Thể dục thể thao ngày nay đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của
cuộc sống. Với những gì mà thể thao nước nhà đã đạt được, xứng đáng để ngành
thể dục thể thao luôn là một trong những lĩnh vực quan trọng của xã hội. Cùng
với sự phát triển của đất nước, ngành Thể dục thể thao nước ta đã và đang từng
bước khẳng định vị trí, vai trò của mình tương xứng với sự phát triển kinh tế,
văn hoá xã hội của nước nhà. Quyết định số 2198/QĐ-TTg của Thủ tướng chính
phủ ngày 03/12/2010 phê duyệt chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam
đến năm 2020, trong đó đã nêu rõ: “Đổi mới cơ chế tổ chức, nội dung tuyển
chọn và đào tạo tài năng thể thao thành tích cao theo định hướng chuyên nghiệp;
tăng cường nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho công tác đào tạo tài
năng thể thao thành tích cao; ưu tiên đầu tư các môn thể thao, VĐV thể thao
trọng điểm; tiến hành chuẩn hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật, tập huấn đội tuyển quốc
gia, đào tạo VĐV trẻ cấp tỉnh, ngành; củng cố phát triển bóng đá nam chuyên
nghiệp và bóng đá nữ ” [62].
Thể thao nước nhà đang ngày một phát triển cao, thành tích của thể thao
đỉnh cao cũng đã phần nào xích lại gần hơn so với thành tích chung của thể thao
thế giới. Bên cạnh sự phát triển chung của thể thao nước nhà, bóng đá trong
những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể. Được thể hiện qua các kỳ
Sea Games, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup), hay giải bóng đá vô
địch châu Á, kể các các giải đấu dành cho các lứa tuổi trẻ như U19; U21 đội
tuyển bóng đá Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, luôn là một
trong những đội tranh chấp huy chương trong khu vực. Bóng đá trong nước đã
dần chuyển theo mô hình hoạt động chuyên nghiệp một cách hoàn thiện hơn. Qua
đó thì khâu đào tạo trẻ luôn là điều kiện bắt buộc và là một trong những ưu tiên
hàng đầu cho bất kỳ một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp nào
245 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 991 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu nâng cao trình độ thể lực cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15 - 16, câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
------
NGUYỄN THÁI BỀN
NGHIÊN CỨU NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC
CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ LỨA TUỔI 15-16,
CÂU LẠC BỘ BÓNG ĐÁ SHB ĐÀ NẴNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
HÀ NỘI - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
------
NGUYỄN THÁI BỀN
NGHIÊN CỨU NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC
CHO NAM VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG ĐÁ LỨA TUỔI 15-16,
CÂU LẠC BỘ BÓNG ĐÁ SHB ĐÀ NẴNG
Tên ngành: Giáo dục học
Mã ngành: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Phạm Ngọc Viễn
2. TS. Lê Hồng Sơn
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các nội dung và số liệu nghiên cứu là trung
thực, kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào.
TÁC GIẢ
Nguyễn Thái Bền
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục biểu bảng
Danh mục biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................... 6
1.1. Đặc điểm và vai trò của thể lực trong bóng đá hiện đại. ....................... 6
1.2. Đặc điểm hoạt động thể lực của vận động viên bóng đá. ..................... 10
1.3. Mối quan hệ của việc phát triển các tố chất thể lực trong quá
trình huấn luyện thể thao. ...................................................................... 11
1.4. Đặc điểm các tố chất thể lực đặc trưng và phương pháp huấn
luyện thể lực cho vận động viên bóng đá. ............................................. 14
1.4.1. Hệ thống trao đổi chất ưa khí và năng lực vận động. ..................... 15
1.4.2. Hệ thống trao đổi chất yếm khí và năng lực vận động. .................. 15
1.4.3. Yêu cầu về thể lực trong bóng đá. .................................................. 16
1.4.4. Phương pháp huấn luyện tố chất sức bền. ...................................... 21
1.4.5. Phương pháp huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ. ........................ 27
1.4.6. Phương pháp huấn luyện tố chất sức bền tốc độ. ............................ 29
1.4.7. Phương pháp huấn luyện tố chất sức mạnh bền. ............................. 30
1.5. Đào tạo vận động viên bóng đá, quá trình huấn luyện nhiều năm. ........ 31
1.5.1. Các giai đoạn trong huấn luyện thể thao. ..................................... 31
1.5.2. Các giai đoạn trong huấn luyện bóng đá. ........................................ 32
1.5.3. Nhiệm vụ huấn luyện vận động viên bóng đá nam lứa tuổi 15– 16 .... 34
1.6. Đặc điểm chương trình huấn luyện cho nam vận động viên bóng
