Nhiều năm qua các nhà khoa học luôn cho rằng stress có thể sẽ dẫn đến
bệnh tim, tuy nhiên có rất ít chứng cứ y học có thể chứng minh đƣợc điều này.
Gần đây các nhà khoa học Anh đã tiến hành nghiên cứu trên 514 đối tƣợng cả
nam lẫn nữ ở độ tuổi trung bình 62, trƣớc khi nghiên cứu những đối tƣợng
này đều không mắc các chứng bệnh về tim. Các đối tƣợng nghiên cứu đƣợc
làm trắc nghiệm stress, đồng thời đƣợc xét nghiệm nồng độ cortisol và chụp
cắt lớp vi tính động mạch. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng xác suất
mắc chứng bệnh tích tụ mỡ trong động mạch của những đối tƣợng bị stress
cao gấp 2 lần so với những đối tƣợng không bị stress. Nghiên cứu trên đã gợi
ý căng thẳng tâm lý có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến các chứng bệnh về động
mạch vành [79]. Trên cơ cở nghiên cứu ngang này, Hamer và cộng sự [80] đã
tiến hành một nghiên cứu dọc trên 466 đối tƣợng nam và nữ có độ tuổi trung
bình 62,7 ±5,6, không có tiền sử tim mạch. Sau 3 năm theo dõi tác giả đã phát
hiện có mối liên quan giữa phản ứng cao của cortisol với căng thẳng và tiến
triển của vôi hóa động mạch vành (OR= 1,27, 95% CI, 1,02-1,60). Những dữ
liệu này ủng hộ quan điểm cho rằng căng thẳng tâm lý gây tăng cortisol (một
hormon stress) có thể ảnh hƣởng đến nguy cơ mắc bệnh mạch vành và rối
loạn nhịp tim. Cơ chế mà HPA hoạt động ảnh hƣởng trực tiếp đến xơ vữa
động mạch vẫn còn chƣa đƣợc hiểu rõ, mặc dù có một số bằng chứng cho
thấy tăng mức cortisol máu có thể thúc đẩy viêm quanh mạch [126].
178 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu một số chỉ số chức năng tim - Mạch, tâm - thần kinh của sinh viên đại học y Thái Bình ở trạng thái tĩnh và sau khi thi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé quèc phßng
häc viÖn qu©n y
nguyÔn thÞ hiªn
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ CHỨC NĂNG
TIM - MẠCH, TÂM - THẦN KINH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
Y THÁI BÌNH Ở TRẠNG THÁI TĨNH VÀ SAU KHI THI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2013
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé quèc phßng
häc viÖn qu©n y
nguyÔn thÞ hiªn
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ CHỨC NĂNG
TIM - MẠCH, TÂM - THẦN KINH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC
Y THÁI BÌNH Ở TRẠNG THÁI TĨNH VÀ SAU KHI THI
Chuyªn ngµnh: Sinh lý häc
M· sè: 62 72 01 07
luËn ¸n tiÕn sÜ Y häc
Ng-êi h-íng dÉn khoa häc:
PGS. TS. TrÇn §¨ng Dong
PGS. TS. V-¬ng ThÞ Hßa
Hµ néi - 2013
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe không chỉ là vốn quí của mỗi cá nhân mà còn là nhân tố quan
trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Trong đó sinh viên là lực lƣợng
lao động chất lƣợng cao trong tƣơng lai của xã hội, là “nguyên khí” của mỗi
quốc gia, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức ngày nay. Chăm sóc sức khỏe cho
sinh viên là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của nhà trƣờng mà là của toàn xã
hội. Thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ tri thức, đòi hỏi không chỉ tăng trƣởng số lƣợng tri
thức mà yêu cầu phải có sự thay đổi căn bản cách chiếm lĩnh và sử dụng tri
thức của ngƣời đƣợc đào tạo.
Thời đại ngày nay, thời đại của sự hội nhập, toàn cầu hóa với sự phát
triển vƣợt bậc của khoa học kỹ thuật, cùng với ô nhiễm môi trƣờng và yếu tố
nội tại trong cơ thể con ngƣời đã trở thành những tác nhân gây nên stress.
