Kim loại với nhiều ưu điểm nổi trội như: khảnăng dẫn nhiệt, dẫn điện tốt;
độbền cơhọc cao, độco ít, độkháng kéo cao; độbền nhiệt cao; dễdàng chếtạo
ra các thiết bị, máy móc v.v. nên đã được ứng dụng trong hầu hết các ngành
công nghiệp chếtạo các thiết bị, các cấu kiện, máy móc cũng nhưtrong đời sống
hàng ngày như đồdùng nhà bếp, một sốphương tiện sinh hoạt, nguyên liệu xây
dựng nhà ởhay các công trình dân dụng, Kim loại được ứng dụng rộng rãi
nhất chính là thép.
Vấn đề đặt ra cho các nhà sản xuất và người sửdụng vật liệu là: trong môi
trường làm việc khác nhau, kim loại (thép) luôn bị ăn mòn dần một cách tự
nhiên. Sự ăn mòn làm biến đổi một lượng lớn các kim loại (thép) thành sản
phẩm ăn mòn, làm suy giảm các tính chất đặc trưng của kim loại, có thểdẫn đến
nhiều hậu quảnặng nề đối với quá trình sản xuất và an toàn lao động, gây ra tổn
thất lớn đối với nền kinh tếquốc gia. Ngoài ra, một chi phí nữa dùng cho việc
nghiên cứu tìm ra các vật liệu mới hạn chế ăn mòn hay các phương pháp bảo vệ
vật liệu chống ăn mòn. Tổng chi phí này khá lớn ởcác nền kinh tếphát triển và
đang phát triển. Theo sốliệu thống kê năm 2011 của Sastri [22], tổng chi phí cho
vấn đềnghiên cứu và xửlý ăn mòn kim loại ởMỹnăm 1975 là 82 tỉ Đôla, năm
1995 đã lên 296 tỉ Đôla và năm 2010 là 549 tỉ Đôla. Vì vậy việc nghiên cứu về
ăn mòn và bảo vệkim loại là một vấn đềrất có ý nghĩa vềkhoa học và thực tiễn.
Có nhiều phương pháp bảo vệ kim loại (và thép) khỏi ăn mòn đã được
thực hiện. Trong đó, sửdụng chất ức chếlà một trong những phương pháp bảo
vệtruy ền thống khá hiệu quả, có thểkéo dài tuổi thọcủa các công trình lên 2- 5
lần và có tính kinh tếcao. Nhiều loại chất ức chế đã được sửdụng rộng rãi như
muối nitrit, muối cromat, muối photphat, các amin hữu cơ, Tuy nhiên, sự ảnh
hưởng của chất ức chế đến người lao động và môi trường đã ít được quan tâm
trong một thời gian dài, thực tế đã sửdụng những hóa chất rất độc hại nhưnitrit,
cromat, . Hiện nay, vấn đềnày đã trởthành một trong những tiêu chí hàng đầu
khi lựa chọn một chất đưa vào sửdụng, nhiều chất ức chếtruyền thống đã bịhạn
chế, thậm chí cấm sửdụng do ảnh hưởng độc hại của chúng với con người và
môi trường.
144 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu tính chất điện hóa và khả năng ức chế ăn mòn thép cacbon thấp trong môi trường axit của một số hợp chất có nguồn gốc tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN HÓA HỌC
********
TRƯƠNG THỊ THẢO
NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT ĐIỆN HÓA VÀ KHẢ NĂNG
ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CACBON THẤP TRONG
MÔI TRƯỜNG AXIT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT
CÓ NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
Hà Nội – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN HÓA HỌC
********
TRƯƠNG THỊ THẢO
NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT ĐIỆN HÓA VÀ KHẢ NĂNG
ỨC CHẾ ĂN MÒN THÉP CACBON THẤP TRONG
MÔI TRƯỜNG AXIT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT
CÓ NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN
Chuyên ngành: Hóa lý thuyết và Hóa lý
Mã số ngành: 62.44.31.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. Lê Quốc Hùng
2. PGS.TS. Vũ Thị Thu Hà
Hà Nội - 2012
Lời cảm ơn
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh viện, Bộ phận Đào tạo, các phòng
chức năng Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, GS.TS
Lê Quốc Hùng, cô giáo PGS.TS Vũ Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn và tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin được cảm ơn anh chị em tập thể Ứng dụng tin học trong
nghiên cứu hóa học – Viện Hóa học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam và anh chị em trong Khoa Hóa học, trường ĐH Khoa học, ĐH Thái
Nguyên đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Ăn mòn, Trung tâm Đánh giá
Hư Hỏng vật liệu – Viện Khoa học Vật liệu và phòng Tổng hợp Hữu cơ –
Viện Hóa học – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Tôi chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, học trò đã quan tâm, động
viên và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án.
