Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta tạo
điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất
kinh doanh, do đó số lượng các DN ngày càng gia tăng. Phương thức quản lý thuế
đối với các DN theo kiểu truyền thống là thanh tra, kiểm tra lần lượt các DN thì
sẽ không đủ nguồn lực và không đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của quản lý thuế.
Tình hình này đòi hỏi phải có cơ chế, phương pháp quản lý mới hiệu quả hơn.
167 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2469 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta tạo
điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế đầu tư vốn vào hoạt động sản xuất
kinh doanh, do đó số lượng các DN ngày càng gia tăng. Phương thức quản lý thuế
đối với các DN theo kiểu truyền thống là thanh tra, kiểm tra lần lượt các DN thì
sẽ không đủ nguồn lực và không đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của quản lý thuế.
Tình hình này đòi hỏi phải có cơ chế, phương pháp quản lý mới hiệu quả hơn.
Trong những năm gần đây, ngành Thuế đã từng bước áp dụng quản lý rủi
ro vào hoạt động quản lý thuế. Qua một số năm áp dụng đã bước đầu phát huy
hiệu quả và được xác định là hướng đi đúng đắn trong quá trình hiện đại hóa
ngành Thuế. Trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật Quản lý thuế, ngành Thuế
đã chủ động đề xuất Chính phủ trình Quốc hội xem xét, bổ sung qui định về áp
dụng cơ chế quản lý rủi ro trong quản lý thuế. Quy định này đã được Quốc hội
khóa XIII, kỳ họp thứ 4 năm 2012 thông qua tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực từ ngày 1/7/2013.
Quản lý rủi ro trong quản lý thuế đã được nhiều nước trên thế giới áp
dụng. Những vấn đề lý luận căn bản về quản lý rủi ro trong quản lý thuế cũng đã
được nghiên cứu, bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, với mỗi quốc
gia, mỗi nền kinh tế có những cơ chế, phương thức tổ chức quản lý xã hội, quản
lý thuế khác nhau thì cũng có những luận điểm riêng trong quản lý rủi ro về
thuế. Tuy nhiên, khoa học là con đường không có giới hạn cuối cùng. Khi thực
tiễn tiếp tục thay đổi thì cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và phát triển cơ sở
lý luận làm nền tảng cải tạo thực tiễn. Đặc biệt, việc nghiên cứu bổ sung và hoàn
thiện cơ sở lý luận về vận dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra
thuế ở Việt Nam trong điều kiện thực tiễn Việt Nam mang cả ý nghĩa lý luận và
thực tiễn. Theo đó, việc tiếp tục nghiên cứu quản lý rủi ro trong hoạt động thanh
tra thuế hướng đến mục tiêu rút ra những giá trị cốt lõi phù hợp với thực tiễn
2
Việt Nam và sự những điều chỉnh cần thiết trong quá trình vận dụng trong quản
lý thuế ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của các nước về quản
lý rủi ro trong quản lý thuế nói chung và thanh tra thuế nói riêng để có được bài
học thực tiễn khi áp dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam giai đoạn hiện nay
là rất cần thiết, nhằm giảm bớt, rút ngắn quán trình thử nghiệm, góp phần hoàn
thiện các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế trong thời gian tiếp theo.
Quá trình tổ chức thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nói
chung, cải cách hành chính về thuế nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực,
tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế dễ dàng thực hiện nghĩa vụ thuế của
mình với Nhà nước. Đồng thời, cũng giúp cơ quan thuế quản lý được tốt hơn,
hạn chế tình trạng trốn thuế, gian lận thuế. Những năm qua ngành Thuế đã có
nhiều bước đột phá trong việc thí điểm áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế
và trong thanh tra thuế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những
thành công nhất định, song việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh
tra thuế ở Việt Nam thời gian qua vẫn còn những hạn chế nhất định cần khắc
phục, đặc biệt trong bối cảnh giai đoạn đầu áp dụng phương thức quản lý này
ở Việt Nam. Bởi vậy, việc nghiên cứu về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh
tra thuế đối với DN là cần thiết khách quan cả về lý luận và thực tiễn.
Do việc nghiên cứu hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra
thuế có tầm quan trọng như vậy nên trong thời gian vừa qua ở Việt Nam đã có
một số công trình nghiên cứu về chủ đề này và đã có những kết quả nhất định.
