Giáo dục đạo đức trong các trường đại học có vai trò vô cùng quan trọng.
Bởi lẽ, giáo dục đạo đức không chỉ bồi dưỡng những kiến thức về chuẩn mực đạo
đức nói chung và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về đạo
đức cho sinh viên, mà còn góp phần phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân
cách con người để mỗi cá nhân trở thành một công dân tốt của xã hội.
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong các trường đại học thực hiện những
chức năng quan trọng. Đó là thông qua giáo dục đạo đức góp phần hình thành
những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạo đức
cho mỗi sinh viên và sinh viên lấy đó làm hệ quy chiếu để đánh giá lại nhận thức,
thái độ và hình vi thực tiễn của mình trong học tập và cuộc sống. Giáo dục đạo đức
trong nhà trường nhằm điều chỉnh hành vi của đạo đức của sinh viên. Điều này
được thực hiện thông qua dư luận xã hội và qua tự điều chỉnh hành vi của sinh viên.
Dư luận xã hội khuyến khích các hành vi tốt đẹp mang tính nhân văn cao. Mặt khác,
dư luận xã hội phê phán, lên án nghiêm khắc những hành vi lệch chuẩn, ảnh hưởng
xấu đến người khác, đến cộng đồng. Thông qua giáo dục đạo đức, sinh viên tự giác
điều chỉnh hành vi của mình để phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Giáo dục đạo đức trong các trường đại học còn giúp sinh viên nhận thức được
những giá trị sống cần thiết đối với bản thân và cộng đồng, giúp sinh viên hướng tới
các giá trị chân, thiện, mỹ.
250 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lí giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các học viện, trường đại học công an nhân dân ở khu vực phía bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------------
NGUYỄN NGỌC HUẤN
QUẢN LÍ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CHO HỌC VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG AN NHÂN DÂN Ở KHU VỰC PHÍA BẮC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Hà Nội, 2023
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-------------------------
NGUYỄN NGỌC HUẤN
QUẢN LÍ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CHO HỌC VIÊN CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
CÔNG AN NHÂN DÂN Ở KHU VỰC PHÍA BẮC
Ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 9.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. VŨ VĂN DŨNG
Hà Nội, 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa công bố trong bất kỳ công
trình khoa học nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Tác giả
Nguyễn Ngọc Huấn
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến GS.TS.Vũ Dũng đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn sâu sắc Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, các thầy cô
giáo khoa Khoa học quản lí, các phòng ban của Học viện đã giúp đỡ và tạo mọi điều
kiện để tôi thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn chân thành các thầy cô ở các cấp hội đồng đánh giá luận án
đã chỉ bảo cho tôi những điều quý báu đề tôi hoàn thiện luận án.
Tôi cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến Trường Đại học Kỹ thuật – Hậu
cần Công an nhân dân, đơn vị công tác của tôi cùng gia đình, bạn bè đã tận tình
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tôi xin cảm ơn chân thành các thầy cô ở các học viện, trường Đại học Công
an nhân dân nơi tôi tiến hành khảo sát thực tiễn đã tận tình giúp đỡ tôi trong nghiên
cứu đề tài luận án.
