Luận án Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Hệ thống vận tải chủ yếu bao gồm các phương thức vận tải chủ yếu là vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường thủy nội địa, vận tải đường biển, vận tải đường hàng không và 02 phương thức vận tải đặc thù là vận tải đường ống (chỉ sử dụng cho vận tải hàng hóa thể lỏng và thể khí), vận tải đô thị. Trong các phương thức vận tải trên thì vận tải đường bộ bằng ô tô là loại phương tiện có đặc điểm chính là vận chuyển triệt để từ cửa đến cửa. Đây là loại phương thức vận tải tham gia vào các quá trình trực tiếp và gián tiếp trong hoạt động vận tải và đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương và cả nước. VTÔT theo đối tượng vận chuyển gồm vận tải hàng hóa và vận tải hành khách, đối với vận tải hành khách do đa dạng hóa hình thức phục vụ do vậy VTÔT bao gồm vận tải hành khách tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng taxi, vận tải hành khách theo hợp đồng. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước, VTÔT phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân

pdf205 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ---------- LÊ TRỌNG THÀNH NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI Ô TÔ TẠI TỈNH NINH BÌNH LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI ---------- LÊ TRỌNG THÀNH NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI Ô TÔ TẠI TỈNH NINH BÌNH Ngành: Tổ chức và quản lý vận tải Mã số: 62.84.01.03 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Từ Sỹ Sùa 2. PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương HÀ NỘI – 2017 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, không sao chép. Các số liệu và kết quả trong luận án này là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả Lê Trọng Thành ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình”, Nghiên cứu sinh đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau Đại học, Khoa Vận tải - Kinh tế, giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng Trường Đại học Giao thông vận tải, các nhà khoa học trong và ngoài ngành, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Từ Sỹ Sùa, PGS.TS. Nguyễn Thanh Chương, những thầy giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo để luận án được hoàn thành. Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp cơ quan và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này./. Tác giả iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan .................................................................................................... i Lời cảm ơn ....................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................ iii Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................. vi Danh mục các bảng biểu .............................................................................. viii Danh mục các hình vẽ, sơ đồ, biểu đồ .......................................................... ix MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 6 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................... 6 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước............................................................ 8 1.3. Khoảng trống khoa học và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ................. 14 1.3.1. Đánh giá chung những kết quả của các công trình nghiên cứu ... 14 1.3.2. Khoảng trống khoa học ................................................................. 15 1.3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ................................................. 16 1.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ............................................. 20 2.1. Những vấn đề chung về hoạt động vận tải ô tô ........................................ 20 2.1.1. Khái niệm về vận tải ô tô .............................................................. 20 2.1.2. Phương tiện vận tải ô tô ................................................................ 23 2.1.3. Đặc điểm của vận tải ô tô ............................................................. 24 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động vận tải ô tô ..................... 25 2.1.5. Năng lực, vai trò của vận tải ô tô ................................................. 28 2.2. Tổng quan quản lý nhà nước về vận tải ô tô ............................................ 30 2.2.1. Những vấn đề chung về quản lý nhà nước .................................... 30 iv 2.2.2. Quản lý nhà nước về vận tải ô tô .................................................. 32 2.2.3. Quản lý nhà nước theo ngành kết hợp theo địa giới hành chính . 39 2.2.4. Đánh giá quản lý nhà nước về vận tải ô tô ................................... 47 2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vận tải ô tô ........................................ 54 2.3.1. Quản lý nhà nước về vận tải ô tô ở nước ngoài ........................... 54 2.3.2. Quản lý nhà nước trong vận tải ô tô trong nước .......................... 