đá lứa tuổi 15-16. ..................................................................................... 36
1.6.1. Yêu cầu và nhiệm vụ. ...................................................................... 36
1.6.2. Nội dung chương trình huấn luyện cho vận động viên bóng đá
lứa tuổi 15-16. ................................................................................. 37
1.6.3. Nội dung huấn luyện thể lực. .......................................................... 38
1.7. Một số phương pháp huấn luyện thể lực trong thể thao. ..................... 40
1.7.1. Phương pháp tập luyện liên tục. ...................................................... 42
1.7.2. Phương pháp tập luyện trò chơi tốc độ. .......................................... 43
1.7.3. Phương pháp tập luyện giãn cách. .................................................. 43
1.7.4. Phương pháp tập luyện vòng tròn. .................................................. 44
1.7.5. Phương pháp tập luyện với phụ trọng ............................................. 45
1.7.6. Phương pháp sử dụng các bài tập dẫn xuất đàn hồi ........................ 47
1.8. Một số công trình nghiên cứu về trình độ thể lực của các vận
động viên bóng đá.................................................................................... 48
1.8.1. Về đánh giá trình độ thể lực của vận động viên bóng đá ................ 48
1.8.2. Một số công trình nghiên cứu về trình độ thể lực của vận động
viên bóng đá ở Việt Nam ................................................................ 49
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC
NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 53
2.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu. ........................................................... 53
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................... 53
2.1.2. Khách thể nghiên cứu: .................................................................... 53
2.2. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................ 53
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ................................... 53
2.2.2. Phương pháp quan sát sư phạm ...................................................... 53
2.2.3. Phương pháp phỏng vấn .................................................................. 54
2.2.4. Phương pháp kiểm tra y học ........................................................... 54
2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm ...................................................... 55
2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. ............................................... 59
2.2.7. Phương pháp toán học thống kê. ..................................................... 60
2.3. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 61
2.3.1. Phạm vi nghiên cứu. ........................................................................ 61
2.3.2. Thời gian nghiên cứu. ..................................................................... 61
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu. ...................................................................... 61
2.3.4. Trang thiết bị, dụng cụ nghiên cứu. ................................................ 61
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ......................... 62
3.1. Đánh giá thực trạng chương trình huấn luyện và trình độ thể
lực của nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16, câu lạc bộ
SHB Đà Nẵng. .......................................................................................... 62
3.1.1. Thực trạng chương trình huấn luyện thể lực cho nam vận động
viên bóng đá lứa tuổi 15-16, câu lạc bộ bóng đá SHB Đà
Nẵng. ............................................................................................... 62
3.1.2. Thực trạng về các bài tập thể lực hiện nay được áp dụng cho
nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16, câu lạc bộ bóng đá
SHB Đà Nẵng. ................................................................................ 69
3.1.3. Xác định các tố chất thể lực đặc trưng đối với nam vận động
viên bóng đá lứa tuổi 15-16. ........................................................... 74
3.1.4. Lựa chọn test đánh giá trình độ thể lực của nam vận động viên
bóng đá lứa tuổi 15-16. ................................................................... 78
3.1.5. Xây dựng thang điểm xếp loại cho các test đánh giá trình độ
thể lực cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16. ................. 87
3.1.6. Thực trạng về trình độ thể lực của nam vận động viên bóng đá
lứa tuổi 15-16, câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng. ......................... 90
