Quan nghiên cứu các công trình, tác phẩm, bài viết của các học giả, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, tác giả nhận thấy những công trình này đã được những kết quả cơ bản sau: - Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài: Đề cập đến khái niệm di sản văn hóa và các hình thức tham gia trong quá trình bảo tồn di sản văn hóa; Các chính sách đóng góp sự phát triển bền vững trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Bên cạnh đó, các công trình ngoài nước cũng đã đề cập đến các khuôn khổ quản lý và bảo tồn di sản, đưa ra các chương trình, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng và giám sát hoạt động khai thác di sản văn hóa. Ngoài ra, trong các công trình nghiên cứu cũng đã trình bày được các yêu cầu, cách thức, chính sách quản lý di sản văn hóa để đạt được hiệu quả và các nguyên tác, phương pháp cũng như quy trình cách thức quản lý rủi ro về di sản văn hóa được đề cập cụ thể trong công tác bảo quản lý di sản văn hóa với . - Các công trình nghiên cứu trong nước: Các công trình nghiên cứu đã xây dựng và đưa ra khái niệm, nội dung,vai trò, đặc điểm quản lý nhà nước về di sản và di tích lịch sử cách mạng. Các công trình nghiên cứu tập trung nghiên cứu sâu vào cơ sở lý luận quản lý nhà nước về di sản, di tích; hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản, di tích quốc gia đặc biệt, quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hóa; xây dựng được nội dung quản lý nhà nước về di tích như xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về di tích quốc gia đặc biệt; huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
240 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 07/01/2025 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM THÀNH VAO
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG
CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - NĂM 2024
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM THÀNH VAO
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG
CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Quản lý công
Mã số: 9 34 04 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. TRỊNH THANH HÀ
2. TS. NGUYỄN HOÀNG ANH
4
HÀ NỘI - NĂM 2024
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cá nhân tôi.
Các tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các
kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên
cứu nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phạm Thành Vao
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia,
Ban Quản lý đào tạo, phòng ban của Học viện, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học
cùng quý Thầy, Cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích trong suốt thời
gian qua, làm cơ sở cho tôi thực hiện luận án này.
Với tình cảm trân trọng nhất, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.
Trịnh Thanh Hà và TS. Nguyễn Hoàng Anh, là hai người Thầy đã tận tình chỉ dạy,
hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện
luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sờ Văn hóa và Thể Thao Thành phố Hồ Chí Minh,
Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Thành phố Hồ Chí
Minh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ tôi trong quá trình liên hệ, tham
vấn, khảo sát, phỏng vấn và đề nghị giúp đỡ để hoàn thành Luận án.
Xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã hết lòng ủng
hộ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phạm Thành Vao
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC
GIA.............................................................................................................................9
1.1. Các công trình nghiên cứu ................................................................................. 10
1.2. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu ........................................................... 30
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH
LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA ......................................................... 33
2.1. Những vấn đề chung của quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp
quốc gia ..................................................................................................................... 33
2.2. Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.............46
2.3. Kinh nghiệm một số địa phương và bài học kinh nghiệm có gía trị tham khảo
trong quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia .......................... 51
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ
CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.......................................................................................................................66
3.1. Khái quát về điều kiện phát triển và di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh............................................................................... 66
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................... 77
3.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 103
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG CẤP QUỐC GIA TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................... 115
4.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp
quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ....................................................... 115
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc
gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ............................................................... 117
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 1312
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVHTTDL: Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch
DSVH: Di sản văn hóa
DTLSVH: Di tích lịch sử văn hóa
GDRP: Gross regional domestic product (Tổng sản phẩm trên địa bàn
tỉnh/thành phố
HĐNN: Hội đồng nhà nước
ICOMOS: International Council on Monuments and Sites, Hội đồng Di tích
và Di chỉ Quốc tế
NĐ-CP: Nghị định-Chính phủ
QĐ: Quyết định
SVHTT: Sở Văn hóa và Thể Thảo
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
UB: Ủy ban
UBND: Ủy ban nhân dân
UNESCO: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc)
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 3.1: Di tích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ..73
Bảng 3.2: Di tích lịch sử trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ..............................73
Bảng 3.3: Số lượng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đã được xếp hạng trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh..............................................................................74
Bảng 3.4: Số lượng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia thuộc quyền sở hữu nhà
nước đã được xếp hạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.................................75
Bảng 3.5: Số lượng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia thuộc quyền sở hữu tư
nhân đã được xếp hạng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.................................76
Bảng 3.6. Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia được đề xuất chủ trương tu bổ,
phụ hồi giai đoạn 2021-2025....................................................................................77
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Di tích lịch sử cách mạng là một bộ phận cấu thành của di sản văn hoá, là địa
điểm lưu lại những dấu ấn cùng những trang sử vẻ vang, chói lọi với các chiến công
oai hùng của ông cha ta trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Di tích lịch
sử cách mạng cấp quốc gia là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng, là hồn thiêng của
dân tộc, không những có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền
thống lịch sử dân tộc mà còn là phương tiện để giới thiệu hình ảnh địa phương cho
du khách trong nước và ngoài nước nhằm tạo tiền đề cho chiến lược trung và dài
hạn về hoạt động phát triển ngành du lịch, góp phần tăng trưởng nền kinh tế - xã hội
của Thành phố Hồ Chí Minh.
Giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình phát triển, mở rộng giao
lưu, hội nhập với thế giới; do áp lực bảo tồn di tích gắn liền với phát triển kinh tế;
do sự mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích lịch sử cách
mạng cũng như công tác giáo dục về tinh thần, đạo đức, niềm tin về truyền thống
cách mạng đối với các di tích lịch sử. Không những áp lực sinh lợi kinh tế tức thời
và thiếu tầm nhìn xa trong chiến lược hoạch định dài hạn về các chính sách, quy
hoạch đô thị sẽ dẫn đến việc khai thác triệt để đất đai ở khu vực trung tâm đô thị mà
còn áp lực của xu thế toàn cầu hoá lẫn áp lực của kiến trúc hiện đại sẽ ảnh hưởng
đến các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia và mất dần bản sắc văn hoá đô thị
Sài Gòn. Hơn nữa, tác nhân thời gian và môi trường tự nhiên cũng làm ảnh hưởng
việc chăm sóc, bảo quản, tôn tạo, trùng tu các di tích. Các công trình di tích bị
xuống cấp bởi thời gian, đặc biệt các công trình di tích được xây dựng bằng gỗ hoặc
hợp mái bằng tôn, gạch dễ bị suy thoái tác động của thời tiết, khí hậu gây ra hiện
tượng bào mòn từ ngoài vào trong tâm cấu kiện hoặc gỗ bị mục từ bên trong, tích
ẩm hoặc bị ăn mòn sinh học dưới tác động của nấm, mối, mọt, ký sinh trùng trên gỗ.
Đó là nguyên nhân dẫn đến sự xuống cấp trầm trọng của các di tích lịch sử cách
mạng cấp quốc gia hiện nay trên khắp cả nước nói chung và thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng.
2
Bên cạnh đó, các di tích lịch sử cách mạng được phân bố hầu hết ở các
quận/huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, các di tích nằm rải rác, có thể là ở
dọc trục đường quốc lộ, trong cứ địa quân sự, trong khu dân cư, trong các hẻm sâu,
đường giao thông đi lại khó khăn nên chưa tạo được sự liên kết phát triển hiệu quả
cho các tuyến tham quan du lịch của Thành phố. Hơn nữa kinh phí đầu tư cho công
tác trùng tu, tu bổ, tôn tạo các di tích rất hạn chế, chưa tương xứng với hệ thống quy
mô của di tích quốc gia hiện có trên địa bàn. Nhiều di tích lịch sự cách mạng đã
được xếp hạng nhưng chưa có nguồn kinh phí để trùng tu kịp thời, do đó các di tích
này khó đưa vào hoạt động khai thác. Thành phố cũng chưa có dự án đầu tư lớn về
du lịch gắn với tận dụng khai thác các di tích nói chung và di tích lịch sử cách mạng
cấp quốc gia nói riêng, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Thêm nữa hoạt động
xã hội hóa tạo nguồn vốn để trùng tu, tôn tạo di tích phải qua nhiều quy trình thủ
tục, chậm thu hồi vốn, do đó không thu hút được các nhà đầu tư. Các hoạt động xây
dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch cũng như chính sách bảo tồn và phát huy giá
trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chưa
thật sự được đẩy mạnh đúng mức. Văn bản phát luật về di tích lịch sử cách mạng
cấp quốc gia vẫn chưa nhiều, chủ yếu quy định chung tổng thể về di sản và di tích.
