Cấu tạo và chức năng của gan
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, trọng lượng trung bình 2
kg (chiếm khoảng 3% trọng lượng cơ thể) 5. Gan được cấu tạo bởi 3 thành
phần chính: bao gan, nhu mô gan, mạch máu và đường dẫn mật trong gan.
Bao gan là các mô liên kết mỏng bao phủ bề mặt nhu mô gan. Nhu mô gan
gồm các tế bào gan sắp xếp vào từng đơn vị cấu trúc gọi là các tiểu thùy gan.
Mỗi tiểu thùy gan có cấu trúc hình đa giác. Giữa các dãy tế bào gan là các
mao mạch kiểu xoang (xoang gan) có các tế bào Kupffer. Bộ ba động mạch
gan, ống mật và tĩnh mạch cửa chạy trong những khoảng giữa của các tiểu
thùy. Gan tiếp xúc liên tục với các chất độc do tĩnh mạch cửa cung cấp máu
cho cơ quan này sau khi hấp thu qua ruột 6.
Các chức năng của gan được thực hiện nhờ hai loại tế bào (tế bào gan và
tế bào Kupffer) và nhờ có một lượng máu qua gan rất lớn (mỗi phút nhận
1500ml máu) 5,7,8.
- Chức năng chuyển hóa các chất:
+ Chuyển hóa glucid: Gan tổng hợp glycogen và chuyển glycogen thành
glucose để cung cấp cho cơ thể hoặc sau đó chuyển glucose thành acid
glucuronic để tham gia vào quá trình khử độc của gan 5,7,8.
+ Chuyển hóa lipid: Gan sản xuất muối mật để nhũ tương hóa lipid giúp
cho viêc tiêu hóa và hấp thu lipid qua thức ăn. Ngoài ra gan còn tham gia vào
quá trình tổng hợp, thoái hóa lipid.
+ Chuyển hóa acid amin - protein: Gan tổng hợp toàn bộ albumin và một
phần globulin, các yếu tố đông máu (fibrinogen, prothrombin).
- Chức năng khử độc và tác dụng bảo vệ của gan: Diễn ra theo 2 pha:
+ Pha I: Gồm các phản ứng oxy hóa, phản ứng khử, phản ứng thủy phân.
Quan trọng nhất trong pha này là phản ứng oxy hóa xảy ra ở microsom gan
thông qua họ enzym CYP P450. Họ enzym này gồm nhiều isoenzym khác
nhau. Trong đó CYP2E1 có vai trò quan trọng trong chuyển hóa thuốc, hóa
chất 7,8. Trong số các thuốc, các chất được chuyển hóa qua CYP này có
paracetamol 9.
+ Pha II: Các phản ứng của pha II gồm phản ứng liên hợp với acid
glucuronic, acid sulfuric, glycocol, glutathion, Sản phẩm của các chất
chuyển hóa qua pha này là những chất không có hoạt tính, có tính phân cực
mạnh và tan tốt trong nước 7.
- Chức năng bài tiết mật:
Mật được tiết ra từ những tế bào gan đưa xuống túi mật qua ống dẫn
mật. Khi bài tiết mật xuống ruột sẽ kéo theo những chất độc được gan giữ lại
và đào thải qua đường mật xuống ruột. Nếu gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng
đến quá trình tạo mật và bài xuất mật 5,7,8.
- Chức năng tạo và phá hủy hồng cầu: Gan trong thời kỳ bào thai có khả
năng tạo máu. Gan là nơi sản xuất protein, cần thiết cho việc cấu tạo nên hồng
cầu, là nơi dự trữ sắt lớn nhất trong cơ thể. Ngoài ra gan còn dự trữ vitamin B12,
vitamin K. Mặt khác, tổ chức võng nội mô của gan là nơi phân hủy hồng cầu 5.
184 trang |
Chia sẻ: khanhvy204 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu độc tính và tác dụng bảo vệ gan của sản phẩm Vismisco trên thực nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BÙI THỊ QUỲNH NHUNG
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH
VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN
CỦA SẢN PHẨM VISMISCO
TRÊN THỰC NGHIỆM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BÙI THỊ QUỲNH NHUNG
NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH
VÀ TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN
CỦA SẢN PHẨM VISMISCO
TRÊN THỰC NGHIỆM
Chuyên ngành : Dược lý và độc chất
Mã số : 9720118
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Phạm Thị Vân Anh
2. PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông
HÀ NỘI - 2023
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ của rất
nhiều Thầy Cô giáo, nhiều đồng nghiệp và cơ quan. Nhân dịp này, tôi xin bày
tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc của mình:
Lời đầu tiên cho tôi xin được cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Quản lý
Đào tạo Sau đại học, bộ môn Dược lý đã trao cho tôi niềm vinh dự, tự hào khi
được là học viên và nghiên cứu sinh của trường Đại học Y Hà Nội. Là nơi đã
đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài này.