3.1.7. Bàn luận kết quả nghiên cứu thực trạng về chương trình, kế
hoạch huấn luyện và trình độ thể lực của nam vận động viên
bóng đá lứa tuổi 15-16, câu lạc bộ SHB Đà Nẵng. ......................... 92
3.2. Lựa chọn và ứng dụng bài tập nâng cao trình độ thể lực cho
nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16, câu lạc bộ bóng đá
SHB Đà Nẵng. ......................................................................................... 100
3.2.1. Cơ sở lựa chọn bài tập nâng cao trình độ thể lực cho nam vận
động viên bóng đá lứa tuổi 15-16. ................................................. 100
3.2.2. Lựa chọn bài tập nâng cao trình độ thể lực cho nam vận động
viên bóng đá lứa tuổi 15-16. .......................................................... 102
3.2.3. Tổ chức thực nghiệm với các bài tập đã lựa chọn cho vận động
viên bóng đá lứa tuổi 15-16, câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng. ..... 107
3.2.4. Bàn luận kết quả nghiên cứu về lựa chọn các bài tập nâng cao
trình độ thể lực cho nam vận động viên bóng đá trẻ lứa tuổi
15-16. ............................................................................................. 110
3.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn để nâng cao trình độ
thể lực cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16, câu lạc
bộ bóng đá SHB Đà Nẵng. ..................................................................... 115
3.3.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm về trình độ thể lực cho
nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16. .................................. 115
3.3.2. Kết quả kiểm tra sau 03 tháng thực nghiệm về trình độ thể lực
cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16. ............................ 121
3.3.3 Kết quả kiểm tra sau 06 tháng thực nghiệm về trình độ thể lực
cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16. ............................ 123
3.3.4. Kết quả kiểm tra sau 09 tháng thực nghiệm về trình độ thể lực
cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16. ............................ 126
3.3.5. Đánh giá trình độ thể lực của các vận động viên bóng đá lứa
tuổi 15-16, câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng sau thực nghiệm
và trong Giải bóng đá vô địch U17 quốc gia năm 2016. ............... 135
3.3.6. Bàn luận về hiệu quả các bài tập phát triển thể lực cho nam
vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16. .......................................... 140
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 145
Danh mục công trình khoa học đã công bố liên quan đến luận án.
Danh mục Tài liệu tham khảo.
Phụ lục.
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng Nội dung bảng Trang
1.1
Phân chia các giai đoạn huấn luyện theo quy trình đào tạo
vận động viên
31
1.2
Phân chia các giai đoạn huấn luyện theo quy trình đào tạo
VĐV bóng đá
32
1.3
Lượng vận động và quãng nghỉ và hệ cung cấp năng
lượng trong tập luyện thể thao
44
1.4
Ảnh hưởng của lượng vận động và quãng nghỉ đến sự
phát triển các tố chất thể lực trong tập luyện thể thao
47
1.5
Mức độ căng thẳng cơ bắp và thời gian cần để hồi phục
khi sử dụng các loại bài tập Plyometric
48
3.1
Khảo sát thực trạng về chương trình, kế hoạch huấn luyện
tại một số trung tâm đào tạo VĐV bóng đá trẻ (năm 2015)
63
3.2
Khảo sát về trình độ của các HLV đào tạo trẻ tại trung
tâm TDTT SHB Đà Nẵng.
69
3.3
Kết quả phỏng vấn các HLV về quan điểm sử dụng bài
tập trong huấn luyện cho VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16
(n=43)
70
3.4
Ý nghĩa và thực trạng huấn luyện thể lực cho nam VĐV
bóng đá lứa tuổi 15-16
72
3.5
Tỷ lệ huấn luyện thể lực trong huấn luyện cho nam VĐV
bóng đá lứa tuổi 15-16 trong các giai đoạn huấn luyện
(n=43)
73
3.6
Việc sử dụng các nhóm bài tập huấn luyện thể lực cho
nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16 ở các giai đoạn huấn
luyện (n=43)
74
3.7
Kết quả quan sát hoạt động của các VĐV đội bóng đá
SHB Đà Nẵng trong 4 trận đấu tại giải Bóng đá U17 quốc
gia năm 2015
75
3.8
Kết quả phỏng vấn về mức độ quan trọng của các tố chất
thể lực cho VĐV trong thi đấu bóng đá (n = 43)
77
3.9
Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá thể lực cho nam
VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16 (n=43)
Sau trang
80
3.10 Các test được lựa chọn qua phương pháp phỏng vấn 81
3.11
Kết quả kiểm tra xác định độ tin cậy của các test đã lựa
chọn đánh giá trình độ thể lực cho nam VĐV bóng đá lứa
tuổi 15-16 (n=18)
82
3.12
Xác định tính thông báo của các test đã lựa chọn đánh giá
thể lực với hiệu suất thi đấu của nam VĐV bóng đá lứa
tuổi 15-16 (n=18)
85
3.13
Mối quan hệ giữa các test sư phạm và các chỉ số chức
năng tuần hoàn và hô hấp của VĐV bóng đá lứa tuổi 15-
16 (n=18)
87
3.14