Năm 1992, Tổ chức Liên Hợp Quốc đã đƣa ra một bản báo cáo mang tên
“Bệnh tật trong thế kỷ XX”, trong đó có việc cảnh báo stress có thể mang
nhiều nguy cơ gây hại cho cuộc sống của con ngƣời ở thế kỷ XXI [108].
Stress tác động tới mọi tầng lớp trong xã hội, trong đó có sinh viên.
Cuộc sống của sinh viên ở các trƣờng đại học có nhiều yếu tố gây căng thẳng
(stressor) thần kinh - tâm lý, đặc biệt là đối với sinh viên các trƣờng đại học
Y. Ngoài các stressor chung ở mọi sinh viên (điều kiện sinh hoạt, học tập...),
sinh viên các trƣờng đại học Y là những ngƣời có thời gian học tập tại trƣờng
dài nhất với khối lƣợng kiến thức lý thuyết và thực hành rất lớn cùng với
nhiều kỳ thi, do đó chịu nhiều áp lực gây căng thẳng chức năng tâm lý cao và
trƣờng diễn [60], [81], [84], [85]. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy các
stressor có thể làm thay đổi chức năng hệ thống miễn dịch, thần kinh, tim
mạch và nội tiết của con ngƣời [58], [93], [94], [99], [103], [114], [119],
[131]. Tuy nhiên các tác động đó không phải tất cả là tiêu cực, nhiều nghiên
cứu xác nhận trạng thái stress có mức độ nhất định lại làm tăng khả năng tự
2
xoay xở với đòi hỏi thích nghi môi trƣờng, nhờ thế tạo điều kiện phát triển
tâm lý. Cuộc sống không có stress sẽ không có thách thức đòi hỏi phải vƣợt
qua, nên hạn chế việc nâng cao năng lực và trau dồi trí tuệ.
Stress là hiện thực của cuộc sống, vì vậy chúng ta cần phải hiểu sự đáp ứng
của cơ thể trong từng trạng thái căng thẳng. Muốn vậy phải lƣợng hóa đƣợc
mức độ stress bằng các chỉ số đo lƣờng khách quan. Ở Việt nam đã có một số
công trình nghiên cứu về stress nghề nghiệp của các nhà khoa học thuộc Viện
Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động, Viện Y học lao động và Vệ sinh dịch tễ,
các nhà khoa học một số trƣờng đại học [6], [10], [18], [23]. Vấn đề stress ở
học sinh, sinh viên cũng đang đƣợc một số nhà khoa học quan tâm bởi những
hệ quả do stress gây ra nhƣ trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện, có hành vi
gây hấn hoặc thậm chí tự sát. Căng thẳng mạn tính ảnh hƣởng đến khả năng
giải quyết vấn đề cần đòi hỏi phải tƣ duy linh hoạt [84]. Tuy nhiên còn rất ít
nghiên cứu về đáp ứng của hệ thống nội tiết, tim mạch và thần kinh của cá thể
với trạng thái căng thẳng, trong đó có đối tƣợng là sinh viên. Xuất phát từ lý
do nêu trên, chúng tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu một số chỉ số chức năng
tim - mạch , tâm - thần kinh của sinh viên Đại học Y Thái Bình ở trạng thái
tĩnh và sau khi thi" nhằm góp phần xây dựng một số chỉ số sinh học ngƣời Việt
Nam hiện nay, làm cơ sở khoa học giúp các nhà giáo dục và y tế tìm các giải
pháp giảm bớt căng thẳng, duy trì sức khỏe thể chất, tinh thần và học tập tốt
hơn cho sinh viên.
Đề tài đƣợc tiến hành với các mục tiêu sau:
1. Xác định một số chỉ số tim - mạch, tâm - thần kinh ở trạng thái tĩnh của
sinh viên Đại học Y Thái Bình.
2. Đánh giá một số chỉ số tim - mạch, tâm - thần kinh và nội tiết tố sau hoạt
động trí tuệ (sau buổi thi) của sinh viên Đại học Y Thái Bình.