Xin trân trọng cảm ơn Tập thể cán bộ Bộ môn Dược lý, Đại học Y Hà Nội
đã luôn hỗ trợ, tin tưởng, ủng hộ và nhiệt tình giúp đỡ tôi không chỉ trong thời
gian thực hiện luận án mà còn trong công việc và cuộc sống hàng ngày.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, phòng Thanh tra
khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, Bộ môn Dược lâm sàng Trường
Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia học tập
nghiên cứu trong suốt thời gian qua.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn
chân thành tới PGS.TS. Phạm Thị Vân Anh, Trưởng Bộ môn Dược lý, Giám
đốc Trung tâm Dược lý lâm sàng, Đại học Y Hà Nội, và PGS.TS. Nguyễn
Trọng Thông, Nguyên Trưởng Bộ môn Dược lý, Nguyên Phụ trách Trung tâm
Dược lý lâm sàng, Đại học Y Hà Nội - những người Thầy đã trực tiếp giảng
dạy, tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm
quý báu nhất trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án
này. Sự nhiệt huyết, quan tâm, động viên của thầy cô là động lực, là hành
trang giúp em bước tiếp trên con đường hiện tại và trong tương lai.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Vũ Thị Ngọc
Thanh, Nguyên Phó Trưởng Bộ môn Dược lý và PGS.TS. Nguyễn Trần Thị
Giáng Hương, Nguyên Trưởng phòng Quản lý Đào tạo Đại học, Nguyên Phó
Trưởng Bộ môn Dược lý đã quan tâm, tận tình giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu ngay từ những ngày đầu em về học tập tại Bộ môn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới cha mẹ, chồng, con,
người thân và bạn bè đã luôn động viên, chia sẻ, giúp đỡ và luôn sát cánh bên
tôi, tiếp thêm nghị lực và dành cho tôi những điều kiện thuận lợi nhất để tôi
yên tâm thực hiện luận án này.
Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2023
Bùi Thị Quỳnh Nhung
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Bùi Thị Quỳnh Nhung, nghiên cứu sinh khóa 33, Trường Đại học
Y Hà Nội, chuyên ngành: Dược lý và Độc chất, xin cam đoan:
1. Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Phạm Thị Vân Anh và PGS.TS. Nguyễn Trọng Thông.
2. Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở
nơi nghiên cứu.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2023
Người viết cam đoan
Bùi Thị Quỳnh Nhung
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
- ADR : Adverse Drug Reaction
- AST : Aspartat aminotransferase
- ALT : Alanin aminotransferase
- ATP : Adenosine Triphosphate
- CAT : Catalase
- CCl4 : Carbon tetraclorid
- DNA : Deoxyribonucleic acid
- ECM : Extra cellular matrix (chất nền ngoại bào).
- GSH : Glutathion
- GR : Glutathion reductase
- GPx : Glutathion peroxidase
- LD50 : Lethal dose 50% (liều chết 50%)
- MDA : Malonyl dialdehyd
- NAD : Nicotinamid adenin dinucleotid
- NAPQI : N-acetyl-p-benzoquinon imin
- PAR : Paracetamol
- SOD : Superoxide dismutase
- TNF- α : Tumor necrosis factor
- VGVR : Viên gan virus
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................