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Nghiên cứu sinh
Trương Thị Thảo
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 5
1.1. Tổng quan về ăn mòn kim loại 5
1.1.1. Định nghĩa ăn mòn kim loại 5
1.1.2. Phân loại ăn mòn 5
1.1.3. Khái quát về thép 8
1.2. Các phương pháp bảo vệ chống ăn mòn kim loại 10
1.2.1. Thiết kế hợp lý 10
1.2.2. Lựa chọn vật liệu thích hợp 10
1.2.3. Xử lý môi trường 10
1.2.4. Tạo lớp phủ bảo vệ 11
1.2.5. Phương pháp điện hóa 11
1.3. Sử dụng các chất ức chế bảo vệ chống ăn mòn kim loại 11
1.3.1. Giới thiệu về chất ức chế chống ăn mòn kim loại 11
1.3.2. Cơ chế hoạt động của chất ức chế ăn mòn kim loại 2
1.3.3. Phân loại chất ức chế ăn mòn kim loại 14
1.3.4. Các chất ức chế ăn mòn kim loại thực tế đã được sử dụng 15
1.3.5. Chất ức chế thân thiện môi trường 19
1.3.5.1. Khái niệm 19
1.3.5.2. Tình hình nghiên cứu về chất ức chế xanh trong và ngoài nước 19
1.3.5.3. Thuận lợi và hạn chế 9
1.3.6. Giới thiệu một số cây trồng có tiềm năng dùng ức chế ăn mòn kim
loại ở Thái Nguyên
30
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC
NGHIỆM
36
2.1. Hóa chất, dụng cụ, thiết bị 36
2.1.1. Hóa chất 36
2.1.2. Dụng cụ 36
2.1.3. Thiết bị 36
2.2. Điều chế và khảo sát thành phần hóa học các chất ức chế ăn
mòn kim loại
37
2.2.1. Điều chế các chất ức chế 37
2.2.1.1 Xử lý mẫu lá tươi 37
2.2.1.2. Chiết mẫu thực vật 37
2.2.1.3. Tách cao chiết chè trong nước 38
2.2.1.4. Tách caffein 39
2.2.2. Phương pháp khảo sát thành phần hóa học mẫu thực vật 39
2.2.2.1. Phương pháp sắc ký lớp mỏng 39
2.2.2.2. Phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân(NMR) 40
2.2.3. Thực nghiệm khảo sát thành phần hóa học các mẫu thực vật 42
2.3. Phương pháp nghiên cứu ăn mòn kim loại 42
2.3.1 Các phương pháp nghiên cứu ăn mòn kim loại 42
2.3.1.1 Phương pháp quan sát 42
2.3.1.2 Phương pháp tổn hao khối lượng 44
2.3.1.3 Các phương pháp điện hóa 45
2.3.2. Thực nghiệm nghiên cứu ăn mòn kim loại 50
2.3.2.1. Các loại mẫu kim loại nghiên cứu 50
2.3.2.2. Chuẩn bị mẫu kim loại 50
2.3.2.3 Chuẩn bị dung dịch 51
2.3.2.4. Thử nghiệm 52
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 55
3.1. Khảo sát ức chế ăn mòn thép bằng các sản phẩm chiết từ các
mẫu thực vật
55
3.1.1. Chiết mẫu thực vật 55
3.1.2. Khảo sát khả năng ức chế ăn mòn thép của các cao chiết thu được 55
3.1.2.1. Ảnh hưởng của nồng độ cao chiết 56
3.1.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ axit 62
3.1.2.3. Ảnh hưởng của thời gian thử nghiệm 65
3.1.3. Kết hợp một số phương pháp nghiên cứu ăn mòn và bảo vệ ăn mòn
thép CT38 bằng một số chất ức chế khác nhau
69
3.2. Ức chế ăn mòn thép CT38 trong môi trường axit bằng các sản
phẩm tách từ cao chiết chè trong nước
81
3.2.1. Tách và khảo sát thành phần hóa học cao chiết chè trong nước 81
3.2.1.1. Tách cao chiết chè trong nước W(C) 81
3.2.1.2. Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học các cặn chiết phân đoạn từ cao
chiết W(C)
82
3.2.2. Khả năng ức chế ăn mòn thép CT38 trong môi trường axit của các
