Điều chỉnh hành vi con người, xã hội có nhiều công cụ khác nhau, trong đó,
pháp luật và đạo đức là những công cụ quan trọng bậc nhất. Bên cạnh những ưu thế
vốn có, cả pháp luật và đạo đức đều có những hạn chế nhất định, song giữa chúng
luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, để
quản lý xã hội một cách có hiệu quả, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa pháp
luật với đạo đức.
Tuy nhiên, thực tế Việt Nam cho thấy, vị trí, vai trò của pháp luật, đạo đức
cũng như mối quan hệ giữa chúng nhìn chung chưa được nhận thức một cách đúng
đắn, đầy đủ cả từ phía nhà nước, cả từ phía xã hội. Trong cơ chế kinh tế cũ, nhận
thức về pháp luật có hai khuynh hướng, hoặc quá đề cao pháp luật, coi pháp luật là
công cụ vạn năng có thể xác lập hay xóa bỏ một quan hệ xã hội nào đó một cách
duy ý chí; hoặc lại hạ thấp vai trò của pháp luật, dẫn đến sử dụng mệnh lệnh hành
chính, các quan niệm đạo đức mới như tinh thần làm chủ tập thể, mỗi người vì mọi
người. để thay thế cho pháp luật. Trong khi đó, trong một thời gian dài trước đây,
do nhận thức ấu trĩ, giáo điều về chủ nghĩa xã hội, nên đã không thấy hết được vai
trò, giá trị to lớn của truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thậm
chí nhiều quan niệm đạo đức truyền thống của dân tộc còn bị coi là tàn dư của chế
độ cũ cần phải loại bỏ. Lối suy nghĩ, tư duy và hành động đó còn ảnh hưởng không
nhỏ trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay. Điều này dẫn đến, trong thực tiễn,
việc sử dụng pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội còn nhiều hạn chế, một mặt,
những ưu thế vốn có của pháp luật cũng như đạo đức không được phát huy hết, mặt
khác, sự tác động bổ sung cho nhau giữa chúng cũng không khai thác được, chính
vì vậy, hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội của cả pháp luật và đạo đức đều chưa
cao.
226 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8383 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN NĂM
QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC
TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI 2012
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN NĂM
QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC
TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC
PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật
Mã số 62.38.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. Nguyễn Minh Đoan
2. TS. Nguyễn Quốc Hoàn
HÀ NỘI 2012
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là kết quả
nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận án là
trung thực, những kết luận khoa học của luận án là kết quả
của quá trình nghiên cứu độc lập và chƣa đƣợc ngƣời khác
công bố.
Tháng 8 năm 2012
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Văn Năm
4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Điều chỉnh hành vi con người, xã hội có nhiều công cụ khác nhau, trong đó,
pháp luật và đạo đức là những công cụ quan trọng bậc nhất. Bên cạnh những ưu thế
vốn có, cả pháp luật và đạo đức đều có những hạn chế nhất định, song giữa chúng
luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, để
quản lý xã hội một cách có hiệu quả, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa pháp
luật với đạo đức.
Tuy nhiên, thực tế Việt Nam cho thấy, vị trí, vai trò của pháp luật, đạo đức
cũng như mối quan hệ giữa chúng nhìn chung chưa được nhận thức một cách đúng
đắn, đầy đủ cả từ phía nhà nước, cả từ phía xã hội. Trong cơ chế kinh tế cũ, nhận
thức về pháp luật có hai khuynh hướng, hoặc quá đề cao pháp luật, coi pháp luật là
công cụ vạn năng có thể xác lập hay xóa bỏ một quan hệ xã hội nào đó một cách
duy ý chí; hoặc lại hạ thấp vai trò của pháp luật, dẫn đến sử dụng mệnh lệnh hành
chính, các quan niệm đạo đức mới như tinh thần làm chủ tập thể, mỗi người vì mọi
người... để thay thế cho pháp luật. Trong khi đó, trong một thời gian dài trước đây,
do nhận thức ấu trĩ, giáo điều về chủ nghĩa xã hội, nên đã không thấy hết được vai
trò, giá trị to lớn của truyền thống, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, thậm
chí nhiều quan niệm đạo đức truyền thống của dân tộc còn bị coi là tàn dư của chế
độ cũ cần phải loại bỏ. Lối suy nghĩ, tư duy và hành động đó còn ảnh hưởng không
nhỏ trong điều kiện xã hội Việt Nam hiện nay. Điều này dẫn đến, trong thực tiễn,
việc sử dụng pháp luật và đạo đức trong quản lý xã hội còn nhiều hạn chế, một mặt,
những ưu thế vốn có của pháp luật cũng như đạo đức không được phát huy hết, mặt
khác, sự tác động bổ sung cho nhau giữa chúng cũng không khai thác được, chính
vì vậy, hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội của cả pháp luật và đạo đức đều chưa
cao.
Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001 đã qui định: “Nhà
nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Xây dựng nhà nước pháp quyền đã
trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà nước và toàn xã hội. Trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, pháp luật được đặc biệt coi trọng, giữ vai
trò thống trị trong đời sống nhà nước và xã hội, mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội
kể cả nhà nước đều phải thượng tôn pháp luật, chấp pháp nghiêm chỉnh. Tuy nhiên,
Việt Nam là một quốc gia Á Đông, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc bởi Nho giáo, sự coi
trọng đạo lý, ứng xử theo đạo lý đã trở thành truyền thống của dân tộc. Truyền
5
thống đó ăn sâu, bám chắc trong tâm lý xã hội, nó cố kết chặt chẽ trong tư duy con
người. Có thể nói, trong điều kiện hiện nay ở nước ta, thói quen xử sự theo đạo lý
vẫn còn “ngự trị” trong lối sống của không ít người, ngược lại, thói quen xử sự theo
pháp luật vẫn chưa được hình thành. Trong điều kiện đó, việc xây dựng nhà nước
pháp quyền ở nước ta hiện nay gặp không ít khó khăn.
Qua mấy chục năm tiến hành công cuộc cải cách, xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đời sống xã hội đã có sự phát triển vượt bậc.
Tuy nhiên, cùng với nó, mặt trái của nền kinh tế thị trường và việc hợp tác, hội nhập
quốc tế cũng gây ra không ít phức tạp, đó là sự coi thường các giá trị truyền thống,
lối sống thực dụng, cá nhân vị kỷ, chạy theo đồng tiền, đặt vật chất, tiền bạc lên trên
hết, tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi cách… Sự xuống cấp của đạo đức xã hội đã gây
ra những hệ lụy to lớn, làm đảo lộn các giá trị của cuộc sống, cản trở sự phát triển
của xã hội, làm xã hội vận động, phát triển một cách không lành mạnh, thiếu vững
chắc.
Do vậy, phát triển kinh tế phải đi đôi với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội,
giải quyết hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Phát triển kinh tế phải đi
đôi với xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giữ gìn và phát
huy các giá trị đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Hiện nay, nước ta đang trong quá trình hợp tác, hội nhập sâu rộng vào đời
sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội quốc tế. Bản lĩnh, sự tự tin cũng như sự
thành công trong các quan hệ quốc tế phụ thuộc khá lớn vào nền tảng văn hóa
phong phú và đặc sắc của dân tộc. Mở cửa, hợp tác, hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng thì ảnh hưởng của điều kiện quốc tế đến đời sống kinh tế - xã hội trong nước
ngày càng lớn, trong đó, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, cũng có không ít
những ảnh hưởng tiêu cực. “Mở cửa ra, gió mát lùa vào thì ruồi muỗi cũng bay
vào”. Chính vì vậy, cần phải có những rào cản hữu hiệu để sàng lọc, tiếp thu, học
hỏi những tinh hoa văn hóa của các dân tộc, ngăn chặn sự ảnh hưởng của những
quan điểm, tư tưởng, lối sống độc hại…Trong điều kiện đó, các giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc là một màng lọc có hiệu quả nhất, chúng “đóng vai trò
màng lọc và điều tiết việc sản sinh, tiếp thu cái mới, nhất là cái mới từ bên ngoài”,
bởi lẽ chúng đã được “sàng lọc, tích lũy và kế thừa qua nhiều thế hệ”, chúng đã trở
thành “thuần phong, mỹ tục và mang “khí thiêng sông núi” [123, tr.170,171]. Chính
vì vậy, việc giữ gìn,bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc
là việc làm có ý nghĩa hết sức to lớn và vô cùng cần thiết.
6
Tất cả những phân tích trên đây cho thấy, cần phải nghiên cứu một cách sâu
sắc, toàn diện mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, đặc biệt là mối quan hệ giữa
chúng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, nhằm có
được những tri thức đúng đắn về vị trí, vai trò, ưu thế cũng như hạn chế của từng
yếu tố, sự tác động qua lại, hỗ trợ, bổ sung cho nhau giữa chúng... Trên cơ sở đó,
đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật với
đạo đức ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Từ đó có cơ sở đề ra những giải pháp
để tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp đạo đức, đảm bảo sự tôn
nghiêm của luật pháp, giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức, truyền thống, thuần
phong mỹ tục của dân tộc, củng cố, giữ gìn ổn định, trật tự xã hội, bảo đảm, bảo vệ
các quyền, tự do, các lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người.
