Luận án Phát triển kinh tế thị trường tại nước cộng hòa hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019

Cho đến nay, kinh tế học cổ điển và tân cổ điển đã lý giải tương đối cụ thể về sự vận động của các nền kinh tế. Tuy nhiên, các học thuyết này chưa lý giải được sự khác biệt về thành tựu kinh tế của các quốc gia. Cùng với đó, quan niệm về sự phát triển cũng đã chuyển biến sâu sắc, các quốc gia hiện nay không chỉ tập trung vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn quan tâm đến sự phát triển tổng thể của xã hội. Chính phủ các nước ngày càng quan tâm tới mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với mục tiêu công bằng xã hội, dân chủ và bảo vệ môi trường, đặc biệt là tại các quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Các học giả hiện nay thường quan tâm đến việc xây dựng một cơ chế kết hợp giữa sự điều tiết của nhà nước và sự vận hành của thị trường tự do, hướng tới mục tiêu hiệu quả kinh tế thay vì tranh luận về tầm quan trọng của nhà nước và thị trường vì cả thị trường và nhà nước đều có những khiếm khuyết và thất bại riêng. Nghiên cứu các lý thuyết về phát triển kinh tế thị trường ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh mới khi nền khoa học công nghệ của thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ và tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế tại các quốc gia. Kinh tế Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tiếp tục hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường, phục vụ cho nhu cầu phát triển chung. Do đó, việc tham khảo các bài học, kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế thị trường là việc làm không mới, nhưng vẫn rất cần thiết. Một trong các đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam tại khu vực Trung Đông là Cộng hòa Hồi giáo Iran, một quốc gia có thể chế kinh tế chính trị đặc thù và cũng đang trong quá trình cải cách kinh tế, chuyển đổi kinh tế sang kinh tế thị trường. Do đó, nghiên cứu trường hợp của Iran chắc chắn sẽ có ý nghĩa thực tiễn và lý luận.

pdf151 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển kinh tế thị trường tại nước cộng hòa hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN ANH ĐỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG TẠI NƢỚC CỘNG HOÀ HỒI GIÁO IRAN TỪ NĂM 1989 TỚI 2019 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2022 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN ANH ĐỨC PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG TẠI NƢỚC CỘNG HOÀ HỒI GIÁO IRAN TỪ NĂM 1989 ĐẾN 2019 Ngành : Kinh tế Quốc tế Mã số : 9 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình 2. PGS.TS. Trần Thị Lan Hƣơng Hà Nội - 2022 i LỜI CAM ĐOAN Luận án là kết quả của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề của chính tác giả. Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án có tính trung thực và có nguồn tin cậy; các quan điểm, đánh giá, phân tích, nhận định của các nhà nghiên cứu khác được sử dụng và trích dẫn đúng quy định. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Nghiên cứu sinh Trần Anh Đức ii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và thực hiện luận án tiến sĩ này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới hai giáo viên hướng dẫn là PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình và PGS. TS Trần Thị Lan Hương đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô của Học viện Khoa học Xã hội đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong thời gian qua. Tôi xin trân trọng cảm ơn bố mẹ đã luôn động viên, ủng hộ vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian qua. Tôi xin cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các anh chị em bạn bè trong quá trình thực hiện luận án. Và cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn tới vợ và con trai của tôi, là chỗ dựa tinh thần, nguồn động viên lớn nhất của tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án tiến sĩ. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận án trong phạm vi và khả năng cho phép nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của các quý thầy cô để luận án được hoàn thiện hơn iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu......................................... 4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ..................................................... 