Luận án Sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975

1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Văn học Việt Nam kể từ sau 1975 đã bước sang một thời kì mới, với sự bừng nở của văn xuôi. Đặc biệt là từ giữa thập kỉ 80, khi ý thức văn hoá mới hình thành, hệ hình giá trị biến đổi thì văn học đã thực sự chuyển sang một hình thái khác trước đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử văn học dân tộc. Văn xuôi đóng vai trò chủ đạo trong bước ngoặt của dòng chảy hiện đại ấy. Tuy vậy, cho đến nay tình hình nghiên cứu văn xuôi thời kì này đang còn hết sức bề bộn. Thực trạng ấy, trước hết có nguyên nhân từ chính sự phức tạp của thực tiễn văn học. Sự đổi mới diễn ra sôi nổi song cũng rất phức tạp, vận động tiếp diễn còn trải qua hết thế kỉ XX và chưa ngưng nghỉ trong những năm đầu thế kỉ XXI này. Mặt khác, nhận thức về lí thuyết phương pháp nghiên cứu càng ngày càng được đổi mới. Sự đa dạng của phương pháp đem lại sinh khí mới cho nghiên cứu đồng thời cũng đặt ra nhiều thử thách và cần có thời gian thử nghiệm. Có thể nói, văn xuôi Việt Nam sau 1975 vẫn đang là một đối tượng cần được tiếp tục nghiên cứu trên nhiều phương diện. 1.2. Sáng tạo văn học là sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ. Văn học đổi mới, tất nhiên các giá trị thẩm mĩ không thể không thay đổi. Sự đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 nói chung, văn xuôi nói riêng càng chứng tỏ mạnh mẽ cho quy luật đó. Vì vậy, muốn nắm bắt được đặc trưng của văn xuôi thời kì văn học này không thể không nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ mới của nó. Tiếp cận văn xuôi Việt Nam sau 1975 trên phương diện thẩm mĩ là một hướng nghiên cứu mới. Bản thân sự đang dạng của văn xuôi thời kì này đòi hỏi chúng ta phải cởi mở, linh hoạt trong quan điểm nghiên cứu. Các khái niệm, phạm trù lí thuyết thẩm mĩ vốn đã được định hình từ lâu trong lịch sử cần phải được bổ sung, phong phú thêm để đáp ứng thực tế đó. Nghiên cứu sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi sau 1975, như vậy cũng sẽ tạo ra những cơ hội tìm tòi, vận dụng, qua đó nâng cao sự hiểu biết cũng như tích cực hơn trong thử nghiệm, cập nhật những tri thức lí thuyết mới. ở phương diện thực tiễn nghiên cứu, mặc dù việc nắm bắt những phẩm chất thẩm mĩ mới tất yếu đã được tiến hành trong quá trình đánh giá, khái quát về bản chất đổi mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Có khi việc phân tích những biểu hiện thẩm mĩ mới của văn xuôi thời kì này đã được chú ý ở những khía cạnh nhất định. Nhưng cho đến nay chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu chuyên biệt sự chuyển đổi hệ thống thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Hơn nữa, mọi nỗ lực nhằm trả lời câu hỏi Đâu là đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975? không chỉ có ý nghĩa với quá khứ văn học mà còn giúp ra nhận thức cái bây giờ, đang tiếp diễn của xu hướng thẩm mĩ hiện tại trong văn xuôi, từ đó góp phần tìm lời giải cho những câu hỏi lớn của văn học đương đại, của thị hiếu và hoạt động tiếp nhận thẩm mĩ hiện đại. 1.3. Văn xuôi Việt Nam sau 1975 có mặt ở hầu hết các chương trình giáo dục: từ Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông đến Cao đẳng, Đại học chuyên ngành Ngữ văn hoặc có liên quan như Việt Nam học. Những kết quả nghiên cứu đã có vẫn cần được tiếp tục mở rộng, đào sâu để phục vụ tốt hơn cho các nhiệm vụ giáo dục nói trên. Như vậy, về nhu cầu ứng dụng, nghiên cứu đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi thời kì này là rất lớn, đòi hỏi người học, người nghiên cứu và giảng dạy đối tượng văn học này phải có thêm những góc nhìn về đặc điểm, thành tựu của một thời kì văn học đang còn mang tính thời sự; qua đó, tích cực hoá hoạt động đối chiếu, kiểm nghiệm, điều chỉnh, làm giàu thêm những kinh nghiệm, những tri thức lí luận trên cơ sở một đối tượng ứng dụng mới. Từ những lí do trên, có thể khẳng định việc nghiên cứu đề tài Sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975 là có tính cấp thiết cả về thực tiễn và lí luận. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Vấn đề Sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975 là một đề tài nghiên cứu mới. Văn xuôi Việt Nam sau 1975 đã được nghiên cứu ở những phương diện tổng quan. Những nghiên cứu ở cấp độ cụ thể chủ yếu về thi pháp tác giả, tác phẩm. Có một số chuyên luận, luận văn, bài nghiên cứu trực tiếp bàn đến đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi giai đoạn này nhưng chỉ ở phạm vi từng vấn đề cục bộ. 2.1. Văn xuôi Việt Nam sau 1975 đã được quan tâm nghiên cứu trên những phương diện tổng quát và sự đa dạng, những đổi mới hệ thống giá trị của nó đã bước đầu được đề cập đến. Đời sống văn học đã trải qua hơn ba mươi năm sau ngày giải phóng thống nhất đất nước. Văn xuôi trở thành một bộ phận chủ lưu trong dòng chảy đổi mới kể từ sau 1975. Tính đa dạng của văn xuôi đã được đề cập đến ở nhiều phương diện. Năm 1995, trong Hội thảo Việt Nam nửa thế kỉ văn học, trong tham luận Bước tiếp chặng đường nửa thế kỉ văn học cách mạng Việt Nam, Diệp Minh Tuyền đã mạnh mẽ khẳng định: “Đổi mới văn học đích thực là quá trình đa dạng hoá văn học”[293;277]. Tuy nhiên, đa dạng hoá ra sao thì tác giả tham luận này chưa nói rõ. Nguyễn Văn Long trong bài Về cách tiếp cận để đánh giá văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám khái quát: “Từ sau tháng 4 – 1975, nhất là từ giữa thập kỉ 80 trở lại đây, những biến đổi to lớn của đời sống xã hội đã đưa đến sự thay đổi các thang chuẩn quan trọng khi nhìn nhận các giá trị của cuộc sống và của cả văn học nghệ thuật.”, “Con người được mô tả trong tất cả tính đa dạng, đa chiều của nó đã tạo thành nét chính trong sự định hướng về giá trị văn học của công chúng hôm nay. Nói khác đi, tinh thần dân chủ và cảm hứng nhân bản là những đặc điểm nổi bật của văn học thời kì đổi mới.”