1.2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ở Việt Nam là một đề tài rất lớn, và
tương đối phức tạp. Liên quan đến đề tài này, có nhiều công trình nghiên cứu ở
những góc độ, mức độ và phạm vi khác nhau. Trong đó, bao gồm các công trình
nhiên cứu về vai trò, giá trị xã hội của đạo đức; các công trình nghiên cứu về vai
trò, giá trị xã hội của pháp luật; các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp
luật với đạo đức.
Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu về vai trò của đạo đức
Có thể nói, có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vai trò của đạo
đức trong đời sống xã hội. Là một nội dung quan trọng của đạo đức học nên có thể
nói, tất cả các giáo trình đạo đức học của các cơ sở đào tạo chuyên ngành triết học
đều đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, vì giới hạn ở một giáo trình nên nhìn chung,
vấn đề này được đề cập một cách hết sức khái quát. Cũng có khá nhiều công trình
chuyên khảo chuyên sâu nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể ra một số công trình
tiêu biểu sau đây:
Cuốn Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện
nay là một công trình được biên soạn bởi một tập thể tác giả do GS.TS Nguyễn
Trọng Chuẩn và PGS.TS Nguyễn Văn Phúc đồng chủ biên. Công trình là tập hợp
các bài viết của các tác giả, đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó chủ yếu đề cập vai trò
của đạo đức trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường của nước ta, vấn đề giữ
gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, vấn đề xây dựng đạo đức trong bối
cảnh phát triển nền kinh tế thị trường. Cuốn Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của TS Trịnh Duy Huy đề cập một cách
cụ thể hơn về những giải pháp xây dựng đạo đức mới trong điều kiện kinh tế thị
7
trường ở nước ta hiện nay. Cuốn Một số vấn đề về lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị
xã hội do GS.TSKH Huỳnh Khái Vinh chủ biên, đề cập các vấn đề về vai trò của lối
sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội đối với việc xây dựng con người, vấn đề kế thừa
và phát triển nếp sống, đạo đức và các giá trị truyền thống của dân tộc. Đặc biệt,
cuốn sách dành một phần quan trọng phân tích kinh nghiệm và bài học của một số
nước cho Việt Nam trong việc xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội.
Có thể nói, đây là những bài học quí báu cho Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
Cuốn Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội do PGS Trường Lưu chủ biên, tiếp cận vấn
đề dưới góc độ văn hóa, cuốn sách đã dành những phần nhất định đề cập vấn đề đạo
đức, lối sống và vai trò của đạo đức trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Cùng
chung cách tiếp cận này có cuốn Văn hóa đạo đức, mấy vấn đề lý luận và thực tiễn
ở Việt Nam của PGS.TS Thành Duy. Cuốn Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến
trong cán bộ lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay do TS Nguyễn Thế Kiệt chủ
biên, cuốn sách tập trung nhận diện những tàn dư của đạo đức phong kiến và ảnh
hưởng của nó đến tư duy và hành động của cán bộ, công chức nước ta hiện nay.
Cùng chủ đề này có cuốn Ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến đối với con người
Việt Nam hiện nay của TS Nguyễn Bình Yên. Công trình dành phần chủ yếu để
phân tích những ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức phong kiến trong xã hội Việt nam
hiện nay, đó là tư tưởng địa vị, đẳng cấp, bệnh gia trưởng, gia đình chủ nghĩa, cục
bộ, bản vị, trọng nam khinh nữ, coi thường lớp trẻ.... Sách cũng đưa ra những giải
pháp thiết thực nhằm đấu tranh khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng đạo đức
phong kiến ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Nhóm 2: Các công trình nghiên cứu về vai trò của pháp luật
Vai trò của pháp luật là một nội dung cơ bản của khoa học pháp lý, vì vậy
vấn đề này được đề cập ở tất cả các giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật của
các trường luật, tuy nhiên vấn đề luôn chỉ được đề cập ở mức độ hết sức khái quát.
Các công trình chuyên khảo về vấn đề này cũng khá nhiều, có thể kể ra một số công
trình tiêu biểu sau đây:
Trước hết đó là cuốn Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội của TS.
