Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – BPTNMT (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là bệnh đặc trưng bởi tình trạng giảm lưu lượng khí thở ra không hồi phục. Bệnh có tỷ lệ mắc cao và xu hướng ngày càng gia tăng, tiến triển mạn tính, chi phí điều trị cao. Hiện nay BPTNMT đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân tử vong trên toàn thế giới và tới năm 2020 được dự báo là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong hàng đầu. Năm 2012, đã có khoảng 3 triệu người chết do BPTNMT, chiếm gần 6% trong tổng các nguyên nhân tử vong - [1]. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc BPTNMT 6,7%, cao nhất trong 12 nước ở khu vực Đông Nam Á [2].
Thăm dò chức năng hô hấp (CNHH) có vai trò vô cùng quan trọng từ chẩn đoán, tiên lượng và đánh giá kết quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Theo các khuyến cáo của chiến lược toàn cầu quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Global initiative for chronic Obstructive Lung Disease – GOLD) [3], [4] thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (Forced expiratory volume in the first second - FEV1) là thông số thăm dò chức năng hô hấp duy nhất được sử dụng để đánh giá mức độ nặng và tiên lượng của bệnh. Tuy nhiên, các thông số chức năng hô hấp khác cũng có vai trò quan trọng để chẩn đoán, tiên lượng và đánh giá kết quả điều trị bệnh. Burgel P.R.và cs. [5] cho rằng tình trạng ứ khí ở phổi đã xuất hiện trước khi xuất hiện sự tắc nghẽn và mức độ khí thũng phổi có ý nghĩa hơn thông số FEV1 trong đánh giá độ nặng của bệnh và tiên đoán nguy cơ tử vong. Năm 2014, Boutou A.K. và cs. [6] đã chứng minh rằng chức năng trao đổi khí là yếu tố dự báo nguy cơ tử vong tốt nhất của BPTNMT so với nhiều thông số khác như FEV1, các lưu lượng hô hấp, phân áp ô-xy động mạch, khả năng gắng sức. Mặt khác trên tạp chí ERS (2013), Agusti A. và cs. [7] nhận định sự phân nhóm A, B, C, D không thực sự phản ánh một cách tuyến tính mức độ nặng của bệnh. Phân nhóm B mặc dù không giảm nặng FEV1 nhưng lại là nhóm có tỷ lệ bệnh nhân và tỷ lệ tử vong cao nhất.
167 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu sự thay đổi một số thông số chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng phương pháp thể tích ký thân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
PHẠM THỊ PHƯƠNG NAM
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI
MỘT SỐ THÔNG SỐ CHỨC NĂNG HÔ HẤP
Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỂ TÍCH KÝ THÂN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI – NĂM 2018
803
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
PHẠM THỊ PHƯƠNG NAM
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI
MỘT SỐ THÔNG SỐ CHỨC NĂNG HÔ HẤP
Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỂ TÍCH KÝ THÂN
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 9720107
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. Đồng Khắc Hưng
2. PGS. TS. Nguyễn Huy Lực
HÀ NỘI – NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt trong luận án
Danh mục các hình ảnh
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các bảng
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Chương 1. TỔNG QUAN
3
1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
3
Định nghĩa
3
Dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
3
Các thể lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
4
Các nghiên cứu về phân chia các phân nhóm trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
6
Thăm dò chức năng hô hấp trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng phương pháp thể tích ký thân
11
Thăm dò chức năng hô hấp
11
Các nghiên cứu về thăm dò chức năng hô hấp trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
26
Các nghiên cứu vể mối liên quan giữa thông số chức năng hô hấp với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
30
FEV1 không là thông số chức năng hô hấp duy nhất cho đánh giá tiên lượng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
30
Tương quan giữa sức cản đường thở với đặc điểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
31
Tương quan giữa thể tích khí cặn với mức độ tắc nghẽn, mức độ nặng của bệnh và dự báo nguy cơ tử vong ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
31
Tương quan giữa khuếch tán khí với đặc điểm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
33
Tương quan chỉ số khí máu với đặc điểm của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
34
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
35
2.1. Đối tượng nghiên cứu
35
2.1.1. Số lượng bệnh nhân nghiên cứu
35
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn.