[294;22]. Trong một bài viết khác gần đây hơn, nhà nghiên cứu tiếp tục chỉ ra những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau 1975: “Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá”, “Sự thức tỉnh ý thức cá nhân trên cơ sở tinh thần nhân bản là nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo, bao trùm của nền văn học từ sau 1975”, “Văn học phát triển phong phú, đa dạng, hướng tới tính hiện đại”. Ông đã đề cập đến sự đa dạng của văn học ở các bình diện “đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại, nhiều tìm tòi về thủ pháp nghệ thuật, đa dạng về phong cách và khuynh hướng thẩm mĩ.”[217;16]. Từ đó, tác giả đã bàn cụ thể hơn về đặc điểm của văn xuôi, cho rằng văn xuôi sau 1975 có “khuynh hướng nhận thức lại”, “Khám phá đời sống muôn vẻ trong cái hằng ngày, trong các quan hệ thế sự và đời tư” và nhận định về những đổi mới của văn xuôi đã “mở rộng quan niệm về hiện thực đi liền với đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ, giọng điệu”[217;18-19]. Từ sự phân tích lịch sử ý thức văn hoá của văn học cách mạng Việt Nam sau 1945, Trần Đình Sử nhận định: “Trong thời kì đổi mới, xây dựng đất nước trong điều kiện hoà bình, mở rộng giao lưu, kinh tế thị trường các giá trị cộng đồng dân tộc vẫn còn nguyên ý nghĩa. Nhưng mặt khác hệ thống giá trị của văn học cách mạng thời kì qua không còn đáp ứng đầy đủ nhu cầu văn hoá mở rộng đa dạng của thời bình.”[348;307]. Ông cho rằng “văn học sau 1975, nhất là sau 1987 có một sự bùng nổ về ý thức cá tính nhằm lập lại thế cân bằng giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Sự tiến bộ của văn học là một quá trình không ngừng làm giàu mãi lên những phẩm chất mới, không ngừng khơi sâu, mở rộng thêm quan niệm về con người và hiện thực.”[294;35]. Nguyễn Thị Bình trong bài Mấy nhận xét về nhân vật của văn xuôi Việt Nam sau 1975 đưa ra nhận định về sự đa dạng của văn xuôi từ góc độ quan niệm nghệ thuật: “Từ năm 1986 trở đi, sự đổi mới văn xuôi mới thật sự diễn ra ở bề sâu với một quan niệm đa dạng, nhiều chiều về đời sống.”[294;219]. Cũng tác giả này trong luận án Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 đã đề cập đến tính nhiều khuynh hướng của văn xuôi đổi mới trong so sánh với văn xuôi trước 1975: “Văn xuôi từ sau 1975 dần dần xuất hiện tính nhiều khuynh hướng do những tư tưởng khác nhau về hiện thực.”, “Một quan niệm đa dạng và nhiều chiều về con người cũng phù hợp với tinh thần tư duy của thời đại khoa học và tạo điều kiện cho văn học nước ta hoà nhập với văn học thế giới.”[28;23-86]. Đôi chỗ, tác giả luận án có gợi đến sự đa dạng thẩm mĩ: “một quan niệm của thời đại có khả năng dung nạp nhiều giá trị thẩm mĩ khác nhau, nhiều yếu tố cách tân, cải biến, kể cả một số yếu tố vốn lạ lẫm với kinh nghiệm truyền thống.”, “các nhà văn đã bước đầu xác lập được một hệ thống tiêu chí giá trị phù hợp với con người trong thời đại mới”[28;42-86]. Nguyên Ngọc, trong bài Văn xuôi Việt Nam hiện nay – lôgic quanh co của các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng, đã phân tích dòng chảy của văn xuôi sau 1975 qua những điểm mốc cách tân, vừa tổng kết vừa đặt ra vấn đề cho tương lai văn học, ông viết “Văn học đang muốn trở nên đa dạng hơn. Đang có những cố gắng tìm cách nói mới để soi rọi được hiện thực xã hội ngày càng trở nên hết sức phức tạp.” [217;180]. Như vậy, mặc dù tính cách tân của văn xuôi trong vận động chung của văn học Việt Nam sau 1975 đã được đánh giá tổng quát theo những hướng tiếp cận khác nhau, sự đa dạng cũng đã được đề cập đến, song hầu như chưa có trực tiếp bàn đến đặc trưng đa dạng hoá, với những phẩm chất thẩm mĩ cụ thể. 2.2. Hướng nghiên cứu thẩm mĩ, sự chuyển đổi các phạm trù thẩm mĩ, đã xuất hiện trong những phân tích về vị thế, tính chất của cái bi và cái hài. Trong bài viết Nhìn lại những bước đi, lắng nghe những tiếng nói, La Khắc Hoà đã so sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa văn học trước và sau 1975: “Trước 1975, văn học sử thi đặt ra những vấn đề mang tầm vóc lịch sử, liên quan tới vận mệnh và sự sống còn của cả dân tộc. Nó bổ đôi thế giới, chia thế giới thành hai nửa địch và ta đối đầu với nhau như nước với lửa, sống với chết.”, “Khi tiếng nói sử thi lắng xuống, thì tiếng nói thế sự vang lên.”, “Văn học sau 1975 nói thật to cái sai, cái xấu và cả cái ác trong nội bộ chúng ta, giữa chúng ta với nhau.”[217;61-62]. Nhà nghiên cứu đã chỉ ra những điểm đổi mới của văn học sau 1975 ở những phạm trù thẩm mĩ cụ thể: “Không nên nghĩ, văn học sau 1975 chỉ nói tới cái phàm tục dơ dáng, méo mó nghịch dị.”, “Sau 1975, văn học nói rất to về vẻ đẹp phồn thực của cuộc đời trần thế.”[217;63]. Nhà nghiên cứu cho rằng trước 1975, văn học sử thi nói tới cái đẹp, cái hùng là để khẳng định sự hợp lí tuyệt đối của tồn tại, khác với văn học sau 1975, khi tiếng nói thế sự vang lên đãi làm nổi bật sự vô lí, phi lí hiện đang tồn tại trên đời. Từ những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả bài viết đã khái quát hết sức sâu sắc: “Mọi thiết chế xã hội được bày ra, tất thảy đều chật hẹp hơn khát vọng nhân bản miên viễn của nhân loại. Cái bi, cái hài của cõi nhân sinh có cả ở đấy, mọi sự thanh cao giữa cõi đời trần tục. Càng đi tìm cái đẹp, cái đẹp càng tuột khỏi tầm tay, và ta thì hoá thành ma quỷ hoà trộn vào môi trường tồn tại của chính bản thân mình. Cho nên, dù viết về cái méo mó, nghịch dị, tà nguỵ ma quái, hay cái đẹp, cái xinh, thì văn học thế sự sau 1975 vẫn là tiếng nói thể hiện khát vọng đổi mới xã hội của nhân dân.”, “Văn học đổi mới không thể cất lên thành tiếng hát. Cái vô lí, phi lí, chất văn xuôi và vẻ đẹp của đời sống phồn tạp chỉ có thể hoá thân vào tiếng cười trào tiếu, giễu nhại để văn học thế sự biến thành tiếng nói nghệ thuật.”, “Sau 1975, văn học thế sự chuyển tiếng nói thành tiếng cười trào tiếu, giễu nhại. Tiếng cười giễu nhại, trào tiếu mở đường cho văn xuôi phát triển, tạo môi trường để văn xuôi nói to hơn thơ.”