Nguyễn Minh Đoan, cuốn sách phân tích khá sâu sắc về vai trò của pháp luật đối
với nhà nước, đối với đời sống kinh tế - xã hội, đối với đường lối, chính sách của
Đảng... Trong cuốn sách này, tác giả đã khẳng định một cách mạnh mẽ rằng, pháp
luật là công cụ quản lý xã hội không thể thiếu, công cụ quản lý quan trọng, có hiệu
quả nhất, tuy nhiên, nó không phải là công cụ quản lý duy nhất, công cụ quản lý vạn
năng. Cuốn Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, những vấn đề lý
8
luận và thực tiễn của PGS.TS Lê Minh Tâm đề cập giá trị xã hội của pháp luật.
Sách phân tích và luận giải khá sâu sắc để khẳng định rằng, pháp luật là sự biểu
hiện của văn minh và văn hóa; là cơ sở để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội,
bảo đảm, bảo vệ quyền, tự do dân chủ, lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người,
bảo đảm công bằng, bình đẳng trong xã hội, là nhân tố quan trọng bảo đảm sự phát
triển bền vững của xã hội. Cuốn Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở của
PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan đề cập đến các vấn đề về lối sống theo pháp luật và
những vấn đề ảnh hưởng đến lối sống theo pháp luật ở nước ta hiện nay. Sách cũng
đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm xây dựng lối sống theo pháp luật ở nước
ta trong giai đoạn hiện nay. Cuốn Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành
nhân cách con người của TS. Nguyễn Đình Đặng Lục, sách tập trung phân tích vai
trò của pháp luật trong việc hình thành nhân cách người chưa thành niên, qua đó
sách đề cập đến nội dung, hình thức, phương tiện giáo dục pháp luật cho người chưa
thành niên.
Nhóm 3: Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật với
đạo đức, trong đó:
Một là: Các giáo trình luật học, đạo đức học
Có thể nói, các giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo
luật, giáo trình đạo đức học của các cơ sở đào tạo chuyên ngành triết học đều đề cập
tới vấn đề này. Tuy nhiên, hầu hết các giáo trình này đều chỉ đề cập vấn đề này một
cách rất khái quát, sơ lược.
Hai là: Các bài báo, tạp chí
Trên các tạp chí chuyên ngành như Nhà nước và pháp luật, Nghiên cứu lập
pháp, Luật học, Triết học... có khá nhiều công trình của các tác giả đề cập tới vấn đề
này. Tác giả HoàngThị Kim Quế có hàng loạt bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa
pháp luật và đạo đức: Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức với việc điều chỉnh
hành vi con người trong quản lý xã hội (Tạp chí Đại học Quốc gia, chuyên đề khoa
học xã hội, số 4/1997); Một số suy nghĩ về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức
trong hệ thống điều chỉnh xã hội (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/1999); Một
số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức (Tạp chí Nhà nước và
pháp luật, số 3/2000); Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp pháp luật và đạo
đức (Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 8/2002); Vấn đề kết hợp quản lý xã hội bằng
pháp luật với giáo dục nâng cao đạo đức ở nước ta hiện nay (Tạp chí Triết học, số
12/2002); Những vấn đề hôm nay của pháp luật và đạo đức (Tạp chí Luật học số
7/2006)... Tác giả Trần Hậu Thành có bài viết Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp
9
luật (Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, số 5/1998). Hai tác giả Lê Hoài Thanh và
Trần Hậu Thành có bài Về quan hệ giữa pháp luật và đạo đức (Tạp chí Khoa học
Chính trị, số 6/2000). Tác giả Hoàng Thị Hạnh có bài Góp phần tìm hiểu mối quan
hệ giữa đạo đức và pháp luật (Diễn đàn thông tin khoa học xã hội). Tác giả Thành
Duy có bài Tư tưởng Hồ Chí Minh và mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, đạo
đức và lợi ích công dân (Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/1995)...
Mặc dù đều là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ giữa
pháp luật với đạo đức, tuy nhiên, với dung lượng hạn chế của một bài tạp chí, nên
nhìn chung các tác giả đều dừng lại ở việc phân tích một vài khía cạnh của vấn đề,
không có điều kiện để giải quyết toàn diện các khía cạnh của nó.