6 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .................................................... 6 7. Cấu trúc luận án ......................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................... 9 1.1. Nghiên cứu liên quan đến lý thuyết về thể chế và phát triển kinh tế thị trƣờng .................................................................................................. 9 1.2. Nghiên cứu về phát triển kinh tế thị trƣờng tại một số quốc gia điển hình ...................................................................................................... 11 1.3. Nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế thị trƣờng tại Iran ... 12 1.4. Nghiên cứu liên quan đến phát triển kinh tế thị trƣờng tại Việt Nam .............................................................................................................. 23 1.5. Đánh giá các nghiên cứu đi trƣớc và hƣớng nghiên cứu của luận án .................................................................................................................. 24 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 26 CHƢƠNG 2 .................................................................................................... 28 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ............................................................................. 28 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế thị trƣờng.................................. 28 2.1.1. Các khái niệm liên quan đến kinh tế thị trường .............................. 28 2.1.2. Một số đặc điểm của kinh tế thị trường .......................................... 32 2.1.3. Một số mô hình kinh tế thị trường .................................................. 40 2.1.4. Nội dung của phát triển kinh tế thị trường...................................... 43 2.2. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế thị trƣờng .................... 48 iv 2.2.1. Phát triển kinh tế thị trường tại Hong Kong ................................... 48 2.2.2. Phát triển kinh tế thị trường tại Hàn Quốc...................................... 51 2.2.3. Phát triển kinh tế thị trường tại Đức ............................................... 54 Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 58 CHƢƠNG 3 .................................................................................................... 60 PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG TẠI IRAN GIAI ĐOẠN 1989-2019 ........................................................................................................ 60 3.1. Tổng quan về kinh tế Iran và bối cảnh phát triển kinh tế thị trƣờng tại Iran ............................................................................................ 60 3.1.1. Tổng quan về kinh tế Iran ............................................................... 60 3.1.2. Bối cảnh phát triển kinh tế thị trường tại Iran ................................ 64 3.2. Nội dung phát triển kinh tế thị trƣờng tại Iran ............................... 70 3.2.1. Tự do hóa kinh tế ............................................................................ 70 3.2.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước .............................................. 78 3.2.3. Phát triển kinh tế tư nhân ................................................................ 81 3.3. Đánh giá chung về phát triển kinh tế thị trƣờng tại Iran ............... 87 3.3.1. Thành công...................................................................................... 87 3.3.2. Hạn chế ........................................................................................... 90 3.3.3. Nguyên nhân ................................................................................... 94 Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 103 CHƢƠNG 4 .................................................................................................. 105 MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM ......................................................... 105 4.1. Khái quát về phát triển kinh tế thị trƣờng tại Việt Nam giai đoạn 1986 -2019 ................................................................................................. 105 4.1.1. Tự do hoá kinh tế .......................................................................... 