58 2.3.3. Bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà nước về vận tải ô tô ....... 60 Kết luận chương 2 ......................................................................................... 62 Chương 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI Ô TÔ TẠI TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2012 - 2016 .............................................................................................................. 63 3.1. Tổng quan về tỉnh Ninh Bình ................................................................... 63 3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ..................................................... 63 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 64 3.1.3. Đánh giá chung ............................................................................. 68 3.2. Thực trạng công tác hoạch định chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, cơ chế chính sách ........................................................................................................ 70 3.2.1. Quản lý bằng văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chiến lược ................................................................................................................. 71 3.2.2. Quản lý chuyên ngành bằng quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành .......... 72 3.2.3. Cơ chế, chính sách phát triển vận tải ô tô .................................... 72 3.3. Thực trạng công tác tổ chức điều hành .................................................... 74 3.3.1. Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về vận tải ................................. 74 3.3.2. Quản lý hoạt động kinh doanh vận tải ô tô ................................... 79 3.4. Thực trạng công tác hậu kiểm ................................................................ 105 3.5. Những kết quả đạt được, tồn tại và hạn chế trong quản lý nhà nước về vận tải ô tô ..................................................................................................... 106 v 3.5.1. Đánh giá quản lý nhà nước về vận tải ô tô tỉnh Ninh Bình theo ma trận SWOT ............................................................................................. 106 3.5.2. Nguyên nhân những điểm yếu, nguy cơ ...................................... 115 Kết luận chương 3 ....................................................................................... 116 Chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI Ô TÔ TẠI TỈNH NINH BÌNH ............................ 117 4.1. Định hướng phát triển giao thông vận tải tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ................................................................................. 117 4.1.1. Mục tiêu phát triển vận tải ô tô tỉnh Ninh Bình .......................... 117 4.1.2. Quy hoạch phát triển vận tải ô tô tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 ..................................................................... 118 4.2. Các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình ..................................................................................................... 119 4.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quy hoạch, cơ chế, chính sách ....... 119 4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức và phân cấp quản lý ......... 127 4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động và tổ chức quản lý doanh nghiệp .................................................................................... 132 4.2.4. Nhóm giải pháp tổng hợp ............................................................ 140 Kết luận chương 4 ....................................................................................... 154 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 155 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ........ 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 159 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 169 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Tiếng Việt ATGT An toàn giao thông CLCT Chất lượng công trình DNNN Doanh nghiệp nhà nước GPLX Giấy phép lái xe GTĐB Giao thông đường bộ GTVT Giao thông vận tải GSHT Giám sát hành trình KCHTGT Kết cấu hạ tầng giao thông KDVT Kinh doanh vận tải KLVC Khối lượng vận chuyển KTQD Kinh tế quốc dân KTTTX Kiểm tra tải trọng xe NSNN Ngân sách nhà nước QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định QLNN Quản lý Nhà nước QLXD Quản lý xây dựng QPPL Quy phạm pháp luật TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNGT Tai nạn giao thông TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân VNĐ Việt Nam đồng VT Vận tải vii Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ VTHH Vận tải hàng hóa VTHK Vận tải hành khách VTHKCC Vận tải hành khách công cộng VTÔT Vận tải ô tô Tiếng Anh GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm nội địa) GDRP Gross Domestic Provincial Product (Tổng sản phẩm nội địa của địa phương) ISO International Organization for Standardization (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) SWOT Strengths - Weaknesses - Oportunities - Threat (Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Nguy cơ) USD United Stades Dollar (Đồng đô la Mỹ) WB World Bank (Ngân hàng thế giới) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT Tên bảng Trang Bảng 2. 1. Đánh giá chính sách phát triển VTÔT ........................................... 49 Bảng 2. 2. Đánh giá chính sách pháp luật về VTÔT ...................................... 49 Bảng 2. 3. Các tiêu chí đánh giá QLNN về VTÔT ......................................... 51 Bảng 2. 4. Cấu trúc của SWOT ....................................................................... 53 Bảng 3. 1. Phương tiện đang lưu hành tỉnh Ninh Bình đến tháng 12/2016 .... 80 Bảng 3. 2. Tỷ lệ phương tiện vận tải năm 2016 so với quy hoạch ................. 81 Bảng 3. 3. Thực trạng hoạt động vận tải hành khách tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2007-2016 ....................................................................................... 91 Bảng 3. 4. Thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2007-2016 ....................................................................................... 92 Bảng 3. 5. Tỷ lệ khối lượng vận tải đường bộ năm 2016 so với quy hoạch ... 93 Bảng 3. 6. Các tuyến VTHK cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình .... 93 Bảng 3. 7. Thực trạng phương tiện và tần suất hoạt động trên các tuyến buýt .... 94 Bảng 3. 8. Số lượng xe Taxi trên địa bàn tỉnh năm 2016 ............................... 95 Bảng 3. 9. Thực trạng đường bộ tỉnh Ninh Bình đến tháng 12/2016 ............. 98 Bảng 3. 10. Thực trạng bến xe trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ......................... 100 Bảng 3. 11. Tóm tắt SWOT thực trạng vận tải ô tô Ninh Bình .................... 111 ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ TT Tên bảng Trang Hình 1. 1. Khung logic nghiên cứu của luận án .............................................. 17 Hình 2. 1. Quá trình sản xuất đối với các ngành sản xuất vật chất ................. 22 Hình 2. 2. Quá trình sản xuất đối với ngành sản xuất vận tải ......................... 22 Hình 2. 3. Các loại hình vận tải ô tô ............................................................... 23 Hình 3. 1. Bộ máy quản lý nhà nước về vận tải ở trung ương ........................ 74 Hình 3. 2. Bộ máy quản lý nhà nước về vận tải ở địa phương ....................... 75 Hình 3. 3. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng phương tiện tỉnh Ninh Bình và cả nước giai đoạn 2012-2016 ....................................................................... 82 Hình 3. 4. Biểu đồ tỷ lệ xe ô tô theo độ tuổi tại Ninh Bình ............................ 82 Hình 3. 5. Biểu đồ tỷ lệ xe ô tô theo độ tuổi trên cả nước .............................. 83 Hình 3. 6. Biểu đồ tỷ lệ các hạng mục không đạt tiêu chuẩn ......................... 83 Hình 3. 7. Tỷ lệ phương tiện vận tải trên một số tuyến đường tỉnh Ninh Bình ................................................................................................. 84 Hình 3. 8. Đánh giá hoạt động của bộ phận theo dõi ATGT tại doanh nghiệp .............................................................................................. 89 Hình 3. 9. Hạ tầng giao thông Ninh Bình so với cả nước ............................... 98 Hình 3. 10. Cách thức tiếp nhận Luật giao thông đường bộ của lái xe ........ 105 Hình 4.1. Tổ chức bộ máy Quản lý nhà nước ............................................... 128 Hình 4.2. Theo dõi hoạt động của phương tiện qua thiết bị GSHT .............. 131 Hình 4.3. Tiêu chuẩn phân hạng doanh nghiệp và phân hạng tuyến VTHK tuyến cố định trong QLNN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình .............. 138 Hình 4.4. Mô hình quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình lĩnh vực vận tải đường bộ bằng ô tô .................................................................. 139 Hình 4.5. Thiết bị Giám sát hành trình ......................................................... 145 Hình 4.6. Các hình thức ứng dụng thiết bị GSHT ........................................ 145 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Hệ thống vận tải chủ yếu bao gồm các phương thức vận tải chủ yếu là vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường thủy nội địa, vận tải đường biển, vận tải đường hàng không và 02 phương thức vận tải đặc thù là vận tải đường ống (chỉ sử dụng cho vận tải hàng hóa thể lỏng và thể khí), vận tải đô thị. Trong các phương thức vận tải trên thì vận tải đường bộ bằng ô tô là loại phương tiện có đặc điểm chính là vận chuyển triệt để từ cửa đến cửa. Đây là loại phương thức vận tải tham gia vào các quá trình trực tiếp và gián tiếp trong hoạt động vận tải và đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương và cả nước. VTÔT theo đối tượng vận chuyển gồm vận tải hàng hóa và vận tải hành khách, đối với vận tải hành khách do đa dạng hóa hình thức phục vụ do vậy VTÔT bao gồm vận tải hành khách tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng taxi, vận tải hành khách theo hợp đồng. Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước, VTÔT phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân. Hiện tại hoạt động VTÔT đang đóng góp quan trọng vào tất cả các quá trình vận tải trong hệ thống vận tải và trực tiếp tham gia vận tải. Tính đến năm năm 2016, trong cơ cấu khối lượng vận chuyển thì VTÔT chiếm 94% khối lượng vận chuyển hành khách và 75,7% khối lượng vận chuyển hàng hóa [67]. VTÔT đã có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là cầu nối giữa các vùng kinh tế trong nước, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Song song với sự phát triển của ngành VTÔT, đó là công tác QLNN về VTÔT, đây chính là hoạt động tạo điều kiện cho ngành VTÔT phát triển. Chính QLNN về VTÔT đã tạo điều kiện để hoạt động VTÔT đóng góp cho sự phát 2 triển đất nước, đồng thời có những công cụ quan trọng như quy hoạch, chính sách để điều tiết, tăng tính hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội. Vai trò của nhà nước là tạo ra được môi trường lành mạnh để các đối tượng quản lý và cụ thể nghiên cứu ở đây là VTÔT hoạt động. QLNN về VTÔT cũng đã có những chuyển biến tích cực và ngày càng được hoàn thiện. QLNN về VTÔT thể hiện ở 05 nội dung chủ đạo: Quản lý quy hoạch hệ thống vận tải, Quản lý hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành, Quản lý chất lượng dịch vụ, Quản lý an toàn vận tải, Quản lý hoạt động các doanh nghiệp và trên hai đối tượng chính là vận tải hàng hóa và vận tải hành khách. Trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2012 - 2016 là giai đoạn siết chặt quản lý VTHK. Các quy hoạch giao thông được xây dựng và triển khai, hệ thống hạ tầng được xây dựng cơ bản đầy đủ; Công tác quản lý, đăng kiểm phương tiện, sức khỏe người lái được chú trọng; An toàn, an ninh giao thông nâng caov.v. VTHK đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, QLNN về VTÔT đã được quan tâm và có biến chuyển tốt nhưng chưa thật sự được đổi mới, chưa theo kịp với sự phát triển và những diễn biến của hoạt động vận tải đặc biệt là VTHH; QLNN đối với hoạt động VTÔT còn nhiều hạn chế, chưa đạt được mục tiêu, yêu cầu của quản lý; vai trò QLNN đối với các đơn vị VTHH còn nhiều yếu kém; tình trạng xe quá khổ quá tải mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp xử lý nhưng vẫn tiếp diễn phức tạp; là nguy cơ tiềm ẩn mất ATGT và phá hoại kết cấu mặt đường. Để theo kịp sự phát triển của lực lượng vận tải và đáp ứng vai trò chủ đạo của vận tải đường bộ, QLNN về VTÔT cần được quan tâm xây dựng hoàn thiện. Trong những năm qua, nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả hướng tới giải pháp đổi mới, nâng cao năng lực quản lý vận tải đường bộ trên cả nước. Nhiều hội thảo, hội nghị tìm kiếm giải pháp giảm thiểu tai nạn giao thông, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và ứng dụng vào thực tế đã được tổ chức. 3 Tại Ninh Bình, tuy đã có nhiều cố gắng trong tổ chức quản lý vận tải nói chung và vận tải đường bộ nói riêng nhưng QLNN về VTÔT còn nhiều hạn chế; hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, chất lượng phục vụ còn thấp, quan trọng nhất là còn tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT cao. Tuy nhiên, đến nay, chưa có một luận án nào nghiên cứu chi tiết trên góc độ khoa học về vấn đề QLNN về VTÔT và đưa ra những giải pháp thực tế gắn liền với đặc điểm của từng địa phương. Hoàn thiện QLNN là một yêu cầu cấp bách tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển ổn định và bền vững của vận tải nói chung và VTÔT nói riêng. Do vậy, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình”. 2. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận của công tác QLNN đối với hoạt động VTÔT, trên cơ sở đó xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu quản lý nhà nước đối về VTÔT trên địa bàn tỉnh (thành phố). - Làm rõ thực trạng và đánh giá thực hiện mục tiêu QLNN và các hoạt động quản lý nhà nước về VTÔT tại tỉnh Ninh Bình, làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của các hoạt động này và tìm ra nguyên nhân của các điểm yếu trong công tác QLNN trên địa bàn tỉnh. - Đề xuất các quan điểm và phương thức, mô hình tổ chức quản lý nhà nước về VTÔT và trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, thông qua các giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN về VTÔT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động quản lý nhà nước về VTÔT tại tỉnh Ninh Bình, với đối tượng của hoạt động VTÔT là VTHH và VTHK. b) Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Các hoạt động QLNN về VTÔT trên các khâu 4 của quá trình hoạch định, tổ chức điều hành, kiểm tra kiểm soát, chính sách, QLNN đối với hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa và vận tải hành khách. - Phạm vi về không gian: Hoạt động VTÔT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu điều tra, thống kê trong giai đoạn 2012-2016; các số liệu dự báo đến năm 2020 và 2025. Hoàn thiện các giải pháp đến năm 2025. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án a) G
Luận văn liên quan