[217;64-66-69]. Như vậy, sự so sánh lịch sử thẩm mĩ đã đưa đến những nhận định thuyết phục, khá toàn diện về hệ thống thẩm mĩ mới của văn học sau 1975 nói chung, văn xuôi nói riêng. Từ bài viết này, vấn đề đa dạng hoá thẩm mĩ đã được xới xáo, gợi mở. Phong Lê, trong bài Văn học Việt Nam trước và sau 1975 – nhìn từ yêu cầu phản ánh hiện thực trực diện hơn khi đề cập đến những biểu hiện thẩm mĩ của văn học đổi mới trong sự so sánh lịch sử. Tác giả đưa ra định đề “Cái hài bên cái bi và một giai đoạn mới của văn học” để khái quát đặc trưng thẩm mĩ nổi bật của văn học sau 1975 nói chung, văn xuôi nói riêng. Ông viết: “Thế nhưng dẫu toàn bộ nền văn học mới đã chuyển sang âm điệu nghiêm trang, thì cuộc sống, trong lẽ tồn tại bình thường của nó lúc nào cũng cần có cái hài và tiếng cười.”. Ông cho rằng sự “nghiêm trang” của văn học cách mạng “dần dần trở thành không tự nhiên”, bởi “cái cười, nhu cầu cười” là một nhu cầu bình thường của cuộc sống: “Nhu cầu trở lại bình thường ấy dường như đã diễn ra vào thập niên cuối của thế kỉ XX, tính từ công cuộc đổi mới.”. Phong Lê cũng đã nói đến một “hệ thẩm mĩ mới”, và theo ông cái hài và cái bi chính là một cặp tạo nên sự cân đối, hài hoà cho hệ thẩm mĩ mới ấy: “Nhưng bên cái hài còn cái bi? Cũng đã quá lâu trong văn học chúng ta vắng thiếu hẳn cái bi, mà chỉ ưu tiên cho cái mực thước, nghiêm trang, trong khi nó chính là sự tồn tại hai mặt và nhiều mặt của cuộc sống con người; và do vậy, nó cũng có quyền chính đáng được tồn tại. Nếu có cái bi, ta chỉ cho phép nó tồn tại ở dạng bi kịch lạc quan. Nhưng bi còn là buồn, là thất vọng, là thất bại. Ta sợ con người vì thế mà nhụt chí. Nhưng cuộc sống lúc nào cũng vậy, nếu có cả vui và buồn thì cái buồn vẫn cứ tồn tại.”[217;94-95]. Cái bi và cái hài cũng đã được Nguyễn Thị Bình nói đến như một trong những biểu hiện của “xu hướng nhạt dần chất sử thi tăng dần chất tiểu thuyết” của văn xuôi sau 1975: “Nhiều người nhận xét rằng văn xuôi nước ta từ 1945 – 1975 né tránh cái bi, kể cả cái bi hùng, bi tráng. Điều đó có lí do chính đáng ở hoàn cảnh lịch sử cụ thể và phần nào cả ở một quan niệm còn hẹp hòi về văn học. Thực tế, cảm hứng sử thi, nhìn nhận, đánh giá hiện thực theo tiêu chí cộng đồng cũng khó có chỗ đứng cho những cái bi.”. Theo đó, tác giả này nói đến “bi kịch của cá nhân bị những lực lượng giả danh cộng đồng đè bẹp”, “bi kịch khủng hoảng niềm tin”, “bi kịch của nghệ thuật chân chính không tìm được tri âm”, “bi kịch hạnh phúc”[28;103]. Còn cái hài được Nguyễn Thị Bình lưu ý là cái hài đời, không phải chất hài hước. Nói đến sự đổi mới cái nhìn đối với chiến tranh, Trần Đình Sử từng cho rằng: “Văn học đã nói nhiều tới tính chính nghĩa, tính anh hùng, tính cách mạng của cuộc chiến tranh nh¬ưng ch¬ưa có gì đáng kể về tính tàn bạo, tính huỷ diệt, bi thảm của nó, những tính chất không chỉ thể hiện ở cái chết nơi chiến trận, mà còn mở rộng thành cái chết trong tâm hồn Có thể nói các tác giả đã lộn trái cuộc chiến tranh ra, để ta đư¬ợc nhìn vào cái phía trong bị che khuất, để lấp một chỗ trống ch-ưa đư¬ợc lấp”[289]. Nhà văn Hồ Phương bàn đến “sự trở về nguyên lí: “Văn học là nhân học”” với sự khai thác cái bi trong văn học sau 1975: “Để đi sâu vào số phận con người, không ít tác giả đã chăm chú viết về các bi kịch cá nhân nằm trong bi kịch chung của dân tộc trong cuộc chiến. Qua những bi kịch ấy, tính cách và bản ngã của con người đã được bộc lộ rõ”, “càng đi sâu vào con người, văn học ta càng gần tới bản chất của cuộc sống, do đó tính nhân văn cũng cao hơn.”[294;134]. Tôn Phương Lan đã gián tiếp nói đến cái bi trong văn xuôi sau 1975 trong sự so sánh với cái hùng trong văn học chiến tranh như một sự đổi mới về hướng tiếp cận đối với hiện thực: “Cái hào hùng của chiến tranh không còn là đối tượng duy nhất để quan sát và miêu tả. Tinh thần của cuộc chiển tranh như là cái cốt lõi làm nên tính tư tưởng của nhiều tác phẩm sáng giá và điều đó không hề hạn chế việc các nhà văn có thể đi sâu vào những mất mát, đau thương của dân tộc, của các số phận người dân.”[293;425]. Có ý kiến lại cho rằng không nên tuyệt đối hoá khi đem cái bi ra để đối lập với thẩm mĩ của văn học chiến tranh. Chẳng hạn như ý kiến của Nguyễn Tri Nguyên trong bài Cân bằng và hướng nội – một xu hướng của văn học thời kì đổi mới: “nhà văn trình bày cái ngày thường và nỗi đau của con người trong tương quan với chủ nghĩa anh hùng từ cái nhìn của những vấn đề xã hội hiện thời (tác phẩm của Lê Lựu, Triệu Bôn, Nguyễn Trí Huân, Chu Lai, Khuất Quang Thuỵ.) (.) Khuynh hướng tìm sự cân bằng và hướng tới sự hài hoà trong sự phát triển của văn học, không có nghĩa là, trong chiến tranh người ta môi tả cái hùng, còn trong thời bình thì mô tả cái bi, hoặc cường điệu cái bi. Khuynh hướng này đòi hỏi mô tả cuộc sống con người trong chiến tranh, trung thực và có tính nghệ thuật, trên con đường dẫn tới chủ nghĩa anh hùng cũng như phải trải qua những trạng huống bi kịch.”