cặn chiết phân đoạn từ cao chiết chè
83
3.2.3. Khảo sát một số yếu tố trong sự ức chế ăn mòn thép CT38 trong
môi trường axit của cặn nước tách từ cao chiết chè
87
3.2.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ axit và nồng độ cặn chiết 87
3.2.3.2. Ảnh hưởng của thời gian thử nghiệm 89
3.2.4. Tách caffein và khảo sát khả năng dùng caffein làm chất ức chế ăn
mòn thép CT38 trong môi trường axit
92
3.2.4.1. Tách và xác định cofein 92
3.2.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ cofein 94
3.2.4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ 100
3.2.4.4. Ảnh hưởng của thời gian thử nghiệm 101
3.3. Đề xuất ban đầu cơ chế ức chế ăn mòn thép CT38 trong môi
trường axit của các chất ức chế nghiên cứu
105
3.3.1. Cơ chế hấp phụ 105
3.3.2. Nhiệt động học quá trình hấp phụ và quá trình ăn mòn 110
3.3.3. Cơ chế ức chế ăn mòn 114
KẾT LUẬN 116
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC 128
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu Ý nghĩa
AES Phổ điện tử Auger
AFM Atomic force microscopy - Kính hiển vi lực nguyên tử
B Cặn n-butanol
C Nồng độ chất ức chế (g/l)
Cdl điện dung lớp kép
CPE Nguyên tố pha
D Cặn diclometan
DNA Acid Deoxyribo Nucleic (ADN - tiếng pháp hay DNA - tiếng anh)
DPD Phương pháp phân cực thế động
E* Năng lượng hoạt hóa quá trình ăn mòn
Eam Thế ăn mòn (Thế mạch hở, thế nghỉ, thế oxy hóa khử) (V)
EA Cặn etylaxetat
E(C) Dịch chiết chè trong etanol (cao chiết)
EDS Phổ tán sắc năng lượng tia X
EGCG Epigallocatechin-3-gallat
EIS Đo tổng trở
∆E Năng lượng cộng hưởng từ hạt nhân
FTIR Fourier transform infrared spectroscopy - Quang phổ hồng ngoại
chuyển đổi Fourier
∆Ghp Biến thiên thế đẳng nhiệt đảng áp quá trình hấp phụ
H Cặn hexan
H (%) Hiệu quả bảo vệ (%)
Hz Hertz (héc)Tần số
∆H Biến thiên entanpi quá trình (hấp phụ)
iam Mật độ dòng ăn mòn (mA/cm2)
iđo Mật đo dòng đo được đáp ứng theo thế áp vào (mA/cm2)
K Hằng số cân bằng hấp phụ
LSA Viết tắt tên hóa chất - d-lysergic axitamin
M Nồng độ mol/l
m Khối lượng (g)
M80(T) Dịch chiết thuốc lá trong dung môi methanol:nước = 8:2
NRM Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
NTG N-(5,6-diphenyl-4,5-dihydro-[1,2,4]ưtriazin-3-yl)-guanidin
ppm part of million - Nồng độ một phần triệu g/lít (mg/l)
Qhp Nhiệt hấp phụ
Rp Điện trở phân cực (Ω)
RS(Rdd) Điện trở dung dịch
S Diện tích (cm2)
SEM Phương pháp kính hiển vi điện tử quét
t Thời gian (phút, ngày)
T Nhiệt độ
UV Utraviolet - Tia tử ngoại hay tia cực tím
v Tốc độ ăn mòn
V Thể tích (l)
XPS,
ESCA
Phổ huỳnh quang tia X
W Cặn nước
W(C) Dịch chiết chè trong nước
WDS Phôt tán sắc bước sóng tia X
WL Weight lost - tổn hao khối lượng
W(T) Dịch chiết thuốc lá trong nước
η Quá thế
β Hằng số tafel
DANH MỤC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 2.1: Danh mục các sản phẩm chiết mẫu thực vật 37
Bảng 2.2: Các mẫu kim loại nghiên cứu 50
Bảng 3.1: Tỷ lệ khối lượng cao chiết so với khối lượng mẫu thực vật khô 55
Bảng 3.2: Các đặc trưng quá trình ăn mòn thép CT38 trong môi trường