Đánh giá sự khác biệt về trình độ thể lực của các VĐV
bóng đá nhóm tuổi 15 (n = 8 VĐV) và tuổi 16 (10 =
VĐV)
88
3.15
Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại cho nam VĐV bóng đá lứa
tuổi 15
Sau trang
88
3.16
Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại cho nam VĐV bóng đá lứa
tuổi 16
Sau trang
88
3.17
Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại theo điểm cho nam VĐV
bóng đá lứa tuổi 15
Sau trang
89
3.18
Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại theo điểm cho nam VĐV
bóng đá lứa tuổi 16
Sau trang
89
3.19
Bảng điểm tổng hợp đánh giá trình độ thể lực của 12 test
lứa tuổi 15 và 16
90
3.20
Thực trạng trình độ thể lực của nam vận động viên bóng
đá lứa tuổi 15 – 16, CLB bóng đá SHB Đà Nẵng
90
3.21
Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển thể lực cho
nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16 (n=79)
Sau trang
102
3.22
Lựa chọn nhóm bài tập cho mỗi giai đoạn huấn luyện
(n=43)
106
3.23
So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng lứa tuổi 15 trước thực nghiệm
115
3.24
So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng lứa tuổi 16 trước thực nghiệm
116
3.25
So sánh kết quả kiểm tra các chỉ số chức năng tuần hoàn,
hô hấp của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng lứa tuổi 15
trước thực nghiệm
149
3.26
So sánh kết quả kiểm tra các chỉ số chức năng tuần hoàn,
hô hấp của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng lứa tuổi 16
trước thực nghiệm
149
3.27
Xếp loại về trình độ thể lực cho các VĐV bóng đá lứa tuổi
15-16 trước thực nghiệm
120
3.28
So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng lứa tuổi 15 sau 03 tháng thực nghiệm
121
3.29
So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng lứa tuổi 16 sau 03 thực nghiệm
122
3.30
So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng lứa tuổi 15 sau 06 tháng thực nghiệm
124
3.31
So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng lứa tuổi 16 sau 06 thực nghiệm
125
3.32
So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng lứa tuổi 15 sau 09 tháng thực nghiệm
126
3.33
So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng lứa tuổi 16 sau 09 tháng thực nghiệm
127
3.34
So sánh kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm trước và
sau thực nghiệm của VĐV bóng đá lứa tuổi 15 (n=10)
130
3.35
So sánh kết quả kiểm tra của nhóm đối chứng trước và sau
thực nghiệm của VĐV bóng đá lứa tuổi 15 (n=9)
131
3.36
So sánh kết quả kiểm tra của nhóm thực nghiệm trước và
sau thực nghiệm của VĐV bóng đá lứa tuổi 16 (n=8)
132
3.37
So sánh kết quả kiểm tra của nhóm đối chứng trước và sau
thực nghiệm của VĐV bóng đá lứa tuổi 16 (n=9)
133
3.38
So sánh kết quả kiểm tra các chỉ số chức năng tuần hoàn,
hô hấp của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng lứa tuổi 15
sau thực nghiệm
134
3.39
So sánh kết quả kiểm tra các chỉ số chức năng tuần hoàn,
hô hấp của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng lứa tuổi 16
sau thực nghiệm
135
3.40
Xếp loại về trình độ thể lực cho các VĐV bóng đá lứa tuổi
15 trước và sau thực nghiệm
136
3.41
Xếp loại về trình độ thể lực cho các VĐV bóng đá lứa tuổi
16 trước và sau thực nghiệm
137
3.42
Kết quả thống kê các số liệu chuyên môn của các VĐV
bóng đá đội U17 SHB Đà Nẵng sau 4 trận đấu
138
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu
đồ
Nội dung biểu đồ Trang
1.1 Hoạt động của một tiền vệ trong suốt trận đấu 17
1.2 Quãng đường di chuyển của một tiền vệ trong suốt trận đấu 17
1.3 Diễn biến mạch đập của cầu thủ trong suốt trận đấu 18
1.4 Nồng độ acid lactic trong một trận đấu của cầu thủ bóng đá 19
1.5
Sự sản sinh năng lượng và các tố chất thể lực đặc trưng
trong thi đấu bóng đá
19
3.1
Thực trạng phân loại trình độ thể lực của nam VĐV bóng
đá lứa tuổi 15
91
3.2
Thực trạng phân loại trình độ thể lực của nam VĐV bóng
đá lứa tuổi 16
91
3.3
Tỷ lệ về các nhóm bài tập phát triển thể lực cho VĐV bóng
đá lứa tuổi 15-16
105
3.4
Tỷ lệ về các loại bài tập phát triển thể lực cho VĐV bóng
đá lứa tuổi 15-16
105
3.5
So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng lứa tuổi 15 trước thực nghiệm
117
3.6
So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm thực nghiệm và đối
chứng lứa tuổi 16 trước thực nghiệm
118
3.7 So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm sau thực nghiệm 128
3.8 So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm sau thực nghiệm 129
Sơ đồ Nội dung sơ đồ Trang
1.1 Hệ thống huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá 20
Hình Nội dung hình ảnh Trang
2.1 Chạy 6 lần x 40 m 57
2.2 Yo-yo test 57
2.3 Dẫn bóng 35m luồn cọc sút cầu môn 59
2.4 Chạy sút bóng vào cầu môn 59
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATP : Adenosine triphosphate.