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .............................................................. 7
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ............................................................. 7
7. Cấu trúc của luận án ............................................................................................ 8
Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÍ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN ..................................................................... 9
1.1. Những nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp .................................................... 9
1.2. Những nghiên cứu về giáo dục đạo đức nghề nghiệp .................................... 16
1.3. Những nghiên cứu về quản lí giáo dục đạo đức nghề nghiệp........................ 21
Kết luận chương 1 ......................................................................................................................25
Chương 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CHO HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN .................... .26
2.1. Lí luận về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học
Công an nhân dân ................................................................................................. 26
2.2. Quản lí giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công
an nhân dân ........................................................................................................... 55
Kết luận chương 2 ................................................................................................76
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP
CHO HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG AN NHÂN DÂN Ở KHU VỰC
PHÍA BẮC .................................................................................................................................... 78
3.1. Mẫu khách thể khảo sát và phương pháp nghiên cứu thực trạng .................. 78
3.2. Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học
Công an nhân dân ở khu vực phía Bắc ................................................................. 82
3.3. Thực trạng Quản lí giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường
đại học Công an nhân dân ở khu vực phía Bắc .................................................. 101
3.4. Thực trạng các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho học viên ........................................................................................................ 125
3.5. Đánh giá chung hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp và quản lí giáo dục
đạo đức nghề nghiệp của học viên ...................................................................... 127
Kết luận chương 3 ........................................................................................................................ 130
Chương 4. CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÍ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨCNGHỀ NGHIỆP
CHO HỌC VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌCCÔNG AN NHÂN DÂN Ở KHU VỰC
PHÍA BẮC .................................................................................................................................. 131
4.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ....................................................................... 131
4.2. Các giải pháp Quản lí giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các học
viện, trường đại học Công an nhân dân ở khu vực phía Bắc .............................. 134
4.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp ..................... 156
4.4. Thử nghiệm một giải pháp ........................................................................... 162
Kết luận chương 4 .................................................................................................................... 171
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................................................ 173
1. Kết luận ........................................................................................................... 173
2. Khuyến nghị .................................................................................................... 175
2.1. Đối với Bộ Công an ................................................................................. 175
2.2. Đối với các trường đại học Công an nhân dân ........................................ 176
2.3. Đối với các học viên ................................................................................ 177
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG
Sơ đồ 2.1. Mô hình CIPO trong quản lí giáo dục đạo đức nghề nghiệp .................................. 61
Bảng 3.1: Khách thể khảo sát thực trạng (Định lượng) ............................................................. 78
Bảng 3.2: Thực trạng thực hiện mục tiêu chung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
.......................................................................................................................................................... 83
Bảng 3.3: Thực trạng thực hiện mục tiêu chung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
học viên (so sánh theo các trường) .......................................................................... 84
Bảng 3.4: Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức về kiến thức nghề nghiệp cho học
viên .................................................................................................................................................. 85
Bảng 3.5: Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức về thái độ nghề nghiệp cho học
viên .................................................................................................................................................. 86
Bảng 3.6: Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức về hành vi nghề nghiệp cho học
viên .................................................................................................................................................. 88
Bảng 3.7: Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên (1)... 89
Bảng 3.8: Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên (2)... 92
Bảng 3.9: Thực trạng thực hiện hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ....... 95
Bảng 3.10: Thực trạng thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
.......................................................................................................................................................... 97
Bảng 3.11: Tổng hợp thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp ............................................. 99
Bảng 3.12: Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên (So sánh theo