111 4.1.2. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ............................................ 114 4.1.3. Phát triển kinh tế tư nhân .............................................................. 116 4.2. So sánh điểm tƣơng đồng và khác biệt ........................................... 119 4.2.1. Điểm tương đồng .......................................................................... 119 v 4.2.2. Điểm khác biệt .............................................................................. 120 4.3. Hàm ý cho Việt Nam ......................................................................... 121 Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 128 KẾT LUẬN .................................................................................................. 129 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ......................................... 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 133 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Anh Tiếng Việt DNNN State-owned enterprises Doanh nghiệp nhà nước EU European Union Liên minh châu Âu IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế ISP Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ Internet ITU International Telecommunication Union Liên minh viễn thông quốc tế M&A Mergers and Acquisitions Sáp nhập và mua lại OECD Economic Cooperation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế PPP Public Private Partnership Hợp tác công tư WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới WB World Bank Ngân hàng thế giới vii DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 3.1: Giá trị xuất nhập khẩu giữa Iran với ASEAN giai đoạn 2002-2017 71 Bảng 3.2: Giá trị xuất nhập khẩu giữa Iran với Trung Quốc giai đoạn 2002-2017 73 Bảng 3.3: Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước vào ngân sách 83 Bảng 3.4: Xếp hạng của Iran về các cấu phần trụ cột thể chế trong chỉ số cạnh tranh toàn cầu qua các giai đoạn 96-97 Bảng 4.2: Xếp hạng tiêu chí thể chế của Iran giai đoạn 2010-2019 98-99 Bảng 4.3: Xếp hạng các yếu tố môi trường kinh doanh của Iran giai đoạn 2010-2020 100 DANH MỤC CÁC BIỂU Tên biểu Trang Biểu 3.1: Giá trị FDI vào Iran giai đoạn 2002-2018 76 Biểu 3.2: Tổng giá trị CPH DNNN của Iran từ 3/2001 đến 3/2019 78 Biểu 3.3: Giá trị CPH DNNN của Iran từ 3/2001 đến 3/2019 79 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cho đến nay, kinh tế học cổ điển và tân cổ điển đã lý giải tương đối cụ thể về sự vận động của các nền kinh tế. Tuy nhiên, các học thuyết này chưa lý giải được sự khác biệt về thành tựu kinh tế của các quốc gia. Cùng với đó, quan niệm về sự phát triển cũng đã chuyển biến sâu sắc, các quốc gia hiện nay không chỉ tập trung vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn quan tâm đến sự phát triển tổng thể của xã hội. Chính phủ các nước ngày càng quan tâm tới mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với mục tiêu công bằng xã hội, dân chủ và bảo vệ môi trường, đặc biệt là tại các quốc gia đang trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Các học giả hiện nay thường quan tâm đến việc xây dựng một cơ chế kết hợp giữa sự điều tiết của nhà nước và sự vận hành của thị trường tự do, hướng tới mục tiêu hiệu quả kinh tế thay vì tranh luận về tầm quan trọng của nhà nước và thị trường vì cả thị trường và nhà nước đều có những khiếm khuyết và thất bại riêng. Nghiên cứu các lý thuyết về phát triển kinh tế thị trường ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh mới khi nền khoa học công nghệ của thế giới đang có những chuyển biến mạnh mẽ và tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế tại các quốc gia. Kinh tế Việt Nam vẫn đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tiếp tục hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường, phục vụ cho nhu cầu phát triển chung. Do đó, việc tham khảo các bài học, kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế thị trường là việc làm không mới, nhưng vẫn rất cần thiết. Một trong các đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam tại khu vực Trung Đông là Cộng hòa Hồi giáo Iran, một quốc gia có thể chế kinh tế chính trị đặc thù và cũng đang trong quá trình cải cách kinh tế, chuyển đổi kinh tế sang kinh tế thị trường. Do đó, nghiên cứu