3
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MỘT SỐ CHỈ SỐ CHỨC NĂNG TIM-MẠCH
Nhiều công trình của các tác giả trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc đã sử
dụng các chỉ số tim mạch để đánh giá trạng thái căng thẳng chức năng vì sự
thay đổi nhịp tim là phản ứng tổng hợp của toàn bộ cơ thể đối với bất kỳ tác
động nào của môi trƣờng bên ngoài. Những năm gần đây, ngoài phƣơng pháp
sử dụng những chỉ số đơn giản của hệ tim mạch nhƣ tần số nhịp tim (TSNT)
và huyết áp (HA), một số tác giả đã sử dụng các chỉ số thống kê toán học nhịp
tim (TKTHNT) của Baevski và cs [133] để đánh giá chức năng tim. Một số
nghiên cứu [18], [19], [20], [132], [133], [134] cho thấy căng thẳng trí tuệ và
stress cấp tính gây tăng chỉ số căng thẳng và giảm sự dao động nhịp tim.
1.1.1. Tần số mạch và huyết áp
*Tần số mạch
Tần số mạch hay tần số tim là số lần tim đập trong một phút. Bình
thƣờng tần số tim ở ngƣời trƣởng thành là 70 - 80 lần/phút, thông số này ở nữ
cao hơn so với ở nam trong cùng một độ tuổi.
Tần số tim thay đổi dƣới tác động của nhiều yếu tố. Làm việc căng thẳng
gây tăng nhịp tim là do kích thích hệ thần kinh giao cảm, đồng thời gây ức
chế các tín hiệu của dây X tới tim. Lao động trí óc chịu tác động của nhiều
yếu tố stress dễ dẫn đến tăng nhịp tim, tăng huyết áp, vữa xơ động mạch [79],
[80]. Hoạt động của tim luôn thay đổi để phù hợp với nhu cầu của cơ thể. Tim
có tính thích nghi và đáp ứng với căng thẳng là nhờ có cơ chế tự điều hòa và
cơ chế thần kinh - thể dịch. Trong điều hòa theo cơ chế thần kinh thì hệ thần
kinh tự chủ có vai trò quan trọng.
4
Hệ thần kinh phó giao cảm có trung tâm điều hòa hoạt động tim nằm ở
hành não, đó là nhân của dây thần kinh số X. Các sợi trƣớc hạch của dây X đi
tới hạch phó giao cảm nằm ngay trong cơ tim, các sợi sau hạch phó giao cảm
chi phối hoạt động của nút xoang và nút nhĩ - thất. Tác dụng của hệ phó giao
cảm đối với hoạt động của tim là giảm tần số tim, giảm lực co bóp cơ tim,
giảm trƣơng lực cơ tim, giảm tốc độ dẫn truyền xung động trong tim và giảm
tính hƣng phấn của cơ tim. Hệ thần kinh phó giao cảm tác dụng lên tim thông
qua hóa chất trung gian là acetycholin.
Hệ thần kinh giao cảm có trung tâm điều hòa hoạt động tim nằm ở sừng
bên chất xám tủy sống đoạn lƣng 1-3, từ đây có các sợi thần kinh đi tới hạch
giao cảm nằm gần cột sống. Cũng có một số sợi xuất phát từ sừng bên chất
xám tủy sống đoạn các đốt sống cổ 1-7 đi đến hạch giao cảm. Các sợi sau
hạch đi tới nút xoang, nút nhĩ - thất và bó His. Kích thích của dây giao cảm
đến tim gây ra các tác dụng ngƣợc với tác dụng của dây X, cụ thể là tăng tần
số, tăng lực co bóp, tăng trƣơng lực cơ tim, tăng tốc độ dẫn truyền xung động
trong tim, tăng tính hƣng phấn và tăng dinh dƣỡng cơ tim. Hệ thần kinh giao
cảm tác dụng lên hoạt động tim thông qua hóa chất trung gian là noradrenalin.
Ngoài hệ thần kinh thực vật còn có các phản xạ điều hòa hoạt động tim
xuất phát từ vỏ não cùng một số trung tâm thần kinh khác. Dƣới ảnh hƣởng
của các yếu tố lên vỏ não thƣờng tạo các cảm xúc mạnh, gây hồi hộp, sợ hãi
và làm biến đổi nhịp tim. Khi hồi hộp thƣờng làm cho tim đập nhanh, khi quá
sợ hãi hoặc quá xúc động nhịp tim có thể tăng lên, nhƣng cũng có khi tim đập
chậm, thậm chí ngừng đập.
