Luận án Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng vận động sau chấn thương khớp cổ chân cho vận động viên

Quá trình đào tạo VĐV là quá trình huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý cho VĐV tuy nhiên để có được thành tích cao thì cần chuẩn bị cho VĐV nhiều yếu tố khác bao gồm: dinh dưỡng, khoa học công nghệ, y học và đặc biệt là hồi phục khả năng vận động Trong quá trình tập luyện và thi đấu của VĐV, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên vấn đề xảy ra chấn thương nói chung và chấn thương khớp cổ chân nói riêng thường xuyên gặp phải. Vấn đề này luôn ám ảnh và là nỗi lo sợ thường trực của các HLV, VĐV vì nó làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tập luyện và thi đấu của VĐV. Tuy nhiên, trong thực tế việc chú trọng phòng ngừa và hồi phục chấn thương cho VĐV chưa được quan tâm đúng mức. Phục hồi chức năng vận động có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong quy trình đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Để đạt được thành tích thể thao, VĐV phải chịu được lượng vận động lớn, trình độ thể lực, kỹ chiến thuật cao, tâm lý vững vàng, các chức năng vận động đến ngưỡng giới hạn thậm chí có thời điểm vượt ngưỡng cơ thể của con người do đó trong quá trình tập luyện và thi đấu không tránh khỏi những chấn thương đặc biệt là chấn thương khớp cổ chân. Đây cũng là một trong những loại chấn thương hay xảy ra đối với VĐV của các môn thể thao. Vì vậy, vấn đề hồi phục chấn thương có vai trò quan trọng như chính sự tập luyện và thi đấu của VĐV.

doc171 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 783 | Lượt tải: 11download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng vận động sau chấn thương khớp cổ chân cho vận động viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- &œ -------- NGUYỄN MẠNH THẮNG “NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP KẾT HỢP VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG SAU CHẤN THƯƠNG KHỚP CỔ CHÂN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN” LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -------- &œ -------- NGUYỄN MẠNH THẮNG “NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP KẾT HỢP VẬT LÝ TRỊ LIỆU PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG SAU CHẤN THƯƠNG KHỚP CỔ CHÂN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN” Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: GS.TS Lưu Quang Hiệp Hướng dẫn 2: TS. Trần Hiếu THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tất cả những nội dung được kế thừa, tham khảo từ nguồn tài liệu khác đều được trích dẫn đầy đủ và ghi nguồn cụ thể trong danh mục tài liệu tham khảo Tác giả luận án Nguyễn Mạnh Thắng MỤC LỤC Trang DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN VIẾT TẮT THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT BN Bệnh nhân BVHTTDL Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch CHLB Cộng hòa liên bang CT Chụp cắt lớp vi tính (Computed Tomography) ĐH Đại học HLV Huấn luyện viên MRI Kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng từ trường và sóng radio PHCN Phục hồi chức năng QĐ Quyết định TDTT Thể dục thể thao RICE Phác đồ RICE (R (Rest) - nghỉ ngơi; I (Ice) - chườm lạnh; C (Compression) - băng ép; E (Elevation) - giữ cao tư thế. ROM Biên độ khớp (Rank of Motion – ROM) TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTVN Thể thao Việt Nam UBTDTT Ủy Ban Thể Dục Thể Thao VĐV Vận động viên BN Bệnh nhân DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 3.1 Đặc điểm giới tính, lứa tuổi, vị trí chấn thương khớp cổ chân 53 Bảng 3.2 Đặc điểm bệnh học và mức độ chấn thương khớp cổ chân 55 Bảng 3.