Trong những năm gần đây, việc mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến ở những
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Đến những năm 2020, số người dùng
Internet tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng lên 88% so với 77% của năm 2019.
Theo Google, Temasek và Bain & Company dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình
của thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2020-2025 là 29%. Mua sắm trực tuyến
hay thương mại trực tuyến tạo thành một khuynh hướng kinh doanh mới. Ngày càng
nhiều các tổ chức và cá nhân sử dụng công nghệ để thực hiện hành vi mua sắm của
mình do những ưu điểm và lợi ích mà hệ thống trực tuyến mang lại (Brown và cộng
sự, 2003). Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giới,
các doanh nghiệp còn nhận định rằng lợi thế cạnh tranh sẽ không được xác định bởi
một mình doanh nghiệp của họ, mà bởi sức mạnh của các đối tác và hệ sinh thái kỹ
thuật số mà họ lựa chọn (Jessie Guo, 2020). Thêm vào đó, dưới tác động của đại dịch
Covid-19 cùng với các giai đoạn giãn cách xã hội đã thúc đẩy khách hàng tiếp cận với
các kênh phân phối trực tuyến một cách mạnh mẽ, phổ biến hơn đặc biệt là trong lĩnh
vực tài chính và xu hướng phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng không
nằm ngoài xu thế này.
Đã có nhiều nghiên cứu nhằm kiểm tra các thách thức và cơ hội khác nhau của
việc áp dụng thương mại điện tử trong các lĩnh vực khác nhau như kinh doanh trực
tuyến, đào tạo trực tuyến, ngân hàng trực tuyến, chính phủ điện tử (Oblinger, 2001;
Featherman, Valacich, & Wells, 2006; Dasgupta & Sengupta, 2002; Dwivedi &
Bharti, 2010; Hariharaputhiran, 2012; Raghunath & Panga, 2013; Keivani và cộng sự,
2013, Phichitchaisopa & Naenna, 2013). Tuy nhiên đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân
thọ thì có rất ít nghiên cứu điển hình về lĩnh vực bảo hiểm trực tuyến. Bảo hiểm nhân
thọ là một nhân tố thuộc thị trường tài chính, tuy nhiên đặc điểm của ngành kinh
doanh bảo hiểm nhân thọ là hoàn toàn khác biệt so với các dịch vụ tài chính khác.
Theo Aarabi & Bromideh (2006), bảo hiểm trực tuyến, có nghĩa là sử dụng Internet và
công nghệ thông tin trong việc phát triển, phân phối và bán các dịch vụ bảo hiểm. Cụ
thể hơn, bảo hiểm trực tuyến được hiểu là đơn bảo hiểm có thể được yêu cầu, trình
bày, đàm phán và ký kết trực tuyến. Việc sử dụng internet đảm bảo việc truyền tải
thông tin tốt hơn với chi phí hiệu quả hơn trên một phạm vi rộng lớn. Nó đã thay đổi
vai trò của các nhà đại lý hay môi giới bảo hiểm từ một "trung gian bảo hiểm" thành
"người truyền tải thông tin" cho khách hàng (Arora, 2003).