HCl 1M có mặt các cao chiết ở các nồng độ khác nhau
58
Bảng 3.3: Các đặc trưng quá trình ăn mòn thép so sánh trong môi
trường HCl 1M có mặt các cao chiết ở các nồng độ khác nhau
61
Bảng 3.4: Các đặc trưng quá trình ăn mòn thép CT38 trong môi trường
HCl 0,01M có mặt cao chiết W(C) ở các nồng độ khác nhau
64
Bảng 3.5: Các đặc trưng quá trình ăn mòn thép CT38 trong môi trường
HCl 0,01M có mặt W(C) và W(T)ở các nồng độ khác nhau
theo thời gian
68
Bảng 3.6: Các đặc trưng quá trình ăn mòn thép CT38 trong môi trường
HCl 0,01M có mặt các chất ức chế khác nhau theo thời gian
(Phương pháp tổn hao khối lượng)
70
Bảng 3.7: Các đặc trưng quá trình ăn mòn thép CT38 trong môi trường
HCl 0,01M có mặt các chất ức chế khác nhau theo thời gian
(Phương pháp điện hóa)
73
Bảng 3.8: Hàm lượng các phân đoạn tách cao chiết W(C) 81
Bảng 3.9: Các đặc trưng quá trình ăn mòn thép CT38 trong môi trường
HCl có mặt các cặn phân đoạn tách từ cao chiết W(C) nồng độ
khác nhau
85
Bảng 3.10: Các đặc trưng quá trình ăn mòn thép CT38 trong môi trường
HCl HCl có mặt cặn W tách từ cao chiết chè W(C) nồng độ
khác nhau ở 25oC
88
Bảng 3.11: Các đặc trưng quá trình ăn mòn thép CT38 trong môi trường
HCl 0,01M có mặt cặn W nồng độ 1g/l theo thời gian ở 25oC
90
Bảng 3.12: Kết quả phân tích EDS bề mặt thép CT38 ngâm trong dung
dịch HCl 1M có và không có mặt cặn W 5g/l sau 1 giờ ở 25oC
91
Bảng 3.13: Các thông số quá trình thử nghiệm ăn mòn thép CT38 trong
môi trường HCl 1M có mặt caffein nồng độ khác nhau ở 25oC
theo phương pháp tổn hao khối lượng
94
Bảng 3.14 Các đặc trưng quá trình ăn mòn thép CT38 trong môi trường
HCl 1M có mặt caffein nồng độ khác nhau ở 25oC theo
96
phương pháp điện hóa
Bảng 3.15: Các đặc trưng quá trình ăn mòn thép CT38 trong môi trường
HCl 1M có mặt caffein nồng độ khác nhau ở 25oC theo
phương pháp tổng trở
98
Bảng 3.16: Kết quả phân tích EDS bề mặt thép CT38 ngâm trong dung
dịch HCl 1M có và không có mặt caffein 3g/l sau 1 giờ ở 25oC
100
Bảng 3.17: Các đặc trưng quá trình ăn mòn thép CT38 trong môi trường
HCl 1M có mặt caffein nồng độ 3g/l ở nhiệt độ khác nhau
102
Bảng 3.18: Các đặc trưng quá trình ăn mòn thép CT38 trong môi trường
HCl 1M có mặt caffein nồng độ 3g/l theo thời gian (phương
pháp điện hóa)
94
Bảng 3.19: Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và các thông số
nhiệt động quá trình hấp phụ W(C) và W lên thép CT38 trong
dung dịch HCl
110
DANH MỤC HÌNH
Tên hình Trang
Hình 1.1: Sơ đồ ăn mòn điện hoá của kim loại đặt trong dung dịch chất
điện li
6
Hình 1.2: Mô hình quá trình hấp phụ 13
Hình 1.3: Liên kết giữa polysaccarit với Fe 23
Hình 1.4: Thành phần hóa học chính của dầu Fennel 23
Hình 1.5: Cấu trúc phân tử LSA 24
Hình 1.6: Cấu trúc hóa học Andrographolid - thành phần chính của dịch
chiết lá Kalmegh
25
Hình 1.7: Cấu trúc hóa học NTG 27
Hình 1.8: Cấu trúc hóa học của Penicillin V Kali. 28
Hình 1.9: Cơ chế hấp phụ của Penicillin với bề mặt thép 28
Hình 1.10: Cành, lá, hoa và quả chè. 31