Hoạt động tim còn đƣợc điều hòa bằng cơ chế thể dịch. Hormon T3, T4
của tuyến giáp, adrenalin của tuyến tủy thƣợng thận có tác dụng làm tim đập
nhanh. Nồng độ khí oxy giảm, CO2 tăng trong máu động mạch cũng làm tim
đập nhanh. Nồng độ ion Ca2+ trong máu tăng làm tăng trƣơng lực cơ tim.
5
Nồng độ K+ trong máu tăng làm giảm trƣơng lực cơ tim. pH của máu giảm
làm tim đập nhanh. Nhiệt độ cơ thể tăng làm tim đập nhanh. Ngƣợc lại nhịp
tim giảm trong hạ nhiệt nhân tạo (trong mổ tim phải hạ nhiệt nhân tạo xuống
còn 250C - 300C để cơ thể có thể chịu đựng đƣợc với sự thiếu oxy) [38].
*Huyết áp
Động lực chính làm máu lƣu thông trong động mạch là huyết áp. Huyết
áp là áp lực của máu trong một đoạn mạch nhất định.
Huyết áp động mạch đƣợc tạo ra bởi hai lực: áp lực do tâm thất thu tống
máu ra khỏi tim và phản lực do tính đàn hồi của thành động mạch. Đây là hai
lực ngƣợc chiều nhau và cân bằng nhau, cùng có tác dụng đẩy máu đi.
Huyết áp tâm thu là trị số huyết áp cao nhất trong chu kỳ hoạt động của
tim, đo đƣợc trong lúc tâm thu. Thông số này đánh giá lực co của tâm thất là
chính. Trị số bình thƣờng là 110 mmHg, giới hạn từ 90 - <140 mmHg. Huyết
áp tâm trƣơng là trị số huyết áp thấp nhất trong chu kỳ hoạt động của tim, đo
đƣợc trong lúc tâm trƣơng. Thông số này phản ánh trƣơng lực của động mạch.
Trị số bình thƣờng là 70 mmHg, giới hạn từ 60 - <90 mmHg. Đó là các mốc
đánh giá huyết áp thấp hay tăng huyết áp [16], [38].
Nhiều tác giả đã ứng dụng phƣơng pháp đánh giá chức năng tim mạch
thông qua tần số nhịp tim và huyết áp trong nghiên cứu trên các đối tƣợng thuộc
các ngành nghề khác nhau.
Theo Pickering [105], huyết áp động mạch đƣợc xem là chỉ số khá tin
cậy để đánh giá stress cấp tính trong điều kiện tự nhiên. Nghiên cứu của tác
giả cho thấy đi bộ làm tăng huyết áp tâm thu khoảng 12 mmHg, trong cuộc
họp huyết áp tâm thu tăng 20 mmHg, nói chuyện điện thoại huyết áp có thể
tăng 10 mmHg và khi ngủ huyết áp tâm thu có thể giảm 10 mmHg .Vrijkotte
T.G. [125] đã ghi Holter điện tim 2 ngày làm việc và 1 ngày không làm việc
cho 109 nam lao động trí óc. Kết quả cho thấy nhịp tim khi làm việc tăng cao
6
hơn so với sau khi làm việc và gánh nặng công việc làm tăng nguy cơ mắc các
bệnh tim mạch. Munataka M. [100] nghiên cứu trên 18 y tá, tuổi trung bình là
29±2 cho thấy huyết áp tâm thu và nhịp tim trong thời gian làm ca đêm thấp
hơn so với làm ca ngày, sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05.
Một số nghiên cứu trên thế giới cho thấy kiểm tra, thi cử gây căng thẳng
chức năng tâm lý, làm thay đổi một số chức năng của cơ thể, trong đó có chức
năng tim mạch của con ngƣời [73], [92], [99], [125], [130], [131].