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy nội tại của phiếu phỏng vấn thử 76 Bảng 3.4 Tỷ lệ thành phần các đối tượng phỏng vấn 79 Bảng 3.5 Kết quả qua hai lần phỏng vấn Sau 81 Bảng 3.6 Kết quả kiểm định Wilcoxon giữa hai lần phỏng vấn 81 Bảng 3.7 Tỷ lệ phân bố theo tuổi và giới (n =23) 111 Bảng 3.8 Tỷ lệ phân bố theo môn thể thao và giới (n = 23) 112 Bảng 3.9 Tỷ lệ phân bố vị trí chấn thương theo giới (n = 23) 114 Bảng 3.10 Tỷ lệ bệnh nhân bị tổn thương đơn thuần hay phối hợp theo giới 115 Bảng 3.11 Triệu chứng lâm sàng của VĐV khi nhập viện (n = 23) 117 Bảng 3.12 Đặc điểm bệnh học và mức độ chấn thương khớp cổ chân 118 Bảng 3.13 Thời gian điều trị của VĐV nhóm A 119 Bảng 3.14 Thời gian điều trị của VĐV nhóm B 119 Bảng 3.15 Bảng lượng giá chức năng sinh hoạt của VĐV nhóm A (n=13) Sau 120 Bảng 3.16 Bảng lượng giá chức năng sinh hoạt của VĐV nhóm B (n=10) Sau 120 Bảng 3.17 Phục hồi tầm vận động gấp lòng, gấp mu khớp cổ chân của VĐV nhóm A (n=13) 121 Bảng 3.18 Phục hồi tầm vận động vặn trong, vặn ngoài khớp cổ chân 122 Bảng 3.19 Phục hồi tầm vận động gấp lòng, gấp mu khớp cổ chân của VĐV nhóm B (n=10) 121 Bảng 3.20 Phục hồi tầm vận động vặn trong, vặn ngoài khớp cổ chân của VĐV nhóm B (n=10) 124 Bảng 3.21 Triệu chứng lâm sàng của VĐV khi xuất viện (n = 23) 126 DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ HÌNH, SƠ ĐỒ NỘI DUNG TRANG Hình 1.1 Khớp cổ chân và bàn chân, nhìn từ trên xuống 12 Hình 1.2 Nhìn bên các dây chằng cổ chân 13 Hình 1.3 Nhìn giữa các dây chằng delta sâu 14 Hình 1.4 Nhìn giữa dây chằng delta nông 14 Hình 1.5 Mặt trước khớp cổ chân 15 Hình 1.6 Mặt sau của khớp cổ chân 15 Hình 1.7 Mặt sau khớp cổ chân bị kéo giãn 16 Hình 1.8 Mặt sau - trong cổ chân 17 Hình 1.9 Mặt ngoài xương cổ chân 17 Hình 1.10 Mặt ngoài cổ chân 18 Hình 3.1 Test đối với sự mất vững dây chằng bằng test ngăn kéo trước.. 58 Hình 3.2 Sự xê dịch quá mức theo hướng trước sau của xương chày trên xương sên. 59 Hình 3.3 Test nghiêng xương sên (test ép lật trong) lượng giá sự toàn vẹn của dây chằng gót mác. 59 Hình 3.4 Bài tập đứng một chân chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể 93 Sơ đồ 1.1 Phân loại sinh lý các bài tập thể lực (theo Pharphell) 26 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ BIỂU ĐỒ NỘI DUNG TRANG Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ thành các phần đối tượng phỏng vấn 79 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ phân bố theo tuổi và giới 111 Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ số lượng VĐV phân bố theo môn thể thao và giới 113 Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ phân bố vị trí chấn thương theo giới 114 Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ bệnh nhân bị tổn thương đơn thuần hay phối hợp theo giới 116 Biểu đồ 3.6 Triệu chứng lâm sàng của từng nhóm khi nhập viện 117 Biểu đồ 3.7 Đánh giá mức độ kết quả điều trị theo Bảng lượng giá nhóm A Sau 120 Biểu đồ 3.8 Đánh giá mức độ kết quả điều trị theo Bảng lượng giá nhóm B Sau 120 Biểu đồ 3.9 Phục hồi tầm vận động gấp lòng, gấp mu khớp cổ chân 122 Biểu đồ 3.10 Phục hồi tầm vận động vặn trong, vặn ngoài khớp cổ chân nhóm A 123 Biểu đồ 3.11 Phục hồi tầm vận động gấp lòng. gấp mu khớp cổ chân của VĐV nhóm B 124 Biểu đồ 3.12 Phục hồi biên độ vận động duỗi khớp cổ chân nhóm B 125 ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình đào tạo VĐV là quá trình huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật, thể lực và tâm lý cho VĐV tuy nhiên để có được thành tích cao thì cần chuẩn bị cho VĐV nhiều yếu tố khác bao gồm: dinh dưỡng, khoa học công nghệ, y học và đặc biệt