Lễ hội truyền thống là một trong những loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian
tiêu biểu, sản phẩm văn hóa tinh thần của cha ông ta được hình thành trong lịch sử và
tồn tại cho đến ngày nay. Lễ hội có vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá của
cộng đồng, nơi lưu giữ, bảo tồn và trao truyền nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp, phản ánh
những nhu cầu, ước vọng tạo sự gắn kết, mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa những con
người khi cùng chung sống trong một làng xã, khu vực, vùng miền và cả ở phạm vi
quốc gia, dân tộc.
Hà Nội là thành phố của sự đa dạng, có lịch sử ngàn năm văn hiến, nguồn tài
nguyên dồi dào, đa dạng về loại hình và có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, kiến trúc,
nghệ thuật với 5.922 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2.396 di tích đã được xếp hạng,
bao gồm: 01 di sản văn hóa thế giới, 12 di tích quốc gia cấp đặc biệt (Hoàng thành
Thăng Long - Hà Nội vừa là di sản văn hóa thế giới vừa là di tích quốc gia đặc biệt),
1.182 di tích quốc gia, 1.202 di tích cấp thành phố. Di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội
có 1.793 di sản, trong đó 1.206 lễ hội: 01 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc Sơn, 26 di sản được ghi danh vào di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có các lễ hội khá nổi tiếng như: Lễ hội làng Bình
Đà (Thanh Oai), lễ hội làng Lệ Mật (Long Biên), lễ hội làng Triều Khúc (Thanh Trì), lễ
hội đền Và (Sơn Tây) [76].
Hà Nội còn là nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống của cả nước. Trong
số khoảng 5.400 làng nghề ở Việt Nam, riêng Hà Nội chiếm 1/3 số làng nghề với
khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề thủ công
truyền thống tiêu biểu. Mạng lưới làng nghề thủ công rộng khắp cùng hàng trăm nghệ
nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú lĩnh vực thủ công mỹ nghệ đã được Chủ tịch nước
phong tặng, cùng cộng đồng thợ giỏi và rất nhiều nhà sáng tạo trẻ đã đưa Hà Nội trở
thành nơi nuôi dưỡng, hội tụ và thúc đẩy cảm hứng sáng tạo, lan tỏa trong xã hội, nơi
tôn vinh văn hóa Việt, đưa sản phẩm thủ công truyền thống ra thị trường quốc tế.
277 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 293 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý lễ hội truyền thống làng nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
NGUYỄN THU PHƯỢNG
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
HÀ NỘI, 2022
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
NGUYỄN THU PHƯỢNG
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG NGHỀ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 9229042
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hương
HÀ NỘI, 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Kết quả nghiên
cứu của luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên
cứu khoa học nào trước đó. Tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan trên là
đúng sự thật.
Tác giả luận án
Nguyễn Thu Phượng
1
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... 2
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ....................................................................... 3
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 4
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG NGHỀ, KHÁI QUÁT VỀ LỄ HỘI
TRUYỀN THỐNG LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ....... 12
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 12
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý lễ hội truyền thống làng nghề ..................................... 22
1.3. Khái quát về lễ hội truyền thống làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội ....... 38
Tiểu kết chương 1....................................................................................................... 52
Chương 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CỘNG ĐỒNG
TRONG QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................ 54
2.1. Các chủ thể quản lý, mối quan hệ phối hợp trong thực hiện vai trò ................... 54
2.2. Vai trò của các chủ thể thông qua hoạt động quản lý ......................................... 62
Tiểu kết chương 2..................................................................................................... 111
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CỘNG
ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG LÀNG NGHỀ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ............................................................................ 112
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................... 112
3.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước và cộng đồng trong
quản lý lễ hội truyền thống làng nghề ...................................................................... 130
Tiểu kết chương 3..................................................................................................... 147
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 152
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 162
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BQLDT Ban quản lý di tích
BTC Ban tổ chức
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH Chủ nghĩa xã hội
DSVH Di sản văn hóa
DSPVT Di sản phi vật thể
DoN Doanh nghiệp
ĐTH Đô thị hóa
KTTT Kinh tế thị trường
Nxb Nhà xuất bản
LHTT Lễ hội truyền thống
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TB Trung bình
UBND Ủy ban nhân dân
QL Quản lý
QLNN Quản lý Nhà nước
QLLH Quản lý lễ hội
VH Văn hóa
VH&TT Văn hóa & thể thao
VHTT&DL Văn hóa Thể thao và Du lịch
3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 01. Đối chiếu thang điểm và mức độ đánh giá theo thang đo Likert ...................... 9
Sơ đồ 1.1. Lý thuyết vai trò áp dụng QLLH truyền thống làng nghề ............................ 30
Sơ đồ 1.2. Vai trò của Nhà nước và cộng đồng QLLH truyền thống làng nghề ............ 31
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội truyền thống là một trong những loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian
tiêu biểu, sản phẩm văn hóa tinh thần của cha ông ta được hình thành trong lịch sử và
tồn tại cho đến ngày nay. Lễ hội có vai trò quan trọng trong đời sống văn hoá của
cộng đồng, nơi lưu giữ, bảo tồn và trao truyền nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp, phản ánh
những nhu cầu, ước vọng tạo sự gắn kết, mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa những con
người khi cùng chung sống trong một làng xã, khu vực, vùng miền và cả ở phạm vi
quốc gia, dân tộc.
