Du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển
nhanh nhất và phạm vi lớn nhất trên thế giới hiện nay, góp phần quan trọng vào
sự phát triển thịnh vượng của nhiều quốc gia. Theo báo cáo của Hội đồng Du
lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), năm 2015, ngành du lịch và lữ hành đã tạo ra
hàng triệu việc làm cho nền kinh tế thế giới, đóng góp hàng nghìn tỷ USD cho
GDP toàn cầu mỗi năm. Cũng theo tổ chức này, hoạt động du lịch (HĐDL)
có tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Trải qua các
biến cố, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, du lịch được xác định là ngành có
khả năng phục hồi nhanh nhất. Các nước phát triển hàng đầu như Mỹ coi du
lịch là động lực cho tăng trưởng kinh tế, còn đối với các nước đang phát
triển thì du lịch là công cụ xóa đói, giảm nghèo, đóng góp đáng kể cho nền
kinh tế quốc dân.
Ở Việt Nam, ngành du lịch cũng được chú trọng phát triển. Nhờ đó, du lịch
đóng góp ngày càng tăng trong nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai
đoạn 2010 - 2017, du khách quốc tế đến Việt Nam tăng từ 5 triệu lượt khách lên đến
trên 10 triệu lượt khách/năm; khách trong nước tăng từ 28 triệu lượt khách lên
đến 73,2 triệu lượt khách/năm; doanh thu ngành du lịch từ 96 nghìn tỷ đồng lên
trên 500 nghìn tỷ đồng mỗi năm [67].
232 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 719 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần thơ trong hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGÔ NGUYỄN HIỆP PHƯỚC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGÔ NGUYỄN HIỆP PHƯỚC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62 34 04 10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS,TS. Nguyễn Hữu Thắng
2. TS. Trần Thị Hằng
HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là
trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Ngô Nguyễn Hiệp Phước
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8
1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch và quản lý nhà nước về du
lịch ở nước ngoài 8
1.2. Các công trình nghiên cứu về du lịch và quản lý nhà nước về du
lịch ở trong nước 15
1.3. Đánh giá về chung về kết quả nghiên cứu và những vấn đề đặt ra 23
Chương 2:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU
LỊCH TRÊN ĐIA BÀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 26
2.1. Khái quát chung về du lịch trên địa bàn thành phố 26
2.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung và các nhân tố tác động đến quản
lý nhà nước về du lịch cấp thành phố trực thuộc trung ương
trong hội nhập quốc tế 35
2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch ở một số tỉnh, thành phố
và bài học rút ra 64
Chương 3:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 71
3.1. Điều kiện, tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch trên địa bàn
thành phố Cần Thơ 71
3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ 91
3.3. Đánh giá chung đối với quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
thành phố Cần Thơ 120
Chương 4:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRONG
HỘI NHẬP QUỐC TẾ 131
4.1. Bối cảnh hiện nay và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà
nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ 131
4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn
thành phố Cần Thơ 137
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
CNTT : Công nghệ thông tin
DLST : Du lịch sinh thái
DNDL : Doanh nghiệp du lịch
DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
GRDP : Tổng sản phẩm trên địa bàn
HDV : Hướng dẫn viên
HĐDL : Hoạt động du lịch
HĐND : Hội đồng nhân dân
HNQT : Hội nhập quốc tế
KT-XH : Kinh tế - xã hội
MDEC : Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long
PATA : Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương
QLNN : Quản lý nhà nước
TMV : Thuyết minh viên
TTTƯ : Trực thuộc trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
UNWTO : Tổ chức du lịch của Liên hợp quốc
VH-TT-DL : Văn hóa, thể thao và du lịch
VNACCS/VCIS : Hệ thống thông quan tự động và Cơ chế một cửa quốc gia
WTTC : Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới
XHH : Xã hội học