177 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ trực tuyến ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
TÔ THỊ HỒNG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ
TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
HÀ NỘI – NĂM 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------
TÔ THỊ HỒNG
NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN Ý ĐỊNH MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ
TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế bảo hiểm
Mã số: 9340201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Thị Hải Đường
2. TS. Hoàng Bích Hồng
HÀ NỘI – NĂM 2022
i
LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày..tháng năm 2022
Nghiên cứu sinh
Tô Thị Hồng
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..........................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRỰC TUYẾN .............. 6
1.1. Giới thiệu chung về bảo hiểm nhân thọ ............................................................ 6
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của bảo hiểm nhân thọ ............................................... 6
1.1.2 Vai trò của bảo hiểm nhân thọ ....................................................................... 11
1.2. Kênh phân phối bảo hiểm nhân thọ ................................................................ 14
1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết kênh phân phối bảo hiểm nhân thọ ...................... 14
1.2.2. Phân loại kênh phân phối bảo hiểm nhân thọ ............................................... 15
1.3. Ý định mua bảo hiểm nhân thọ trực tuyến của khách hàng cá nhân .......... 21
1.3.1. Bảo hiểm nhân thọ trực tuyến ....................................................................... 21
1.3.2. Đặc điểm bảo hiểm nhân thọ trực tuyến ....................................................... 22
1.3.3. Ý định mua bảo hiểm nhân thọ trực tuyến ................................................... 24
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ qua kênh trực
tuyến của khách hàng cá nhân ................................................................................ 28
1.4. Các mô hình lý thuyết nghiên cứu về ý định mua trực tuyến ....................... 36
1.4.1. Lý thuyết chấp nhận công nghệ (TAM) ....................................................... 36
1.4.2. Thuyết hành vi dự định- TPB ....................................................................... 38
1.4.3. Mô hình kết hợp C- TAM – TPB ................................................................. 40
1.4.4. Mô hình lý thuyết hợp nhất về việc chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT . 41
1.5. Tổng quan các mô hình nghiên cứu về ý định mua bảo hiểm trực tuyến của
khách hàng cá nhân ................................................................................................. 44
1.5.1. Các nghiên cứu dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ TAM và các yếu tố
kết hợp .................................................................................................................... 44
1.5.2. Các nghiên cứu áp dụng lý thuyết thống nhất chấp nhận và sử dụng công
nghệ (UTAUT) ....................................................................................................... 46
1.5.3. Các nghiên cứu áp dụng lý thuyết Lý thuyết đổi mới .................................. 50
1.5.4. Nghiên cứu dựa trên mô hình C-TAM-TPB................................................. 51
1.6. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 52
iii
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 55
CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 56
2.1. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 56
2.2. Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 58
2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu định tính ...................................................................... 58
2.2.2. Đối tượng phỏng vấn sâu .............................................................................. 59
2.2.3. Kết quả nghiên cứu định tính ........................................................................ 59
2.3. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 63
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 63
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 63
2.4.2. Nghiên cứu định lượng và thu thập dữ liệu .................................................. 66
2.4.3 Phương pháp phân tích dữ liệu ...................................................................... 70
2.4.4. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................................................... 72
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 77
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM ............................ 78
3.1 Thực trạng triển khai bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam giai đoạn 2017 -2021 ... 78
3.1.1. Khái quát về thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam ................................. 78
3.1.2. Tình hình khai thác hợp đồng bảo hiểm mới của các doanh nghiệp BHNT
trên thị trường bảo hiểm Việt Nam ......................................................................... 82
3.1.3. Thực trạng chi trả tiền bảo hiểm ................................................................... 86