các trường đại học) ................................................................................................ 100
Bảng 3.13: Thực trạng thực hiện quản lí chương trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học
viên ................................................................................................................................................ 101
Bảng 3.14: Thực trạng thực hiện quản lí giảng viên trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
học viên ......................................................................................................................................... 103
Bảng 3.15: Thực trạng thực hiện quản lí học viên trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
học viên ......................................................................................................................................... 105
Bảng 3.16: Thực trạng thực hiện quản lí các phương tiện vật chất và điều kiện đảm bảo cho
giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ............................................................................. 108
Bảng 3.17: Tổng hợp thực trạng quản lí đầu vào giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
........................................................................................................................................................ 109
Bảng 3.18: Thực trạng thực hiện quản lí hoạt độnggiáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học
viên ................................................................................................................................................ 110
Bảng 3.19: Thực trạng thực hiện quản lí hoạt độnghọc tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp
của học viên .................................................................................................................................. 113
Bảng 3.20: Thực trạng thực hiện quản lí hoạt độngkiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập, rèn
luyện đạo đức nghề nghiệp của học viên................................................................................... 115
Bảng 3.21: Quản lí sự phối hợp giữa các phòng ban và các khoa trong nhà trường về hoạt
động tổ chức học tập, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của học viên ...................................... 117
Bảng 3.22: Tổng hợp kết quả đánh giá về quản lí quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp
cho học viên .................................................................................................................................. 118
Bảng 3.23: Thực trạng thực hiện quản lí đánh giá nhận thức về đạo đức của học viên ....... 119
Bảng 3.24: Thực trạng thực hiện quản lí hành vi đạo đức đạo đức nghề nghiệp của học viên
........................................................................................................................................................ 121
Bảng 3.25: Thực trạng thực hiện cách thức tiến hành quản lí đầu ra về hành vi đạo đức nghề
nghiệp của học viên ..................................................................................................................... 122
Bảng 3.26: Tổng hợp đánh giá quản lí đầu ra của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
........................................................................................................................................................ 123
Bảng 3.27: Tổng hợp thực trạng quản lí giáo dục đạo đức nghề nghiệp của học viên ......... 124
Bảng 3.28: Thực trạng các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho
học viên ......................................................................................................................................... 125
Bảng 3.29: Tổng hợp thực trạng quản lí giáo dục đạo đức nghề nghiệp của học viên
(So sánh theo các trường).......................................................................................127
Bảng 4.1. Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp được đề xuất .......................................... 157
Bảng 4.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp được đề xuất ............................................ 159
Bảng 4.3. So sánh giữa tính cần thiết và tính khả thi ............................................................... 161
Bảng 4.4: Kết quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên trước thử nghiệm .............. 167
Bảng 4.5: Kết quả giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên sau thử nghiệm.................. 169
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
Bộ GD & ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo
ĐLC Độ lệch chuẩn
ĐTB Điểm trung bình
HV Học viên
HV Học viên
NXB Nhà xuất bản
THPT Trung học phổ thông
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Giáo dục đạo đức trong các trường đại học có vai trò vô cùng quan trọng.
Bởi lẽ, giáo dục đạo đức không chỉ bồi dưỡng những kiến thức về chuẩn mực đạo
đức nói chung và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp nhằm nâng cao nhận thức về đạo
đức cho sinh viên, mà còn góp phần phát huy những phẩm chất cần thiết của nhân
cách con người để mỗi cá nhân trở thành một công dân tốt của xã hội.
Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong các trường đại học thực hiện những
chức năng quan trọng. Đó là thông qua giáo dục đạo đức góp phần hình thành
những quan điểm cơ bản nhất, những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực đạo đức
cho mỗi sinh viên và sinh viên lấy đó làm hệ quy chiếu để đánh giá lại nhận thức,
thái độ và hình vi thực tiễn của mình trong học tập và cuộc sống. Giáo dục đạo đức
trong nhà trường nhằm điều chỉnh hành vi của đạo đức của sinh viên. Điều này
được thực hiện thông qua dư luận xã hội và qua tự điều chỉnh hành vi của sinh viên.
Dư luận xã hội khuyến khích các hành vi tốt đẹp mang tính nhân văn cao. Mặt khác,
dư luận xã hội phê phán, lên án nghiêm khắc những hành vi lệch chuẩn, ảnh hưởng
xấu đến người khác, đến cộng đồng. Thông qua giáo dục đạo đức, sinh viên tự giác
điều chỉnh hành vi của mình để phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xã hội.
Giáo dục đạo đức trong các trường đại học còn giúp sinh viên nhận thức được
những giá trị sống cần thiết đối với bản thân và cộng đồng, giúp sinh viên hướng tới
các giá trị chân, thiện, mỹ.
Giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng luôn và
một nhiệm vụ cần thiết, không thể thiếu. Giáo dục đạo đức nghề nghiệp giúp sinh
viên hiểu được vai trò, tầm quan trọng và nội dung của các chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp mà sinh viên cần hiểu biết tốt cho nghề nghiệp tương lai, giúp sinh
viên trở thành người thực hiện có trách nhiệm, có lương tâm nghề nghiệp trong
tương lai.