Tuy nhiên, tính đến nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách
đầy đủ, toàn diện và chuyên sâu về chủ đề này ở Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu luận án
tiến sĩ “Quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở
Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
3
Luận án nghiên cứu các cách thức, phương pháp áp dụng quản lý rủi ro
trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đối với người nộp thuế là DN do cơ quan thuế quản
lý, không bao gồm DN kê khai thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do cơ quan Hải
quan quản lý, DN hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Luận án không nghiên cứu
về thanh tra thuế theo đơn thư khiếu nại, tố cáo, không nghiên cứu thanh tra lại
(phúc tra) kết quả thanh tra và thanh tra hoàn thuế.
Giới hạn về không gian nghiên cứu của luận án là các DN do Cơ quan
thuế tiến hành thanh tra thuế.
Thời gian đánh giá thực trạng giới hạn trong giai đoạn 2009 – 2014.
Các giải pháp được kiến nghị cho cơ quan thanh tra thuế ở cấp Tổng cục,
Cục Thuế, không áp dụng cho Chi cục Thuế do chưa có bộ phận thanh tra.
Lộ trình áp dụng các giải pháp kiến nghị áp dụng từ năm 2015 đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2025.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Làm rõ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và kinh nghiệm
trong nước và quốc tế về quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế. Đề xuất
các giải pháp nhằm áp dụng có hiệu quả quản lý rủi ro trong thanh tra thuế đối
với các DN ở Việt Nam trong thời gian tới.
Mục tiêu cụ thể:
Một là, đánh giá những kết quả nghiên cứu đã đạt được, những vấn đề
chưa nghiên cứu (khoảng hở) của các công trình đã công bố trước đây nhằm tìm
ra hướng nghiên cứu riêng của tác giả đối với quản lý rủi ro trong hoạt động
thanh tra thuế đối với DN.
Hai là, hệ thống hóa, bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về quản lý rủi ro
trong thanh tra thuế đối với DN.
Ba là, vận dụng phương pháp khảo sát đánh giá thực trạng áp dụng quản
lý rủi ro trong thanh tra thuế đối với DN của CQT ở Việt Nam, chỉ ra những mặt
được và chưa được cũng như những nguyên nhân chủ quan, khách quan của
4
những hạn chế liên quan đến áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra thuế giai
đoạn 2009-2014.
Bốn là, nêu những quan điểm về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động
thanh tra thuế đối với DN thời gian tới và tìm ra các giải pháp chủ yếu nhằm
hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra
thuế đối với DN phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử.
Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng để nhận thức bản chất của
các hiện tượng tự nhiên, kinh tế-xã hội. Đối tượng nghiên cứu là quản lý rủi ro
trong thanh tra thuế được đặt trong trạng thái vận động phát triển và có các mối
liên hệ chặt chẽ, biện chứng, cho phép phân tích tổng hợp một cách khách quan
các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài ảnh hưởng đến quản lý rủi ro trong
thanh tra thuế ở Việt Nam qua nhiều năm, cho chúng ta một cách nhìn khoa học
xuyên suốt nhằm đưa ra các giải pháp tổ chức thực hiện quản lý rủi ro trong
thanh tra thuế phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay.
Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng khi đặt đối tượng nghiên cứu
là quản lý rủi ro trong thanh tra thuế trong giai đoạn cụ thể (2009-2014), với
những chính sách chủ trương của Đảng trong từng giai đoạn, đứng trên quan
điểm lịch sử để đánh giá, đồng thời dựa vào những tiền đề đó được hình thành
trong quá trình tổ chức thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra thuế của ngành
Thuế để tìm hiểu, kiểm chứng và đánh giá quá trình phát triển trong tương lai.
Luận án còn sử dụng phương pháp thu thập và xử lý số liệu qua các tài
liệu thứ cấp đã được công bố qua các báo cáo tổng kết, niên giám thống kê, tạp
chí khoa học có uy tín và trên cả các website của các cơ quan nhà nước ở trung
ương và địa phương. Phương pháp này chủ yếu dùng để nghiên cứu Chương 3-
Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp ở
Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014.
Sau khi thu thập số liệu, luận án sử dụng phương pháp thống kê, mô tả để
tiến hành tổng hợp các loại chỉ số tương đối, tuyệt đối và số bình quân. Trên cơ
5
sở đó, luận án mô tả quy mô và sự thay đổi của các số liệu về quản lý rủi ro
trong thanh tra thuế đối với các DN ở Việt Nam. Phương pháp này chủ yếu được
sử dụng trong chương 3, 4 của Luận án.