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Các cơ sở lưu trú du lịch Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2017 76
Bảng 3.2 Nguồn nhân lực ngành du lịch Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2015 76
Bảng 3.3 Cơ sở lưu trú và kinh doanh du lịch Cần Thơ 2006 - 2017 80
Bảng 3.4 Số lượt khách theo mục đích du lịch của du khách dến Cần Thơ 83
Bảng 3.5 Lượng khách đến Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2017 84
Bảng 3.6 Doanh thu du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 -2017 85
Bảng 3.7 Số ngày du lịch của du khách ở Cần Thơ 87
Bảng 3.8 Điểm du lịch du khách lựa chọn khi đến Cần Thơ 88
Bảng 3.9 Số lượng cơ sở lưu trú năm 2017 115
Bảng 3.10 Ý kiến đánh giá về nguồn thông tin chọn du lịch đến Cần Thơ 122
Bảng 3.11 Ý kiến đánh giá một số nội dung quản lý nhà nước về du lịch ở Cần Thơ 123
Bảng 3.12 Ý kiến đánh giá về hạ tầng du lịch ở Cần Thơ 126
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ hệ thống quản lý 36
Hình 2.2 Hệ thống quản lý nhà nước về hoạt động du lịch ở thành phố 38
Hình 2.3 Kiến nghị vấn đề cần cải thiện mạnh nhất ở Cần Thơ hiện nay 57
Hình 3.1 Cơ cấu lao động Cần Thơ 2016 72
Hình 3.2 Cơ cấu kinh tế Cần Thơ năm 2016 72
Hình 3.3 Tỷ lệ nhựa hóa các tuyến đường Cần Thơ 73
Hình 3.4 Số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2017 80
Hình 3.5 Doanh thu du lịch 2006 - 2017 85
Hình 3.6 Đánh giá ý nghĩa của hoạt động du lịch đối với thành phố Cần Thơ 86
Hình 3.7 Mức độ phát triển hoạt động du lịch Cần Thơ 86
Hình 3.8 Đánh giá sự hài lòng của du khách về hoạt động du lịch ở Cần Thơ 87
Hình 3.9 Tỷ lệ số ngày du lịch của du khách ở Cần Thơ 87
Hình 3.10 Tỷ lệ khách sạn đã phân hạng năm 2017 115
Hình 3.11 Mức độ hài lòng đối với kết quả quản lý nhà nước về du lịch ở Cần Thơ 121
Hình 3.12 Đánh giá mức độ khuyến khích phát triển hoạt động du lịch 121
Hình 3.13 Đánh giá các chính sách du lịch được chú trọng phát triển ở Cần Thơ 122
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển
nhanh nhất và phạm vi lớn nhất trên thế giới hiện nay, góp phần quan trọng vào
sự phát triển thịnh vượng của nhiều quốc gia. Theo báo cáo của Hội đồng Du
lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), năm 2015, ngành du lịch và lữ hành đã tạo ra
hàng triệu việc làm cho nền kinh tế thế giới, đóng góp hàng nghìn tỷ USD cho
GDP toàn cầu mỗi năm. Cũng theo tổ chức này, hoạt động du lịch (HĐDL)
có tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế. Trải qua các
biến cố, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, du lịch được xác định là ngành có
khả năng phục hồi nhanh nhất. Các nước phát triển hàng đầu như Mỹ coi du
lịch là động lực cho tăng trưởng kinh tế, còn đối với các nước đang phát
triển thì du lịch là công cụ xóa đói, giảm nghèo, đóng góp đáng kể cho nền
kinh tế quốc dân.
Ở Việt Nam, ngành du lịch cũng được chú trọng phát triển. Nhờ đó, du lịch
đóng góp ngày càng tăng trong nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng khá cao. Giai
đoạn 2010 - 2017, du khách quốc tế đến Việt Nam tăng từ 5 triệu lượt khách lên đến
trên 10 triệu lượt khách/năm; khách trong nước tăng từ 28 triệu lượt khách lên
đến 73,2 triệu lượt khách/năm; doanh thu ngành du lịch từ 96 nghìn tỷ đồng lên
trên 500 nghìn tỷ đồng mỗi năm [67].
Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương (TTTƯ) được thành lập vào
đầu năm 2004, nằm ở vị trí trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) -
vùng kinh tế quan trọng, vựa lúa của cả nước. Đây là vùng đất giàu tiềm năng
phát triển du lịch, nhất là du lịch sông nước, miệt vườn, du lịch hội nghị, hội họp -
khuyến thưởng và hội chợ (MICE), du lịch khám phá nền văn hóa dân tộc và văn
minh nông nghiệp.
Trong những năm qua, ngành du lịch thành phố Cần Thơ đã phát triển khá
nhanh, chính quyền thành phố đã có nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển du lịch,
2
hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý du lịch, tạo lập môi trường, điều kiện thuận
lợi cho các chủ thể kinh doanh du lịch. Nhờ đó, hoạt động du lịch trên địa bàn đã có
những bước khởi sắc và đạt được một số thành tựu quan trọng. Các sản phẩm du
lịch ngày càng đa dạng, doanh thu du lịch và lượt khách lưu trú ngày càng tăng.