Hình 1.11: Các dẫn xuất catechin thường có trong lá chè xanh 29
Hình 1.12: Cafein(Cofein) 29
Hình 1.13: Cây và hoa thuốc lá. 34
Hình 2.1: Sơ đồ tách cao chiết chè trong nước 38
Hình 2.2: Cấu tạo của kính hiển vi điện tử quét SEM 43
Hình 2.3: Đường phân cực E-I 46
Hình 2.4: Đường cong phân cực (E-logi)của kim loại Me trong môi
trường axit
46
Hình 2.5: Áp dụng đường phân cực tuyến tính dòng thế 47
Hình 2.6: Điện trở phân cực tính từ thực nghiệm 47
Hình 2.7: Biểu diễn hình học các phần tử phức 48
Hình 2.8: Mạch tương đương trong phổ tổng trở 49
Hình 2.9: Tổng trở trên mặt phẳng phức- Giản đồ Nyquist 49
Hình 2.10: Cấu tạo điện cực làm việc 50
Hình 2.11: Mẫu thử nghiệm ăn mòn theo phương pháp tổn hao khối lượng
và quan sát bề mặt vi mô
51
Hình 2.12: Ngâm mẫu thử nghiệm ăn mòn theo phương pháp tổn hao khối
lượng và quan sát bề mặt vi mô
52
Hình 2.13: Hệ thống thiết bị: Máy Potentio – galvanostat CPA-HH3 53
Hình 3.1: Đường cong phân cực dạng log của thép CT38 ngâm 60 phút
trong môi trường HCl 1M có mặt các cao chiết ở các nồng độ
khác nhau tại nhiệt độ phòng
56
Hình 3.2: Hiệu quả ức chế ăn mòn thép CT38 trong dung dịch HCl 1M
của các cao chiết với nồng độ khác nhau
58
Hình 3.3: Đường cong phân cực dạng log của thép so sánh ngâm 60
phút trong môi trường HCl 1M có mặt các caoh chiết ở các
nồng độ khác nhau tại nhiệt độ phòng
60
Hình 3.4: Hiệu quả ức chế ăn mòn thép so sánh trong dung dịch HCl 1M
của các cao chiết ở nồng độ khác nhau.
61
Hình 3.5: Đường cong phân cực dạng log của thép CT38 trong dung
dịch HCl 1M có mặt W(C) ở các nồng độ khác nhau
63
Hình 3.6: Đường cong phân cực dạng log của thép CT38 trong dung
dịch HCl 0,01M có mặt W(C) ở các nồng độ khác nhau
63
Hình 3.7: Hiệu quả ức chế ăn mòn thép CT38 trong môi trường axit HCl
nồng độ khác nhau theo nồng độ cao chiết
64
Hình 3.8: Đường cong phân cực dạng log của thép CT38 trong dung
dịch HCl 0.01M có mặt cao chiết khác nhau theo thời gian
ngâm mẫu khác nhau tại 25oC
68
Hình 3.9: Sự thay đổi tốc độ ăn mòn của thép CT38 trong dung dịch HCl
0,01M có mặt cao chiết khác nhau theo thời gian
69
Hình 3.10: Tốc độ ăn mòn thép CT38 theo thời gian trong môi trường HCl
0,01M có mặt các chất ức chế theo phương pháp tổn hao khối
lượng
71
Hình 3.11: Đường cong phân cực dạng logcủa thép CT38 trong dung dịch
HCl 0,01M không và có mặt các chất ức chế theo thời gian
ngâm tại nhiệt độ phòng
72
Hình 3.12: Đường biểu diễn tốc độ ăn mòn củathép CT38 trong dung
dịch HCl 0,01M theo thời gian (Phương pháp điện hóa)
74
Hình 3.13: Phổ tổng trở Nyquist của điện cựcthép CT38 trong môi trường
HCl 0,01M có và không có chất ức chế theo thời gian ngâm
75
Hình 3.14: Ảnh SEM mẫu thép CT38 trong dung dịch HCl 0,01M
có các chất ức chế khác nhau sau 3 ngày ngâm ở nhiệt độ
phòng
78
Hình 3.15: Ảnh SEM mẫu thép CT38 trong dung dịch HCl 0,01M
có các chất ức chế khác nhau sau 6 ngày ngâm ở nhiệt độ
79
phòng
Hình 3.16: Ảnh SEM mẫu thép CT38 trong dung dịch HCl 0,01M
có các chất ức chế khác nhau sau 10 ngày ngâm ở nhiệt độ
