Luận án Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn nhà nước ở Việt Nam

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hệ thống đô thị ở Việt Nam đã được mở rộng cả về quy mô và số lượng. Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 12/20211, tổng số đô thị cả nước là 869 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 32 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 91 đô thị loại IV và 674 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa đến tháng 6 năm 2022 đã đạt khoảng 41% với dân số đô thị khoảng 36,2 triệu người2. Cùng với tốc độ tăng dân số đô thị, theo tính toán của Bộ Xây dựng, đến năm 2020, nhu cầu cấp nước sinh hoạt đô thị đã tăng lên 9,4 - 9,6 triệu m3/ngày và một lượng nước thải lớn cần xử lý tương ứng xấp xỉ 7 triệu m3/ngày. Theo đó, nhu cầu vốn đầu tư cho cấp thoát nước đô thị càng lớn, lên tới 10,2 tỷ đô la Mỹ cho 5 năm 2016-2020 [1]. Tuy vậy, hiện nay nguồn vốn đầu tư cho xây dựng hệ thống cấp thoát nước ở nước ta chủ yếu từ vốn nhà nước (kể cả ngân sách nhà nước và vốn viện trợ phát triển chính thức - ODA) chiếm khoảng 2/3 tổng vốn đầu tư trong ngành, trong khi vốn đầu tư từ khu vực tư nhân còn khá nhỏ bé, thậm chí trong lĩnh vực thoát nước gần như không có. Bên cạnh đó, cũng tương tự như tình trạng chung trong đầu tư công, đầu tư xây dựng ngành nước từ vốn nhà nước cũng đối mặt với các vấn đề như thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư thấp, công trình xây dựng dở dang hoặc xây dựng không đưa vào sử dụng.

pdf224 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO CHÍ THÀNH NHÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ BẰNG VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: Quản lý công MÃ SỐ: 9.34.04.03 HÀ NỘI - 2023 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA ĐÀO CHÍ THÀNH NHÂN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ BẰNG VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: Quản lý công MÃ SỐ: 9.34.04.03 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trang Thị Tuyết 2. TS. Đặng Thị Hà HÀ NỘI, 2023 3 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo ở Học viện Hành chính Quốc gia, đặc biệt là các cán bộ, giảng viên của Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế và Tài chính công, Ban Quản lý Đào tạo Sau Đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản luận án này. Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể giáo viên hướng dẫn - PGS.TS Trang Thị Tuyết, TS. Đặng Thị Hà đã hết lòng ủng hộ và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận án. Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Cục Kỹ thuật hạ tầng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Vụ Kế hoạch - Thống kê, Bộ Xây dựng, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, các Viện nghiên cứu đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong công tác nghiên cứu, thu thập thông tin, tài liệu phục vụ cho luận án. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn ! 4 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận án được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực. Tác giả Đào Chí Thành Nhân 5 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 11 1.1 Tình hình nghiên cứu về kết cấu hạ tầng đô thị, hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải ở các đô thị 12 1.2 Tình hình nghiên cứu về đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới 18 1.3 Tình hình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị từ vốn Nhà nước 25 1.4 Nhận định khái quát về các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án 33 1.5 Những khoảng trống về quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn Nhà nước cần được tiếp tục nghiên cứu 39 1.6 Định hướng nghiên cứu chính trong đề tài luận án 36 Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn Nhà nước 39 2.1 Tổng quan về đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn Nhà nước 39 2.2 Lý luận quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn Nhà nước 54 2.3 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn nhà nước và giá