[293;202]. Cái hài trong văn xuôi đổi mới cũng đã được chú ý. Tiêu biểu là nhận định của Lã Nguyên trong tiểu luận Những dấu hiệu của Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài. Nhà nghiên cứu đã đặt ra vấn đề khái quát về bản chất của văn học đổi mới từ phạm trù “hậu hiện đại”: “muốn khái quát quy luật vận động của văn học Việt Nam sau 1975, có lẽ phải tìm đến một số phạm trù mĩ học mang ý nghĩa tổng thể. Một phạm trù mang ý nghĩa tổng thể như thế, tôi nghĩ, giờ đây chỉ có thể là phạm trù “hậu hiện đại”. Từ một cách tiếp cận như thế, Lã Nguyên đã phát biểu quan điểm về những biểu hiện độc đáo của văn xuôi sau 1975: “Có thể gọi Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn của những câu chuyện về cái “trớ trêu”. Từ trong chiều sâu mạch văn, người đọc thấy toát lên một tinh thần cốt lõi: “trớ trêu” vừa là chuyện cực kì tàn nhẫn, vừa là chuyện nực cười: nực cười trước cái vô lí, phi lí gợi ra cảm giác về cái vô nghĩa của đời sống. Nguyễn Huy Thiệp có truyện ngắn Đời thế mà vui. Tôi nghĩ, những cái nhan đề như “Nực cười”, hoặc “Đời thế mà vui” hoàn toàn phù hợp với nội dung có dễ đến quá nửa số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. ý tôi muốn nói, phạm trù thẩm mĩ trung tâm trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là cái hài hước, nghịch dị. Đây là chỗ khác nhau cơ bản giữa Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài so với các nhà văn đổi mới văn học theo hướng phản sử thi.”[136]. Như vậy, từ cái hài và cái phi lí, nhà nghiên cứu đã chỉ ra hai khuynh hướng thẩm mĩ cơ bản của văn xuôi sau 1975. Một lần nữa, nhà nghiên cứu đã lột tả đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi sau 1975 và gợi ra vấn đề sự tương tác thẩm mĩ giữa các phạm trù khác nhau. Cùng với hướng tiếp cận này, Đào Tuấn ảnh đã có những lí giải thuyết phục về cơ sở xuất hiện của yếu tố hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam khi tiến hành so sánh tương đồng với văn xuôi Nga. Từ đó, tác giả của bài viết Những yếu tố Hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam qua so sánh với văn xuôi Nga nhận định: “Tính “suồng sã” chính là “đích danh thủ phạm” gây nên sự bất bình, phản kháng của người đọc cùng thời (kể cả người đọc lí tưởng – nhà lí luận, phê bình), vốn quen với nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đoan trang không biết cười, đối với các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài.”[10]. Cái hài trong văn xuôi Việt Nam cũng đã được tìm hiểu trong luận văn Tiếng cười trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Thị Thuý Hằng. Tác giả luận văn đã bàn đến cái hài trên cơ sở các vấn đề: tiếng cười trong truyền thống văn học dân tộc; tiếng cười và cảm hứng phê phán; tiếng cười và nhu cầu đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, tư tưởng; tiếng cười và nghệ thuật trần thuật. Tác giả kết luận rằng tiếng cười “phản ánh khát vọng dân chủ và quy luật phát triển theo hướng dân chủ hoá của văn học, xác lập tư thế mới của nhà văn và bạn đọc”, “Bằng tiếng cười, văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng đã phản ánh một trình độ nhận thức đời sống có chiều sâu, những trăn trở mang tinh thần công dân tích cực trước tình trạng tha hoá của con người.”[115;123]. Tuy nhiên, cái hài – tiếng cười đã không được tiếp cận trong quan điểm đa dạng hoá thẩm mĩ, vì thế những sắc thái và ý vị sâu sắc của cái hài trong tương tác với các phẩm chất thẩm mĩ khác chưa được chú ý làm rõ. Tóm lại, các phạm trù thẩm mĩ cơ bản tạo nên phẩm chất thẩm mĩ mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975 bước đầu đã được đề cập. Có một số công trình đã chuyên biệt đi vào nghiên cứu các phạm trù thẩm mĩ song chưa đặt trong cái nhìn về bản chất đa dạng hoá của hệ thống thẩm mĩ mới. Các ý kiến chủ yếu xoay quanh hai phạm trù cái bi và cái hài như là sự khác biệt giữa văn xuôi trước và sau 1975. Có ý kiến đã đẩy đến việc xem xét những yếu tố thẩm mĩ độc đáo từ cái hài và cái phi lí. Nhìn chung, hệ thống thẩm mĩ mới của văn xuôi sau 1975 vẫn chưa được tiếp cận nghiên cứu một cách chuyên biệt và toàn diện. Chúng tôi sẽ kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài để tiến tới làm rõ Sự đa dạng hoá thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án lấy văn xuôi Việt Nam sau 1975 làm đối tượng khảo sát. Có thể xem toàn bộ văn học sau 1975 là khách thể nghiên cứu của luận án và cũng có thể quan niệm văn xuôi sau 1975 là cấp độ khách thể hẹp hơn của đề tài. Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ giá trị thẩm mĩ mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975 với những biểu hiện cụ thể ở các phạm trù cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái cảm thương, cái hài, cái phi lí. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi chọn các tác phẩm thuộc hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn của các tác giả tiêu biểu cho văn xuôi Việt Nam từ sau 1975, nhất là kể từ sau 1986 cho đến khoảng 2006, làm đối tượng khảo sát chính. Đó là những tác phẩm đạt giải hoặc những tác phẩm được dư luận chú ý, đánh giá cao. Các mốc thời gian 1986, 1991 hoặc 1995 cơ bản đã được thống nhất như là những điểm phân chặng vận động của văn học nói chung, văn xuôi sau 1975 nói riêng. Mốc 2006 là thời điểm trọn vẹn hai mươi năm kể từ khi bắt đầu thời kì đổi mới và cũng là điểm dừng bao quát phù hợp với quy phạm thời gian hoàn thành luận án. Tiểu thuyết và truyện ngắn không phải toàn bộ nội hàm của khái niệm văn xuôi. Nhưng rõ ràng, đây là hai thể loại trung tâm làm nên diện mạo của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Ngoài ra còn có kí sự, tuỳ bút. những thành tố góp phần tạo nên vận động đổi mới. Chúng tôi không loại trừ song chỉ mở rộng khảo sát đến chúng trong những trường hợp cần thiết, ở những phẩm chất thẩm mĩ mà các thể loại này có đóng góp quan trọng. Thực tiễn văn học luôn phong phú, đa dạng hơn hệ thống lí thuyết về văn học, nhất là văn học ở những giai đoạn diễn ra chuyển biến mạnh mẽ. Nghiên cứu sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975 tất nhiên cũng gặp phải những khó khăn trên phương diện lí thuyết. Bởi lẽ, những phẩm chất thẩm mĩ mới cần phải được định danh bằng các phạm trù lí thuyết; trong khi, một mặt có những phạm trù lí thuyết phổ biến, với nội hàm vốn đã được định hình từ lâu trong lịch sử (như cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài), trên thực tế vận dụng, đã bộc lộ những hạn chế so với sự đa dạng, cái mới mẻ của thực tiễn, mặt khác có những phạm trù chưa được sử dụng phổ biến, chưa được nghiên cứu thấu đáo nên việc vận dụng vào thực tiễn sẽ gặp nhiều trở ngại (như cái cảm thương, cái phi lí). Với thực trạng này, để có thể thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn hướng xử lí như sau: 1/Đối với những phạm trù đã phổ biến, chúng tôi sẽ linh hoạt trong việc cập nhật, bổ sung sao cho phù hợp với phẩm chất thẩm mĩ của đối tượng nghiên cứu; 2/Đối với những phạm trù còn chưa phổ biến, chúng tôi sẽ cố gắng nắm bắt trên cơ sở những nhận định đã có với các trường hợp ứng dụng đã được tiến hành. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài cụ thể này cũng là một dịp để thử nghiệm trong khả năng có thể góp phần làm sáng tỏ thêm các khái niệm từ thực tiễn. Chúng tôi quan niệm đặc trưng thẩm mĩ của một đối tượng nào đó được biểu hiện ra ở các phạm trù thẩm mĩ và ở mối tương tác, chuyển hoá giữa các phạm trù trong hệ thống thẩm mĩ. Để thấy được sự đổi mới thẩm mĩ của văn xuôi sau 1975, không thể không đặt nó trong cái nhìn so sánh lịch sử. Vì vậy, việc đối chiếu với đặc trưng thẩm mĩ của văn học trước 1975 sẽ được thực hiện theo mục tiêu cụ thể của từng vấn đề. 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục tiêu của đề tài Phân tích, khái quát về sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975 theo các phạm trù thẩm mĩ và tương tác, chuyển hoá giữa các phạm trù. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khảo sát các tác phẩm văn xuôi tiêu biểu từ sau 1975 đến 2006; phân tích, khái quát các phẩm chất thẩm mĩ nổi bật. - Xác định các khái niệm công cụ: đa dạng thẩm mĩ, cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái cảm thương, cái hài, cái phi lí. - Trình bày các luận điểm về sự đa dạng hoá thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích thẩm mĩ: Để làm rõ sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975, không thể không phân tích những phẩm chất thẩm mĩ của nó. Phương pháp phân tích thẩm mĩ có thể được vận dụng đối với nhiều cấp độ của đối tượng và chỉ có thể được tiến hành khi kết hợp với các phương pháp khác. - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Thi pháp học hiện đại đã được ứng dụng nghiên cứu thành công ở Việt Nam. Văn học, qua sự cắt nghĩa thi pháp đã bộc lộ được bản chất sáng tạo trong tính quan niệm, giá trị sâu sắc của bản thể văn chương. Những biểu hiện của thi pháp tác phẩm, tác giả, lịch sử văn học. là căn cứ để xác thực những biểu hiện thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975. - Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu sự đa dạng cần đồng thời với một cái nhìn về hệ thống thẩm mĩ mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Cái nhìn hệ thống cũng sẽ giúp chúng tôi lí giải sự tương tác, chuyển hoá giữa các phẩm chất thẩm mĩ. Ngoài ra chúng tôi sử dụng các phương pháp khác như so sánh, phân loại, thuyết minh, như những thao tác thường xuyên. 6. Những đóng góp mới của luận án (1) Lần đầu tiên phân tích trực tiếp sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Từ đó, chỉ ra những biểu hiện nổi bật của văn xuôi Việt Nam sau 1975 ở từng phạm trù thẩm mĩ, qua đó khẳng định về bản chất đổi mới của nó. Qua việc nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ của văn xuôi đem đến những cơ sở mới cho việc lí giải sự đổi mới cùng vận động tiếp diễn của văn học Việt Nam kể từ sau 1975. (2) Bước đầu hệ thống hoá các khái niệm lí thuyết về thẩm mĩ và góp phần làm rõ hơn các khái niệm đó trong quá trình vận dụng vào phân tích một đối tượng cụ thể. (3) Kết quả nghiên cứu có thể dùng cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy bộ môn lí luận văn học, văn học Việt Nam hiện đại. 7. Giới thiệu bố cục luận án Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được cấu trúc thành 4 chương: - Chương 1 (Từ trang 19 đến trang 46): Sự thay đổi hệ thống giá trị thẩm mĩ trong văn học Việt Nam sau 1975; - Chương 2 (Từ trang 47 đến trang 95): Các sắc điệu của cái đẹp và cái cao cả trong văn xuôi Việt Nam sau 1975; - Chương 3 (Từ trang 96 đến trang 137): Các hình thái của cái bi và cái cảm thương trong văn xuôi Việt Nam sau 1975; - Chương 4 (Từ trang 138 đến trang 185 ): Những biểu hiện của cái hài và cái phi lí trong văn xuôi Việt Nam sau 1975.

doc198 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6372 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Văn học Việt Nam kể từ sau 1975 đã bước sang một thời kì mới, với sự bừng nở của văn xuôi. Đặc biệt là từ giữa thập kỉ 80, khi ý thức văn hoá mới hình thành, hệ hình giá trị biến đổi thì văn học đã thực sự chuyển sang một hình thái khác trước đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử văn học dân tộc. Văn xuôi đóng vai trò chủ đạo trong bước ngoặt của dòng chảy hiện đại ấy. Tuy vậy, cho đến nay tình hình nghiên cứu văn xuôi thời kì này đang còn hết sức bề bộn. Thực trạng ấy, trước hết có nguyên nhân từ chính sự phức tạp của thực tiễn văn học. Sự đổi mới diễn ra sôi nổi song cũng rất phức tạp, vận động tiếp diễn còn trải qua hết thế kỉ XX và chưa ngưng nghỉ trong những năm đầu thế kỉ XXI này. Mặt khác, nhận thức về lí thuyết phương pháp nghiên cứu càng ngày càng được đổi mới. Sự đa dạng của phương pháp đem lại sinh khí mới cho nghiên cứu đồng thời cũng đặt ra nhiều thử thách và cần có thời gian thử nghiệm. Có thể nói, văn xuôi Việt Nam sau 1975 vẫn đang là một đối tượng cần được tiếp tục nghiên cứu trên nhiều phương diện. 1.2. Sáng tạo văn học là sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ. Văn