Nghiên cứu của Droogleever [70] trên các nghiên cứu sinh Hà Lan cho
thấy mặc dù huyết áp thay đổi không đáng kể do căng thẳng trong lúc thi,
nhƣng mật độ thụ thể benzodiazepine ngoại vi, allopregnanolon và nồng độ
cortisol ở các nghiên cứu sinh tăng lên đáng kể. Makarenco và cs. [95] nghiên
cứu tính nhịp điệu của tim trên sinh viên theo các đặc tính cá nhân và các loại
hình thần kinh trong suốt quá trình kiểm tra căng thẳng cho thấy giảm ảnh
hƣởng của thần kinh phó giao cảm trên nhịp tim, kích thích chuyển hóa và
tăng hoạt động của thần kinh giao cảm. Nghiên cứu chỉ ra rằng sức chịu đựng
và loại phản ứng thần kinh thực vật của sinh viên đối với căng thẳng kỳ thi
đƣợc quyết định bởi đặc tính cá nhân và các loại hình thần kinh cùng với
trạng thái tâm lý ban đầu.
Ở Việt Nam, nhiều tác giả đã sử dụng phƣơng pháp đánh giá chức năng
tim mạch thông qua tần số nhịp tim và huyết áp trong các dạng lao động có
căng thẳng thần kinh tâm lý cao nhƣ lao động của phi công, bộ đội, cảnh sát,
nhân viên y tế, điều độ viên chỉ huy chạy tàu, nhân viên vận hành các máy
móc tự động, điều phối viên không lƣu [6], [18], [20], [22], [23].
Nhƣ vậy phƣơng pháp đo tần số nhịp tim (tần số mạch) và huyết áp đƣợc
nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc ứng dụng trong các nghiên cứu ở các dạng
lao động khác nhau để đánh giá chức năng tim mạch cho ngƣời lao động.
7
1.1.2. Chỉ số thống kê toán học nhịp tim và các nghiên cứu
Những năm gần đây các nhà y học và sinh lý học đã và đang cố gắng
nghiên cứu tìm ra các thông số tim mạch có giá trị để đánh giá, phân loại khả
năng lao động (KNLĐ) cá thể, từ đó tuyển chọn đối tƣợng có khả năng thích
nghi (KNTN) với một số nghề nghiệp đặc biệt. Hiện nay các nhà nghiên cứu
thƣờng sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học nhịp tim để phân tích sự dao
động của các khoảng RR của nhịp tim theo thời gian.
Nghiên cứu trên thế giới về dao động nhịp tim
Năm 1966, tại Moskva đã tổ chức hội nghị chuyên đề về vấn đề "Ứng
dụng các phƣơng pháp toán học để phân tích nhịp tim". Tại đây nhiều báo cáo
về ứng dụng các phƣơng pháp phân tích toán học nhịp tim (THNT) để tiếp tục
hoàn thiện các phƣơng pháp chẩn đoán và để dự báo trạng thái chức năng hệ
tim mạch cũng nhƣ trạng thái chức năng chung của cơ thể, đặc biệt cho các
nhà du hành vũ trụ trong chuyến đi dài ngày. Theo Baevski [132] thì chức
năng hệ tim mạch thay đổi đƣợc coi là chỉ tiêu đánh giá phản ứng thích nghi
của toàn bộ cơ thể, còn nhịp tim là hiệu quả của sự điều khiển của thần kinh
nội tiết. Phƣơng pháp phân tích THNT là phƣơng pháp định lƣợng của phản
ứng thích nghi mà các nhà y học và sinh lý học rất quan tâm.
Baevski và cs [133] đã đƣa ra nguyên lý chung để nghiên cứu biến động
nhịp tim và các chỉ số thống kê toán học nhịp tim (TKTHNT). Một số chỉ số
TKTHNT đặc trƣng cho dao động của 100 khoảng RR liên tiếp của nhịp tim
hay đƣợc sử dụng là:
- Tần số tim (TST) trung bình của 100 khoảng RR liên tiếp, tính bằng
nhịp /phút là chỉ số đặc trƣng cho hoạt động của hệ tim mạch. Đây là thông
số cân bằng nội môi của cơ thể. Sự biến đổi của TSNT so với tiêu chuẩn của
cá thể nói lên sự tăng gánh nặng đối với bộ máy tuần hoàn hoặc có thay đổi
8
bệnh lý. TSNT= 60/RRtb (RRtb là thời gian trung bình của 1 khoảng RR tính
bằng giây, RRtb = tổng số RR/100).