DANH MỤC HÌNH .....................................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...............................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1. Tổng quan về bệnh lý viêm gan, xơ gan ................................................................ 3
1.1.1. Cấu tạo và chức năng của gan ................................................................ 3
1.1.2. Nguyên nhân gây viêm gan ..................................................................... 4
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh ..................................................................................... 7
1.1.4. Gan và stress oxy hóa ........................................................................... 11
1.1.5. Các dược liệu có tác dụng bảo vệ gan .................................................. 17
1.2. Mô hình nghiên cứu thuốc có tác dụng bảo vệ gan trên động vật thực nghiệm
(in vivo) ............................................................................................................................ 22
1.2.1. Mô hình gây tổn thương gan bằng PAR ............................................... 23
1.2.2. Mô hình gây tổn thương gan bằng CCl4 ............................................... 24
1.3. Các phương pháp đánh giá ................................................................................... 26
1.3.1. Đánh giá hoạt tính chống oxy hóa ........................................................ 26
1.3.2. Đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan ................................................ 27
1.3.3. Đánh giá chức năng bài tiết và khử độc của gan ................................. 29
1.3.4. Đánh giá chức năng tổng hợp của gan ................................................. 30
1.3.5. Khảo sát tình trạng viêm ....................................................................... 31
1.3.6. Đánh giá đại thể, vi thể tổn thương gan trên tiêu bản mô bệnh học .... 31
1.4. Tổng quan về Vismisco .......................................................................................... 35
1.4.1. Thành phần ............................................................................................ 35
1.4.2. Giới thiệu các dược liệu thành phần trong Vismisco ........................... 35
1.4.3. Một số nghiên cứu về tác dụng bảo vệ gan của các dược liệu thành
phần Vismisco ................................................................................................. 39
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 44
2.1. Nguyên liệu nghiên cứu .......................................................................................... 44
2.2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 44
2.3. Hóa chất, thuốc, dụng cụ và thiết bị phục vụ nghiên cứu ................................. 45
2.3.1. Hóa chất, thuốc và dụng cụ phục vụ nghiên cứu .................................. 45
2.3.2. Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu ........................................................ 46
2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 46
2.4.1. Nghiên cứu độc tính .............................................................................. 46
2.4.2. Nghiên cứu tác dụng chống tổn thương gan cấp, chống viêm gan mạn,
chống oxy hóa, chống viêm của Vismisco trên động vật thực nghiệm ........... 48
2.5. Địa điểm nghiên cứu ............................................................................................... 58
2.6. Xử lý số liệu ............................................................................................................. 58
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 59
3.1. Nghiên cứu độc tính của Vismisco trên thực nghiệm ........................................ 59
3.1.1. Độc tính cấp của Vismisco theo đường uống trên chuột nhắt trắng .... 59
3.1.2. Độc tính bán trường diễn của Vismisco theo đường uống trên chuột
cống trắng ....................................................................................................... 59
3.2. Nghiên cứu tác dụng chống tổn thương gan cấp, chống viêm gan mạn, chống
oxy hóa và chống viêm của Vismisco trên động vật thực nghiệm. .......................... 71
3.2.1. Nghiên cứu tác dụng chống tổn thương gan cấp của Vismisco ............ 71
3.2.2. Tác dụng chống viêm gan mạn và chống oxy hóa của Vismisco .......... 85
3.2.3. Nghiên cứu tác dụng chống viêm của Vismisco ........................................ 96
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ..................................................................................... 100
4.1. Độc tính của Vismisco trên động vật thực nghiệm ........................................... 100
4.1.1. Độc tính cấp của Vismisco theo đường uống trên chuột nhắt trắng .. 100
4.1.2. Độc tính bán trường diễn của Vismisco theo đường uống trên chuột
cống trắng ..................................................................................................... 103
4.2. Tác dụng chống tổn thương gan cấp, chống viêm gan mạn, chống oxy hóa và
chống viêm của Vismisco trên động vật thực nghiệm ............................................. 112