Hà Nội là thành phố của sự đa dạng, có lịch sử ngàn năm văn hiến, nguồn tài
nguyên dồi dào, đa dạng về loại hình và có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, kiến trúc,
nghệ thuật với 5.922 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 2.396 di tích đã được xếp hạng,
bao gồm: 01 di sản văn hóa thế giới, 12 di tích quốc gia cấp đặc biệt (Hoàng thành
Thăng Long - Hà Nội vừa là di sản văn hóa thế giới vừa là di tích quốc gia đặc biệt),
1.182 di tích quốc gia, 1.202 di tích cấp thành phố. Di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội
có 1.793 di sản, trong đó 1.206 lễ hội: 01 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân
loại là Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc Sơn, 26 di sản được ghi danh vào di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có các lễ hội khá nổi tiếng như: Lễ hội làng Bình
Đà (Thanh Oai), lễ hội làng Lệ Mật (Long Biên), lễ hội làng Triều Khúc (Thanh Trì), lễ
hội đền Và (Sơn Tây)[76].
Hà Nội còn là nơi hội tụ tinh hoa nghề thủ công truyền thống của cả nước. Trong
số khoảng 5.400 làng nghề ở Việt Nam, riêng Hà Nội chiếm 1/3 số làng nghề với
khoảng 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có hơn 300 làng nghề thủ công
truyền thống tiêu biểu. Mạng lưới làng nghề thủ công rộng khắp cùng hàng trăm nghệ
nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú lĩnh vực thủ công mỹ nghệ đã được Chủ tịch nước
phong tặng, cùng cộng đồng thợ giỏi và rất nhiều nhà sáng tạo trẻ đã đưa Hà Nội trở
thành nơi nuôi dưỡng, hội tụ và thúc đẩy cảm hứng sáng tạo, lan tỏa trong xã hội, nơi
tôn vinh văn hóa Việt, đưa sản phẩm thủ công truyền thống ra thị trường quốc tế.
Công tác tổ chức, QLLH truyền thống, công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH đã
được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 về phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát huy bền
5
vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021-2025, mục tiêu đề cập đến việc bảo
tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa [17]; Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày
12/11/2021 về phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030, trong đó
mục tiêu hướng tới năm 2030 có khoảng 70% số di sản trong Danh mục di sản văn hóa
phi vật thể quốc gia được xây dựng đề án, chương trình bảo vệ và phát huy giá trị [18];
Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 02/12/2021 về phê duyệt Chương trình số hóa Di sản
văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030, trong đó có DSVH phi vật thể [19]. Thành ủy Hà
Nội cũng đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 22/02/2022 về “Phát triển công
nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045”, trong đó mục tiêu phấn đấu ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô phát
triển thương hiệu “Thủ đô ngàn năm văn hiến”, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố
sáng tạo” [77] Bên cạnh đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã ban hành Quyết
định số 2139 /QĐ-BVHTTDL ngày 16/7/2021 phê duyệt Đề án “Số hóa dữ liệu lễ hội tại
Việt Nam” giai đoạn 2021-2025 nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
về hoạt động lễ hội. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước của các
Bộ, ngành, địa phương và người dân trong hoạt động lễ hội [10].