35
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ.
36
2.1.4. Vật liệu nghiên cứu.
37
2.2. Nội dung nghiên cứu.
38
Đánh giá sự thay đổi giá trị các thông số chức năng hô hấp theo các phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định.
38
Mối liên quan giữa các thông số chức năng hô hấp với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
40
2.3. Phương pháp nghiên cứu.
41
Thiết kế nghiên cứu.
41
Cỡ mẫu nghiên cứu
41
Phương pháp tiến hành
42
2.4. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
61
2.5. Đạo đức y học trong nghiên cứu
61
SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU
62
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
63
Đánh giá sự thay đổi giá trị một số thông số chức năng hô hấp theo các phân nhóm ở bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định bằng phương pháp thể tích ký thân
63
Đặc điểm về giá trị các thông số chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
63
Sự thay đổi giá trị các thông số chức năng hô hấp theo các phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
67
3.2. Đánh giá mối liên quan giữa các thông số chức năng hô hấp với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
73
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
73
Mối liên quan giữa thông số chức năng hô hấp với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
81
Chương 4. BÀN LUẬN
92
Đánh giá sự thay đổi một số thông số chức năng hô hấp theo các phân nhóm ở bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định bằng phương pháp thể tích ký thân
92
Đặc điểm giá trị các thông số chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
92
Sự thay đổi giá trị một số thông số chức năng hô hấp theo các phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
99
4.2. Đánh giá mối liên quan giữa các thông số chức năng hô hấp với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
101
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
101
Mối liên quan giữa thông số chức năng hô hấp với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
110
Một số hạn chế trong nghiên cứu
123
KẾT LUẬN
124
KIẾN NGHỊ
126
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
TT
Phần viết tắt
Phần viết đầy đủ
1
ACOS
Asthma COPD Overlap Syndrome (hội chứng chồng lấp hen và COPD)
2
ATS
American Thoracic Society (Hội lồng ngực Hoa Kỳ).
3
BB
Blue Bloater (Thể xanh phị)
5
6
BMI
BMI ± SD
Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
Chỉ số khối cơ thể trung bình ± độ dao động
7
BN
Bệnh nhân
8
BODE
BODE (BMI – Obstruction –Dyspnea – Exercise tolerance) Thang điểm BODE (BMI – Tắc nghẽn – Khó thở – Khả năng gắng sức)
9
BPTNMT
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
10
CAT
COPD Assessment Test (Trắc nghiệm đánh giá bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
11
CNHH
Chức năng hô hấp
12
COPD
Chronic obstructive pulmonary disease (Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
13
14
DLCO
DLCO h/c
Diffusion Lung CO (sự khuếch tán CO của phổi)
DLCO sau khi đã hiệu chỉnh với Hb
15
ERS
European Respiratory Society (Hội hô hấp châu Âu).
16
ERV
Expiratory Reserve Volume (Thể tích dự trữ thở ra)
17
FEF 25-75%
Forced Expiratory Flow in 25% – 75% vital capacity (Lưu lượng thở ra gắng sức trong khoảng 25% – 75% dung tích sống)
TT
Phần viết tắt
Phần viết đầy đủ
18
FEV1
Forced expiratory volume in the first second (Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên)
19
FRC
Functional residual capacity (Dung tích cặn chức năng)
20
FVC
Forced Vital Capacity (Dung tích sống gắng sức)
21
GOLD
Global initiative for chronic Obstructive Lung Disease (Chiến lược toàn cầu quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
22
KCO
The carbon monoxide transfer coefficient (Hệ số khuếch tán khí CO)
23
KCO h/c
KCO sau khi đã hiệu chỉnh với Hb
24
IOS
Impulse Oscillometry System (Hệ thống dao động xung ký)
25
IRV
Inspiratory Reserve Volume (Thể tích dự trữ hít vào).