Với những tài liệu được thống kê, luận án sử dụng phương pháp so sánh để
phân tích các hiện tượng kinh tế, xã hội mang tính thống nhất giữa hiện tượng này
với hiện tượng khác, giữa kỳ báo cáo với kỳ gốc, giữa loại hình này với loại hình
khác. Phương pháp này được vận dụng chủ yếu ở chương 3 trong Luận án.
Với phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng ở chương 1, tác giả
đã tổng hợp các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến luận án về
những mặt đã nghiên cứu và khoảng hở cần tiếp tục nghiên cứu, để tổng hợp
phân tích thực trạng quản lý rủi ro. Đồng thời, tại chương 3 phương pháp này
được dùng để phân tích, tổng hợp thực trạng quản lý rủi ro trong thanh tra
thuế, từ đó khái quát các kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của quản
lý rủi ro thanh tra thuế thời gian qua. Phương pháp còn được tái sử dụng khi
tác giả đưa ra các yêu cầu, định hướng đối với quản lý rủi ro thanh tra thuế
trong thời gian tới ở chương 4.
Đóng góp vào thành công của đề tài, tác giả đã vận dụng nhuần nhuyễn
phương pháp nghiên cứu tại bàn và khảo sát trực tiếp từ các cán bộ thanh tra
trong ngành Thuế: số liệu sơ cấp có được từ việc khảo sát bằng bảng hỏi với
mẫu khảo sát gồm 350 công chức thanh tra thuế tại 15 cơ quan thuế ở các miền
(Bắc, Trung, Nam), ở các vùng (vùng núi, đồng bằng, thành phố) được lựa chọn
ngẫu nhiên, đã nhận về 281 phiếu khảo sát.
Cách thức khảo sát: phát trực tiếp phiếu câu hỏi khảo sát đến các cán bộ thuế.
Nội dung khảo sát: tính hiệu quả của thanh tra thuế theo cơ chế quản lý
rủi ro trong quản lý thuế.
Cách thiết kế câu hỏi và bảng hỏi: Các câu hỏi thiết kế theo hai dạng:
đóng (chọn một phương án đúng) hoặc mở (có thể có nhiều đáp án đúng hoặc có
cách trả lời khác).
Cách thức tổng hợp kết quả khảo sát: Bảng hỏi được thu thập theo kênh
gửi qua hình thức thu trực tiếp kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các cán bộ thanh
6
tra thuế. Số liệu xử lý tính toán với phần mềm xử lý số điều tra xã hội học
(Software package for social survey- SPSS version 16.0).
Kết quả khảo sát thể hiện góc nhìn của cán bộ thanh tra thuế - là những
người trực tiếp tham gia vào quản lý rủi ro qua hoạt động thanh tra thuế.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án cần phải trả lời được các
câu hỏi chủ yếu sau đây:
- Thế nào là quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế?
- Quy trình áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra thuế như thế
nào ?
- Các nước trên thế giới đã áp dụng quản lý rủi ro vào hoạt động thanh tra
thuế như thế nào? Những kinh nghiệm gì tốt và chưa tốt có thể rút ra cho quá
trình vận dụng ở Việt Nam?
- Đánh giá rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế dựa trên những tiêu chí
nào? Kết quả vận dụng quản lý rủi ro vào thanh tra thuế được đánh giá dựa trên
những tiêu chí nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng tới áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt
động thanh tra thuế đối với doanh nghiệp?
- Thực trạng áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế ở Việt
Nam như thế nào? Nguyên nhân của thực trạng đó?
- Để đáp ứng cải cách hiện đại hóa thanh tra thuế đến 2020 cần đưa ra yêu
cầu gì khi triển khai áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế?
- Các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trong
hoạt động thanh tra thuế trong thời gian tới? Điều kiện để thực hiện các giải
pháp?
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận án được trình bày trong 4
Chương. Cụ thể như sau:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quản lý rủi ro trong hoạt động
thanh tra thuế.
7
- Chương 2: Những vấn đề lý luận về quản lý rủi ro trong hoạt động
thanh tra thuế đối với doanh nghiệp.
- Chương 3: Thực trạng quản lý rủi ro trong hoạt động thanh tra thuế đối
với doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2009 – 2014.
- Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý rủi ro trong hoạt động thanh
tra thuế đối với doanh nghiệp ở Việt Nam.