Năm 2017, lượng du khách đến Cần Thơ trên 7,5 triệu lượt khách, trong đó, khách
có lưu trú tại thành phố trên 2 triệu lượt, tăng 4 lần so với năm 2006 và tăng 27% so
với năm 2016. Năm 2007, tổng thu nhập của toàn ngành du lịch mới đạt 365 tỷ
đồng thì đến năm 2017 thu nhập du lịch đạt 2.879 tỷ đồng [55].
Tuy nhiên, quản lý nhà nước (QLNN) về du lịch còn nhiều hạn chế như
thiếu tầm nhìn tổng thể về phát triển du lịch nên sản phẩm du lịch còn đơn điệu,
trùng lặp, kém hấp dẫn và không thể hiện được tính đặc thù. Quản lý và quy hoạch
du lịch chưa hiệu quả, vấn đề liên kết phát triển du lịch chưa được chú ý. Ngoài
ra, còn hạn chế, yếu kém về kết cấu hạ tầng kỹ thuật du lịch, đội ngũ nhân lực du
lịch, năng lực xúc tiến quảng bá du lịch và thiếu sự ổn định về tổ chức bộ máy
QLNN trong lĩnh vực du lịch, nhiều di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng đang
trong tình trạng xuống cấp chưa được tu bổ, tôn tạo lại. Bên cạnh đó, so với tiềm
năng, lợi thế so sánh vốn có thì sự phát triển du lịch thành phố Cần Thơ vẫn chưa
tương xứng, số ngày lưu trú bình quân (1,5 ngày/khách) và chi tiêu của du khách
còn thấp, khách quốc tế đến Cần Thơ chưa nhiều.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế (HNQT) hiện nay và cách mạng công
nghiệp lần thứ tư, nhu cầu du lịch gia tăng, lưu lượng du khách tăng mạnh, đặc
biệt là khách quốc tế, xu hướng du lịch thay đổi, hình thức và loại hình du lịch gia
tăng. Bên cạnh những tích cực của HNQT đối với du lịch, thì những hiện tượng
tiêu cực cũng gia tăng, ảnh hưởng đến kinh tế, văn hóa và xã hội địa phương, như
hiện tượng "tour 0 đồng", mại dâm, gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến
văn hóa địa phương Trong bối cảnh đó, yêu cầu đối với QLNN về du lịch tăng
cao. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm tìm giải pháp đổi mới QLNN về du lịch nhằm
thúc đẩy HĐDL phát triển bền vững, góp phần làm cho du lịch thực sự trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Cần Thơ và phát triển bền vững là vấn đề
3
bức thiết hiện nay. Đây là vấn đề có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn ở địa
phương cũng như trong cả nước. Đó cũng là lý do của việc lựa chọn đề tài "Quản
lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong hội nhập quốc tế"
làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và
thực tiễn của QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố để đề xuất giải pháp hoàn
thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong điều kiện đẩy
mạnh HNQT.
Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đặt ra gồm:
- Phân tích, luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn QLNN về du lịch ở cấp
thành phố TTTƯ; luận giải đặc thù và nội dung của QLNN về du lịch theo ngành
kết hợp lãnh thổ;
- Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về du lịch của thành phố Cần
Thơ, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu của
QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ, đặc biệt là quản lý của chính
quyền thành phố Cần Thơ; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về du
lịch ở Cần Thơ, đặc biệt là trong điều kiện HNQT.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố
Cần Thơ trong HNQT và luận giải các điều kiện, kiến nghị các cơ quan chức
năng hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài là QLNN ở cấp thành phố TTTƯ đối với
HĐDL trên địa bàn thành phố, trong khuôn khổ chức năng, nhiệm vụ được phân
cấp cho chính quyền cấp thành phố dưới góc độ quản lý kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu:
Về phạm vi đối tượng quản lý, du lịch nói chung có thể được nhìn nhận
dưới nhiều giác độ: như một loại sản phẩm - dịch vụ du lịch; như một loại hoạt
động kinh tế - xã hội (KT-XH); như một ngành, lĩnh vực kinh tế. Trong luận án
4
này, du lịch - đối tượng của quản lý ở cấp chính quyền địa phương, được xem
xét như một loại hoạt động kinh tế.