trị tham khảo cho Việt Nam 83 6 Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn Nhà nước ở Việt Nam 108 3.1 Thực trạng đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị từ vốn Nhà nước ở Việt Nam 108 3.2 Thực trạng quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị từ vốn Nhà nước ở Việt Nam 124 3.3 Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn Nhà nước ở Việt Nam 158 Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn Nhà nước ở Việt Nam 173 4.1 Xu hướng đô thị hóa và tác động đến đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ở Việt Nam 173 4.2 Mục tiêu phát triển cấp thoát nước đô thị đến 2025 và tầm nhìn đến 2050 177 4.3 Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị đến 2025 181 4.4 Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng bằng vốn nhà nước ở Việt Nam 182 4.5 Giải pháp hoàn thiện quản lý Nhà nước về đầu tư xây hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn nhà nước ở Việt Nam 183 KẾT LUẬN 204 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 206 7 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BT Xây dựng và chuyển giao BOT Xây dựng – vận hành – Chuyển giao CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá CP Chính phủ CPH Cổ phần hóa DA Dự án DAĐT Dự án đầu tư DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNXD Doanh nghiệp xây dựng HĐQT Hội đồng quản trị KT-XH Kinh tế - xã hội NSNN Ngân sách nhà nước ODA Viện trợ phát triển chính thức PPP Dự án đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư TCT Tổng công ty TKCS Thiết kế cơ sở TT Thông tư QLNN Quản lý nhà nước XDCB Xây dựng cơ bản WB Ngân hàng Thế giới WEF Diễn đàn kinh tế thế giới 8 DANH MỤC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1: Phân loại đô thị theo tiêu chí về cấp và thoát nước 49 Bảng 3.1: Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước dô thị bằng vốn nhà nước ở Việt Nam 126 Bảng 3.2: Khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt khu vực đô thị (Theo Thông tư 88/2012) 145 Bảng 3.3: So sánh giá nước sạch sinh hoạt tại một số thành phố lớn 146 Bảng 3.4: Khung giá tiêu thụ nước sạch sinh hoạt khu vực đô thị (Theo Thông tư 44/2021) 147 Bảng 3.5: Giá dịch vụ thoát nước ở một số đô thị (2020) 149 Bảng 4.1: Các mục tiêu phát triển cấp nước đô thị 2025, 2030 178 Bảng 4.2: Các mục tiêu phát triển thoát nước và xử lý nước thải đô thị (2025, 2030) 180 9 DANH MỤC HÌNH Tên bảng Trang Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống cấp nước đô thị 42 Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống thoát nước đô thị 44 Hình 2.3: Cây phân tích vấn đề ngành cấp thoát nước đô thị ở Việt Nam 47 Hình 2.4: Nguồn vốn cho đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị 50 Hình 2.5: Các giai đoạn đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị 53 Hình 2.6: Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành nước trên phạm vi toàn cầu 91 Hình 2.7: Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng ngành nước ở Trung Quốc theo các giai đoạn 93 Hình 2.8: Tỷ lệ giữa giá, thuế và trợ cấp (ODA) - cấp vốn cho đầu tư hạ tầng nước ở một số quốc gia 98 Hình 3.1: Lượng nước sạch cung cấp hàng năm cho các đô thị 109 Hình 3.2: Tổng vốn thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị theo giai đoạn 11 Hình 3.3: Tổng vốn đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị theo từng lĩnh vực 119 Hình 3.4: Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị ở Việt Nam 120 Hình 3.5: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn nhà nước ở Việt Nam 124 Hình 3.6: Đánh giá thực trạng QLNN đối với ĐTXD hệ thống câp thoát nước đô thị bằng vốn nhà nước 160 10 Hình 4.1: Xu hướng đô thị hóa trên thế giới 173 Hình 4.2: Tỷ lệ và tốc độ đô thị hóa hàng năm 175 Hình 4.3: Nhu cầu sử dụng và nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực cấp thoát nước Việt Nam giai đoạn 2021 -2025 181 11 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hệ thống đô thị ở Việt Nam đã được mở rộng cả về quy mô và số lượng. Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, tính đến tháng 12/20211, tổng số đô thị cả nước là 869 đô thị, trong đó có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 32 đô thị loại II, 48 đô thị loại III, 91 đô thị loại IV và 674 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa đến tháng 6 năm 2022 đã đạt khoảng 41% với dân số đô thị khoảng 36,2 triệu người2. Cùng với tốc độ tăng dân số đô thị, theo tính toán của Bộ Xây dựng, đến năm 2020, nhu cầu cấp nước sinh hoạt đô thị đã tăng lên 9,4 - 9,6 triệu m3/ngày và một lượng nước thải lớn cần xử lý tương ứng xấp xỉ 7 triệu m3/ngày. Theo đó, nhu cầu vốn đầu tư cho cấp thoát nước đô thị càng lớn, lên tới 10,2 tỷ đô la Mỹ cho 5 năm 2016-2020 [1]. Tuy vậy, hiện nay nguồn vốn đầu tư cho xây dựng hệ thống cấp thoát nước ở nước ta chủ yếu từ vốn nhà nước (kể cả ngân sách nhà nước và vốn viện trợ phát triển chính thức - ODA) chiếm khoảng 2/3 tổng vốn đầu tư trong ngành, trong khi vốn đầu tư từ khu vực tư nhân còn khá nhỏ bé, thậm chí trong lĩnh vực thoát nước gần như không có. Bên cạnh đó, cũng tương tự như tình trạng chung trong đầu tư công, đầu tư xây dựng ngành nước từ vốn nhà nước cũng đối mặt với các vấn đề như thất thoát, lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư thấp, công trình xây dựng dở dang hoặc xây dựng không đưa vào sử dụng... Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến hiện trạng đầu tư xây dựng trong ngành nước có nhiều bất cập là do công tác quản lý Nhà nước các cấp trong lĩnh vực đầu tư xây dựng ngành còn nhiều yếu kém. Cụ thể, vẫn còn tồn tại sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật trong ngành nước; Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quy hoạch, thiết kế, thi công, quản lý vận hành các công trình hệ thống thoát nước và xử lý nước thải không phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay; Chính sách tài chính trong xây dựng và quản 1 Cục Phát triển Đô thị, Bộ Xây dựng. 2 https://kinhtedothi.vn/ty-le-do-thi-hoa-toan-quoc-tang-0-6.html truy cập 16/6/2022 12 lý vận hành các hệ thống cấp thoát nước chưa khuyến khích, thu hút đầu tư; Năng lực và nhận thức của một bộ phận đội ngũ cán bộ quản lý về nước sạch và môi trường nước còn hạn chế; Vẫn còn nhiều bất cập trong công tác quy hoạch và chủ trương đầu tư; phân bổ vốn đầu tư và nợ đọng xây dựng; Công tác khảo sát, lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư; công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công dự toán công trình; Công tác nghiệm thu thanh toán trong một số dự án đầu tư xây dựng trong ngành nước chưa thực hiện đúng quy định trong hợp đồng xây dựng Bên cạnh tính cấp thiết về thực tiễn quản lý, khung lý thuyết về QLNN đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước chưa được nghiên cứu sâu và hoàn thiện. Cho đến nay, rất ít các công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau như đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, sách chuyên khảo công bố về lĩnh vực này. Trong khi đó, QLNN đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước có những đặc điểm riêng, khác biệt so với đầu tư xây dựng hạ tầng nói chung bởi vì cấp thoát nước hiện nay vẫn được coi là hoạt động công ích phi lợi nhuận, và nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ Nhà nước, do các doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa thực hiện. Đó cũng chính là lý do cần thiết phải lấp đầy khoảng trống nghiên cứu này. Trước tính cấp thiết cần hoàn thiện khung lý thuyết về QLNN đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước, trước nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn và bức thiết cho ngành nước, gắn với bối cảnh vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ngày càng eo hẹp trong khi nguồn vốn ODA có xu hướng giảm sút, việc nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng từ vốn Nhà nước trong lĩnh vực cấp thoát nước là một yêu cầu bức thiết và là đòi hỏi mang tính bắt buộc. Xuất phát từ những nguyên nhân đó, là một người đang công tác trong ngành cấp thoát nước, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn Nhà nước ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu 13 Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng QLNN đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam., luận án tìm kiếm, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện QLNN đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước bằng vốn Nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo hướng tới nâng cao hiệu quả đầu tư công cũng như chủ trương xã hội hóa hoạt động đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xây dựng và hoàn thiện khung lý thuyết về đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị và quản lý của nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước bằng vốn nhà nước. Trong đó, luận án làm rõ khái niệm, sự cần thiết, nguyên tắc, chức năng và các nội dung của quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn Nhà nước. Đặc biệt, luận án xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả của quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước bằng vốn nhà nước. Bên cạnh đó, luận án nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn ở một số nước trong khu vực về quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước bằng vốn nhà nước, từ đó rút ra một số kinh nghiệm hữu ích có thể vận dụng vào Việt Nam. - Phân tích tình hình đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước từ vốn Nhà nước ở Việt Nam trên các khía cạnh: quy mô đầu tư qua các năm, nguồn vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước Từ đó, luận án đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng vào hệ thống cấp thoát nước đô thị ở Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn nhà nước ở Việt Nam. Nhận định và chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước bằng vốn nhà nước dựa trên hệ thống tiêu chí đã xây dựng và xác định rõ nguyên nhân dẫn tới những hạn chế đó. - Nhiệm vụ cuối cùng của luận án và cũng để đạt tới mục tiêu cuối cùng của luận án là đề xuất phương hướng và một số giải pháp mang tính khả thi 14 nhằm tiếp tục hoàn thiện quản lý của nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn Nhà nước ở nước ta. Đồng thời, luận án xác định các điều kiện tiên quyết cần có về kinh phí, về ngồn nhân lực, về cơ sở vật chất để có thể thực hiện thành công các nhóm giải pháp đề xuất ở trên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu công tác quản lý của Nhà nước về đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị. Trong đó: Chủ thể quản lý nhà nước là hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động cấp thoát nước từ Trung ương đến địa phương; Khách thể của quản lý nhà nước là các tổ chức thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn Nhà nước; Công cụ quản lý nhà nước đó là: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, pháp luật, chính sách có liên quan. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nội dung nghiên cứu của luận án được giới hạn trong phạm vi dưới đây: + Luận án nghiên cứu hệ thống cấp và thoát nước ở các đô thị bao gồm hệ thống sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tại các khu dân cư tập trung theo quy định về phân loại đô thị của Chính phủ. Luận án không nghiên cứu các hoạt động khác trong ngành nước ở khu vực nông thôn như tưới tiêu, đê điều, vệ sinh sông hồ, kênh mương + Vốn Nhà nước cho đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị được nghiên cứu trong luận án này bao gồm 3 nguồn sau: (1) vốn từ ngân sách nhà nước; (2) vốn vay từ nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA); (3) vốn của các doanh nghiệp nhà nước. + Hoạt động đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị được nghiên cứu trong luận án tập trung vào giai đoạn 1 và giai đoạn 2 trong chu trình triển khai dự án đầu tư xây dựng. Cụ thể: Giai đoạn 1 Chuẩn bị đầu tư bao gồm các hoạt động quản lý nhà nước: định hướng đầu tư, thông qua chủ trương đầu tư và ra quyết định đầu tư; Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư bao gồm các hoạt động 15 quản lý của nhà nước trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng: phê duyệt thiết kế, đấu thầu, quản lý giám sát chất lượng