- Độ lệch chuẩn của 100 khoảng RR liên tiếp (SD), tính bằng giây là một
trong những chỉ số chính của dao động nhịp tim, đặc trƣng cho trạng thái cơ
chế điều khiển. Nó chỉ ra ảnh hƣởng tổng hợp của hệ thần kinh thực vật đến
nút xoang của tim. Tăng hay giảm chỉ số này nói lên sự dịch chuyển của cân
bằng nội môi hƣớng về thần kinh phó giao cảm hay thần kinh giao cảm.
- Hệ số biến thiên của 100 khoảng RR (V= SD /RRtb), tính bằng giây. Ý nghĩa
sinh lý của thông số này giống chỉ số SD và là chỉ số đƣợc tiêu chuẩn hóa theo TSNT.
- Mod của 100 khoảng RR liên tiếp (Mo), tính bằng giây là giá trị
khoảng RR gặp nhiều nhất trong 100 khoảng RR. Mo chỉ ra khả năng hoạt
động của hệ tuần hoàn (chính xác hơn là của nút xoang) và trong quá trình
tƣơng đối tĩnh tại, nó trùng với X trung bình.
- Biên độ của Mod (AMo), tính bằng % là số lƣợng khoảng RR có giá trị
gặp nhiều nhất (Mo) trong 100RR. Chỉ số này biếu thị hiệu quả ổn định điều
khiển nhịp tim mức trung ƣơng.
- Khoảng dao động của RR tối đa và tối thiểu (X= RR tối đa - RR tối
thiểu) tính bằng giây, chỉ ra mức độ dao động tối đa của khoảng RR. Đối với
quá trình tĩnh tại, chỉ số X tƣơng tự nhƣ chỉ số SD.
- Chỉ số căng thẳng (CSCT) - đơn vị điều kiện là chỉ số bậc 2 đƣợc tính
từ các chỉ số trên, nó đặc trƣng cho mức độ của điều khiển nhịp tim từ trung
ƣơng. CSCT = AMo/2. X.Mo
Các chỉ số X, AMo, SD,V, CSCT đặc trƣng cho trạng thái của hệ thần
kinh thực vật (hay còn gọi là điều khiển tự động).
Phƣơng pháp phân tích thống kê toán học đánh giá dao động nhịp tim
đƣợc ứng dụng rộng rãi nhằm xác định trạng thái cân bằng hệ thần kinh thực
9
vật; quan hệ hoạt động tƣơng hỗ giữa thần kinh giao cảm và phó giao cảm; mức
điều khiển tự động và mức điều khiển trung ƣơng của hệ thần kinh thực vật,
cụ thể là: AMo, CSCT cao và X, SD ,V thấp là biểu hiện điều khiển nhịp tim
mức trung ƣơng, ngƣợc lại, AMo, CSCT thấp và X, SD,V cao là biểu hiện
điều khiển nhịp tim mức tự động [120].
Nhiều nghiên cứu cho thấy các chỉ số thống kê toán học nhịp tim cho
nhiều thông tin tốt để đánh giá trạng thái chức năng của cơ thể. Chúng là chỉ
số dự báo khả năng thích nghi nghề nghiệp, năng lực và hiệu quả hoạt động
nghề nghiệp để từ đó tuyển chọn đối tƣợng có khả năng thích nghi tốt với một
số điều kiện lao động, đặc biệt là những nghề nghiệp có trạng thái căng thẳng
cảm xúc cao [132], [134], [135], [136], [137], [138].
Baevski [132] đã áp dụng phƣơng pháp phân tích toán học nhịp tim để
nghiên cứu diễn biến nhịp tim của các nhà du hành vũ trụ với mục đích dự
báo những khả năng biến đổi trạng thái cơ thể của họ. Kết quả bƣớc đầu cho
thấy những đối tƣợng có biểu hiện KNTN kém hơn trong điều kiện thử
nghiệm dƣới mặt đất (biểu hiện trội điều khiển giao cảm hơn) thì sau 3 ngày,
trong chuyến bay thật có rối loạn điều khiển nhịp tim nhiều hơn so với đối tƣợng
có biểu hiện thích nghi tốt hơn (điều khiển trội phó giao cảm hơn).
Zemaichiche [134] cho rằng con ngƣời tăng KNTN phụ thuộc vào mức
độ tăng điều khiển phó giao cảm trong quá trình rèn luyện. Giảm ảnh hƣởng
của điều khiển phó giao cảm đồng thời tăng điều khiển giao cảm khi lao động
thể lực và căng thẳng về cảm xúc dẫn tới giảm KNTN đƣợc biểu hiện ở sự
thay đổi các chỉ số TKTHNT.