8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA THUẾ
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam chưa có công trình khoa học cấp
Bộ, luận án Tiến sĩ nghiên cứu trực tiếp về quản lý rủi ro trong hoạt động
thanh tra thuế. Đã có một số công trình khoa học của các nhà khoa học, nhà
quản lý, nghiên cứu sinh và học viên cao học nghiên cứu có liên quan với vấn
đề này. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các công trình khoa học
này cũng vẫn có những nội dung liên quan đến quản lý rủi ro trong thanh tra
thuế nhưng chưa được đề cập hoặc phân tích kỹ. Do vậy, trên cơ sở kế thừa
những công trình nghiên cứu đó, tác giả tiếp tục phát triển, bổ sung, cập nhật và
có hướng nghiên cứu mới trong Luận án của mình. Tiêu biểu là các công trình
nghiên cứu sau đây:
1.1.1. Luận án tiến sĩ kinh tế
Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Xuân Thành (2013) về đề tài "Nâng
cao hiệu quả thanh tra người nộp thuế ở Việt Nam giai đoạn hiện nay", Học
viện Tài chính, Hà Nội.
Nhận thức được tầm quan trọng của quản lý rủi ro trong việc nâng cao
hiệu quả thanh tra thuế, phần lý luận tác giả phân tích tương đối cụ thể về
phương pháp phân tích rủi ro: phân tích dọc, ngang, phân tích tỷ suất các báo
cáo tài chính, tờ khai thuế, lịch sử tuân thủ của DN. Tác giả chỉ rõ những ưu
điểm và nhược điểm của phương pháp phân tích rủi ro.
Trong phần thực trạng về hiệu quả thanh tra thuế, tác giả đã đánh giá phân
tích rủi ro chủ yếu ở khâu lập kế hoạch thanh tra (là một khâu trong quy trình
thanh tra). Tác giả nhận định khá chính xác khi cho rằng "Việc phân tích rủi ro
trong thanh tra thuế mới chỉ dừng lại ở một số bước đánh giá cơ bản, chất lượng
chưa cao” và nguyên nhân là do “ngành Thuế chậm ban hành và chưa chọn lọc
áp dụng hệ thống tiêu chí đánh giá, chấm điểm rủi ro”.
9
Các kết quả thanh tra thuế được tác giả đánh giá theo các tiêu chí hiệu quả
là một hướng nghiên cứu mới, tương đối logic. Đặc biệt, việc kiến nghị nâng
cao chất lượng cuộc thanh tra, cải tiến khâu lập kế hoạch thanh tra thông qua
việc áp dụng một số tiêu chí phân tích rủi ro, kiến nghị áp dụng hệ thống chấm
điểm rủi ro tự động và phân loại DN để có chiến lược xử lý rủi ro cụ thể là
những giải pháp có tính khả thi của tác giả.
Những nội dung sẽ được cập nhật, bổ sung, phát triển thêm: Luận án đã
tập trung vào việc phân tích rủi ro để lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra,
nhưng chưa có những phân tích, giải pháp để hạn chế rủi ro trong quá trình tiến
hành thanh tra tại DN, quá trình ra kết luận thanh tra thuế đối với DN. Các giải
pháp của tác giả nêu trong luận án chủ yếu tập trung đề cập đến việc nâng cao
hiệu quả thanh tra, chưa đi sâu đề xuất các giải pháp trực tiếp nâng cao chất
lượng quản lý rủi ro. Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro cũng sẽ góp phần làm
nâng cao hiệu quả thanh tra thuế.
Ngoài luận án tiến sĩ của Nguyễn Xuân Thành nghiên cứu chuyên sâu về
thanh tra thuế, trong thời gian vừa qua ở Việt Nam có nhiều luận án tiến sĩ
nghiên cứu về quản lý thuế như: Luận án tiến sĩ của Lê Duy Thành (2007) về đề
tài “Đổi mới quản lý thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam”; Luận
án tiến sĩ của Hoàng Thị Thúy Ngọc (2010) với đề tài “Quản lý thuế đối với các
doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế”; Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thùy Dương (2011) với đề tài
“Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”... Khi
nghiên cứu về quản lý thuế, các công trình trên có đề cập đến thanh tra thuế và
có đề cập ở những mức độ nhất định đến hiện đại hóa quản lý thuế nói chung và
ứng dụng quản lý rủi ro vào quản lý thuế nhưng do đó không phải là nội dung
trọng tâm của những công trình nghiên cứu này nên mức độ nghiên cứu về quản
lý thuế rủi ro trong quản lý thuế nói chung và thanh tra thuế nói riêng còn chưa
sâu sắc, chưa toàn diện, chưa giải quyết thấu đáo những vấn đề thực tiễn đặt ra.