26
27
28
KTP
LDL-C
n
Khí thũng phổi
Low-Density Lipoprotein Cholesterol: cholesterol tỷ trọng thấp.
Số bệnh nhân
29
NCS
Nghiên cứu sinh
30
NETT
National Emphysema Treatment Trial (Nghiên cứu toàn quốc đa trung tâm Mỹ về điều trị khí phế thũng).
31
mMRC
modified Medical Research Council (Bộ câu hỏi khó thở cải biên của hội đồng nghiên cứu y khoa)
32
MVV
Maximum Voluntary Ventilation (Thông khí tự ý tối đa)
33
PaCO2
Pressure of arterial carbon dioxide (Phân áp khí carbonic máu động mạch)
TT
Phần viết tắt
Phần viết đầy đủ
34
PaO2
Pressure of arterial oxygene (Phân áp khí oxy máu động mạch)
35
PEF
Peak Expiratory Flow (Lưu lượng đỉnh thở ra)
36
Post
Post bronchodilator (Sau test phục hồi phế quản)
37
PP
Pink Puffer (Thể hồng thổi)
38
Raw
Airway Resistance (Sức cản đường thở)
39
Rint
Airway Resitance interruption technique (Kỹ thuật gián đoạn luồng khí để đo kháng lực đường thở)
40
RV
Residual volume (Thể tích khí cặn)
41
sGaw
Specific Airway Conductance (Suất dẫn đường thở đặc hiệu)
42
SGRQ
Saint George Respiratory Questionnaire (Bộ câu hỏi hô hấp Saint George)
43
SLT
Số lý thuyết
44
sRaw
Specific Airway Resistance (Sức cản đường thở đặc hiệu – riêng phần)
45
TLC
Total Lung Capacity (Dung tích toàn phổi)
46
47
VPQM
X ± SD
Viêm phế quản mạn
Giá trị trung bình ± độ dao động
48
49
50
WHO
ΔF
ΔP
World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
Chênh lệch lưu lượng
Chênh lệch áp suất
51
%
Tỷ lệ phần trăm
52
%SLT
Tỷ lệ phần trăm so với số lý thuyết
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Ảnh
Tên hình ảnh
Trang
1.1.
Giản đồ Venn về sự giao thoa của các bệnh lý trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
5
1.2.
1.3.
1.4.
Phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định - GOLD 2013
Phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định – GOLD 2017
Mô hình phương pháp hô hấp ký cột nước của Hutchinson
8
9
12
1.5.
Phương pháp hô hấp ký hiện nay
12
1.6.
Phương pháp thể tích ký thân hiện nay
13
1.7.
1.8.
1.9.
1.10.
1.11.
Các thông số về thể tích và dung tích hô hấp
Biểu đồ lưu lượng – thể tích và biểu đồ thể tích – thời gian
Biểu đồ lưu lượng qua miệng – áp suất buồng (đo Raw) và biểu đồ áp suất tại miệng – áp suất buồng (đo thể tích cặn)
Biểu đồ khuếch tán khí
Các thể tích phổi trong thăm dò căng giãn phổi
14
17
19
22
27
2.1.
Máy thể tích ký thân Care Fusion
37
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7.
2.8.
Bình khí nén methan 0,3% và CO 0,3%
Máy xét nghiệm khí máu GEM premier 3000
Hình ảnh thăm dò chức năng hô hấp bằng phương pháp thể tích ký thân.
Phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
Hình ảnh khí thũng phổi trung tâm tiểu thuỳ
Hình ảnh khí thũng phổi toàn tiểu thuỳ
Hình ảnh khí thũng phổi cạnh vách
37
38
46
49
55
55
56
Ảnh
Tên hình ảnh
Trang
2.9.
2.10.
2.11.
Hình ảnh khí thũng phổi dạng bóng
Test Allen
Kỹ thuật lấy máu động mạch
56
58
58
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.1.
Phân bố bệnh nhân theo các phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
67
3.2.