là hồi phục khả năng vận động Trong quá trình tập luyện và thi đấu của VĐV, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên vấn đề xảy ra chấn thương nói chung và chấn thương khớp cổ chân nói riêng thường xuyên gặp phải. Vấn đề này luôn ám ảnh và là nỗi lo sợ thường trực của các HLV, VĐV vì nó làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tập luyện và thi đấu của VĐV. Tuy nhiên, trong thực tế việc chú trọng phòng ngừa và hồi phục chấn thương cho VĐV chưa được quan tâm đúng mức. Phục hồi chức năng vận động có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong quy trình đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Để đạt được thành tích thể thao, VĐV phải chịu được lượng vận động lớn, trình độ thể lực, kỹ chiến thuật cao, tâm lý vững vàng, các chức năng vận động đến ngưỡng giới hạn thậm chí có thời điểm vượt ngưỡng cơ thể của con người do đó trong quá trình tập luyện và thi đấu không tránh khỏi những chấn thương đặc biệt là chấn thương khớp cổ chân. Đây cũng là một trong những loại chấn thương hay xảy ra đối với VĐV của các môn thể thao. Vì vậy, vấn đề hồi phục chấn thương có vai trò quan trọng như chính sự tập luyện và thi đấu của VĐV. Có thể nói tập luyện và hồi phục là hai mặt của một quá trình thống nhất. Sự thống nhất và tương tác ảnh hưởng của tập thể lực và các quá tình hồi phục là điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả tập luyện. Dưới ảnh hưởng của tập luyện thể lực, trong cơ thể diễn ra đồng thời hai quá trình là hồi phục và thích nghi. Do vậy, phục hồi chức năng có vai trò đặc biệt quan trọng trong chu kỳ huấn luyện vận động viên. Trong tập luyện và thi đấu thể thao, chấn thương bộ máy vận động nói chung và chấn thương khớp cổ chân nói riêng thường xuyên xảy ra, điều này ảnh hưởng rất lớn đến thành tích của VĐV, đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ phía các nhà quản lý, các huấn luyện viên, bác sĩ thể thao và chính bản thân các vận động viên. Hầu hết các vận động viên đều có thể bị chấn thương trong quá trình tập luyện và thi đấu. Các nguyên nhân gây ra chấn thương thường là tình trạng quá tải hệ vận động, sự tích tụ các vi chấn thương dẫn đến thoái hóa trong các cấu trúc fibrin: gân, dây chằng, bao khớp, cơ, sụn và xương. Hiểu được bản chất vấn đề này có vai trò rất quan trọng trong việc tìm kiếm các giải pháp điều trị và phục hồi phù hợp cho các vận động viên sau chấn thương. Trước đây người ta quan niệm rằng, chữa trị và phục hồi là hai giai đoạn khác nhau trong xử lý chấn thương thể thao. Ngày nay, quan niệm này đã được thay đổi. Chữa trị và hồi phục phải được thực hiện đồng thời. Thực hiện các biện pháp hồi phục sớm sẽ tránh được các biến chứng gây cản trở quá trình hồi phục, sớm đưa VĐV trở lại tập luyện và thi đấu. Ngay cả khi những chấn thương đã được xử lý tốt bằng phẫu thuật hoặc bằng các phương pháp khác nhưng phương pháp hồi phục không đúng và kịp thời cũng có thể đưa tới kết quả không như mong muốn. Khác với những tiêu chuẩn lành bệnh khác, quá trình điều trị chấn thương thể thao cho vận động viên chỉ thực sự được coi là triệt để khi vận động viên có thể quay trở lại tập luyện tích cực và đạt thành tích thể thao cao. Chấn thương khớp cổ chân là loại chấn thương phổ biến và ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả tập luyện và thi đấu của VĐV. Do vậy, luận án tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng vận động sau chấn thương khớp cổ chân cho vận động viên”. Những vấn đề cần đặt ra khi nghiên cứu vấn đề này là làm rõ các yếu tố nguy cơ và đặc điểm chấn thương khớp cổ chân của các vận động viên đồng thời đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị phục hồi chức năng bằng sử dụng các bài tập kết hợp vật lý trị liệu nhằm nâng cao hiệu quả điều trị phù hợp với đặc điểm chấn thương và thể chất của vận động viên. Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thực trạng chấn thương và phương pháp điều trị chấn thương khớp cổ chân của VĐV, trên cơ sở đó chọn lựa phác đồ điều trị, phục hồi hiệu quả chức năng vận động của khớp cổ chân cho VĐV. Mục tiêu nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án thực hiện các mục tiêu sau: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng chấn thương khớp cổ chân và thực trạng các bài tập phục hồi chức năng sau chấn thương khớp cổ chân cho VĐV. Mục tiêu 2: Lựa chọn và xây dựng phác đồ các bài tập kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng vận động sau chấn thương khớp cổ chân cho VĐV. Mục tiêu 3: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả tổ hợp các bài tập kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau chấn thương khớp cổ chân cho VĐV. Giả thuyết khoa học của luận án Chấn thương là hiện tượng thường gặp trong huấn luyện và thi đấu thể thao. Nhiều trường hợp chấn thương ảnh hưởng tới tuổi thọ thể thao của VĐV. Phục hồi chức năng vận động có vai trò đặc biệt quan trọng trong quy trình đào tạo VĐV để thúc đẩy quá trình phục hồi chức năng, việc lựa chọn, ứng dụng các bài tập phục hồi có vị trí quyết định. Trên cơ sở đánh giá thực trạng chấn thương khớp cổ chân và thực trạng các bài tập phục hồi chức năng sau chấn thương luận án sẽ lựa chọn và ứng dụng các bài tập phục hồi chức năng sau chấn thương khớp cổ chân theo hướng phối hợp các loại hình vật lý trị liệu trong điều trị chấn thương cho VĐV. Các bài tập mà luận án tìm ra và ứng dụng sẽ đảm bảo tính khoa học, rút ngắn thời gian điều trị mang lại hiệu quả tốt hơn trong hồi phục chấn thương cho VĐV. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Một số vấn đề về chấn thương và chấn thương khớp cổ chân ở vận động viên. 1.1.1.Khái niệm về chấn thương và chấn thương thể thao Chấn thương đó là sự tổn thương cấu trúc giải phẫu bình thường của tổ chức do tác động bên ngoài gây nên kéo theo sự giảm, rối loạn hay mất đi chức năng sinh lý bình thường của tổ chức đó [13314] [29] Chấn thương khớp đó là tình trạng mất tương quan bình thường của mặt khớp, hai mặt khớp bị xê dịch ra khỏi vị trí bình thường. Nguyên nhân do lực tác động lớn làm đứt, rách bao khớp và dây chằng quanh khớp. Biểu hiện: đau dữ dội sau chấn thương, có thể nghe tiếng “bực” hay “rắc”, khớp mất khả năng vận động, biến dạng: nhát rìu, dấu hiệu lò xo. Ngoài ra có thể sưng bầm quanh khớp với nhiều mức độ khác nhau [24], [29] Theo Lyle J.Micheli and Mark Jenking (1995) và Ủy ban Olympic quốc tế IOC [60] [70] Chấn thương thể thao là những tổn thương do những hoạt động thể thao gây ra sự giới hạn hay sự tạm ngưng khả năng tham gia các hoạt động thể thao của VĐV. Chấn thương thể thao có thể do một chấn thương đơn thuần hay do những chấn thương nhẹ lặp đi lặp lại của tình trạng quá tải của một phần cơ thể. Chấn thương thể thao bao gồm chấn thương cấp tính và mãn tính. Chấn thương cấp tính trong thể thao là các chấn thương xảy ra đột ngột, có hiện tượng chảy máu trong tổ chức cơ, sưng nóng đỏ đau. Những dấu hiệu này thường là hậu quả của gẫy xương, rách tổ chức cơ, gân và dây chằng. Hệ thống theo dõi chấn thương thể thao Quốc gia (Mỹ) (National Athletic Injury/Illess Reporting System) [62], [68] chia chấn thương thể thao làm ba mức độ như sau: Loại nhẹ: là những chấn thương làm giới hạn thi đấu trong 7 ngày Loại vừa: là những chấn thương làm giới hạn thi đấu trong 7 – 21 ngày Loại nặng: là những chấn thương làm giới hạn thi đấu trong 21 ngày Theo Lyle J.Micheli và Mark Jenking (1995) [73], mức độ chấn thương được phân loại dựa trên sự đáp ứng của VĐV với vận động thể thao như sau: Chấn thương nhẹ: VĐV có cảm giác đau sau khi tập. Co cứng cơ trên vùng bị chấn thương. Không sưng nền hoặc sưng rất ít, không có hiện tượng bầm tím. Chấn thương ở mức độ trung bình: VĐV đau liên tục trước và sau khi tập và VĐV chỉ tham gia tập luyện được cường độ trung bình. Sưng nền và bầm tím ở mức độ trung bình. Chấn thương nặng: Đau liên tục và kéo dài không đỡ, VĐV không thể tập luyện được do đau. Đau chói khi ấn trên vùng chấn thương, sưng nề và bầm tím rất rõ. Về cơ chế sinh bệnh học của chấn thương. Alvarez và cộng sự (1987) mô tả ba giai đoạn phản ứng của mô bị chấn thương (dây chằng, gân cơ, mô xương và sụn) như sau: Giai đoạn viêm cấp (ngay sau chấn thương và trong khoảng 72 giờ sau) Giai đoạn bắt đầu liên kết xơ hóa (từ giờ thứ 72 sau chấn thương và kéo dài từ 6 tuần trở lên). Xơ hóa thật sự (từ sau 6 tuần tới nhiều tháng sau). Cho dù cơ chế chấn thương đơn giản như đi vấp nhẹ trẹo cổ chân, bàn chân nhưng chớ nên xem thường. Bởi vì lực như thế cũng đủ làm bạn bị gãy xương mắt cá, toác khớp, đòi hỏi phải phẫu thuật chỉnh sửa lại. Trong các trường hợp này, đa số nạn nhân thường cho rằng bị bong gân nhẹ nên hay tự điều trị theo các phương thức truyền thống như sửa trật đả, đắp lá, bó thuốc rượu,... Ðiều này thường gây ra nhiều biến chứng, hơn nữa nếu để muộn sẽ khó điều trị hơn rất nhiều. Phân loại chấn thương khớp cổ chân [3], [26], [30], [33] Các tốn thương của cổ chân được phân loại theo 2 cách. Chúng ta có thể mô tả những thay đổi giải phẫu học trong các dây chằng của cổ chân, chẳng hạn rách một phần nhỏ, rách một phần lớn hay rách hoàn toàn dây chằng. Cách phân loại có ích hơn đối với thầy thuốc gia đình là dựa trên trạng thái chức nǎng của khớp cổ chân. Cách phân loại này được trình bày dưới đây. - Tổn thương độ 1: Rách một phần dây chằng nhưng không đủ mức để gây ra sự bất ổn của khớp. - Tổn thương độ 2: Rách một phần dây chằng, nhưng vận động khớp sẽ không bình thường khi cổ chân bị ép mạnh bằng tác động vào khớp. - Tổn thương độ 3: Rách toàn bộ dây chằng gây bất ổn định thực sự khớp cổ chân. 1.1.2. Một số chấn thương thể thao và khớp cổ chân thường gặp [25], [56], [71] Tập thể dục thể thao là một hoạt động cần thiết của con người nhằm năng cao chất lượng sức khỏe, chữa bệnh, nhưng đồng hành cùng nó là chấn thương, chấn thương không loại trừ một ai, không loại trừ một môn thể thao nào, để hiểu được chấn thương trong thể thao là một điều vô cùng cần thiết. Trong tập luyện thể dục thể thao các chấn thương phải được giảm tới mức tối thiểu. Trong công tác phòng ngừa chấn thương cần có sự tham gia của giáo viên, huấn luyện viên, để đạt hiệu quả cao họ cần phải hiểu biết thấu đáo đặc điểm, nguyên nhân và điều kiện gây nên các chấn thương khác nhau. Các dạng chấn thương: Trong chấn thương thể thao phần đa các chấn thương đều là chấn thương kín như: đụng dập, dãn dây chằng, đứt cơ và dây chằng. Chấn thương đụng dập thường rơi vào chấn thương khớp (gần 50%), trong đó có tới 30% là chấn thương khớp gối. Theo vị trí tổn thương, trong thể thao thường gặp các chấn thương tứ chi trong đó có 80% là chấn thương khớp chủ yếu là khớp gối và khớp cổ chân. Trong thể dục dụng cụ thường gặp các chấn thương chi trên (gần70%), nhưng đại đa số các môn thể thao thì chấn thương chi dưới gặp nhiều hơn. Nếu so sánh, tỷ lệ gãy xương, sai khớp của thể thao lớn hơn 8 – 10 lần các hoạt động phi thể thao [4] Những chấn thương thường gặp trong tập luyện TDTT và cách xử