Đối với hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã tiến hành kịp thời
nhưng vẫn chưa sâu rộng. Về nguồn lực tham gia vào hoạt động quản lý và công tác
chuyên môn về di tích vẫn còn thiếu hụt, chưa đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng.
Ngoài ra, nhiều di tích lịch sử cách mạng chưa được khai thác và phát huy hết
gía trị vốn trong hoạt động thúc đấy phát triển du lịch, bởi một số di tích lịch sử
cách mạng cấp quốc gia đang dần bị lãng quên trong tình trạng đóng cửa im lìm,
hầu hết các di tích này thuộc quyền sở hữu của tư nhân. Các di tích này đã được
người dân sửa chữa theo kiến trúc mới, không còn giữa được nét kiến trúc nguyên
vẹn ban đầu. Hơn nữa, thực tế là một số di tích lịch sử cách mạng như trại Đa-Vít
thuộc sự quản lý của Bộ Tư lệnh Quân khu 7 là cứ địa quân sự và Tòa đại sứ Mỹ
nay là Tổng Lãnh sự quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh, các di
tích này khó tiếp cận nên vấn đề phát huy các giá trị di tích về văn hóa lịch sử cũng
có phần khó khăn.
3
Nhận thức về tầm quan trọng về vai trò và giá trị của di tích lịch sử cách mạng
cấp quốc gia đối với công cuộc xây dựng và phát triển của địa phương trong gia
đoạn hiện nay, Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã quan tâm hơn đối với
công tác quản lý nhà nước về di tích lịch sử các mạng cấp quốc gia. Tuy nhiên,
công tác quản lý nhà nước về các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa
bàn vẫn gặp không ít khó khăn, thách thức và còn nhiều hạn chế tồn tại. Việc bảo
tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia là một nhiệm vụ cấp
thiết. Vấn đề đặt ra là làm gì và làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn nhằm bảo tồn và phát huy giá
trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia góp phần trong công cuộc phát triển kinh
tế xã hội địa phương trong thời gian tới.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả lựa chọn đề tài luận án tiến sĩ“Quản lý
nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh” để nghiên cứu.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu, bổ sung lý luận khoa học quản lý nhà nước về di tích lịch
sử cách mạng cấp quốc gia; trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà
nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh để đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng
cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án xác định thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Phân tích về tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, nghiên cứu
một số công trình khoa học trong nước, ngoài nước dưới giác độ lý luận và thực tiễn
để từ đó có thể kế thừa và giải quyết những vấn đề nghiên cứu đã đặt ra.
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lý nhà nước, phân tích làm rõ cơ
sở khoa học của quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia cụ thể:
khái niệm di tích lịch sử cách mạng, quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng;
nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử cấp quốc gia; các yếu tố ảnh hướng đến
4
quản lý nhà nước về di tích lịch sử cấp quốc gia; nghiên cứu kinh nghiệm quản lý
nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia của một số địa phương.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di tích lịch sử
cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, xác định ưu
điểm của những mặt đạt được, những hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của hạn chế
trong hoạt động quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa
bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trên cơ sở thực trạng, luận án xác định phương hướng hoàn thiện quản lý
nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Chí
Minh đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử
cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Chí Minh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách
mạng cấp quốc gia.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài luận án nghiên cứu quản lý nhà nước về di tích lịch sử
cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về nội dung: Đề tài luận án nghiên cứu một số nội dung quản lý nhà nước về
di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng
cấp quốc gia; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di
tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát
huy giá trị di tích; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di tích lịch sử cách
mạng cấp quốc gia; Tổ chức bộ máy và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức quản
lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia; Huy động, quản lý, sử dụng
các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia;
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia.
