Luận án Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay

Cùng với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng đƣợc mở rộng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhu cầu cung cấp thông tin từ Việt Nam ra thế giới và đƣa thông tin trên thế giới đến với Việt Nam ngày càng trở nên cấp thiết. TTĐN là hoạt động thông tin hƣớng vào nhiều đối tƣợng ở nƣớc ngoài cũng nhƣ trong nƣớc nhằm tạo sự hiểu biết về Việt Nam, xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nƣớc, tranh thủ sự ủng hộ của dƣ luận, đặc biệt là công chúng nƣớc ngoài đối với sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đồng thời xây dựng góc nhìn của dƣ luận trong nƣớc về tình hình thế giới. Trong thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc luôn coi trọng công tác thông tin đối ngoại. Ngày 2/8/2017, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng đã ban hành báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 16 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011- 2020” và Chỉ thị 26-CT/TW của Ban Bí thƣ (khóa X) về công tác thông tin đối ngoại. Báo cáo nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại: Có kế hoạch sử dụng hiệu quả các chương trình, sản phẩm thông tin đối ngoại có chất lượng tốt thông qua việc phối hợp, trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị, nhất là của các cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực với các báo, đài địa phương nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời bảo đảm tính thống nhất trong công tác tuyên truyền đối ngoại. Tận dụng hơn nữa vai trò của báo chí nước ngoài, chuyên gia, học giả, cá nhân có uy tín quốc tế trong thông tin đối ngoại. [4, 19]

pdf257 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THỊ THƢƠNG HUYỀN QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC Hà Nội – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN NGUYỄN THỊ THƢƠNG HUYỀN QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Báo chí học Mã số: 62 32 01 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS,TS. Nguyễn Ngọc Oanh 2. PGS,TS. Phạm Văn Linh Hà Nội – 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chính xác. Những kết luận khoa học của luận án là mới và chƣa công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Hà Nội, ngày.. tháng .. năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thƣơng Huyền LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập và nghiên cứu chuyên ngành Báo chí học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đến nay tôi đã hoàn thành bản luận án tốt nghiệp. Để có đƣợc kết quả này, trƣớc hết, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới hai ngƣời hƣớng dẫn khoa học của tôi là PGS,TS. Nguyễn Ngọc Oanh và PGS,TS. Phạm Văn Linh đã hƣớng dẫn, định hƣớng cho tôi về đề tài, phƣơng pháp nghiên cứu và hoàn thiện luận án! Đồng thời, tôi trân trọng cảm ơn các nhà khoa học tham gia hội đồng chuyên đề, hội đồng cơ sở, phản biện kín, hội đồng cấp Học viện đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thiện luận án! Trân trọng cảm ơn các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, cung cấp cho tôi hệ thống kiến thức lý luận và thực tiễn đáng quý! Những kiến thức này đã và sẽ giúp ích cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, công tác hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai. Trân trọng cảm ơn thầy cô khoa Báo chí, Ban Quản lý Đào tạo đã tận tâm giúp đỡ và chỉ bảo cho chúng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền! Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, ngƣời thân, bạn bè đã ủng hộ và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày ..... tháng ...... năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thƣơng Huyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 A. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài đã công bố liên quan đến đề tài ........ 10 B. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc đã công bố liên quan đến đề tài ....... 12 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI .............................................. 35 1.1. Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu .................................. 