Về phạm vi nội dung, việc nghiên cứu chủ yếu tập trung làm rõ những
nội dung QLNN về du lịch của cấp thành phố TTTƯ, trong đó chú trọng việc
hoạch định phát triển các HĐDL ở thành phố TTTƯ; xây dựng và triển khai thực
hiện cơ chế, chính sách về HĐDL trên địa bàn; tổ chức HĐDL; phát triển kết cấu
hạ tầng du lịch trên địa bàn; khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở kinh doanh du lịch
trên địa bàn; và kiểm tra, kiểm soát HĐDL trên địa bàn.
Về không gian, việc nghiên cứu QLNN về du lịch chủ yếu tập trung trên
địa bàn thành phố Cần Thơ, có khảo cứu các tỉnh lân cận để kết nối du lịch.
Về thời gian, việc nghiên cứu, phân tích thực trạng QLNN về du lịch ở
thành phố Cần Thơ chủ yếu từ năm 2010 đến nay; các giải pháp đề xuất hoàn
thiện QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ đến năm 2025 và định
hướng đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Về cơ sở lý luận: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết về quản
lý kinh tế, trong đó có du lịch; lý luận về QLNN, các mô hình lý thuyết của quản
lý du lịch trong nước và trên thế giới.
Về phương pháp luận: Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận
duy vật biện chứng để làm rõ vấn đề QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố
trong sự biến đổi không ngừng, trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, gắn
với những điều kiện cụ thể.
Về phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, các phương pháp nghiên cứu cụ thể
được sử dụng bao hàm cả phương pháp diễn dịch và phương pháp quy nạp;
phương pháp định tính, định lượng và phối hợp.
Việc sử dụng phương pháp diễn dịch nhằm hình thành khung lý thuyết về
QLNN đối với du lịch trên địa bàn thành phố theo cách tiếp cận QLNN nhằm phát
triển du lịch bền vững. Trên cơ sở đó để rút ra những kết luận cần thiết, những
kiến nghị về QLNN nhằm phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
5
Phương pháp quy nạp được sử dụng trên cơ sở các dữ liệu thực tế về HĐDL,
thực trạng QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ để khái quát hóa (quy
nạp), rút ra những nhận định, kết luận về QLNN nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trên
địa bàn thành phố Cần Thơ một cách có hiệu quả và bền vững.
Việc nghiên cứu đề tài đòi hỏi sử dụng cả phương pháp định tính, định
lượng và phối hợp cả hai phương pháp đó. Theo đó, phương pháp định tính được
sử dụng trong việc mô tả, đưa ra các khái niệm, đặc điểm của du lịch, nội dung và
phương thức QLNN nhằm phát triển du lịch ở đô thị nói chung và trên địa bàn
thành phố Cần Thơ nói riêng. Phương pháp định tính cho chúng ta biết như thế
nào và tại sao: QLNN về du lịch ở cấp thành phố TTTƯ nên như thế nào và tại
sao nhằm phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả trên địa bàn?
Phương pháp định lượng được sử dụng để xem xét, đánh giá sự phát
triển của HĐDL, những chuyển động trong QLNN về du lịch trên địa bàn thành
phố Cần Thơ cũng như lượng hóa một số vấn đề nghiên cứu có liên quan.
Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng gồm phương pháp nghiên
cứu tài liệu, phương điều tra xã hội học (XHH).
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được dùng để thu thập, phân tích các tư
liệu, tài liệu liên quan như giáo trình, các tài liệu về QLNN về du lịch, tìm hiểu các
bài báo, bài viết về du lịch và QLNN về du lịch, các báo cáo của cơ quan nhà nước
về HĐDL và QLNN về du lịch với trọng tâm là những nội dung, những yêu cầu,
những yếu tố ảnh hưởng và những vấn đề liên quan đến QLNN về du lịch.
Phương pháp điều tra XHH được sử dụng để thu thập thông tin sơ cấp về
du lịch và QLNN về du lịch trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
+ Mục đích điều tra: Nắm bắt thực trạng du lịch và QLNN về du lịch trên
địa bàn thành phố Cần Thơ, những đề xuất, kiến nghị đối với chính quyền Cần Thơ.
+ Việc điều tra được tiến hành theo ba khâu: chuẩn bị điều tra, tiến hành
điều tra, xử lý và sử dụng kết quả điều tra.