công trình + Chủ thể của QLNN về đầu tư xây dựng bao hàm phạm vi rất rộng, bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp ở cấp Trung ương và địa phương. Tuy vậy, giới hạn trong phạm vi luận án này, chủ thể của QLNN được đề cập bao gồm Chính phủ Trung ương (các bộ và cơ quan ngang bộ có liên quan) và chính quyền đô thị cấp tỉnh. + Quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị được tiếp cận trên các khía cạnh sau: (1) Tổ chức bộ máy quản lý và nhân sự trong lĩnh vực cấp, thoát nước; (2) Xây dựng, ban hành quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia nhằm định hướng cho hoạt động đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị; (3) Ban hành và thực thi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý về hoạt động cấp thoát nước đô thị; (4) Xây dựng và thực hiện các chính sách về đầu tư xây dựng phát triển hệ thống cấp thoát nước đô thị; và (5) Công tác thanh kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn Nhà nước. + Về không gian: trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam + Về thời gian: Luận án thu thập số liệu và tư liệu nghiên cứu từ năm 2007 đến 2020 và định hướng nghiên cứu đến năm 2030. Sở dĩ luận án chọn mốc thời gian bắt đầu nghiên cứu từ năm 2007 bởi đây chính là năm lần đầu tiên 02 Nghị định của Chính phủ được ban hành liên quan đến cấp và thoát nước: Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch; Nghị định 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp. Kể từ khi ngành nước có văn bản pháp lý điều chỉnh, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này đã có sự thay đổi đáng kể, đã có những chính sách rõ ràng đối với ngành cũng như có sự phân công và phân cấp quản lý giữa các cơ quan cùng cấp cũng như giữa trung ương và địa phương. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của 16 Triết học Mác - Lênin, vận dụng các lý thuyết về khoa học quản lý Nhà nước về kinh tế, lý thuyết kinh tế học vĩ mô, vi mô, quản lý công và chính sách công làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước đối với đầu tư xây dựng bằng vốn Nhà nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nghiên cứu đã xác định ở trên, luận án vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp sau đây: - Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thu thập các số liệu về đầu tư xây dựng trong ngành nước qua các năm. Nguồn số liệu được tra cứu từ các báo cáo thống kê của các cơ quan Chính phủ như Tổng cục Thống kê, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Hiệp hội cấp thoát nước cũng như niên giám thống kê của cả nước và các địa phương. - Phương pháp phân tích, so sánh: Luận án sử dụng phương pháp này để phân tích các số liệu, tư liệu thu thập được nhằm so sánh mức độ tăng giảm, tỷ lệ tăng giảm, tính toán hiệu quả đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước qua các năm. Phương pháp phân tích giúp tác giả luận án chỉ rõ được những khoảng trống trong nghiên cứu cần tiếp tục làm sáng tỏ, hiện trạng của hoạt động đầu tư xây dựng cũng như công tác QLNN đối với hoạt động đầu tư xây dựng trong ngành nước Đồng thời, phương pháp này cũng được sử dụng trong luận án để đánh giá kết quả cũng như những hạn chế còn bất cập trong QLNN về đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị bằng vốn Nhà nước ở Việt Nam. Việc vận dụng phương pháp này cũng giúp NCS đúc rút ra những bài học, những giải pháp cần thiết để khắc phục các hạn chế và nguyên nhân hạn chế đã chỉ ra. - Phương pháp điều tra, khảo sát: Bên cạnh việc nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, luận án sử dụng phương pháp điều tra khảo sát để thu thập các dữ liệu sơ cấp về công tác QLNN đối với đầu tư xây dựng hệ thống cấp thoát nước đô thị từ vốn nhà nước. Cụ thể, NCS đã phát 100 phiếu khảo sát tại các đô thị ở 5 địa phương đại diện cho các vùng miền và đặc trưng kinh t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_dau_tu_xay_dung_he_thong_ca.pdf
  • pdf2. Trích yếu LA.pdf
  • pdf3. Thông tin LA.pdf
  • pdfQĐ HĐ cấp HV.pdf
  • pdfTóm tắt LA TA.pdf
  • pdfTóm tắt LA TV.pdf
Luận văn liên quan