35 1.2. Đặc điểm và vai trò của báo chí đối ngoại ............................................ 41 1.3 Vài nét về các cơ quan báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay ............ 54 1.4. Quy trình và đặc trƣng của quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay .......................................................................... 61 Chƣơng 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI Ở CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ THUỘC DIỆN KHẢO SÁT ...... 84 - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ..................................................... 84 2.1 Thực trạng quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại của một số cơ quan báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay............................................... 84 2.2. Đánh giá chung về quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay ..................................................................................... 100 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................................................... 139 3.1. Phƣơng hƣớng xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ............................................................................................... 139 3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay ........................................... 161 KẾT LUẬN .................................................................................................. 180 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 182 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Chức danh của bộ phận sản xuất của VTV4 ....................................... 91 Bảng 2.2. Phân công nhiệm vụ các phòng chức năng tại VTV4 ....................... 102 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Chuyên ngành tốt nghiệp của phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí đối ngoại ....................................................................................................... 126 Biểu đồ 2.2. Trình độ lý luận chính trị của phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí đối ngoại ....................................................................................................... 127 Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nội dung cần đƣợc tăng cƣờng trên báo chí đối ngoại ......... 133 Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ hình thức cần đƣợc thay đổi trên báo chí đối ngoại ............. 134 DANH MỤC HÌNH Hình 1. Cơ chế tâm lý của hoạt động sáng tạo của nhà báo, ............................... 16 xét theo quan điểm hoạt động .............................................................................. 16 Hình 1.1. Quy trình sản xuất sản phẩm của báo in .............................................. 62 Hình 1.2. Quy trình sản xuất của chƣơng trình phát thanh .................................. 64 Hình 1.3. Quy trình sản xuất chƣơng trình truyền hình ....................................... 65 Hình 1.4. Quy trình sản xuất chƣơng trình truyền hình chi tiết ........................... 66 Hình 1.5. Quy trình sản xuất sản phẩm của báo mạng điện tử ............................ 68 Hình 1.6. Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ................................... 70 Hình 2.1. Các bƣớc trong quy trình sản xuất sản phẩm tại Ban BTTĐN – TTXVN ................................................................................................................ 85 Hình 2.2. Quy trình sản xuất sản phẩm phát thanh tại Hệ VOV5 ........................ 88 Hình 2.3. Quy trình sản xuất sản phẩm truyền hình ở VTV4 .............................. 92 Hình 2.4. Biểu mẫu kịch bản đề cƣơng dành cho Chuyên mục trên kênh VTV494 Hình 2.5. Quy trình sản xuất đặc san Hoa Sen (Đài PT-TH Quảng Ninh) .......... 98 Hình 2.6. Giao diện của báo điện tử VietnamPlus ............................................. 122 Hình 3.1: Thống kê và dự báo số lƣợng ngƣời dùng Facebook tại Việt Nam ... 