4.2.1. Tác dụng chống tổn thương gan cấp của Vismisco ............................ 112
4.2.2. Tác dụng chống viêm gan mạn và chống oxy hóa của Vismisco trên
chuột nhắt trắng ............................................................................................ 125
4.2.3. Tác dụng chống viêm của Vismisco trên động vật thực nghiệm ......... 138
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 148
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................... 150
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO CÔNG BỐ .................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tác dụng bảo vệ gan của một số dược liệu ................................ 18
Bảng 3.1. Mối tương quan giữa liều dùng Vismisco và tỉ lệ chuột chết ..... 59
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của Vismisco đến trọng lượng chuột cống trắng ..... 60
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của Vismisco đến hemoglobin và hematocrit trong
máu chuột cống trắng ................................................................ 61
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của Vismisco đến thể tích trung bình hồng cầu ....... 61
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của Vismisco đến công thức bạch cầu ..................... 62
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của Vismisco đến số lượng tiểu cầu ........................ 63
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của Vismisco đến nồng độ bilirubin toàn phần ....... 64
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của Vismisco đến hàm lượng Albumin ................... 65
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của Vismisco đến nồng độ cholesterol toàn phần ... 65
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của Vismisco đến hàm lượng creatinin ................. 66
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của Vismisco lên hoạt độ AST, ALT trong huyết
thanh chuột bị gây độc bằng PAR ............................................. 72
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của Vismisco lên hình ảnh mô bệnh học của gan
chuột bị gây độc bằng PAR ...................................................... 74
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của Vismisco lên trọng lượng chuột nhắt, lên hoạt
độ AST, ALT trong huyết thanh chuột sau 2 ngày bị gây độc
bằng PAR .................................................................................. 78
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của Vismisco lên trọng lượng chuột nhắt, lên hoạt
độ AST, ALT trong huyết thanh chuột sau 4 ngày bị gây độc
bằng PAR .................................................................................. 79
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của Vismisco lên hàm lượng MDA trong dịch đồng
thể gan chuột nhắt bị gây độc bằng PAR .................................. 80
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của Vismisco lên hình ảnh mô bệnh học của gan
chuột bị gây độc bằng PAR ...................................................... 81
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của Vismisco lên hoạt độ AST, ALT trong huyết
thanh chuột nhắt trên mô hình gây viêm gan mạn bằng CCl4 .. 86
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của Vismisco lên nồng độ Albumin, Cholesterol,
Bilirubin trong huyết thanh chuột nhắt trên mô hình gây viêm
gan mạn bằng CCl4 ................................................................... 87
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của Vismisco lên thời gian prothrombin (PT), thời
gian thromboplastin từng phần được hoạt hoá (APTT) và hàm
lượng fibrinogen trong huyết thanh chuột nhắt trên mô hình gây
viêm gan mạn bằng CCl4 .......................................................... 88
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của Vismisco lên sự thay đổi hàm lượng
Hydroxyprolin trong dịch đồng thể gan chuột nhắt trên mô hình
gây viêm gan mạn bằng CCl4 .................................................... 89
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của Vismisco lên sự thay đổi hoạt độ SOD, GPx
trong huyết thanh chuột nhắt trên mô hình gây viêm gan mạn
bằng CCl4 .................................................................................. 94
Bảng 3.22. Tác dụng chống viêm cấp của Vismisco trên mô hình gây phù
lòng bàn chân chuột cống trắng bằng carrageenin .................... 96
Bảng 3.23. Ảnh hưởng của Vismisco lên thể tích dịch rỉ viêm, số lượng
bạch cầu và hàm lượng protein trong dịch rỉ viêm .................... 97
Bảng 3.24. Trọng lượng trung bình u hạt thực nghiệm .............................. 98
Bảng 3.25. Ảnh hưởng của Vismisco đến số lượng bạch cầu và công thức
bạch cầu của chuột nhắt trên mô hình gây viêm mạn thực
nghiệm ...................................................................................... 98
Bảng 3.26. Ảnh hưởng của Vismisco lên nồng độ TNF-α huyết thanh của
chuột nhắt trên mô hình gây viêm mạn thực nghiệm ................ 99
Bảng 4.1. Các nghiên cứu về độc tính cấp của dược liệu có trong Vismisco ... 102
Bảng 4.2. Các nghiên cứu về độc tính của dược liệu có trong Vismisco ......... 104