Giá trị các thông số thông khí phổi theo các phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
68
3.3.
Giá trị các thông số biểu hiện căng giãn phổi theo các phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
70
3.4.
Giá trị sức cản đường thở theo phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
71
3.5.
Giá trị các thông số khuếch tán theo các phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
72
3.6.
Phân bố giới của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
74
3.7.
Đặc điểm chỉ số khối cơ thể ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
75
3.8.
Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
75
3.9.
Phân bố bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo mức độ tắc nghẽn
78
3.10.
Kiểu hình bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
79
3.11.
Mối tương quan giữa giá trị các thông số thông khí phổi với giá trị thông số FEV1
84
3.12.
Mối tương quan giữa giá trị các thông số biểu hiện căng giãn phổi với giá trị thông số FEV1
85
Biểu đồ
Tên biểu đồ
Trang
3.13.
Mối tương quan giữa giá trị sức cản đường thở với giá trị thông số FEV1
86
3.14.
Mối tương quan giữa giá trị các thông số khuếch tán với giá trị thông số FEV1
86
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1.
Phương trình hồi quy 10 chỉ số thông dụng
25
1.2.
2.1.
2.2.
Phân loại mức độ tắc nghẽn
Bảng đánh giá BMI tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới dành riêng cho người châu Á (IDI &WPRO)
Bộ câu hỏi CAT
26
50
52
2.3.
Kiểu hình khí thũng phổi - viêm phế quản mạn ưu thế.
59
3.1.
Giá trị trung bình các thông số chức năng hô hấp sau test phục hồi phế quản bằng phương pháp thể tích ký thân.
63
3.2.
Đặc điểm rối loạn thông khí ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
64
3.3.
Phân bố bệnh nhân theo mức độ căng giãn phổi (bằng phương pháp thể tích ký thân)
65
3.4.
3.5.
Đặc điểm căng giãn phổi và giảm dung tích sống ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Mức độ giảm khuếch tán ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
66
66
3.6.
Giá trị trung bình các thông số thông khí phổi theo các phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
68
3.7.
Giá trị trung bình các thông số căng giãn phổi theo các phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định.
69
3.8.
Giá trị trung bình thông số sức cản đường thở theo các phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định.
70
3.9.
Giá trị trung bình các thông số khuếch tán phế nang – mao mạch theo các phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
71
3.10.
Phân chia các mức độ giảm DLCO theo các phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định
73
3.11.
Tuổi của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
74
3.12.
Tình trạng bệnh lý khác kết hợp với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
76
3.13.
Hình ảnh X quang ngực thẳng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
77
3.14.
Đặc điểm khí thũng phổi ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
77
3.15.
Đặc điểm khí máu động mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
78
3.16.
3.17.
Đặc điểm biến chứng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Tương quan giữa giá trị các thông số chức năng hô hấp với tuổi bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
80
81
3.18.
Liên quan giữa giá trị các thông số chức năng hô hấp với phân nhóm BMI
82
3.19.
Tương quan giữa giá trị thông số chức năng hô hấp với thang điểm mMRC, CAT
83
3.20.
Liên quan giữa giá trị các thông số chức năng hô hấp với đặc điểm khí máu
87
3.21.
Liên quan thông số chức năng hô hấp với kiểu hình khí thũng phổi hay viêm phế quản mạn ưu thế
88
3.22.
Liên quan thông số chức năng hô hấp với kiểu hình số đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
89
3.23.
Liên quan giữa giá trị các thông số chức năng hô hấp với biến chứng tim phổi mạn ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
90
3.24.
Liên quan giá trị thông số chức năng hô hấp với biến chứng suy hô hấp mạn ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
91
4.1.