Đối với học viên (sinh viên) các học viện, trường đại học Công an nhân dân
(Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi gọi tắt là các trường đại học Công an nhân
dân), giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức nghề nghiệp nói riêng đã và
2
đang là nhiệm vụ cần thiết. Nó góp phần hình thành những hành vi nghề nghiệp
trong tương lai được thực hiện một cách có trách nhiệm, có tinh thần tự giác, có
lương tâm của người cán bộ Công an nhân dân. Nó đảm bảo cho người cán bộ Công
an nhân dân trong tương lai sẵn sàng đặt lợi ích của nhân dân, đất nước lên trên lợi
ích cá nhân, sẵn sàng hi sinh vì sự bình an của nhân dân. Nó góp phần hoàn thiện
nhân cách người chiến sỹ Công an nhân dân, hình thành nhận thức, thái độ và hành
vi đạo đức đúng mức, phù hợp của người chiến sỹ Công an nhân dân. Hiện nay, một
bộ phận học viên có nhận thức chưa đúng về các chuẩn mực đạo đức. Họ có những
hành vi sai lệch trong học tập và sinh hoạt. Một số ít học viên còn bị tác động của
các thế lực thù địch. Chúng tập trung lôi kéo, kích động, chia rẽ cán bộ giảng viên,
học viên. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ
phận trong lực lượng Công an nhân dân chưa được ngăn chặn, đẩy lùi. Những biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong một bộ phận học viên diễn biến phức
tạp. Môi trường văn hoá, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp rất đáng quan tâm. Mặt
trái của các phương tiện truyền thông, nhất là thông tin trên Internet, cùng quá trình
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đã và đang tác động lớn đến tư tưởng, tình cảm
lớp trẻ và công tác quản lí giáo dục đạo đức cho học viên các trường Công an nhân
dân. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết, việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, đạo đức nghề
nghiệp, lí tưởng sống, lòng yêu nước cho học viên các trường đại học Công an nhân
dân là rất quan trọng và cấp thiết.
Nhằm giáo dục đào tạo và bồi dưỡng, bổ sung nguồn lực thực hiện nhiệm vụ
đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và cuộc sống bình yên hạnh phúc
của nhân dân, trong những năm qua, các trường đại học Công an nhân dân không
ngừng đổi mới nội dung, phương thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
với mục đích đào tạo ra những người có đủ phẩm chất chính trị, năng lực chuyên
môn để có thể đảm đương nhiệm vụ được giao, phục vụ Tổ quốc, phục vụ Nhân
dân. Tuy vậy, việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học
Công an nhân dân vẫn còn hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu
xây dựng lực lượng Công an nhân dân. Trong quá trình học tập tại các trường đại
học Công an nhân dân, một số học viên sai phạm về đạo đức nghề nghiệp, chưa cấp
3
hành đầy đủ các quy chế về học tập và rèn luyện của nhà trường.
Hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học
Công an nhân dân chỉ có thể đạt được chất lượng và hiệu quả tốt khi hoạt động này
được quản lí. Quản lí giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học
Công an nhân dân sẽ làm cho hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên
được thực hiện đúng mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục. Đảm
bảo cho hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên thực hiện tốt đầu
vào, quá trình giáo dục và đầu ra của giáo đục đạo đức cho học viên. Quản lí giáo
dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường đại học Công an nhân dân sẽ khắc
phục được những sai phạm về đạo đức nghề nghiệp mà một số học viên vi phạm đã
nêu ở trên, phát huy được những ưu điểm, khắc phục được những hạn chế, yếu kém
trong hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên hiện nay.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: "Quản lí giáo dục đạo
đức nghề nghiệp cho học viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân ở
khu vực phía Bắc" làm đề tài luận án Tiến sĩ Quản lí giáo dục.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lí giáo dục đạo đức nghề
nghiệp cho học viên các học viện, trường đại học Công an nhân dân ở khu vực phía
Bắc, luận án đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho
học viên các trường đại học Công an nhân dân ở khu vực phía Bắc nhằm nâng cao
hơn nữa hiệu quả của hoạt động quản lí này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến