưởng, lý luận trong giảng dạy và hoạt động xã hội. Bùi Xuân Quỳnh (2020), “Vai trò của giảng viên lý luận chính trị trong đấu tranh phòng, chống luận điệu sai trái, thù địch trên không gian mạng ở nước ta hiện nay” [109]. Công trình đã chỉ rõ, giảng viên lý luận chính trị có vai trò rất quan trọng, người trực tiếp và chủ yếu giảng dạy, tuyên truyền chủ 16 nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm xây dựng thế giới quan, phương pháp luận khoa học và phẩm chất chính trị cho người học. Giảng viên trực tiếp tham gia nghiên cứu bổ sung và phát triển lý luận chính trị, làm sáng rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra. Giảng viên thường xuyên tham gia tiếp cận, nhận diện sâu rộng, kịp thời các thông tin, luận điệu, từ đó chia sẻ, viết bài, bình luận phản biện và đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu sai trái, thù địch. Đặc biệt công trình nhấn mạnh giảng viên lý luận chính trị có “khả năng phân tích, nhận diện các luận điệu sai trái thù địch, bởi họ được đào tạo, có hiểu biết chuyên sâu về khoa học lý luận chính trị” [109, tr.6]. Đinh Xuân Hanh (2021), Phát triển đội ngũ giảng viên các học viện trong quân đội theo tiếp cận năng lực [ 33]. Tiếp cận dưới góc độ khoa học quản lý giáo dục, công trình dựa vào phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để triển khai nghiên cứu luận án. Qua đó khẳng định: “Năng lực là khả năng kiến tạo, tích hợp và vận dụng một cách có hiệu quả tiềm năng của con người” [33, tr.30] để thực hiện một hoạt động hoặc có cách ứng xử phù hợp trước một tình huống, hoàn cảnh xác định. Năng lực này bao gồm, kiến thức, kĩ năng, thái độ, niềm tin, thể lực, sự sẵn sàng hành động và được thể hiện ở kết quả của hoạt động. Vì vậy, bàn về năng lực, không có năng lực chung chung, mà phải gắn liền với hoạt động cụ thể và hoạt động đó phải tạo ra giá trị sử dụng. Trong toàn bộ đặc điểm tạo nên nhân cách, năng lực chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, nó quyết định giá trị đích thực của mỗi cá nhân. Bùi Ngọc Quân (2022), Tư duy phản biện của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn trong Quân đội hiện nay [ 111]. Công trình đã đưa ra quan niệm tư duy phản biện của giảng viên trẻ khoa học xã hội nhân văn trong Quân đội là tổng hòa trình độ tri thức khoa học, phương pháp, kỹ năng, thái độ và tư chất cá nhân của chủ thể được huy động trong thẩm định, đánh giá, kết luận khoa học vấn đề. Công trình chỉ ra những yếu tố cấu thành tư duy 17 phản biện của giảng viên gồm, trình độ tri thức khoa học, phương pháp, kỹ năng, tư chất cá nhân. Qua đó, xác định vị trí, vai trò của từng thành tố trong hình thành, phát triển năng lực tư duy biện chứng duy vật. Trong đó, trình độ tri thức khoa học được khẳng định là yếu tố giữ vai trò “quyết định, chi phối” [111, tr.38] sự phát triển của các yếu tố khác. Ngoài ra, thái độ phản biện là động cơ, tư chất cá nhân là nền tảng vật chất, phương pháp, kỹ năng tư duy phản biện là biểu hiện. Nguyễn Văn Cường, Đoàn Đức Khánh (Đồng Chủ biên, 2022), Bồi dưỡng năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường quân đội hiện nay [11]. Công trình chỉ rõ năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các nhà trường quân đội là tổng hòa các yếu tố nhằm nhận diện, đấu tranh, ngăn chặn ảnh hưởng của những quan điểm, tư tưởng thù địch, góp phần bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta. Công trình chỉ ra các yếu tố cấu thành năng lực đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn gồm, tri thức lý luận, tri thức kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo và yếu tố tâm lý, năng khiếu. Trong đó, tri thức lý luận và tri thức kinh nghiệm được khẳng định là “yếu tố quan trọng hàng đầu, có vai trò chi phối mạnh mẽ đối với các yếu tố khác” [11, tr.43]. Phạm Công Thưởng (2022), “Nguyên tắc đấu tranh tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay” [129]. Công trình đã khái lược một số vấn đề đấu tranh tư tưởng, lý luận ở Việt Nam qua đó khẳng định “Tư tưởng phát triển đến trình độ nhất định thì trở thành lý luận. Lý luận là hạt nhân của tư tưởng. Lý luận là tư tưởng ở trình độ khái quát cao trở thành hệ thống, thành luận thuyết” [129, tr.21]. Ngoài ra, công trình đề xuất nội dung nguyên tắc đấu tranh tư tưởng, lý luận ở Việt Nam hiện nay với việc kiên định và vận dụng sáng tạo thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật trong đấu tranh tư 18 tưởng, lý luận. Kiên định và vận dụng sáng tạo những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đấu tranh tư tưởng, lý luận. Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong đấu tranh tư tưởng, lý luận. Kiên định đường lối đổi mới và phát triển đất nước. Nguyễn Văn Gấu (2024), “Đẩy mạnh đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa trong quân đội nhân dân Việt Nam qua tác phẩm “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” [ 30]. Công trình đã phân tích, luận giải những vấn đề bản chất, giá trị cốt lõi xung quanh 29 bài viết, bài phát biểu của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Công trình đã chỉ ra những âm mưu, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch, như: “Bôi nhọ, xuyên tạc, công kích chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng” [30, tr.2]; đả kích bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là truyền thống văn hóa, văn nghệ cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa; lợi dụng những người bất mãn tìm cách lôi kéo, hướng lái làm chuyển hóa từ bên trong; kích động lối sống sùng ngoại, thực dụng, cá nhân, vị kỷ. 1.1.2. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến thực trạng năng lực phản biện khoa học trong đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay Dương Quốc Dũng (Chủ biên, 2015), Quân đội đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, lý luận hiện nay [12]. Công trình ngoài việc làm nổi bật những ưu điểm của quân đội trong đấu tranh trên các phương diện, còn chỉ ra những hạn chế về nhận thức của lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ chiến sĩ ở một số đơn vị về mục tiêu, nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận còn chưa đầy đủ, sâu sắc. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong đấu tranh tư 19 tưởng, lý luận bất cập. Công tác tư tưởng, lý luận có mặt thiếu sắc bén, thiếu sức thuyết phục, tính chiến đấu chưa cao, chưa kịp thời và linh hoạt. Tính khoa học, sức thuyết phục của một số bài đấu tranh trực diện với các quan điểm phản diện, sai trái, thù địch chưa cao, số lượng chưa nhiều. Thậm chí, “Một số đề tài nghiên cứu, bài viết mới chỉ dừng lại ở giải thích đường lối, quan điểm của Đảng đã có trong văn kiện, nghị quyết” [12, tr.100]. Lê Anh Thơ, Nguyễn Sĩ Họa (Đồng Chủ biên, 2016), Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn của các nhà trường quân đội trong đấu tranh tư tưởng - lý luận hiện nay [127]. Ngoài việc chỉ ra những ưu điểm, công trình đã làm nổi bật sự gắn kết khá chặt chẽ giữa hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học với nội dung của cuộc đấu tranh. Bên cạnh đó, những hạn chế về tính định hướng của bài giảng, chất lượng, số lượng tham gia đấu tranh, cơ chế, chính sách, môi trường đảm bảo. Đặc biệt, công trình nhấn mạnh “có những giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong 5 năm liền chưa có bài viết, chuyên đề, đề tài” [127, tr.63] trên lĩnh vực đấu tranh tư tưởng, lý luận trong tình hình mới. Nguyễn Văn Bạo (2016), Phát huy vai trò đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện Chính trị với đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong quân đội [4]. Công trình chỉ ra một số hạn chế chưa thực sự tương xứng với vị trí và tiềm năng của họ. Qua đó, công trình chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, “Xuất phát từ sự tác động của các cơ chế, chính sách đãi ngộ chưa tương xứng; giảng viên thiếu thông tin phản diện, thiếu cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật để đấu tranh; chất lượng giáo dục, đào tạo còn có mặt hạn chế, một số giảng viên thiếu nỗ lực trong học tập, rèn luyện” 4,[ tr.80 - 81]. Để phát huy vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần phải tìm ra nguyên nhân chi phối. Đồng thời, phải có cơ chế, chính 20 sách, chủ động cung cấp thông tin, trang bị cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và tạo động lực thúc đẩy giảng viên tham gia. Nguyễn Đình Bắc (Chủ biên, 2017), Phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội trong đấu tranh tư tưởng, lý luận hiện nay [5]. Công trình đã chỉ rõ nhân tố tác động và yêu cầu phát huy vai trò của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội trong đấu tranh tư tưởng, lý luận. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đang đi vào chiều sâu. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và sự nghiệp xây dựng quân đội. Âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch. Đặt ra yêu cầu bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng. Tích cực đấu tranh làm thất bại các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Nhất là “tổ chức lực lượng chặt chẽ, phân công trách nhiệm rõ ràng, tích cực đưa mọi giảng viên lý luận chính trị tham gia vào các hình thức cụ thể của cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận” [5, tr.99]. Cao Văn Trọng (2017), Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảng viên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay [137]. Công trình đã chỉ rõ những hạn chế về nhận thức, hoạt động đào tạo tại trường và bồi dưỡng trong quá trình công tác, tình trạng dạy và học có tính xuôi chiều, ít đối thoại, ít có tình huống về tư tưởng chính trị cần xử lý, lý luận chưa gắn thật sát với thực tiễn đấu tranh tư tưởng. Nhất là, “Trong các công trình nghiên cứu của cả thầy và trò, tính chiến đấu chưa được đề cao” [ 137, tr.83]. Ngoài ra, công tác tổ chức hoạt động đấu tranh tư tưởng, bảo đảm thông tin, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, cơ chế chính sách ở một số nhà trường chưa thuận lợi. Đặc biệt, một số giảng viên thiếu nỗ lực trong tự học tập, tự rèn luyện nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng. 21 Nguyễn Bá Dương (Chủ biên, 2018), Nghiên cứu phát triển lý luận đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của Quân đội nhân dân Việt Nam [13]. Công trình đã chỉ rõ những thành tựu về lý luận đấu tranh phòng, chống “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá của Quân đội nhân dân Việt Nam. Công trình đặc biệt nhấn mạnh hạn chế, yếu kém về “Phát triển lực lượng, bồi dưỡng, phổ biến kinh nghiệm, kỹ năng đấu tranh cho cán bộ trẻ ở một số đơn vị còn chậm” [ 13, tr.103 - 104]. Từ các nguyên nhân hạn chế về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi. Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nghiên cứu, phát triển lý luận đấu tranh phòng, chống của cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp có mặt còn hạn chế nhất định. Chưa quan tâm đúng mức công tác lý luận và xây dựng đội ngũ cán bộ lý luận. Cơ chế, chính sách phát huy dân chủ và bảo đảm cho nghiên cứu lý luận đấu tranh phòng, chống chậm được đổi mới hoặc đổi mới chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh. Phan Sỹ Thanh (Chủ biên, 2018), Nâng cao năng lực đấu tranh trên mặt trận tư tưởng lý luận của giảng viên ở các học viện, nhà trường quân đội hiện nay [ 123]. Công trình ngoài việc chỉ ra những ưu điểm về nhận thức, trách nhiệm, nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao, môi trường và cơ chế chính sách, chất lượng, hiệu quả hoạt động đấu tranh. Công trình đã chỉ rõ những hạn chế, yếu kém về nhận thức, trách nhiệm của một số chủ thể, lực lượng tham gia nâng cao có lúc chưa thống nhất. Một số nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao chưa thật hiệu quả, trong đó việc tham gia vào đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên cơ bản vẫn là “gián tiếp” [ 123, tr.68] thông qua các hoạt động viết giáo trình, giảng dạy, viết báo, nghiên cứu khoa học. Môi trường và cơ chế chính sách khuyến khích giảng viên đấu tranh chưa thật sự thuận lợi và đầy đủ. Năng lực đấu tranh của một bộ phận giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, tính chất phức tạp cuộc đấu tranh. 22 Nguyễn Văn Trường (Chủ biên, 2020), Nâng cao chất lượng hoạt động đấu tranh trên không gian mạng của lực lượng 47 ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay [ 140]. Công trình nhấn mạnh nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể về chất lượng hoạt động của Lực lượng 47 ngày càng đầy đủ hơn. Lực lượng 47 được thành lập kịp thời, nhanh chóng đi vào hoạt động và thường xuyên được kiện toàn. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của Lực lượng 47 ngày càng nâng cao. Cơ sở vật chất bảo đảm cho lực lượng 47 được đầu tư ngay từ đầu. Tuy nhiên, số lượng và bài đấu tranh trên mạng của Lực lượng 47 chưa nhiều, tần suất đăng bài chưa đều. Số lượng các bài có chất lượng cao còn ít. Các bài đấu tranh trực diện, làm rõ những sai trái, xuyên tạc trong các luận điệu chống phá của các thế lực thù địch chưa kịp thời. Việc viết và đăng bài có lúc chưa theo sát diễn biến mới của những vấn đề mới liên quan. Một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế là do “đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng ở các nhà trường theo quy trình” [140, tr.69]. Trịnh Xuân Ngọc (2021), Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay [105]. Tiếp cận ở góc độ triết học, công trình đã luận giải và làm rõ thực trạng phát huy vai trò giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Bên cạnh những ưu điểm, công trình đã chỉ ra những hạn chế còn tồn tại ở một bộ phận giảng viên chưa khẳng định được họ là lực lượng chủ yếu, trực tiếp trong truyền bá bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Một số giảng viên chưa thể hiện rõ họ là lực lượng nòng cốt trong tham gia nghiên cứu, bổ sung, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt, “vai trò chủ công, xung kích, đi đầu trong đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch của một bộ phận giảng viên khoa học xã hội và nhân văn chưa thật sự chủ động, tích cực” [105, tr.96].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_nang_luc_phan_bien_khoa_hoc_trong_dau_tranh_tu_tuong.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc
Luận văn liên quan