trí ban đầu: Sai khớp: Là sự dịch chuyển của 2 đầu xương và diện khớp vượt quá giới hạn của cấu trúc giải phẫu cho phép và diện khớp mất đi sự tiếp xúc. Sai khớp có thể gây rách bao khớp, đứt dãn dây chằng, gây tổn thương phần mềm. Sai khớp có thể hoàn toàn hoặc một phần. Triệu chứng: Đau mạnh ở vùng khớp, chi bị sai. Mọi cố gắng để đưa chi trở lại vị trí bình thường rất khó khăn và gây đau đớn. Khi quan sát so sánh ta nhận thấy hình dạng khớp thay đổi. Phương pháp sờ nắn đôi khi có thể xác định được đầu xương sai lệch còn ở vị trí thông thường xuất hiện rãnh lõm. Sơ cứu ban đầu: Cố gắng giữ bất động hoàn toàn chi bị sai khớp ở vị trí thuận lợi nhất. Nếu nặng sử dụng nẹp chuyên dùng để cố định, sau đó nhanh chóng chuyển tới cơ sở y tế. Tuyệt đối nghiêm cấm việc cố gắng phục khớp của bạn tập, hoặc người không có chuyên môn vì rất dễ dẫn tới những tổn thương phụ. Gãy xương: Là sự phá hủy cấu trúc giải phẫu bình thường của xương dưới tác động của lực cơ học trực tiếp hay gián tiếp gây nên, thường với xương bị gãy bao giờ cũng gây tổn thương cho các tổ chức cơ, gân, dây chằng, thần kinh và mạch máu bao quanh. Gãy xương thuộc loại chấn thương nặng, có gãy xương hoàn toàn và gãy xương không hoàn toàn. Triệu chứng: Thường chính nạn nhân cũng xác định được mình bị gãy xương vì ở thời điểm gãy nghe tiếng gãy và tiếng lạo xạo, cảm giác đau buốt tăng lên rất nhanh khi cố gắng chuyển động. Gãy xương làm thay đổi độ dài, tại điểm gãy tạo thành khớp giả, vùng tổn thương sưng tấy, nề. Đặt tay lên vùng nghi vấn lay nhẹ cảm giác lạo xạo xuất hiện. Trường hợp gãy xương hở đầu xương gãy gây tổn thương phần mềm và da. Phương pháp chung và chuẩn xác nhất là chụp X quang. Sơ cứu ban đầu: Trường hợp gãy xương hở ngoài việc bất động cần tiến hành cầm máu và sử lý sơ bộ vết thương. Khi bất động cần lưu ý phải bất động hai khớp về phía hai đầu gãy của xương trong trường hợp không có nẹp có thể cố định chi trên vào thân mình, chi dưới vào chân còn lành. Bong gân: Đây là dạng chấn thương khá phổ biến. Hiện tượng căng hoặc rách dây chằng gây nên những cơn đau nhói và sưng tấy ở các khớp bị tổn thương. Các biểu hiện của bong gân rất giống với gãy xương. Triệu chứng: Khi bị bong gân, người tập cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo. Sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu bong gân ở bàn chân, mắt cá chân, người tập sẽ không bước đi được nữa, phải đặt bàn chân nằm xuống đất. Xử trí ban đầu: Nên chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4 giờ đầu. Việc chườm đá làm dịu đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề. Và sau ngày thứ 2, nên ngâm chỗ bị bong gân trong nước ấm từ 3-4 lần trong ngày. Ngay sau khi bị bong gân, phải làm ngừng chảy máu (nếu có) và hạn chế phù nề tối đa. Có thể dùng băng thun băng ép khớp bị bong gân giúp khớp có chỗ tựa và giữ cố định cho khớp. Có thể dùng Ethyl clorua xịt vào nơi bong gân để gây tê làm lạnh tại chỗ giúp giảm đau cho người bệnh. Ngoài ra, có thể dùng thuốc giảm đau, tiện nhất là Alaxan uống 1-2 viên/lần, 3 lần trong ngày. Nghiêm cấm dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn. Những trường hợp bong gân nặng: không cử động được khớp, dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị. Đau cơ: Những cơn đau nhức mà người tập phải trải qua sau khi tập luyện vốn thường xảy ra vào ngày hôm sau, ngay cả khi chỉ thực hiện những bài tập với cường độ nhẹ nhàng. Nguyên nhân: Do mới tập luyện, hoặc tập luyện không thường xuyên. Cách khắc phục: Nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị đau và chế độ ăn uống cân đối sẽ giúp loại bỏ được cơn đau. Duy
Luận văn liên quan