Các nghiên cứu về tương quan giữa thông số chức năng hô hấp với mức độ tắc nghẽn
116
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – BPTNMT (COPD - Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là bệnh đặc trưng bởi tình trạng giảm lưu lượng khí thở ra không hồi phục. Bệnh có tỷ lệ mắc cao và xu hướng ngày càng gia tăng, tiến triển mạn tính, chi phí điều trị cao. Hiện nay BPTNMT đứng hàng thứ 4 trong các nguyên nhân tử vong trên toàn thế giới và tới năm 2020 được dự báo là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong hàng đầu. Năm 2012, đã có khoảng 3 triệu người chết do BPTNMT, chiếm gần 6% trong tổng các nguyên nhân tử vong - [1]. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ mắc BPTNMT 6,7%, cao nhất trong 12 nước ở khu vực Đông Nam Á [2].
Thăm dò chức năng hô hấp (CNHH) có vai trò vô cùng quan trọng từ chẩn đoán, tiên lượng và đánh giá kết quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Theo các khuyến cáo của chiến lược toàn cầu quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Global initiative for chronic Obstructive Lung Disease – GOLD) [3], [4] thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (Forced expiratory volume in the first second - FEV1) là thông số thăm dò chức năng hô hấp duy nhất được sử dụng để đánh giá mức độ nặng và tiên lượng của bệnh. Tuy nhiên, các thông số chức năng hô hấp khác cũng có vai trò quan trọng để chẩn đoán, tiên lượng và đánh giá kết quả điều trị bệnh. Burgel P.R.và cs. [5] cho rằng tình trạng ứ khí ở phổi đã xuất hiện trước khi xuất hiện sự tắc nghẽn và mức độ khí thũng phổi có ý nghĩa hơn thông số FEV1 trong đánh giá độ nặng của bệnh và tiên đoán nguy cơ tử vong. Năm 2014, Boutou A.K. và cs. [6] đã chứng minh rằng chức năng trao đổi khí là yếu tố dự báo nguy cơ tử vong tốt nhất của BPTNMT so với nhiều thông số khác như FEV1, các lưu lượng hô hấp, phân áp ô-xy động mạch, khả năng gắng sức. Mặt khác trên tạp chí ERS (2013), Agusti A. và cs. [7] nhận định sự phân nhóm A, B, C, D không thực sự phản ánh một cách tuyến tính mức độ nặng của bệnh. Phân nhóm B mặc dù không giảm nặng FEV1 nhưng lại là nhóm có tỷ lệ bệnh nhân và tỷ lệ tử vong cao nhất.
Trong các phương thức thăm dò, phương pháp thể tích ký thân (Whole body plethysmography) là một phương thức hiện đại cho phép xác định giá trị các thông số chức năng hô hấp một cách hệ thống, toàn diện và tin cậy. Ngoài các thông số thông khí phổi của hô hấp ký (spirometry), phương pháp thể tích ký thân còn cung cấp nhiều thông số khác như các thông số biểu hiện căng giãn phổi, sức cản đường thở, khuếch tán phế nang mao mạch. Thăm dò toàn diện chức năng hô hấp không chỉ giúp tiên lượng bệnh mà còn là một căn cứ quan trọng để chỉ định những kỹ thuật điều trị chuyên sâu như giảm thể tích phổi, rửa phế nang, ghép phổi... Đây là những bước tiến mới đã và đang mở ra một niềm hi vọng giúp bệnh nhân BPTNMT có thể cải thiện chức năng phổi, giảm tần suất đợt cấp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, rất ít nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện các thông sô chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu sự thay đổi một số thông số chức năng hô hấp ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng phương pháp thể tích ký thân” với các mục tiêu sau:
Đánh giá thay đổi một số thông số chức năng hô hấp theo các phân nhóm ở bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định bằng phương pháp thể tích ký thân.
Đánh giá mối liên quan giữa các thông số chức năng hô hấp với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1.1. Định nghĩa
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – BPTNMT là một bệnh thường gặp, có thể phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và tắc nghẽn đường thở nặng dần do các bất thường của đường thở và/ hoặc phế nang liên quan tới phơi nhiễm các phần tử và khí độc hại [1].
Đợt cấp và bệnh đồng mắc góp phần vào độ nặng chung của bệnh ở mỗi bệnh nhân. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh đa kiểu hình và nhiều thành phần, cần được đánh giá toàn diện [8]. Thăm dò chức năng hô hấp có vai trò quyết định trong chẩn đoán xác định BPTNMT đồng thời giúp thầy thuốc đánh giá được mức độ, theo dõi tiến triển, cũng như tiên lượng bệnh.
1.1.2. Dịch tễ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1.2.1. Trên thế giới
Để có bức tranh dịch tễ toàn cầu về BPTNMT, một nghiên cứu tổng quan từ 1990 – 2004 trên 28 quốc gia đã được Halbert R.J. và cs. công bố [9]. Tỷ lệ mắc BPTNMT xác định bằng hô hấp ký ở người lớn ≥ 40 tuổi khoảng 9 - 10% tuỳ theo từng vùng lãnh thổ, cao hơn so với việc xác định bệnh bằng cách tự khai hoặc do thầy thuốc chẩn đoán chủ quan, theo thứ tự là 3,7% và 4,1%. Từ đó đã nhấn mạnh vai trò của thăm dò CNHH trong chẩn đoán BPTNMT.
Trên tạp chí hô hấp châu Âu – ERJ, tác giả Ruparel M. và cs. (2015) công bố nghiên cứu trên 16018 bệnh nhân BPTNMT nhập viện trên 13 quốc gia, thời gian điều trị nội trú của đợt cấp BPTNMT trung bình là 7 ngày, dao động từ 4 – 11 ngày). Số ngày điều trị cho một đợt cấp tuỳ thuộc vào từng quốc gia và chất lượng điều trị , những yếu tố làm tăng thời gian nhập viện được kể đến như tình trạng đợt cấp nặng, bệnh nhân GOLD IV (OR 1,77) và bệnh nhân điều trị thông khí hỗ trợ (OR 2,15) [10].
Hiện nay trên thế giới ước tính có khoảng 600 triệu người mắc BPTNMT và bệnh đang là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ tư, gây chết hơn 3 triệu người/ năm - GOLD (2017) [1]. Tác giả Kim S. và cs. [11] nghiên cứu tỷ lệ tử vong sau nhập viện do BPTNMT cho kết quả 5% sau 1 tháng, 11% sau 3 tháng, 23 % sau 1 năm và 39% sau 3 năm.
Nghiên cứu của O’Reilly J.F. và cs. [12], chi phí trung bình điều trị một đợt cấp BPTNMT mất 2130 bảng Anh. Theo hiệp hội châu Âu, chi phí cho BPTNMT chiếm 6% tổng ngân sách cho y tế và 56% tổng ngân sách cho các bệnh lý hô hấp (38,6 tỷ euro) [13].
1.1.2.2. Tại Việt Nam
Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu hội hô hấp châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam là quốc gia có số người mắc BPTNMT cao nhất khu vực (12 nước) với tỷ lệ 6,7% dân số trên 35 tuổi [2].
Năm 2010, một nghiên cứu cấp nhà nước của Bộ y tế và Bệnh viện Phổi Trung ương công bố [14]: tỷ lệ mắc BPTNMT ở lứa tuổi ≥ 40 là 4,2% trong khi ở nhóm dưới 40 tuổi tỷ lệ chỉ 0,4%. Có sự khác biệt rõ rệt giữa tỷ lệ BPTNMT ở nam/ nữ (7,1% và 1,9% với p < 0,001). Nếu chia theo khu vực thì nông thôn là 4,7%, thành thị 3,3% và miền núi 3,6%. Hút thuốc là yếu tố nguy cơ cho BPTNMT tại Việt Nam cũng như trên thế giới, gây tỷ lệ mắc tăng gấp 4 lần. WHO 2010 cảnh báo đến năm 2020, 10% dân số Việt Nam có nguy cơ tử vong liên quan đến các bệnh do thuốc lá gây ra nếu như tình trạng hút thuốc không được kiểm soát tốt [15].
1.1.3. Các thể lâm sàng bệnh phổi tắc