+ Đối tượng điều tra: Để đảm bảo tính khách quan trong kết quả điều tra,
việc chọn mẫu điều tra được cân nhắc kỹ lưỡng theo các nhóm đối tượng điều tra: du
khách - người thụ hưởng dịch vụ du lịch; các cơ sở kinh doanh du lịch - người cung
6
cấp dịch vụ du lịch và chịu tác động trực tiếp của QLNN; các cơ quan QLNN ở địa
phương; các đối tượng khác như các nhà nghiên cứu, người dân.
+ Quá trình điều tra được tiến hành theo ba loại phiếu hỏi: phiếu hỏi du
khách nước ngoài (100 phiếu), phiếu hỏi du khách trong nước (200 phiếu) và
phiếu hỏi 4 nhóm đối tượng khác (500 phiếu), gồm các cơ sở kinh doanh du lịch,
quan chức QLNN ở địa phương, các chuyên gia nghiên cứu du lịch và người dân
ở thành phố Cần Thơ. Tổng số phiếu thu được sau khi làm sạch là 800 phiếu.
Phiếu điều tra được xử lý bằng phần mềm chuyên dụng SPSS và phân tích nhân
tố khám phá (EFA). Kết quả xử lý phiếu điều tra được sử dụng trong 3 chương
của luận án, đặc biệt là chương 3.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã có những đóng góp mới về lý luận và thực tiễn sau:
Xây dựng mô hình quản lý của chính quyền cấp thành phố TTTƯ về du
lịch trong sự kết hợp giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ trên địa bàn
thành phố trực thuộc trung ương phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong bối
cảnh HNQT. QLNN về du lịch cấp thành phố trực thuộc trung ương có sự gắn kết
giữa chức năng, nhiệm vụ của chính quyền thành phố được giao để quản lý ngành
đặc thù, có tính nối kết phức tạp của HĐDL (liên ngành) để thực hiện mục tiêu phát
triển KT-XH địa phương và của ngành.
Phân tích, đánh giá có kiểm chứng bằng số liệu điều tra thực tế về thực
tiễn mô hình kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ trên địa bàn thành phố
Cần Thơ.
Đề xuất các giải pháp để vận hành mô hình QLNN này một cách hiệu
quả và phù hợp với các đặc thù của thành phố Cần Thơ, bao gồm từ thiết kế lại
tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, tăng cường công tác hoạch định,
phát triển, chính sách hỗ trợ, kiểm tra, kiểm soát.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: Bổ sung một số vấn đề mang tính chất lý luận của
QLNN về du lịch cấp thành phố TTTƯ trong sự kết hợp giữa quản lý theo ngành
và quản lý theo lãnh thổ trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
7
Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần tạo cơ sở khoa học trong việc hoạch định cơ
chế, chính sách và phương hướng QLNN về du lịch nói chung và ở thành phố Cần
Thơ nói riêng. Làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy QLNN về
du lịch ở các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề cũng như biên soạn tài liệu
cho các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức QLNN về du lịch.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
8
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Hiện nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và ngày càng có
vị trí, vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của nhiều nước trên thế
giới trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, nhiều nhà khoa học và tổ chức xã hội
của các nước trên thế giới và Việt Nam đã có những nghiên cứu chuyên sâu về
du lịch và QLNN về du lịch.
Những công trình khoa học đó được đăng tải dưới các hình thức như: đề
tài khoa học, luận án tiến sỹ, sách, bài tạp chí, bài báo chuyên ngành.
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH VÀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ DU LỊCH Ở NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch ở nước ngoài
1.1.1.1. Về quan niệm, ý nghĩa và tác động của hoạt động du lịch
Ở các nước phát triển, việc nghiên cứu về du lịch được quan tâm và tiến
hành từ lâu. Chính vì thế, khi bàn về du lịch, có rất nhiều quan điểm nói về ý
nghĩa và tác động của HĐDL. Theo quan điểm của Guer Freuler, du lịch với ý
nghĩa hiện đại là một hiện tượng của thời đại, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu
khôi phục sức khỏe và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát
sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên [60, tr. 8].
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn
thuần mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara -Edmod
cũng chỉ ra ý nghĩa của HĐDL, khi cho rằng: Du lịch là việc tổng hòa việc tổ
chức và chức năng của nó không chỉ về phương diện khách vãng lai mà chính về
phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng lai mang đến với
một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ nhằm
thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí [60, tr. 9].
Những học giả Trung Quốc nghiên cứu về du lịch