học đổi mới, tất nhiên các giá trị thẩm mĩ không thể không thay đổi. Sự đổi mới của văn học Việt Nam sau 1975 nói chung, văn xuôi nói riêng càng chứng tỏ mạnh mẽ cho quy luật đó. Vì vậy, muốn nắm bắt được đặc trưng của văn xuôi thời kì văn học này không thể không nghiên cứu hệ thống thẩm mĩ mới của nó. Tiếp cận văn xuôi Việt Nam sau 1975 trên phương diện thẩm mĩ là một hướng nghiên cứu mới. Bản thân sự đang dạng của văn xuôi thời kì này đòi hỏi chúng ta phải cởi mở, linh hoạt trong quan điểm nghiên cứu. Các khái niệm, phạm trù lí thuyết thẩm mĩ vốn đã được định hình từ lâu trong lịch sử cần phải được bổ sung, phong phú thêm để đáp ứng thực tế đó. Nghiên cứu sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi sau 1975, như vậy cũng sẽ tạo ra những cơ hội tìm tòi, vận dụng, qua đó nâng cao sự hiểu biết cũng như tích cực hơn trong thử nghiệm, cập nhật những tri thức lí thuyết mới. ở phương diện thực tiễn nghiên cứu, mặc dù việc nắm bắt những phẩm chất thẩm mĩ mới tất yếu đã được tiến hành trong quá trình đánh giá, khái quát về bản chất đổi mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Có khi việc phân tích những biểu hiện thẩm mĩ mới của văn xuôi thời kì này đã được chú ý ở những khía cạnh nhất định. Nhưng cho đến nay chưa có công trình nào đi vào nghiên cứu chuyên biệt sự chuyển đổi hệ thống thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Hơn nữa, mọi nỗ lực nhằm trả lời câu hỏi Đâu là đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975? không chỉ có ý nghĩa với quá khứ văn học mà còn giúp ra nhận thức cái bây giờ, đang tiếp diễn của xu hướng thẩm mĩ hiện tại trong văn xuôi, từ đó góp phần tìm lời giải cho những câu hỏi lớn của văn học đương đại, của thị hiếu và hoạt động tiếp nhận thẩm mĩ hiện đại. 1.3. Văn xuôi Việt Nam sau 1975 có mặt ở hầu hết các chương trình giáo dục: từ Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông đến Cao đẳng, Đại học chuyên ngành Ngữ văn hoặc có liên quan như Việt Nam học... Những kết quả nghiên cứu đã có vẫn cần được tiếp tục mở rộng, đào sâu để phục vụ tốt hơn cho các nhiệm vụ giáo dục nói trên. Như vậy, về nhu cầu ứng dụng, nghiên cứu đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi thời kì này là rất lớn, đòi hỏi người học, người nghiên cứu và giảng dạy đối tượng văn học này phải có thêm những góc nhìn về đặc điểm, thành tựu của một thời kì văn học đang còn mang tính thời sự; qua đó, tích cực hoá hoạt động đối chiếu, kiểm nghiệm, điều chỉnh, làm giàu thêm những kinh nghiệm, những tri thức lí luận trên cơ sở một đối tượng ứng dụng mới. Từ những lí do trên, có thể khẳng định việc nghiên cứu đề tài Sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975 là có tính cấp thiết cả về thực tiễn và lí luận. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Vấn đề Sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975 là một đề tài nghiên cứu mới. Văn xuôi Việt Nam sau 1975 đã được nghiên cứu ở những phương diện tổng quan. Những nghiên cứu ở cấp độ cụ thể chủ yếu về thi pháp tác giả, tác phẩm. Có một số chuyên luận, luận văn, bài nghiên cứu trực tiếp bàn đến đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi giai đoạn này nhưng chỉ ở phạm vi từng vấn đề cục bộ. 2.1. Văn xuôi Việt Nam sau 1975 đã được quan tâm nghiên cứu trên những phương diện tổng quát và sự đa dạng, những đổi mới hệ thống giá trị của nó đã bước đầu được đề cập đến. Đời sống văn học đã trải qua hơn ba mươi năm sau ngày giải phóng thống nhất đất nước. Văn xuôi trở thành một bộ phận chủ lưu trong dòng chảy đổi mới kể từ sau 1975. Tính đa dạng của văn xuôi đã được đề cập đến ở nhiều phương diện. Năm 1995, trong Hội thảo Việt Nam nửa thế kỉ văn học, trong tham luận Bước tiếp chặng đường nửa thế kỉ văn học cách mạng Việt Nam, Diệp Minh Tuyền đã mạnh mẽ khẳng định: “Đổi mới văn học đích thực là quá trình đa dạng hoá văn học”[293;277]. Tuy nhiên, đa dạng hoá ra sao thì tác giả tham luận này chưa nói rõ. Nguyễn Văn Long trong bài Về cách tiếp cận để đánh giá văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám khái quát: “Từ sau tháng 4 – 1975, nhất là từ giữa thập kỉ 80 trở lại đây, những biến đổi to lớn của đời sống xã hội đã đưa đến sự thay đổi các thang chuẩn quan trọng khi nhìn nhận các giá trị của cuộc sống và của cả văn học nghệ thuật.”, “Con người được mô tả trong tất cả tính đa dạng, đa chiều của nó đã tạo thành nét chính trong sự định hướng về giá trị văn học của công chúng hôm nay. Nói khác đi, tinh thần dân chủ và cảm hứng nhân bản là những đặc điểm nổi bật của văn học thời kì đổi mới.”[294;22]. Trong một bài viết khác gần đây hơn, nhà nghiên cứu tiếp tục chỉ ra những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ sau 1975: “Văn học vận động theo hướng dân chủ hoá”, “Sự thức tỉnh ý thức cá nhân trên cơ sở tinh thần nhân bản là nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo, bao trùm của nền văn học từ sau 1975”, “Văn học phát triển phong phú, đa dạng, hướng tới tính hiện đại”. Ông đã đề cập đến sự đa dạng của văn học ở các bình diện “đa dạng về đề tài, phong phú về thể loại, nhiều tìm tòi về thủ pháp nghệ thuật, đa dạng về phong cách và khuynh hướng thẩm mĩ.”[217;16]. Từ đó, tác giả đã bàn cụ thể hơn về đặc điểm của văn xuôi, cho rằng văn xuôi sau 1975 có “khuynh hướng nhận thức lại”, “Khám phá đời sống muôn vẻ trong cái hằng ngày, trong các quan hệ thế sự và đời tư” và nhận định về những đổi mới của văn xuôi đã “mở rộng quan niệm về hiện thực đi liền với đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, đổi mới nghệ thuật trần thuật và ngôn ngữ, giọng điệu”[217;18-19]. Từ sự phân tích lịch sử ý thức văn hoá của văn học cách mạng Việt Nam sau 1945, Trần Đình Sử nhận định: “Trong thời kì đổi mới, xây dựng đất nước trong điều kiện hoà bình, mở rộng giao lưu, kinh tế thị trường các giá trị cộng đồng dân tộc vẫn còn nguyên ý nghĩa. Nhưng mặt khác hệ thống giá trị của văn học cách mạng thời kì qua không còn đáp ứng đầy đủ nhu cầu văn hoá mở rộng đa dạng của thời bình.”