Tuy nhiên, trong bối cảnh đời sống hiện nay khi quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa diễn ra mạnh mẽ với sự phát triển đa dạng các ngành nghề, sự tăng dân số
nhanh chóng, sự biến đổi của đời sống văn hóa, Hà Nội một mặt đang đón nhận những
cơ hội và thách thức của sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế, mặt khác cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách
thức, đặc biệt trong việc giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống. Bởi vậy,
công tác tổ chức và QLLH đã trở thành vấn đề cấp thiết. Hiện nay, vấn đề này còn
nhiều bất cập, việc thực hiện vai trò của Nhà nước và cộng đồng ở một số lễ hội truyền
thống làng nghề tại Hà Nội chưa hiệu quả, chưa đáp ứng cao kỳ vọng của từng chủ thể.
Vai trò thiết kế của Nhà nước qua hoạt động hướng dẫn tổ chức lễ hội, điều chỉnh qua
kiểm tra giám sát chưa được chặt chẽ. Vai trò phối hợp giữa Nhà nước và cộng đồng
còn nhiều hạn chế. Một số lễ hội truyền thống làng nghề, vai trò của cộng đồng bị quá
tải, việc chỉ đạo, triển khai tổ chức lễ hội chủ yếu do cộng đồng dân cư thực hiện, dẫn
đến hiệu quả tổ chức, QLLH truyền thống làng nghề chưa cao, vấn đề về quyền lợi và
nghĩa vụ chưa đồng thuận cao.
6
Trên thực tế, nghiên cứu về di tích lịch sử văn hóa, lễ hội làng nghề ở Hà Nội hay lễ
hội truyền thống Hà Nội đã có rất nhiều công trình, đặc biệt trong giai đoạn kỷ niệm 1.000
năm Thăng Long - Hà Nội đã có hàng trăm đầu sách được xuất bản. Tuy nhiên nghiên cứu
về lễ hội truyền thống dưới góc độ quản lý thì chưa có nhiều, nhất là việc quản lý lễ hội
truyền thống làng nghề trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng, sự tăng dân số
cơ học cũng như sự biến đổi của đời sống văn hóa ở cả đô thị và nông thôn. Đặc biệt, tiếp
cận nghiên cứu từ lý thuyết nghiên cứu liên ngành - lý thuyết vai trò trong QLLH truyền
thống còn khan hiếm tại Việt Nam, việc nghiên cứu QLLH truyền thống làng nghề trên địa
bàn thành phố Hà Nội từ lý thuyết vai trò vẫn còn là một khoảng trống trong nghiên cứu,
nhất là nghiên cứu từ lý thuyết vai trò để nhìn nhận việc thực hiện vai trò của từng chủ thể
quản lý thông qua các hoạt động quản lý. Trong khi đó vai trò của Nhà nước và cộng đồng
rất quan trọng trong QLLH truyền thống làng nghề. Nếu có sự tương tác, phối hợp chặt chẽ
của hai chủ thể này sẽ phát huy tốt hiệu quả QLLH truyền thống làng nghề, đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế, văn hoá làng nghề trong giai đoạn hội nhập.
Chính vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý lễ hội truyền thống
làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội" làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá vai trò của các chủ thể quản lý lễ hội truyền thống làng nghề trên địa
bàn thành phố Hà Nội để đề xuất một số giải pháp phát huy vai trò của các chủ thể này
trong việc nâng cao hiệu quả quản lý lễ hội truyền thống làng nghề trên địa bàn thành
phố Hà Nội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về QLLH truyền thống làng nghề.
- Xây dựng khung phân tích của luận án.
- Đánh giá vai trò của các chủ thể trong QLLH truyền thống làng nghề trên địa
bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua.
- Xem xét những vấn đề đặt ra từ thực trạng dưới góc nhìn của lý thuyết vai trò,
khoa học quản lý, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước và cộng
đồng trong QLLH truyền thống làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội.
7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của Nhà nước và cộng đồng trong QLLH truyền thống làng nghề được tổ
chức ở quy mô cấp phường/xã, quận/huyện, thành phố theo 4 nhóm loại hình làng nghề
khác nhau để có thể khảo sát và đánh giá được tương tác vai trò của các chủ thể, bao
gồm cả quản lý Nhà nước và cộng đồng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Vai trò của Nhà nước và cộng đồng thể hiện qua hoạt động quản lý LHTT làng
nghề. Các bên liên quan khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận án.
3.2.2. Phạm vi không gian
Luận án tiến hành nghiên cứu hoạt động QLLH truyền thống làng nghề trên địa
bàn thành phố Hà Nội và được tập trung nghiên cứu ở 04 lễ hội thuộc cấp quận/ huyện,
phường/xã mang tính đại diện.
- Quận trung tâm nội thành: Hoàn Kiếm, Ba Đình: Lễ hội Đình Kim Ngân, Hàng
Bạc, đại diện cho mô hình lễ hội truyền thống phố nghề.