3.2. Thực trạng khai thác BHNT qua các kênh phân phối .................................. 87
3.3 Ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ trực tuyến
của khách hàng cá nhân tại Việt Nam .................................................................... 95
3.3.1 Mẫu nghiên cứu và các yếu tố nhân khẩu học ............................................... 95
3.3.2. Kiểm định độ tin cậy trong nghiên cứu định lượng chính thức .................... 99
3.3.3. Kết quả phân tích CFA ............................................................................... 102
3.3.4 Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu ....................................... 106
3.3.5 Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới ý định mua bảo hiểm nhân thọ trực
tuyến của khách hàng cá nhân tại Việt Nam ........................................................ 108
3.4 Đánh giá chung về hoạt động triển khai bảo hiểm nhân thọ trực tuyến trên
thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam .............................................................. 116
3.4.1 Những kết quả đạt được khi triển khai bảo hiểm nhân thọ trực tuyến ........ 116
3.4.2 Những tồn tại khi triển khai bảo hiểm nhân thọ trực tuyến tại thị trường Việt
Nam ....................................................................................................................... 117
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 119
iv
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY Ý ĐỊNH
MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRỰC TUYẾN Ở VIỆT NAM .......................... 120
4.1 Đánh giá tiềm năng và điều kiện phát triển BHNT trực tuyến tại Việt Nam
đến năm 2030 .......................................................................................................... 120
4.2 Một số giải pháp gia tăng ý định mua bảo hiểm nhân thọ trực tuyến tại Việt
Nam .......................................................................................................................... 123
4.2.1 Các giải pháp tác động vào nhận thức kiểm soát hành vi ............................ 123
4.2.2 Giải pháp gia tăng thái độ tích cực cho người tham gia bảo hiểm .............. 124
4.2.3 Giải pháp gia tăng niềm tin trong mua bảo hiểm trực tuyến cho khách hàng
mua bảo hiểm nhân thọ ......................................................................................... 126
4.2.4 Các giải pháp tác động vào chuẩn mực chủ quan ....................................... 131
4.3 Một số kiến nghị nhằm gia tăng ý định mua bảo hiểm nhân thọ trực tuyến
tại Việt Nam ............................................................................................................ 132
4.3.1 Kiến nghị đối với Bộ Tài Chính .................................................................. 132
4.3.2 Kiến nghị với Bộ Công Thương .................................................................. 134
4.3.3 Kiến nghị với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ............................................... 135
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 137
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .................... 139
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 140
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 153
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHNT: Bảo hiểm nhân thọ
DNBH: Doanh nghiệp bảo hiểm
ATT: Thái độ bảo hiểm
PU: Nhận thức tính hữu ích của sản phẩm
SN: Chuẩn mực chủ quan
PBC: Nhận thưc kiểm soát hành vi
PEOU Nhận thức về tính dễ sử dụng
NIEMTIN Niềm tin
YĐ: Ý đinh
TAM: Mô hình chấp nhận công nghệ
TPB: Lý thuyết hành vi dự định
UTAUT Lý thuyết hợp nhất về việc chấp nhận và sử dụng công nghệ
KQNC: Kết quả nghiên cứu
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Căn cứ và giả thuyết nghiên cứu của mô hình .............................................. 63
Bảng 2.2. Bảng mô tả thang đo likert ............................................................................ 68
Bảng 2.3: Mã hóa thang đo và biến quan sát của mô hình nghiên cứu ......................... 68
Bảng 2.4: Đánh giá thang đo ý định mua bảo hiểm nhân thọ trực tuyến ...................... 72
Bảng 2.5: Đánh giá thang đo thái độ mua bảo hiểm nhân thọ trực tuyến ..................... 73
Bảng 2.6: Đánh giá thang đo niềm tin mua bảo hiểm nhân thọ trực tuyến ................... 73
Bảng 2.7: Đánh giá thang đo nhận thức hữu ích mua bảo hiểm nhân thọ trực tuyến ... 74
Bảng 2.8: Đánh giá thang đo nhận thức về tính dễ sử dụng khi mua bảo hiểm nhân thọ
trực tuyến ....................................................................................................................... 75
Bảng 2.9: Đánh giá thang đo PBC mua bảo hiểm nhân thọ trực tuyến ......................... 75
Bảng 2.10: Đánh giá thang đo chuẩn mực chủ quan khi mua bảo hiểm nhân thọ trực
tuyến .............................................................................................................................. 76
Bảng 3.1. Danh mục các doanh nghiệp BHNT trên thị trường Việt Nam tính đến
31/12/2021 ..................................................................................................................... 79
Bảng 3.2. Tình hình khai thác mới của hợp đồng bảo hiểm giai đoạn 2017 -2021 ...... 83