Ba là: Các đề tài nghiên cứu khoa học
Trước hết là công trình nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia của tiến
sĩ Hoàng Thị Kim Quế: "Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý xã
hội ở nước ta hiện nay". Công trình nghiên cứu khá toàn diện các vấn đề như vị trí,
vai trò, mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong quản lý xã hội; tính cấp thiết
khách quan của việc kết hợp pháp luật, đạo đức trong quản lý xã hội; việc kết hợp
giữa pháp luật với đạo đức trên thực tế trong một số lĩnh vực pháp luật cụ thể; trên
cơ sở đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mối quan hệ giữa pháp
luật với đạo đức. Tuy nhiên, công trình vẫn chưa giải quyết được một cách triệt để
những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức. Mặt khác, như
chính tác giả chỉ rõ, công trình này mới chỉ bước đầu nghiên cứu những biểu hiện
việc kết hợp giữa pháp luật với đạo đức ở một số lĩnh vực pháp luật. Tiếp theo là
công trình nghiên cứu khoa học cấp khoa trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội của
Thạc sỹ Nguyễn Quốc Việt với đề tài: “Bảo lưu những giá trị đạo đức truyền thống
trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay”.Công trình đề
cập đến vấn đề rất có ý nghĩa trong điều kiện hiện nay của nước ta, đó là việc giữ
gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong quá trình cải
cách, đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền, hợp tác và hội nhập quốc tế. Tác giả
đã luận giải các vấn đề như sự cần thiết phải bảo lưu các giá trị đạo đức truyền
thống trong quá trình hoàn thiện pháp luật; thực trạng bảo lưu các giá trị đạo đức
truyền thống ở nước ta hiện nay... Tác giả cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm bảo
lưu các giá trị đạo đức truyền thống trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, do giới hạn ở phạm vi một công trình nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở nên công trình này còn nhiều hạn chế: một là, công trình chỉ tiếp
cận một khía cạnh rất hẹp của mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức như tên của
10
công trình đã chỉ rõ; hai là, sự luận giải về sự cần thiết phải bảo lưu các giá trị đạo
đức truyền thống chưa sâu sắc, bởi vậy, sẽ là khó thuyết phục khi tác giả muốn luật
hóa tất cả các giá trị đạo đức truyền thống; ba là, phương pháp, cách thức bảo lưu
các giá trị đạo đức truyền thống; các giải pháp nhằm bảo lưu các giá trị đạo đức
truyền thống... trong công trình nhìn chung là còn khá đơn giản.
Tại Trường đại học Luật Hà Nội cũng có hai công trình nghiên cứu khoa học
cấp trường, đó là công trình của TS Nguyễn Minh Đoan với đề tài Những nguyên
tắc của hệ thống pháp luật Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, trong đó có đề
cập nhóm nguyên tắc đạo đức; công trình của TS Nguyễn Quốc Hoàn với đề tài
Hành vi pháp luật - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, trong đó có đề cập sự tương
quan giữa hành vi pháp luật và hành vi đạo đức...
Cũng cần phải kể đến đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp Tập quán và
thực tiễn xét xử trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật và thực tiễn pháp luật. Đề
tài được thực hiện bởi các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành khoa học pháp
lý. Để thực hiện đề tài này, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý Bộ Tư pháp có
chuyên đề thông tin khoa học Mối quan hệ giữa tập tục và pháp luật. Chuyên đề tập
hợp bài viết của các tác giả là những người làm công tác thực tiễn tại các địa
phương. Chuyên đề cung cấp những thông tin về thực tiễn áp dụng tập quán trong
quá trình giải quyết các vụ việc cụ thể xảy ra trong thực tế. Các công trình này tuy
không trực tiếp đề cập đến mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, nhưng ít nhiều
nó đều có liên quan đến đề tài, bởi tập quán và đạo đức luôn có sự chồng lấn rất
đáng kể, rất nhiều tập quán trong đời sống hàng ngày là các tập quán đạo đức.
Bốn là: Các đề tài luận văn, luận án
Nhiều luận văn tốt nghiệp đại học, cao học đã giải quyết về vấn đề này. Có
thể kể đến như luận văn thạc sĩ của Hoàng Xuân Châu với đề tài Mối quan hệ giữa
pháp luật với đạo đức trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt
Nam (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002). Luận văn đã đề cập những khía cạnh của
mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, tuy nhiên, nhìn chung còn khá hạn chế.
Tác giả luận án này cũng đã có dịp nghiên cứu mối quan hệ giữa pháp luật với đạo
đức ở Việt Nam với đề tài luận văn thạc sỹ Mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức
ở Việt Nam hiện nay. Luận văn đã được bảo vệ tháng 5.2003 tại Trường đại học
Luật Hà Nội. Tuy nhiên, như tên đề tài đã chỉ rõ, luận văn không đề cập một cách
cụ thể quan hệ giữa pháp luật với đạo đức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam. Vì giới hạn ở đề tài luận văn thạc sỹ, công trình chưa có điều
kiện phân tích một cách sâu sắc, có hệ thống về vai trò của pháp luật, đạo đức trong
11
quản