CLB : Câu lạc bộ.
CP : Creatine phosphate.
CS : Công suất.
CT : Chương trình.
HLTT : Huấn luyện thể thao.
HLV : Huấn luyện viên.
HSTĐ : Hiệu suất thi đấu.
KH : Kế hoạch.
LVĐ : Lượng vận động.
m : Mét.
min, ’ : Phút.
Reps : Repetitions (số lần lặp lại).
RM : Repetition max (số lần lặp lại tối đa).
s, ” : giây.
SB : Sức bền.
SM : Sức mạnh.
SMTĐ : Sức mạnh tốc độ.
SN : Sức nhanh.
TDTT : Thể dục thể thao.
VĐV : Vận động viên.
XPC : Xuất phát cao.
1
MỞ ĐẦU
Thể dục thể thao ngày nay đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của
cuộc sống. Với những gì mà thể thao nước nhà đã đạt được, xứng đáng để ngành
thể dục thể thao luôn là một trong những lĩnh vực quan trọng của xã hội. Cùng
với sự phát triển của đất nước, ngành Thể dục thể thao nước ta đã và đang từng
bước khẳng định vị trí, vai trò của mình tương xứng với sự phát triển kinh tế,
văn hoá xã hội của nước nhà. Quyết định số 2198/QĐ-TTg của Thủ tướng chính
phủ ngày 03/12/2010 phê duyệt chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam
đến năm 2020, trong đó đã nêu rõ: “Đổi mới cơ chế tổ chức, nội dung tuyển
chọn và đào tạo tài năng thể thao thành tích cao theo định hướng chuyên nghiệp;
tăng cường nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao cho công tác đào tạo tài
năng thể thao thành tích cao; ưu tiên đầu tư các môn thể thao, VĐV thể thao
trọng điểm; tiến hành chuẩn hoá cơ sở vật chất, kỹ thuật, tập huấn đội tuyển quốc
gia, đào tạo VĐV trẻ cấp tỉnh, ngành; củng cố phát triển bóng đá nam chuyên
nghiệp và bóng đá nữ” [62].
Thể thao nước nhà đang ngày một phát triển cao, thành tích của thể thao
đỉnh cao cũng đã phần nào xích lại gần hơn so với thành tích chung của thể thao
thế giới. Bên cạnh sự phát triển chung của thể thao nước nhà, bóng đá trong
những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể. Được thể hiện qua các kỳ
Sea Games, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup), hay giải bóng đá vô
địch châu Á, kể các các giải đấu dành cho các lứa tuổi trẻ như U19; U21 đội
tuyển bóng đá Việt Nam đã đạt được những thành tích đáng khích lệ, luôn là một
trong những đội tranh chấp huy chương trong khu vực. Bóng đá trong nước đã
dần chuyển theo mô hình hoạt động chuyên nghiệp một cách hoàn thiện hơn. Qua
đó thì khâu đào tạo trẻ luôn là điều kiện bắt buộc và là một trong những ưu tiên
hàng đầu cho bất kỳ một câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp nào. Ngày 08/3/2013,
2
Thủ tướng chính phủ đã ra Quyết định số 419/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát
triển bóng đá Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đã nêu rõ:
“Đổi mới, hoàn thiện hệ thống tuyển chọn, đào tạo VĐV bóng đá.
Xây dựng, ban hành bộ tiêu chí đánh giá năng khiếu bóng đá (các độ tuổi
từ 7 - 11 tuổi và từ 12 - 15 tuổi), làm căn cứ để tổ chức kiểm tra, tuyển chọn
năng khiếu bóng đá trên phạm vi toàn quốc, kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, phát
triển tài năng bóng đá.
Hình thành học viện bóng đá tại các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp,
tuyển chọn và đào tạo VĐV bóng đá trẻ ở các