Bảng 3.3: Cơ cấu các loại hình khai thác trong kỳ giai đoạn 2017 – 2021 ................... 84
Bảng 3.4: Tình hình chi trả bảo hiểm theo các loại hình bảo hiểm giai đoạn 2017 - 2021 ... 86
Bảng 3.5: Thống kê số lượng đại lý có mặt đến cuối kỳ của các DNBH Nhân thọ giai
đoạn 2017- 2021 ............................................................................................................ 89
Bảng 3.6: Cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường theo các kênh phân phối giai
đoạn 2017 -2021 ............................................................................................................ 91
Bảng 3.7: Kết quả về giới tính đối tượng được khảo sát ............................................... 95
Bảng 3.8: Kết quả về độ tuổi của đối tượng được khảo sát........................................... 97
Bảng 3.9: Kết quả về trình độ học vấn của đối tượng được khảo sát ............................ 97
Bảng 3.10: Kết quả về thu nhập của đối tượng được khảo sát ...................................... 98
Bảng 3.11: Kết quả tình trạng tiếp cận BHNT trực tuyến của đối tượng được khảo sát ...... 99
Bảng 3.12: Tổng hợp độ tin cậy của các thang đo ........................................................ 99
Bảng 3.13: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s test ............................................... 100
Bảng 3.14: Kết quả phân tích nhân tố EFA trong mô hình ......................................... 100
Bảng 3.15: Kết quả tổng hợp C.R và A.V.E các thang đo .......................................... 106
Bảng 3.16: Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu .................................................... 107
Bảng 3.17: Kết luận về giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 109
Bảng 3.18: Thống kê mô tả các yếu tố tác động đến ý định mua bảo hiểm nhân thọ trực
tuyến ở Việt Nam......................................................................................................... 113
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mô hình chấp nhận công nghệ ...................................................................... 38
Hình 1.2: Lý thuyết hành vi dự định ............................................................................. 39
Hình 1.3: Mô hình kết hợp C- TAM – TPB .................................................................. 41
Hình 1.4: Mô hình UTAUT ........................................................................................... 44
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất .......................................................................... 58
Hình 2.2: Quy trình nghiên cứu của luận án ................................................................. 64
Hình 3.1. Thị phần theo doanh thu phí bảo hiểm khai thác của các DNBH nhân
thọ năm 2021 .................................................................................................... 81
Hình 3.2: Doanh thu phí bảo hiểm theo nghiệp vụ năm 2021....................................... 82
Hình 3.3: Kết quả CFA mô hình đo lường tới hạn ...................................................... 105
Hình 3.4: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .................................. 107
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, việc mua sắm trực tuyến ngày càng phổ biến ở những
nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Đến những năm 2020, số người dùng
Internet tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng lên 88% so với 77% của năm 2019.
Theo Google, Temasek và Bain & Company dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình
của thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2020-2025 là 29%. Mua sắm trực tuyến
hay thương mại trực tuyến tạo thành một khuynh hướng kinh doanh mới. Ngày càng
nhiều các tổ chức và cá nhân sử dụng công nghệ để thực hiện hành vi mua sắm của
mình do những ưu điểm và lợi ích mà hệ thống trực tuyến mang lại (Brown và cộng
sự, 2003). Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giới,
các doanh nghiệp còn nhận định rằng lợi thế cạnh tranh sẽ không được xác định bởi
một mình doanh nghiệp của họ, mà bởi sức mạnh của các đối tác và hệ sinh thái kỹ
thuật số mà họ lựa chọn (Jessie Guo, 2020). Thêm vào đó, dưới tác động của đại dịch
Covid-19 cùng với các giai đoạn giãn cách xã hội đã thúc đẩy khách hàng tiếp cận với
các kênh phân phối trực tuyến một cách mạnh mẽ, phổ biến hơn đặc biệt là trong lĩnh
vực tài chính và xu hướng phân phối các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng không
nằm ngoài xu thế này.
Đã có nhiều nghiên cứu nhằm kiểm tra các thách thức và cơ hội khác nhau của
việc áp dụng thương mại điện tử trong các lĩnh vực khác nhau như kinh doanh trực
tuyến, đào tạo trực tuyến, ngân hàng trực tuyến, chính phủ điện tử (Oblinger, 2001;
Featherman, Valacich, & Wells, 2006; Dasgupta & Sengupta, 2002; Dwivedi &
Bharti, 2010; Hariharaputhiran, 2012; Raghunath & Panga, 2013; Keivani và cộng sự,
2013, Phichitchaisopa & Naenna, 2013). Tuy nhiên đối với lĩnh vực bảo hiểm nhân
thọ thì có rất ít nghiên cứu điển hình về lĩnh vực bảo hiểm trực tuyến. Bảo hiểm nhân
thọ là một nhân tố thuộc thị trường tài chính, tuy nhiên đặc điểm của ngành kinh
doanh bảo hiểm nhân thọ là hoàn toàn khác biệt so với các dịch vụ tài chính khác.