[348;307]. Ông cho rằng “văn học sau 1975, nhất là sau 1987 có một sự bùng nổ về ý thức cá tính nhằm lập lại thế cân bằng giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng. Sự tiến bộ của văn học là một quá trình không ngừng làm giàu mãi lên những phẩm chất mới, không ngừng khơi sâu, mở rộng thêm quan niệm về con người và hiện thực.”[294;35]. Nguyễn Thị Bình trong bài Mấy nhận xét về nhân vật của văn xuôi Việt Nam sau 1975 đưa ra nhận định về sự đa dạng của văn xuôi từ góc độ quan niệm nghệ thuật: “Từ năm 1986 trở đi, sự đổi mới văn xuôi mới thật sự diễn ra ở bề sâu với một quan niệm đa dạng, nhiều chiều về đời sống.”[294;219]. Cũng tác giả này trong luận án Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 đã đề cập đến tính nhiều khuynh hướng của văn xuôi đổi mới trong so sánh với văn xuôi trước 1975: “Văn xuôi từ sau 1975 dần dần xuất hiện tính nhiều khuynh hướng do những tư tưởng khác nhau về hiện thực.”, “Một quan niệm đa dạng và nhiều chiều về con người cũng phù hợp với tinh thần tư duy của thời đại khoa học và tạo điều kiện cho văn học nước ta hoà nhập với văn học thế giới.”[28;23-86]. Đôi chỗ, tác giả luận án có gợi đến sự đa dạng thẩm mĩ: “một quan niệm của thời đại có khả năng dung nạp nhiều giá trị thẩm mĩ khác nhau, nhiều yếu tố cách tân, cải biến, kể cả một số yếu tố vốn lạ lẫm với kinh nghiệm truyền thống.”, “các nhà văn đã bước đầu xác lập được một hệ thống tiêu chí giá trị phù hợp với con người trong thời đại mới”[28;42-86]. Nguyên Ngọc, trong bài Văn xuôi Việt Nam hiện nay – lôgic quanh co của các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng, đã phân tích dòng chảy của văn xuôi sau 1975 qua những điểm mốc cách tân, vừa tổng kết vừa đặt ra vấn đề cho tương lai văn học, ông viết “Văn học đang muốn trở nên đa dạng hơn. Đang có những cố gắng tìm cách nói mới để soi rọi được hiện thực xã hội ngày càng trở nên hết sức phức tạp.” [217;180]. Như vậy, mặc dù tính cách tân của văn xuôi trong vận động chung của văn học Việt Nam sau 1975 đã được đánh giá tổng quát theo những hướng tiếp cận khác nhau, sự đa dạng cũng đã được đề cập đến, song hầu như chưa có trực tiếp bàn đến đặc trưng đa dạng hoá, với những phẩm chất thẩm mĩ cụ thể. 2.2. Hướng nghiên cứu thẩm mĩ, sự chuyển đổi các phạm trù thẩm mĩ, đã xuất hiện trong những phân tích về vị thế, tính chất của cái bi và cái hài. Trong bài viết Nhìn lại những bước đi, lắng nghe những tiếng nói, La Khắc Hoà đã so sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa văn học trước và sau 1975: “Trước 1975, văn học sử thi đặt ra những vấn đề mang tầm vóc lịch sử, liên quan tới vận mệnh và sự sống còn của cả dân tộc. Nó bổ đôi thế giới, chia thế giới thành hai nửa địch và ta đối đầu với nhau như nước với lửa, sống với chết.”, “Khi tiếng nói sử thi lắng xuống, thì tiếng nói thế sự vang lên.”, “Văn học sau 1975 nói thật to cái sai, cái xấu và cả cái ác trong nội bộ chúng ta, giữa chúng ta với nhau.”[217;61-62]. Nhà nghiên cứu đã chỉ ra những điểm đổi mới của văn học sau 1975 ở những phạm trù thẩm mĩ cụ thể: “Không nên nghĩ, văn học sau 1975 chỉ nói tới cái phàm tục dơ dáng, méo mó nghịch dị.”, “Sau 1975, văn học nói rất to về vẻ đẹp phồn thực của cuộc đời trần thế.”[217;63]. Nhà nghiên cứu cho rằng trước 1975, văn học sử thi nói tới cái đẹp, cái hùng là để khẳng định sự hợp lí tuyệt đối của tồn tại, khác với văn học sau 1975, khi tiếng nói thế sự vang lên đãi làm nổi bật sự vô lí, phi lí hiện đang tồn tại trên đời. Từ những sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả bài viết đã khái quát hết sức sâu sắc: “Mọi thiết chế xã hội được bày ra, tất thảy đều chật hẹp hơn khát vọng nhân bản miên viễn của nhân loại. Cái bi, cái hài của cõi nhân sinh có cả ở đấy, mọi sự thanh cao giữa cõi đời trần tục. Càng đi tìm cái đẹp, cái đẹp càng tuột khỏi tầm tay, và ta thì hoá thành ma quỷ hoà trộn vào môi trường tồn tại của chính bản thân mình. Cho nên, dù viết về cái méo mó, nghịch dị, tà nguỵ ma quái, hay cái đẹp, cái xinh, thì văn học thế sự sau 1975 vẫn là tiếng nói thể hiện khát vọng đổi mới xã hội của nhân dân.”, “Văn học đổi mới không thể cất lên thành tiếng hát. Cái vô lí, phi lí, chất văn xuôi và vẻ đẹp của đời sống phồn tạp chỉ có thể hoá thân vào tiếng cười trào tiếu, giễu nhại để văn học thế sự biến thành tiếng nói nghệ thuật.”, “Sau 1975, văn học thế sự chuyển tiếng nói thành tiếng cười trào tiếu, giễu nhại. Tiếng cười giễu nhại, trào tiếu mở đường cho văn xuôi phát triển, tạo môi trường để văn xuôi nói to hơn thơ.”[217;64-66-69]. Như vậy, sự so sánh lịch sử thẩm mĩ đã đưa đến những nhận định thuyết phục, khá toàn diện về hệ thống thẩm mĩ mới của văn học sau 1975 nói chung, văn xuôi nói riêng. Từ bài viết này, vấn đề đa dạng hoá thẩm mĩ đã được xới xáo, gợi mở. Phong Lê, trong bài Văn học Việt Nam trước và sau 1975 – nhìn từ yêu cầu phản ánh hiện thực trực diện hơn khi đề cập đến những biểu hiện thẩm mĩ của văn học đổi mới trong sự so sánh lịch sử. Tác giả đưa ra định đề “Cái hài bên cái bi và một giai đoạn mới của văn học” để khái quát đặc trưng thẩm mĩ nổi bật của văn học sau 1975 nói chung, văn xuôi nói riêng. Ông viết: “Thế nhưng dẫu toàn bộ nền văn học mới đã chuyển sang âm điệu nghiêm trang, thì cuộc sống, trong lẽ tồn tại bình thường của nó lúc nào cũng cần có cái hài và tiếng cười.”. Ông cho rằng sự “nghiêm trang” của văn học cách mạng “dần dần trở thành không tự nhiên”, bởi “cái cười, nhu cầu cười” là một nhu cầu bình thường của cuộc sống: “Nhu cầu trở lại bình thường ấy dường như đã diễn ra vào thập niên cuối của thế kỉ XX, tính từ công cuộc đổi mới...”