Zatsiorxki [135] đã sử dụng đặc điểm TKTHNT để đánh giá ảnh hƣởng
của điều kiện môi trƣờng (nhiệt độ cao, tiếng ồn cao) lên chức năng điều
khiển nhịp tim. Tác giả thấy rằng có mối liên quan giữa yếu tố stress nghề
nghiệp, tác hại nghề nghiệp với giảm dao động nhịp tim thể hiện qua các chỉ
10
số thống kê toán học nhịp tim nhƣ giảm độ lệch chuẩn của 100RR (SD), tăng
chỉ số căng thẳng (CSCT).
Gevorkian E. và cộng sự [75] nghiên cứu ảnh hƣởng của căng thẳng thần
kinh cảm xúc trƣớc thi của sinh viên đối với chức năng điều khiển nhịp tim
theo phƣơng pháp của Baevski cho thấy những sinh viên có điểm căng thẳng
cảm xúc Spielberger càng cao thì chỉ số căng thẳng tim mạch càng cao. Các
phản ứng này phụ thuộc vào đặc tính của từng cá nhân và hoạt động của hệ
thống thần kinh tự chủ.
Nghiên cứu tại Việt Nam về dao động nhịp tim
Ở nƣớc ta trong những năm gần đây, phƣơng pháp nghiên cứu dao động
nhịp tim bằng các chỉ số TKTHNT bƣớc đầu đã đƣợc ứng dụng để đánh giá
mức căng thẳng chức năng và căng thẳng hệ tim mạch trong quá trình lao động
[18], [19], [20], [21], [22], [23], [45].
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hà [18] về sự căng thẳng tim mạch trên
nhân viên y tế cho thấy có mức căng thẳng cao (mức 3/4) với chỉ số căng
thẳng là 239 và khả năng thích nghi kém với độ lệch chuẩn là 0,038. Trần
Thanh Hà [20] đã áp dụng phƣơng pháp phân tích TKTHNT để nghiên cứu
dự báo khả năng lao động của bộ đội tiêu binh. Kết quả cho thấy nhóm tiêu
binh có khả năng thích nghi kém nhất với nghề nghiệp thì có chỉ số TKTHNT
ở trạng thái tĩnh đạt mức CSCT cao nhất, X thấp nhất, SD ở mức quá căng
thẳng (mức 3/4). Đặc biệt tất cả các đối tƣợng đã bị ngất trong lúc làm nhiệm
vụ đều có chỉ số dao động nhịp tim ở mức quá căng thẳng (SD<0,04 và
V<0,056 theo phân loại của Baevski) và có biểu hiện rối loạn điều hoà nhịp
tim dạng trội giao cảm.
Nhƣ vậy, nghiên cứu dao động nhịp tim dựa trên các chỉ số TKTHNT
cho phép đánh giá mức căng thẳng chức năng của cơ thể và hệ tim mạch do
11
các yếu tố stress trong cuộc sống và trong lao động gây ra, đồng thời có thể
dự báo khả năng thích nghi nghề nghiệp của đối tƣợng.
1.1.3. Stress và nguy cơ các bệnh tim mạch
Nhiều năm qua các nhà khoa học luôn cho rằng stress có thể sẽ dẫn đến
bệnh tim, tuy nhiên có rất ít chứng cứ y học có thể chứng minh đƣợc điều này.
Gần đây các nhà khoa học Anh đã tiến hành nghiên cứu trên 514 đối tƣợng cả
nam lẫn nữ ở độ tuổi trung bình 62, trƣớc khi nghiên cứu những đối tƣợng
này đều không mắc các chứng bệnh về tim. Các đối tƣợng nghiên cứu đƣợc
làm trắc nghiệm stress, đồng thời đƣợc xét nghiệm nồng độ cortisol và chụp
cắt lớp vi tính động mạch. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng xác suất
mắc chứng bệnh tích tụ mỡ trong động mạch của những đối tƣợng bị stress
cao gấp 2 lần so với những đối tƣợng không bị stress. Nghiên cứu trên đã gợi
ý căng th