Theo Aarabi & Bromideh (2006), bảo hiểm trực tuyến, có nghĩa là sử dụng Internet và
công nghệ thông tin trong việc phát triển, phân phối và bán các dịch vụ bảo hiểm. Cụ
thể hơn, bảo hiểm trực tuyến được hiểu là đơn bảo hiểm có thể được yêu cầu, trình
bày, đàm phán và ký kết trực tuyến. Việc sử dụng internet đảm bảo việc truyền tải
thông tin tốt hơn với chi phí hiệu quả hơn trên một phạm vi rộng lớn. Nó đã thay đổi
vai trò của các nhà đại lý hay môi giới bảo hiểm từ một "trung gian bảo hiểm" thành
"người truyền tải thông tin" cho khách hàng (Arora, 2003).
2
Trước đây, việc phân phối các sản phẩm bảo hiểm nói chung đến người tiêu dùng
tương đối khó khăn chủ yếu thông qua hệ thống đại lý tư vấn và hỗ trợ (Nguyễn Văn
Định, 2010) do sản phẩm bảo hiểm nhân thọ là sản phẩm vô hình với nhiều điều khoản
phức tạp cùng với thời hạn tham gia dài do đó khách hàng rất khó có thể tư mình lựa
chọn các sản phẩm bảo hiểm cho chính mình. Ngoài ra, với những đặc điểm về tính rủi
ro, nhiều sản phẩm bảo hiểm được cho là không mong đợi, do đó, sản phẩm bảo hiểm
thông thường “được bán” thay vì “được mua” như các sản phẩm thông thường khác.
Do đó, việc phát triển kênh phân phối bảo hiểm nhân thọ trực tuyến gặp nhiều khó
khăn và trở ngại hơn so với các lĩnh vực phân phối trực tuyến khác. Mặc dù công nghệ
đang chuyển động rất nhanh nhưng ngành bảo hiểm ở Việt Nam vẫn còn chậm trong
việc áp dụng thương mại điện tử. Ngay cả các khách hàng cũng không muốn chuyển
sang công nghệ mới nhất này vì nó là một thách thức đối với khách hàng để làm quen
với nó. Việc triển khai bảo hiểm nhân thọ trực tuyến là một đòi hỏi đáp ứng được nhu
cầu của khách hàng cũng như xu thế của thế giới về ứng dụng công nghệ 4.0 vào kinh
doanh lĩnh vực rất trừu tượng này. Xu hướng ứng dụng công nghệ và việc sử dụng
Internet, các kênh cung cấp bảo hiểm và dịch vụ tài chính đang trải qua những thay đổi
to lớn (Grossman và cộng sự, 2004).
Mặc dù vậy hiện nay có rất ít các nhà nghiên cứu đã xem xét sự ảnh hưởng của
thương mại điển tử đến ý định hành vi mua bảo hiểm. Cụ thể là các nhà nghiên cứu đã
tập trung vào nghiên cứu các tác động trên khía cạnh doanh nghiệp bảo hiểm. Các
nghiên cứu về bảo hiểm trực tuyến của Arora (2003) đã cố gắng phân tích tác động và
tác động của thương mại điện tử lên ngành bảo hiểm. Các tác giả Alipour, Dorodi, &
Pishgahi (2011) đã phân tích tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế, pháp lý, hoạt động và
theo mùa (sử dụng Mô hình TELOS) của bảo hiểm trực tuyến trong công ty bảo hiểm
châu Á của Iran. Trường hợp của Taylor & Cleuc