trường hợp của Iran chắc chắn sẽ có ý nghĩa thực tiễn và lý luận. Trước khi cách mạng Hồi giáo diễn ra và thắng lợi năm 1979, Iran từng có một nền kinh tế thị trường theo mô hình phương Tây, trong đó giá cả vận hành theo cơ chế thị trường, nhà nước chỉ đóng vai trò điều tiết kinh tế. Trong thời kỳ này, dưới sự trị vì của vua Shah, kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng, là động lực 2 phát triển cho toàn bộ nền kinh tế Iran. Giữa thập niên 1970, khu vực tư nhân Iran đóng góp đến 75% trong hoạt động sản xuất công nghiệp (Thierry Coville, 2020). Hầu hết các doanh nghiệp có quy mô lớn trong nền kinh tế đều thuộc sở hữu của các doanh nghiệp gia đình. Theo thống kê, 85% các doanh nghiệp lớn nhất thời kỳ này thuộc về 45 gia đình (Thierry Coville, 2020). Các doanh nghiệp nổi tiếng giai đoạn này phải kể đến Tập đoàn Behshar (Mahmoud Ladjevardi sáng lập), Công ty Pars Electric (Mohamad Taghi sáng lập) hay công ty Kafsh Melli (Motaqi Irvani sáng lập). Điều này cho thấy mức độ tập trung vốn và ảnh hưởng kinh tế mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân Iran. Các doanh nghiệp tư nhân xuất hiện trên mọi lĩnh vực kinh tế, thực sự trở thành động lực của nền kinh tế Iran. Thể chế kinh tế Iran thời điểm này cũng rất thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế tư nhân với sự hình thành và phát triển của một thị trường cởi mở, khuyến khích sản xuất và gia nhập thị trường. Vốn trong nền kinh tế được tự do lưu chuyển, hoạt động theo mô thức thị trường tự do, là môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn kinh doanh với mức lãi suất hợp lý. Những sai lầm trong hoạt động cải cách tôn giáo đã khiến vua Shah đối diện với sự phản kháng của nhiều tầng lớp nhân dân, cuối cùng dẫn đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979. Chính quyền Hồi giáo ngay lập tức đã xóa bỏ những thành quả cũng như mô hình kinh tế tự do mà họ cho là sản phẩm của phương Tây, thực hiện hoạt động quốc hữu hóa và thiết lập chế độ kinh tế kế hoạch tập trung cho cộng hòa Hồi giáo Iran. Giống như nhiều quốc gia mới giành độc lập và áp dụng thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Iran vấp phải những khó khăn mà mô hình kinh tế này mang lại. Nguồn lực kinh tế không được phân bổ đúng, nguồn thu từ dầu mỏ biến động ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế, khu vực phi dầu mỏ gần như không phát triển, kinh tế tư nhân bị cấm đoán, người dân không có việc làm ổn định, trông chờ vào chính sách an sinh của chính phủ và giá cả bị kiểm soát nghiêm ngặt. Ngay sau đó, Iran lại tham gia cuộc chiến tranh kéo dài gần 10 năm với nước láng giềng Iraq. Một nền kinh tế kế hoạch tập trung không thể đem đến mức an sinh phù hợp cho người dân lại chuẩn bị cung cấp nhân lực và vật lực để tham gia vào 3 một cuộc chiến khốc liệt vào kéo dài. Chiến tranh làm tiêu tốn tài nguyên kinh tế, phá hủy cơ sở hạ tầng, khiến kinh tế Iran vốn đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Do đó, ngay khi chiến tranh kết thúc, chính quyền Iran đã có những điều chỉnh và thực hiện các chính sách đổi mới kinh tế, với mục tiêu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá do chiến tranh. Dù vậy, hiệu quả của đa số các chính sách này dường như chỉ mang tính ngắn hạn và chưa thực sự tạo ra được bước ngoặt lớn đối với tiến trình phát triển kinh tế của Iran. Rõ ràng, hoạt động cấm vận và trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Iran có ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế tại Iran. Tuy nhiên, vấn đề thực sự đằng sau chính là sự giới hạn của thể chế chính trị tại Iran. Cải cách kinh tế muốn thành công, có hiệu quả luôn phải đi đôi với cải cách chính trị. Kinh tế - chính trị luôn là cỗ xe song mã, luôn phải đồng hành với nhau và không thể thiếu một trong hai trong mọi tiến trình phát triển. Qua hơn 40 năm, nền kinh tế Iran đã trải qua nhiều biến động nhưng vấn đề nổi bật nhất vẫn là quá trình phát triển kinh tế theo hướng thị trường trên nền tảng một nền chính trị thần quyền phi dân chủ. Có thể xem đây là một trường hợp nghiên cứu về mô hình phát triển kinh tế thị trường, một mô hình kinh tế gắn với chính trị của một tôn giáo đặc trưng, có tầm ảnh hưởng nhất định tại khu vực và trên thế giới. Do đó, luận án ―Phát triển kinh tế thị trường tại nước Cộng hòa Hồi giáo Iran từ năm 1989 