- Quận nội thành mới được thành lập: Hà Đông: Lễ hội làng nghề Lụa Vạn Phúc,
đại diện cho mô hình lễ hội truyền thống làng nghề thương mại liên vùng.
- Huyện, xã ngoại thành: huyện Gia Lâm: Lễ hội làng nghề Gốm Bát Tràng, đại
diện cho mô hình lễ hội truyền thống làng nghề thương mại - du lịch; huyện Thanh Oai:
Lễ hội làng pháo Bình Đà, đại diện cho mô hình lễ hội truyền thống làng nghề nông
nghiệp, chuyển đổi ngành nghề.
Trong một số phân tích, phạm vi không gian có thể mở rộng để so sánh vai trò
của Nhà nước và cộng đồng trong QLLH với một số lễ hội truyền thống ở những làng
không có nghề thủ công ở quy mô nhiều hộ gia đình.
3.2.3. Phạm vi thời gian
Nghiên cứu lễ hội truyền thống làng nghề lấy số liệu khảo sát từ năm 2015 đến
năm 2021.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
4.1.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Thu thập các tài liệu có liên quan tới đề tài nghiên cứu, phân tích, tổng hợp
những tư liệu, các hiện tượng, các hoạt động của các chủ thể có liên quan trực tiếp đến
8
QLLH truyền thống làng nghề, khái quát hóa để xây dựng cơ sở lý luận cho luận án.
Ngoài ra, tác giả cũng phân tích, tổng hợp các chủ trương và chính sách của Đảng và
Nhà nước về QLLH truyền thống để khái quát, luận giải về các quan điểm, tư tưởng có
liên quan tới đề tài nghiên cứu. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu, cụ thể như tổng hợp
số liệu về lễ hội, về số liệu, tư liệu minh chứng cho thực trạng vai trò của Nhà nước và
cộng đồng trong QLLH truyền thống làng nghề.
4.1.2. Phương pháp mô hình hóa
Từ góc độ nghiên cứu lý thuyết vai trò, tác giả mô phỏng được vai trò của Nhà
nước và vai trò của cộng đồng trong QLLH truyền thống làng nghề trên địa bàn thành
phố Hà Nội thông qua các hoạt động quản lý được thể hiện sơ đồ 1.1 và 1.2.
4.1.3. Phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi
- Đối tượng khảo sát: cán bộ quản lý cấp huyện, xã; cộng đồng cư dân sinh sống tại
làng nghề; doanh nghiệp, hiệp hội làng nghề đóng trên địa bàn LHTT làng nghề.
- Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng vai trò của Nhà nước và cộng đồng thông qua các hoạt động
QLLH truyền thống làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua.
Mức độ hài lòng và mức độ đáp ứng vai trò của Nhà nước và cộng đồng qua các
hoạt động QLLH truyền thống làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phương pháp khảo sát
Phương pháp này được tiến hành thông qua việc tổ chức những chuyến đi khảo
sát thực địa, điều tra xã hội học đối với một số lễ hội truyền thống làng nghề trên địa
bàn thành phố Hà Nội: Khảo sát tại các lễ hội ở các địa bàn quận nội thành (Hoàn
Kiếm, Ba Đình, Hà Đông) và huyện ngoại thành (Gia Lâm, Thanh Oai).
+ Số lượng mẫu khảo sát: tổng số Phiếu khảo sát phát ra là 350 phiếu, trong
đó CBQL 32 phiếu, cộng đồng cư dân làng nghề 318 phiếu (cộng đồng bao gồm:
người dân sinh sống ở làng nghề, hiệp hội làng nghề, doanh nghiệp đóng trên địa
bàn làng nghề). Số phiếu thu về 32 phiếu CBQL, 298 phiếu cộng đồng.
+ Đối với phiếu khảo sát: Tác giả sử dụng phương pháp điều tra xã hội học.
Phiếu khảo sát được nhập và phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel để thống kê số
liệu và xử lý các câu hỏi mở. Ngoài ra, còn áp dụng tính điểm theo thang đo Likert để
đánh giá mức độ hài lòng và mức độ đáp ứng vai trò.
9
Kết quả điểm trung bình theo thang đo Likert được đối chiếu trong bảng 01.
Sau khi nhập dữ liệu, tiến hành kiểm dò, điều chỉnh dữ liệu (nếu sai sót) và xử lý
kết quả khảo sát.