phòng
80
Hình 3.17: Ảnh chụp phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C -1H cặn D 82
Hình 3.18: Sắc ký lớp mỏng các cặn EA,B và W so với chất chuẩn 83
Hình 3.19: Đường cong phân cực dạng log của thép CT38 trong dung
dịch HCl có mặt các cặn chiết phân đoạn của cao chè nước ở
nồng độ khác nhau
84
Hình 3.20: Tốc độ ăn mòn thép CT38 ngâm 60 phút tại 25oC trong các
dung dịch HCl có mặt các chất ức chế khác nhau
86
Hình 3.21: Đường cong phân cực dạng log của thép CT38 trong dung
dịch HCl 0,01M có mặt cặn W ở các nồng độ khác nhau
87
Hình 3.22: Đường cong phân cực dạng log của thép CT38 trong dung
dịch HCl 1M có mặt cặn W ở các nồng độ khác nhau
88
Hình 3.23: Đường cong phân cực dạng log của thép CT38 trong dung
dịch HCl 0.01M có mặt cặn nước ở các thời gian ngâm mẫu
khác nhau.
89
Hình 3.24: Sự thay đổi điện trở phân cực thép CT38 trong dung dịch HCl
0,01M có mặt W(C) và W 1g/l theo thời gian ngâm mẫu ở 25oC
90
Hình 3.25: Ảnh chụp bề mặt thép CT38 ngâm trong dung dịch HCl 1M
(a,b) có mặt cặn W 5g/l (c,d) sau 1giờ ngâm ở 25oC
91
Hình 3.26: Ảnh chụp phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C -1H của caffein tách
trực tiếp từ chè xanh
93
Hình 3.27: Đường cong phân cực dạng log của thép CT38 trong dung
dịch HCl 1M có mặt caffein ở các nồng độ khác nhau
95
Hình 3.28: Phổ tổng trở (a) và mạch tương đương (b)thép CT38 ngâm 60
phút trong dung dịch HCl 1M có mặt cafffein nồng độ khác
nhau ở 25oC
97
Hình 3.29: Ảnh chụp bề mặt thép CT38 ngâm trong dung dịch HCl 1M
(a,b) có mặt caffein 3g/l (c,d) sau 1giờ ngâm ở 25oC
99
Hình 3.30: Đường cong phân cực dạng log của thép CT38 trong dung
dịch HCl 1M không và có mặt caffeine 3g/l ở các nhiệt độ khác
nhau
100
Hình 3.31: Đường cong phân cực dạng log của thép CT38 trong dung
dịch HCl 1M có mặt caffein 3g/l ở các thời gian ngâm mẫu
khác nhau
102
Hình 3.32: Tốc độ ăn mòn thép CT38 trong dung dịch HCl 1M
có mặt caffein 3g/l ở 25oC theo thời gian thử nghiệm
103
Hình 3.33: Phổ tổng trở của thép CT38 trong dung dịch HCl 1M (a) có
mặt caffein 3g/l (b) ở các thời gian ngâm mẫu khác nhau
103
Hình 3.34: Mô hình tương tác giữa chất bị hấp phụ với bề mặt kim loại 108
Hình 3.35: Đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir của các chất ức chế khác
nhau lên thép CT38 trong dung dịch HCl ở 25oC
109
Hình 3.36: Phương trình Arrhenius cho quá trinh ăn mòn của thép CT38
ngâm 60 phút trong dung dịch HCl 1M có và không có caffein
3g/l
113
1
MỞ ĐẦU
Kim loại với nhiều ưu điểm nổi trội như: khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện tốt;
độ bền cơ học cao, độ co ít, độ kháng kéo cao; độ bền nhiệt cao; dễ dàng chế tạo
ra các thiết bị, máy móc v.v... nên đã được ứng dụng trong hầu hết các ngành
công nghiệp chế tạo các thiết bị, các cấu kiện, máy móc cũng như trong đời sống
hàng ngày như đồ dùng nhà bếp, một số phương tiện sinh hoạt, nguyên liệu xây
dựng nhà ở hay các công trình dân dụng, Kim loại được ứng dụng rộng rãi
nhất chính là thép.