5
- Về thời gian: Đề tài luận án nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước về di
tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2010 đến nay. Đồng thời nghiên cứu định hướng quản lý nhà nước về di tích lịch sử
các mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận án được thực hiện nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết
học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo quan điểm duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích: Phương pháp này sử dụng để phân tích, nhận định,
đánh giá khách quan về các tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp. Nghiên cứu tài liệu sơ
cấp đối với các văn bản pháp luật, văn kiện của Đảng có liên quan, các số liệu thống
kê chính thức của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nghiên cứu tài liệu thứ
cấp như công trình nghiên cứu cấp bộ, bài viết đăng trên tạp chí, luận án, sách
chuyên khảo, bảng số liệu... liên quán đến nội dung nghiên cứu của đề tài luận án.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các tài liệu, số liệu từ các hoạt động phân
tích tài liệu, điều tra, khảo sát, phỏng vấn bằng bảng hỏi liên quan mật thiết đến
quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh công tác
quản lý về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia đối với các địa phương khác.
- Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu:
+ Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi (Vào thời gian cuối năm 2021 do tình
hình dịch covid bùng phát nên học viên tiến hành bảng hỏi khảo sát qua phần mềm
Google Drive):
Phiếu khảo sát nghiên cứu khóa học (Mẫu 1): Bảng hỏi khảo sát đối với hoạt
động quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia (Đối tượng khảo
sát là công chức, viên chức, chủ sở hữu di tích có liên quan trực tiếp đến hoạt động
quản lý về di tích): 183 phiếu trả lời. Thực hiện khảo sát đối với các đối tượng là
6
cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng công tác ở các đơn vị như Phòng
Quản lý Di sản của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm
Bảo tồn và Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, công
chức các Phòng Văn hóa – Thông tin quận/huyện/thành phố Thủ Đức, Trung tâm
văn hóa một số quận/huyện, một số cá nhân trong Ban quản lý di tích, một số chủ
sở hữu di tích.
Phiếu khảo sát nghiên cứu khoa học (mẫu 2): Bảng hỏi khảo sát đối với hoạt
động quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia (Đối tượng phỏng
vấn là người dân): 160 phiếu trả lời. Tiến hành lấy phiếu khảo sát đối với người dân
người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Phiếu khảo sát nghiên cứu khoa học (Mẫu 3-Phỏng vấn sâu): Đối tượng là
công chức, viên chức (là nhưng người quản lý, chuyên viên), chủ sở hữu di tích lịch
sử cách mạng cấp quốc gia liên quan đến hoạt động quản lý di tích: 06 phiếu trả lời;
đối tượng là người dân: 09 phiếu trả lời.
Phiếu khảo sát nghiên cứu khóa học (Mẫu 3-Phỏng vấn sâu). Đối tượng là
công chức, viên chức, chủ sở hữu di tích có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản
lý về di tích: 06 phiếu.
+ Phương pháp thực địa và quan sát: tiến hành đi thực địa đến các di tích lịch
sử cách mạng cấp quốc gia ở các quận/huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
có di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia. Phương pháp quan sát là tiến hành quan
sát bằng nhiều hình thức trên hình thức sinh hoạt cộng đồng đối với cán bộ, công
chức quản lý di tích, quan sát người dân tham quan du lịch hay người dân địa
phương sống quanh các di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia nhằm đánh giá ý
thức, trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
+ Phương pháp phỏng vấn (tiến hành bảng hỏi khảo sát qua phần mềm Google
Drive): Phương pháp này tiến hành phỏng vấn sâu đối cán bộ, công chức, viên
chức, cá nhân quản lý trực tiếp liên quan di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia trên
địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và công chức, viên chức, người dân địa phương
không tham gia quản lý trực tiếp liên quan đến di tích.
5. Giả thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
7
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án giải quyết được một số câu hỏi nghiên cứu trọng tâm:
- Quản lý nhà nước về di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia bao gồm những
nội dung gì ?
- Những yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến quản lý nhà nước về di tích lịch sử
cách mạng cấp quốc gia ?
- Thực tiễn quản lý nhà nước về di tích cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào ?
- Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện quản lý nhà nước về di tích lịch sử
cách mạng cấp quốc gia trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới ?
5.2. Giả thuyết khoa học
Quản lý