10
1.1.2. Luận văn thạc sĩ kinh tế
(1) Nguyễn Thị Thu Vân (2009), Áp dụng quản lý rủi ro trong thanh tra,
kiểm tra thuế, Học viện Tài chính, Hà Nội.
Những vấn đề đã được nghiên cứu: Ngoài lý luận chung về rủi ro tiếp cận
theo phương pháp truyền thống, tác giả đã nêu được một số vấn đề lý luận về rủi
ro về thuế, rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế, chỉ ra nguyên nhân gây ra rủi ro
trong thanh tra, kiểm tra thuế. Luận văn nêu rõ về quy trình, phương pháp phân
tích, đánh giá rủi ro. Tác giả luận văn đã tổng hợp được các kinh nghiệm quản lý
rủi ro trong kiểm tra, thanh tra thuế của Mỹ, Canada, Anh và rút ra bốn bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.
Tác giả đã đánh giá tương đối rõ về thực trạng quản lý rủi ro về thuế của
toàn hệ thống thuế, có phân chia theo cơ quan thuế các cấp: Tổng cục Thuế
(cấp chiến lược), Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp hoạch
định triển khai) và ở Chi cục Thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
(cấp chiến thuật). Tác giả đã phân tích ba nhóm tiêu chí đánh giá rủi ro gồm:
tiêu chí phân loại DN, tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro về thuế và tiêu chí đánh
giá mức độ rủi ro tờ khai thuế. Tác giả đã phân tích chi tiết khâu tổ chức thực
hiện quản lý rủi ro qua hai khâu chính là: lập kế hoạch thanh tra và thực hiện
thanh tra DN. Tác giả đánh giá hiệu quả, rút ra năm kết quả chủ yếu và bốn
hạn chế, tồn tại qua hai năm (2007-2008) áp dụng quản lý rủi ro trên phạm vi
toàn hệ thống Thuế.
Phần giải pháp, tác giả tập trung khai thác giải pháp hoàn thiện kỹ thuật
quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế, nhấn mạnh việc lựa chọn đúng DN
cần thanh tra, kiểm tra, xây dựng mô hình phân tích rủi ro theo loại hình DN,
lĩnh vực kinh doanh và sắc thuế, đây cũng được coi là thành công của luận văn.
Giải pháp về xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu cũng được tác giả luận giải chi
tiết. Đồng thời, tác giả đưa ra nhận định “để hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế
đạt hiệu quả cao, cần phải tổ chức hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế theo hướng
chuyên sâu, chuyên nghiệp” là tương đối phù hợp.
11
Những nội dung sẽ được cập nhật, bổ sung, phát triển thêm: Do được làm
tại thời điểm 2009 nên tác giả phân tích đánh giá dựa trên các tiêu thức đánh giá
rủi ro trong các năm 2004 – 2006. Năm 2009, Tổng cục Thuế đã ban hành hệ
thống tiêu thức mới thay thế hệ thống cũ, theo đó các tiêu thức lập kế hoạch
kiểm tra, thanh tra dựa trên quản lý rủi ro đã thay đổi, bổ sung hoàn thiện tương
đối nhiều. Tác giả sử dụng số liệu chung của toàn Ngành về kết quả công tác
thanh tra, kiểm tra thuế (năm 2007, 2008), nhưng số liệu để đánh giá rủi ro thì
chỉ dựa trên số liệu kiểm tra, thanh tra thuế của Vụ Thanh tra - Tổng cục Thuế.
Vì vậy, chưa thấy được tổng thể thực trạng kiểm tra, thanh tra thuế theo quản lý
rủi ro của các CQT địa phương (các Cục Thuế).
(2) Nguyễn Thu Thủy (2010), Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
kiểm tra thuế trên cơ sở áp dụng kỹ thuật phân tích rủi ro tại Chi cục thuế Cầu
Giấy, Học viện Tài chính, Hà Nội.
Các lý luận về rủi ro trình bày trong luận văn của tác giả Nguyễn Thu
Thủy là gần tương đồng với các luận văn nghiên cứu về rủi ro trong thanh tra,
kiểm tra trước đó. Tác giả đã phân tích rõ sự cần thiết phải áp dụng kỹ thuật
phân tích rủi ro trong kiểm tra thuế để nâng cao hiệu quả của kiểm tra thuế. Các
lý luận về rủi ro của tác giả tương đối đầy đủ, đã đưa ra được một số tiêu chí
đánh giá rủi ro và xếp hạng rủi ro theo chấm điểm DN.
Thực trạng quản lý rủi ro được tác giả trình bày qua việc tổ chức bộ máy,
xây dựng hệ thống