Bảng 01. Đối chiếu thang điểm và mức độ đánh giá theo thang đo Likert
Điểm Mức đánh giá
1 - 1.8 Rất kém
1.81 - 2.6 Kém, phải lập kế hoạch để điều chỉnh ngay
2.61 - 3.4 Chấp nhận được, cần tiếp tục cải thiện các hoạt động
3.41 - 4.2
Tương đối tốt, cần phát huy hơn nữa các điểm mạnh và khắc phục một số
tồn tại, hạn chế
4.21 - 5 Rất tốt, cần được phổ biến nhân rộng
4.1.4. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Số lượng người phỏng vấn: thực hiện 20 cuộc phỏng vấn chuyên sâu.
- Đối tượng phỏng vấn: Cán bộ quản lý văn hóa quận/huyện, phường/xã,
BQLDT các LHTT, người dân sinh sống tại các làng nghề, Chủ tịch Hiệp hội các làng
nghề, các doanh nghiệp.
- Nội dung: Thực trạng những hoạt động quản lý, những khó khăn bất cập trong
hoạt động quản lý, sự phối hợp của các đơn vị với chủ thể quản lý, vai trò của Nhà nước và
cộng đồng trong công tác tổ chức, QLLH truyền thống làng nghề trên địa bàn thành phố Hà
Nội trong thời gian qua. Một số đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của Nhà nước và cộng
đồng trong QLLH truyền thống làng nghề. Kỳ vọng về vai trò của các chủ thể quản lý và
đánh giá mức độ hài lòng của người trả lời phỏng vấn khi xem xét các hoạt động quản lý.
- Phương pháp phỏng vấn: Tác giả đưa ra các câu hỏi, ghi âm câu trả lời của các
chuyên gia và phân tích, chuyên gia trả lời được mã hóa từ PV01 đến PV31 để đảm bảo
thông tin cá nhân.
4.1.5. Phương pháp chuyên gia: Tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh
vực QLLH truyền thống làng nghề về các giải pháp đề xuất: Chuyên gia Sở Văn hóa và
Thể thao Hà Nội, chuyên gia Phòng văn hóa quận Hà Đông, huyện Gia Lâm...
4.1.6. Phương pháp so sánh: Phương pháp này được vận dụng để so sánh vai trò
của Nhà nước và cộng đồng trong QLLH truyền thống làng nghề giữa các lễ hội làng nghề
có các mô hình làng nghề khác nhau thông qua hoạt động quản lý. So sánh sự khác nhau
giữa các lễ hội truyền thống làng nghề với các lễ hội truyền thống chung.
10
4.2. Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, luận án tiếp cận các lĩnh
vực liên ngành: Văn hóa học, Dân tộc học, Xã hội học, Quản lý văn hóa.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Nhà nước và cộng đồng có vai trò như thế nào trong QLLH làng nghề truyền
thống làng nghề?
2. Tương tác vai trò của Nhà nước và cộng đồng có ảnh hưởng như thế nào đến
QLLH truyền thống làng nghề? Có những điểm khác biệt nào trong QLNN về LHTT
làng nghề?
3. Những vấn đề đặt ra khi thực hiện vai trò của từng chủ thể? Liệu có xuất hiện
quá tải vai trò khi vai trò của cộng đồng ngày càng tăng?
4. Cần những giải pháp nào để nâng cao vai trò của Nhà nước và cộng đồng
trong QLLH truyền thống làng nghề?
5.2. Giả thuyết nghiên cứu
1. Nhận thức của Nhà nước và cộng đồng về giá trị của LHTT làng nghề càng tốt
thì càng nâng cao được vai trò của Nhà nước và cộng đồng trong QLLH truyền thống
làng nghề.
2. Nếu có sự đồng thuận giữa vai trò của Nhà nước và vai trò của cộng đồng thì
sẽ nâng cao được vai trò QLLH làng nghề truyền thống của cả Nhà nước và cộng đồng.
3. Vai trò định hướng, thiết kế, duy trì và thúc đẩy lễ hội truyền thống làng nghề
càng được phát huy tốt thì càng nâng cao được vai trò của Nhà nước trong QLLH
truyền thống làng nghề.
4. Cộng đồng càng tự chủ, chủ động, tích cực, phối hợp với nhau tốt thì càng
nâng cao được vai trò QLLH truyền thống làng nghề.
5. Đã có sự xuất hiện dấu hiệu quá tải vai trò của cộng đồng khi Nhà nước
tham gia ít hơn vào QLlH truyền thống làng nghề.
6. Kết quả và đóng g