177 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BBT : Ban biên tập BTTĐN : Biên tập tin đối ngoại BTV : Biên tập viên CMS : Content management system (hệ thống quản lý nội dung) CHDCND : Cộng hòa dân chủ nhân dân CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CTV ` : Công tác viên ĐTNVN : Đài Tiếng nói Việt Nam ĐTHVN : Đài Truyền hình Việt Nam PTTH : Phát thanh truyền hình PVS : Phỏng vấn sâu SPBC : Sản phẩm báo chí TBT : Tổng biên tập TCSX : Tổ chức sản xuất THĐN : Truyền hình đối ngoại TKTS : Thƣ ký tòa soạn TTĐC : Truyền thông đại chúng TTQT : Truyền thông quốc tế TTTT : Thông tin truyền thông TTXVN : Thông tấn xã Việt Nam PV : Phóng viên QHQT : Quan hệ quốc tế VNEWS : Truyền hình thông tấn VNS : VietnamNews 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng đƣợc mở rộng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhu cầu cung cấp thông tin từ Việt Nam ra thế giới và đƣa thông tin trên thế giới đến với Việt Nam ngày càng trở nên cấp thiết. TTĐN là hoạt động thông tin hƣớng vào nhiều đối tƣợng ở nƣớc ngoài cũng nhƣ trong nƣớc nhằm tạo sự hiểu biết về Việt Nam, xây dựng và quảng bá hình ảnh đất nƣớc, tranh thủ sự ủng hộ của dƣ luận, đặc biệt là công chúng nƣớc ngoài đối với sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đồng thời xây dựng góc nhìn của dƣ luận trong nƣớc về tình hình thế giới. Trong thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của đất nƣớc, Đảng và Nhà nƣớc luôn coi trọng công tác thông tin đối ngoại. Ngày 2/8/2017, Ban Tuyên giáo Trung ƣơng đã ban hành báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 16 của Bộ Chính trị (Khóa XI) về “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 2011- 2020” và Chỉ thị 26-CT/TW của Ban Bí thƣ (khóa X) về công tác thông tin đối ngoại. Báo cáo nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại: Có kế hoạch sử dụng hiệu quả các chương trình, sản phẩm thông tin đối ngoại có chất lượng tốt thông qua việc phối hợp, trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị, nhất là của các cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực với các báo, đài địa phương nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời bảo đảm tính thống nhất trong công tác tuyên truyền đối ngoại. Tận dụng hơn nữa vai trò của báo chí nước ngoài, chuyên gia, học giả, cá nhân có uy tín quốc tế trong thông tin đối ngoại. [4, 19] Các cơ quan truyền thông đại chúng đã tích cực thông tin về các hoạt động ngoại giao của Đảng và Nhà nƣớc, về quảng bá hình ảnh Việt Nam, về công tác đối với ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài. Đặc biệt hoạt động của các cơ quan báo chí đối ngoại đƣợc đánh giá là đã chủ động và đổi mới hơn thông qua các hình thức nhƣ mở các cơ quan đại diện báo chí, các cơ quan thƣờng trú, các phân xã tại 2 nƣớc ngoài, cử các phóng viên tới hiện trƣờng sự việc nhằm đƣa đến công chúng những thông tin cập nhật, chính xác và thiết thực. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn ngày càng sôi động, phong phú, phức tạp và nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng, đặc biệt là nhóm công chúng mục tiêu của thông tin đối ngoại (nhân dân, chính phủ các quốc gia trên thế giới, ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam), là những ngƣời có những đặc điểm khác biệt nhƣ địa bàn sinh sống , trình độ học vấn cao, sự lựa chọn các kênh thông tin đa dạng, phong phú thì chất lƣợng sản phẩm báo chí đối ngoại còn có những hạn chế về cả về nội dung và hình thức... Thực tế cho thấy, để có đƣợc một sản phẩm báo chí nói chung và sản phẩm báo chí đối ngoại nói riêng có chất lƣợng tốt, đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu đối với công chúng thì quy trình sản xuất sản phẩm giữ vai trò rất quan trọng. Trong quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại hiện nay, ngoài những ƣu điểm đã có đƣợc thì vẫn còn có nhiều những hạn chế, bất cập ảnh hƣởng đến chất lƣợng của sản phẩm cũng nhƣ hiệu quả tiếp nhận thông tin của công chúng. Chính vì vậy, các sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay muốn thu hút đƣợc đông đảo công chúng thì cần có sự đổi mới mạnh mẽ ngay từ quy trình sản xuất sản phẩm, nhằm phát huy những thế mạnh, đồng thời khắc phục những khâu hạn chế, bất cập để có đƣợc sản phẩm báo chí đối ngoại chất lƣợng hơn, ngày càng tiếp cận gần và rộng hơn với công chúng của mình. Từ những vấn đề trên, từ hai bình diện lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu về quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay đều đặt ra những yêu cầu cần phải đƣợc nghiên cứu, giải quyết, chỉ ra cơ sở, nội dung, lối đi và cơ chế vận hành, mở đƣờng giải quyết vấn đề cấp thiết này. Mặt khác, giải quyết đƣợc vấn đề sẽ đổi mới và nâng cao chất lƣợng sản phẩm báo chí đối ngoại. Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay” làm luận án Tiến sĩ ngành Báo chí học. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại, mô tả thực trạng quy trình sản xuất sản 3 phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc những mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án cần tập trung giải quyết một số nhiệm vụ nghiên cứu sau: Thứ nhất, hệ thống hóa, phân tích và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về báo chí đối ngoại và quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại. Thứ hai, đánh giá thực trạng về quy trình sản xuất các sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam thông qua kết quả khảo sát một số tòa soạn báo chí đối ngoại; nêu rõ nguyên nhân của thực trạng quy trình sản xuất các sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay. Thứ ba, đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay và thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Luận án chủ yếu nghiên cứu về quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại, trong đó tập trung vào các bƣớc của quy trình sản xuất và các yếu tố tác động tới chúng; đồng thời giới hạn phạm vi nghiên cứu ở 4 kênh báo chí đối ngoại chủ lực của Việt Nam hiện nay, gồm: báo Vietnam News, kênh phát thanh đối ngoại quốc gia VOV5, kênh truyền hình đối ngoại VTV4 và báo điện tử VietnamPlus. Ngoài ra tác giả cũng khảo sát quy trình sản xuất các sản phẩm báo chí đối ngoại thuộc Đài PTTH Quảng Ninh nhằm so sánh, tìm kiếm sự khác biệt về quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại của trung ƣơng với sản phẩm báo chí đối ngoại của địa phƣơng. 5. Giả thuyết nghiên cứu của luận án Khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi đặt ra các giả thuyết sau: 4 - Bằng quan sát và nghiên cứu, phân tích tài liệu, chúng tôi cho rằng báo chí đối ngoại có vai trò quan trọng trong công tác TTĐN ở Việt Nam hiện nay. Báo chí nói chung là lực lƣợng nòng cốt, gánh vác trách nhiệm to lớn nhất trong hoạt động thông tin đối ngoại của nƣớc nhà. Bên cạnh đó, một số cơ quan báo chí đối ngoại đƣợc lựa chọn là cơ quan báo chí chủ lực trong công tác TTĐN nhƣ Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam chủ lực trong báo chí ở đây đƣợc hiểu không chỉ ở phạm vi, đối tƣợng thông tin rộng cả trong và ngoài nƣớc mà còn bao hàm cả khía cạnh trực tiếp là cơ quan báo chí có chức năng tham gia chỉ đạo, định hƣớng và chi phối thông tin, là các kênh thông tin chính thống, chủ yếu trên các loại hình báo chí, thể hiện quan điểm, tiếng nói chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam có những đặc trƣng riêng và có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng, hiệu quả của sản phẩm báo chí đối ngoại. Những đặc trƣng này xuất phát từ yêu cầu của báo chí đối ngoại, đặc điểm của công chúng mục tiêu nhƣ ngôn ngữ, địa bàn, trình độ, thái độ chính trị Bên cạnh đó, yếu tố nguồn nhân lực có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả của quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại. Chính vì vậy, nguồn nhân lực ở các cơ quan báo chí đối ngoại (ngƣời lãnh đạo, quản lý tòa soạn; phóng viên; biên tập viên) cũng có những đặc điểm khác biệt so với nguồn nhân lực ở các cơ quan báo chí thông thƣờng. - Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại những hạn chế khiến những sản phẩm còn có những hạn chế về nội dung và hình thức và việc tiếp cận đối tƣợng công chúng mục tiêu vẫn còn những khó khăn. Quy trình này cần có những thay đổi phù hợp. Các nguồn cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí đối ngoại ngày càng nhiều và nhanh chóng hơn nhƣ hệ thống phân xã, cơ quan thƣờng trú, đội ngũ công tác viên ở nƣớc ngoài. Ngoài ra, việc sản xuất sản phẩm trực tiếp bằng tiếng nƣớc ngoài, chú trọng thay đổi các khâu biên phiên dịch mang lại hiệu quả cao cho sản phẩm, khiến cho công chúng mục tiêu của các cơ quan báo chí đối ngoại dễ dàng tiếp nhận sản phẩm hơn. 5 6. Cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Cơ sở lý thuyết Luận án tiếp cận mục tiêu và các nội dung nghiên cứu dựa trên những lý thuyết chính sau đây: - Lý thuyết truyền thông và truyền thông đại chúng Những khái niệm, lý thuyết, mô hình, thực hành căn bản về truyền thông đƣợc phân tích và giới thiệu trong công trình nghiên cứu “Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của PGS,TS. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) và ThS. Đỗ Thị Thu Hằng xuất bản năm 2006 [18]. Cụ thể nhƣ sau: + Các lý thuyết: thâm nhập xã hội, phân tích (xét đoán) xã hội liên quan đến việc xác định đối tƣợng công chúng mà báo chí đối ngoại hƣớng đến, từ đó các khâu lựa chọn nội dung thông điệp, tìm địa điểm, thời gian nhằm thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức đƣợc phù hợp và hiệu quả hơn. + Lý thuyết hành động lý tính và lý thuyết thuyết phục nhằm hƣớng đến khả năng thuyết phục trong hoạt động truyền thông, từ đó đối tƣợng thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi. Lý thuyết này có thể áp dụng một cách hiệu quả khi xây dựng các chƣơng trình với nội dung nhƣ nhân quyền, phản bác các luận điệu xuyên tạc Áp dụng lý thuyết này, các chủ thể sản xuất sản phẩm của các cơ quan báo chí đối ngoại có thể chuyển tải nội dung chƣơng trình đúng với mục tiêu mà nhóm làm chƣơng trình hƣớng đến và thuyết phục đối tƣợng về lý trí và cảm xúc. - Bên cạnh những lý thuyết này, chúng tôi cũng căn cứ vào một số lý thuyết truyền thông khác trên thế giới để làm cơ sở cho nghiên cứu của mình: + Lý thuyết Viên đạn ma thuật (tạm dịch từ nguyên gốc tiếng Anh: Hypodermic needles” hay “magic bullet”) cho thấy phần lớn công chúng sẽ thụ động và bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi các phƣơng tiện truyền thông. Họ mặc nhiên chấp nhận những thông điệp mà họ nhận đƣợc từ các phƣơng tiện truyền thông mà không cần phải xem xét lại. Nhƣ vậy, áp dụng lý thuyết này hiệu quả khi xây dựngnội dung thông tin đối ngoại trên các sản phẩm báo chí đối ngoại khiến cho thông điệp đƣợc “bắn thẳng” vào công chúng và thâm nhập vào tâm trí của họ giống nhƣ một viên đạn ma thuật, tạo ra các phản ứng giống nhau ở mọi ngƣời. 6 + Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” (tạm dịch từ nguyên gốc tiếng Anh: Agenda setting theory) cho thấy tính hiệu quả và khả năng tác động của truyền thông nói chung và báo chí nói riêng trong việc định hình ra “bức tranh” về một sự thật, sự kiện trong đầu công chúng. Các cơ quan báo chí báo chí đối ngoại với tôn chỉ, mục đích của mình cũng nhƣ đối tƣợng công chúng để “lựa chọn” vấn đề và nội dung thông tin đối ngoại để sản xuất và cung cấp cho công chúng mục tiêu của mình những thông tin “đúng sự thật”. Lý thuyết này tạo cơ sở cho việc thiết kế thông điệp mà những ngƣời sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại muốn chuyển tải, cũng nhƣ việc lựa chọn kênh chuyển tải, thời gian, tần suất chuyển tải thông điệp ấy để tăng hiệu quả tác động đến đối tƣợng tiếp nhận. + Lý thuyết đóng khung (tạm dịch từ nguyên gốc tiếng Anh: Framing theory) đƣa ra nguyên nhân lý giải vì sao mỗi đối tƣợng công chúng lại có những cách diễn giải khác nhau về cùng một thông tin tiếp nhận đƣợc trên các sản phẩm báo chí. Đó là vì khán giả cũng có “khung” nhận thức riêng của riêng họ, do kinh nghiệm, kiến thức cá nhân trƣớc đó của họ. Khán giả sử dụng khung của họ để giải thích các thông điệp truyền thông. Việc đóng khung đối với các nhà báo cũng chính là quá trình “quyết định xem cái gì đƣợc chọn, cái gì bị loại bỏ, và cái gì đƣợc nhấn mạnh”. Điều này liên quan đến tôn chỉ, mục đích của từng tòa soạn báo, từ đó những ngƣời sản xuất sản phẩm xác định đƣợc nội dung và hình thức truyền tải thông điệp đến công chúng cho phù hợp. 6.2. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn vận hành quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở một số cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực ở Việt Nam hiện nay với những ƣu điểm và hạn chế thể hiện qua các số liệu thống kê, kết quả điều t
Luận văn liên quan