tới 2019‖ sẽ cung cấp thêm các luận cứ khoa học nhằm lý giải và đánh giá tiến trình phát triển kinh tế thị trường tại Iran, từ đó có thể rút ra những hàm ý chính sách trong việc xây dựng thể chế trong nền kinh tế thị trường cho Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: đề tài cung cấp luận cứ khoa học nhằm lý giải và đánh giá tình hình phát triển kinh tế thị trường tại Iran, phân tích thành côngm hạn chế và nguyên nhân; từ đó rút ra hàm ý cho Việt Nam. Từ mục đích nêu trên, nghiên cứu đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu: - Làm rõ cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn về thể chế kinh tế và phát triển kinh tế thị trường; - Phân tích và đánh giá tiến trình phát triển kinh tế thị trường tại Iran; 4 - So sánh điểm tương đồng và khác biệt trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam và Iran, từ đó đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam. Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: 1) Iran đi theo mô hình phát triển kinh tế thị trường nào? 2) Tiến trình phát triển kinh tế thị trường tại Iran diễn ra thế nào? 3) Điểm tương đồng và khác biệt trong phát triển kinh tế thị trường ở Iran và Việt Nam là gì? Việt Nam có thể rút ra hàm ý gì từ trường hợp của Iran? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung vào tiến trình phát triển kinh tế thị trường tại Iran qua các thời kỳ, những biến đổi trong chính sách phát triển, các nội dung phát triển kinh tế thị trường tại Iran. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi thời gian: Luận án lựa chọn mốc thời gian bắt đầu từ năm 1989, là thời điểm Iran bắt đầu thực hiện quá trình chuyển đổi kinh tế, phát triển kinh tế theo hướng thị trường. Nghiên cứu chọn thời gian kết thúc là năm 2019, thời điểm chấm dứt nhiệm kỳ của tổng thống Rouhani. - Phạm vi không gian: Iran, Việt Nam - Phạm vi nội dung: Tự do hóa kinh tế, phát triển kinh tế tư nhân, cổ phẩn hóa doanh nghiệp nhà nước. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cách tiếp cận Luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu về phát triển kinh tế thị trường tại Iran dưới góc nhìn kinh tế và chính trị. Phân tích quá trình phát triển kinh tế thị trường dường như sẽ phải nghiêng về cách tiếp cận kinh tế, tuy nhiên, tại một quốc gia như Iran, nơi mà kinh tế và chính trị có mối liên hệ mật thiết, việc cùng lúc sử dụng hai cách tiếp cận kinh tế, chính trị là cần thiết. Phương pháp nghiên cứu 5 Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, chính trị để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. - Về phương pháp tư duy: luận án kết hợp phương pháp quy nạp và diễn dịch để phân tích các nội dung trong luận án. Phương pháp diễn dịch được sử dụng trong nội dung liên quan đến phát tích thực trạng phát triển kinh tế thị trường, các chính sách phát triển kinh tế thị trường và đánh giá thành công cũng như hạn chế của Iran trong quá trình này. Phương pháp quy nạp, xuất phát từ các dẫn chứng cụ thể để đi tới kết luận, tổng quát hóa và lý giải cho các minh chứng, được sử dụng trong phần nghiên cứu cơ sở lý luận. - Về phương pháp thu thập thông tin, số liệu: luận án sử dụng một số phương pháp sau. - Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin: i) tiếp cận lịch sử và logic: Phương pháp này sử dụng trong phân tích các giai đoạn phát triển kinh tế thị trường của Iran. Qua các sự kiện kinh tế diễn ra trong quá khứ, xâu chuỗi sự kiện, để thấy được những thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế thị trường tại Iran. ii) Phương pháp tiếp cận so sánh: Sử dụng khi nghiên cứu từng giai đoạn phát triển kinh tế nhằm so sánh giai đoạn trước và sau khi cải cách thể chế kinh tế tại Iran. iii) Phương pháp tiếp cận phân tích và tổng hợp: Sử dụng trong nhiều nội dung phân tích của luận án như bối cảnh phát triển kinh tế thị trường của Iran, các chương trình phát triển thị trường ở Iran. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: luận án thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ các nghiên cứu trước, kế thừa có chọn lọc những tài liệu này. Các dữ liệu (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_phat_trien_kinh_te_thi_truong_tai_nuoc_cong_hoa_hoi.pdf
  • pdfQD_TranAnhDuc.pdf
  • pdfTT Eng TranAnhDuc.pdf
  • pdfTT TranAnhDuc.pdf
  • pdfTrichyeu_TranAnhDuc.pdf
Luận văn liên quan