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hạt đậu xanh (Vigna Radiata L. Wilczek) ...............................................36
Hình 1.2. Ảnh chụp cây Thổ phục linh (Smilax glabra roxb) .................................37
Hình 1.3. Ảnh chụp cây Cam thảo đất (Scoparia dulcis L.) ....................................38
Hình 3.1. Hình thái vi thể gan chuột lô chứng (chuột số 13)...................................67
Hình 3.2. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 1 (chuột số 20) ......................................67
Hình 3.3. Hình thái vi thể gan chuột lô trị 2 (chuột số 36) ......................................68
Hình 3.4. Hình thái vi thể thận chuột lô chứng (chuột số 13) .................................69
Hình 3.5. Hình thái vi thể thận chuột lô trị 1 (chuột số 20) .....................................69
Hình 3.6. Hình thái vi thể thận chuột lô trị 2 (chuột số 36) .....................................70
Hình 3.7. Hình thái vi thể thận chuột lô trị 2 (chuột số 40) .....................................70
Hình 3.8. Hình thái vi thể gan chuột lô chứng (chuột số 6) .....................................75
Hình 3.9. Hình thái vi thể gan chuột lô mô hình (chuột số 12) ...............................75
Hình 3.10. Hình thái vi thể gan chuột lô mô hình (chuột số 6) ...............................76
Hình 3.11. Hình thái vi thể gan chuột lô uống Silymarin (chuột số 19) .................76
Hình 3.12. Hình thái vi thể gan chuột lô uống Vismisco 0,6g/kg (chuột số 34) ....77
Hình 3.13. Hình thái vi thể gan chuột lô uống Vismisco 1,8/kg (chuột số 42) ......77
Hình 3.14. Hình thái vi thể gan chuột lô chứng (chuột số 8) ..................................82
Hình 3.15. Hình thái vi thể gan chuột lô mô hình (chuột số 26) .............................82
Hình 3.16. Hình thái vi thể gan chuột lô uống Silymarin (chuột số 37) .................83
Hình 3.17. Hình thái vi thể gan chuột lô uống Vismisco 0,6g/kg (chuột số 69) ....83
Hình 3.18. Hình thái vi thể gan chuột lô uống Vismisco 0,6g/kg (chuột số 68) ....84
Hình 3.19. Hình thái vi thể gan chuột lô uống Vismisco 1,8g/kg (chuột số 51) ....84
Hình 3.20. Hình thái vi thể gan chuột lô chứng (chuột số 47) ................................91
Hình 3.21. Hình thái vi thể gan chuột lô mô hình (chuột số 5) ...............................91
Hình 3.22. Hình thái vi thể gan chuột lô uống silymarin (chuột số 37) ...............92
Hình 3.23. Hình thái vi thể gan chuột lô uống silymarin (chuột số 38) ...............92
Hình 3.24. Hình thái vi thể gan chuột lô uống Vismisco 0,6g/kg (chuột số 31) ....93
Hình 3.25. Hình thái vi thể gan chuột lô uống Vismisco 1,8g/kg (chuột số 16) ....93
Hình 4.1. Quá trình chuyển hóa Paracetamol (Acetaminophen - APAP) .......... 114
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của Vismisco đến số lượng hồng cầu ................................ 60
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của Vismisco đến số lượng bạch cầu ................................ 62
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của Vismisco đến hoạt độ AST trong máu ........................ 63
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của Vismisco đến hoạt độ ALT trong máu ....................... 64
Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của Vismisco lên trọng lượng gan của chuột nhắt bị gây
độc bằng PAR ............................................................................................ 71
Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của Vismisco hàm lượng MDA trong dịch đồng thể gan
chuột nhắt bị gây độc bằng PAR ............................................................... 73
Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của Vismisco lên trọng lượng gan chuột nhắt trên mô hình
gây viêm gan mạn bằng CCl4 .................................................................... 85
Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của Vismisco đến mô bệnh học gan chuột trên mô hình gây
viêm gan mạn bằng CCl4 ........................................................................... 90
Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của Vismisco lên hàm lượng MDA trong dịch đồng thể gan
chuột nhắt trên mô hình gây viêm gan mạn bằng CCl4 ............................. 95
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh về gan ngày càng gia tăng và trở
thành một thách thức lớn đối với y tế thế giới. Theo báo cáo về gánh nặng bệnh
tật thế giới năm 2019, bệnh gan chiếm khoảng 2 triệu ca tử vong mỗi năm,
trong đó tỷ lệ tử vong do xơ gan và ung thư gan chiếm 3,5% tổng số ca tử vong
trên toàn thế giới 1. Tại Việt Nam, năm 2020, theo cơ quan nghiên cứu ung quốc
tế (IARC), tỷ lệ mắc mới ung thư gan cao nhất trong các bệnh ung thư với số ca
mắc mới là 26.418 (chiếm tỷ lệ 14,5% tổng số ung thư). Ung thư gan cũng là
ung thư có số ca tử vong dẫn đầu với 25.272 ca (21% tổng số tử vong do ung
thư), gấp 3,8 lần tổng số ca tử vong do tai nạn giao thông 2.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan
như nhiễm virus, rượu, hóa chất. Cơ chế bệnh sinh của viêm gan mạn tính,
đặc biệt trong trường hợp stress oxy hóa, có sự tham gia của nhi