Vấn đề đặt ra cho các nhà sản xuất và người sử dụng vật liệu là: trong môi
trường làm việc khác nhau, kim loại (thép) luôn bị ăn mòn dần một cách tự
nhiên. Sự ăn mòn làm biến đổi một lượng lớn các kim loại (thép) thành sản
phẩm ăn mòn, làm suy giảm các tính chất đặc trưng của kim loại, có thể dẫn đến
nhiều hậu quả nặng nề đối với quá trình sản xuất và an toàn lao động, gây ra tổn
thất lớn đối với nền kinh tế quốc gia. Ngoài ra, một chi phí nữa dùng cho việc
nghiên cứu tìm ra các vật liệu mới hạn chế ăn mòn hay các phương pháp bảo vệ
vật liệu chống ăn mòn. Tổng chi phí này khá lớn ở các nền kinh tế phát triển và
đang phát triển. Theo số liệu thống kê năm 2011 của Sastri [22], tổng chi phí cho
vấn đề nghiên cứu và xử lý ăn mòn kim loại ở Mỹ năm 1975 là 82 tỉ Đôla, năm
1995 đã lên 296 tỉ Đôla và năm 2010 là 549 tỉ Đôla. Vì vậy việc nghiên cứu về
ăn mòn và bảo vệ kim loại là một vấn đề rất có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn.
Có nhiều phương pháp bảo vệ kim loại (và thép) khỏi ăn mòn đã được
thực hiện. Trong đó, sử dụng chất ức chế là một trong những phương pháp bảo
vệ truyền thống khá hiệu quả, có thể kéo dài tuổi thọ của các công trình lên 2- 5
lần và có tính kinh tế cao. Nhiều loại chất ức chế đã được sử dụng rộng rãi như
muối nitrit, muối cromat, muối photphat, các amin hữu cơ, Tuy nhiên, sự ảnh
hưởng của chất ức chế đến người lao động và môi trường đã ít được quan tâm
trong một thời gian dài, thực tế đã sử dụng những hóa chất rất độc hại như nitrit,
cromat,. Hiện nay, vấn đề này đã trở thành một trong những tiêu chí hàng đầu
khi lựa chọn một chất đưa vào sử dụng, nhiều chất ức chế truyền thống đã bị hạn
chế, thậm chí cấm sử dụng do ảnh hưởng độc hại của chúng với con người và
môi trường.
2
Một xu hướng nghiên cứu mới đối với các nhà nghiên cứu ăn mòn ở Việt
Nam cũng như trên thế giới, đó là tìm kiếm các chất ức chế thân thiện môi
trường. Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, trên thế giới đã công bố nhiều
kết quả nghiên cứu về các chất ức chế xanh khác nhau, nhiều nhất là lấy từ cây
trồng. Dịch chiết cây trồng có thành phần hữu cơ đa dạng, có khả năng hấp phụ
lên bề mặt kim loại hạn chế ăn mòn mà lại dễ kiếm, dễ chế biến, giá thành không
cao; những chất có nguồn gốc cây trồng có thể tổng hợp được dễ mà không độc
hai cũng được nghiên cứu. Ngoài ra còn một số nghiên cứu sử dụng nhựa cây,
mật mía, mật ong, dầu thực vật, thuốc và các hợp chất của các nguyên tố đất
hiếm. Tuy nhiên, khuynh hướng này vẫn đang dừng ở giai đoạn nghiên cứu, tìm
kiếm, chọn lọc, hướng đi đến áp dụng còn chưa rõ. Ở nước ta, với phân loại thực
vật đa dạng, hướng nghiên cứu này còn khá mới mẻ, mới bắt đầu trong vài năm
gần đây.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu các chất ức chế ăn mòn xanh thân thiện với
môi trường từ các cây trồng nhiệt đới là một hướng đi quan trọng và phù hợp với
nước ta. Do đó chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu tính chất điện hóa và khả
năng ức chế ăn mòn thép cacbon thấp trong môi trường axit của một số hợp
chất có nguồn