. Phong Lê cũng đã nói đến một “hệ thẩm mĩ mới”, và theo ông cái hài và cái bi chính là một cặp tạo nên sự cân đối, hài hoà cho hệ thẩm mĩ mới ấy: “Nhưng bên cái hài còn cái bi? Cũng đã quá lâu trong văn học chúng ta vắng thiếu hẳn cái bi, mà chỉ ưu tiên cho cái mực thước, nghiêm trang, trong khi nó chính là sự tồn tại hai mặt và nhiều mặt của cuộc sống con người; và do vậy, nó cũng có quyền chính đáng được tồn tại. Nếu có cái bi, ta chỉ cho phép nó tồn tại ở dạng bi kịch lạc quan. Nhưng bi còn là buồn, là thất vọng, là thất bại. Ta sợ con người vì thế mà nhụt chí. Nhưng cuộc sống lúc nào cũng vậy, nếu có cả vui và buồn thì cái buồn vẫn cứ tồn tại...”[217;94-95]. Cái bi và cái hài cũng đã được Nguyễn Thị Bình nói đến như một trong những biểu hiện của “xu hướng nhạt dần chất sử thi tăng dần chất tiểu thuyết” của văn xuôi sau 1975: “Nhiều người nhận xét rằng văn xuôi nước ta từ 1945 – 1975 né tránh cái bi, kể cả cái bi hùng, bi tráng. Điều đó có lí do chính đáng ở hoàn cảnh lịch sử cụ thể và phần nào cả ở một quan niệm còn hẹp hòi về văn học. Thực tế, cảm hứng sử thi, nhìn nhận, đánh giá hiện thực theo tiêu chí cộng đồng cũng khó có chỗ đứng cho những cái bi.”. Theo đó, tác giả này nói đến “bi kịch của cá nhân bị những lực lượng giả danh cộng đồng đè bẹp”, “bi kịch khủng hoảng niềm tin”, “bi kịch của nghệ thuật chân chính không tìm được tri âm”, “bi kịch hạnh phúc”[28;103]. Còn cái hài được Nguyễn Thị Bình lưu ý là cái hài đời, không phải chất hài hước. Nói đến sự đổi mới cái nhìn đối với chiến tranh, Trần Đình Sử từng cho rằng: “Văn học đã nói nhiều tới tính chính nghĩa, tính anh hùng, tính cách mạng của cuộc chiến tranh nhưng chưa có gì đáng kể về tính tàn bạo, tính huỷ diệt, bi thảm của nó, những tính chất không chỉ thể hiện ở cái chết nơi chiến trận, mà còn mở rộng thành cái chết trong tâm hồn… Có thể nói các tác giả đã lộn trái cuộc chiến tranh ra, để ta được nhìn vào cái phía trong bị che khuất, để lấp một chỗ trống chưa được lấp”[289]. Nhà văn Hồ Phương bàn đến “sự trở về nguyên lí: “Văn học là nhân học”” với sự khai thác cái bi trong văn học sau 1975: “Để đi sâu vào số phận con người, không ít tác giả đã chăm chú viết về các bi kịch cá nhân nằm trong bi kịch chung của dân tộc trong cuộc chiến. Qua những bi kịch ấy, tính cách và bản ngã của con người đã được bộc lộ rõ”, “càng đi sâu vào con người, văn học ta càng gần tới bản chất của cuộc sống, do đó tính nhân văn cũng cao hơn.”[294;134]. Tôn Phương Lan đã gián tiếp nói đến cái bi trong văn xuôi sau 1975 trong sự so sánh với cái hùng trong văn học chiến tranh như một sự đổi mới về hướng tiếp cận đối với hiện thực: “Cái hào hùng của chiến tranh không còn là đối tượng duy nhất để quan sát và miêu tả. Tinh thần của cuộc chiển tranh như là cái cốt lõi làm nên tính tư tưởng của nhiều tác phẩm sáng giá và điều đó không hề hạn chế việc các nhà văn có thể đi sâu vào những mất mát, đau thương của dân tộc, của các số phận người dân.”[293;425]. Có ý kiến lại cho rằng không nên tuyệt đối hoá khi đem cái bi ra để đối lập với thẩm mĩ của văn học chiến tranh. Chẳng hạn như ý kiến của Nguyễn Tri Nguyên trong bài Cân bằng và hướng nội – một xu hướng của văn học thời kì đổi mới: “nhà văn trình bày cái ngày thường và nỗi đau của con người trong tương quan với chủ nghĩa anh hùng từ cái nhìn của những vấn đề xã hội hiện thời (tác phẩm của Lê Lựu, Triệu Bôn, Nguyễn Trí Huân, Chu Lai, Khuất Quang Thuỵ...) (...) Khuynh hướng tìm sự cân bằng và hướng tới sự hài hoà trong sự phát triển của văn học, không có nghĩa là, trong chiến tranh người ta môi tả cái hùng, còn trong thời bình thì mô tả cái bi, hoặc cường điệu cái bi. Khuynh hướng này đòi hỏi mô tả cuộc sống con người trong chiến tranh, trung thực và có tính nghệ thuật, trên con đường dẫn tới chủ nghĩa anh hùng cũng như phải trải qua những trạng huống bi kịch.”[293;202]. Cái hài trong văn xuôi đổi mới cũng đã được chú ý. Tiêu biểu là nhận định của Lã Nguyên trong tiểu luận Những dấu hiệu của Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài. Nhà nghiên cứu đã đặt ra vấn đề khái quát về bản chất của văn học đổi mới từ phạm trù “hậu hiện đại”: “muốn khái quát quy luật vận động của văn học Việt Nam sau 1975, có lẽ phải tìm đến một số phạm trù mĩ học mang ý nghĩa tổng thể. Một phạm trù mang ý nghĩa tổng thể như thế, tôi nghĩ, giờ đây chỉ có thể là phạm trù “hậu hiện đại”. Từ một cách tiếp cận như thế, Lã Nguyên đã phát biểu quan điểm về những biểu hiện độc đáo của văn xuôi sau 1975: “Có thể gọi Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn của những câu chuyện về cái “trớ trêu”. Từ trong chiều sâu mạch văn, người đọc thấy toát lên một tinh thần cốt lõi: “trớ trêu” vừa là chuyện cực kì tàn nhẫn, vừa là chuyện nực cười: nực cười trước cái vô lí, phi lí gợi ra cảm giác về cái vô nghĩa của đời sống. Nguyễn Huy Thiệp có truyện ngắn Đời thế mà vui. Tôi nghĩ, những cái nhan đề như “Nực cười”, hoặc “Đời thế mà vui” hoàn toàn phù hợp với nội dung có dễ đến quá nửa số truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. ý tôi muốn nói, phạm trù thẩm mĩ trung tâm trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp là cái hài hước, nghịch dị. Đây là chỗ khác nhau cơ bản giữa Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài so với các nhà văn đổi mới văn học theo hướng phản sử thi.”[136]. Như vậy, từ cái hài và cái phi lí, nhà nghiên cứu đã chỉ ra hai khuynh hướng thẩm mĩ cơ bản của văn xuôi sau 1975. Một lần nữa, nhà nghiên cứu đã lột tả đặc trưng thẩm mĩ của văn xuôi sau 1975 và gợi ra vấn đề sự tương tác thẩm mĩ giữa các phạm trù khác nhau. Cùng với hướng tiếp cận này, Đào Tuấn ảnh đã có những lí giải thuyết phục về cơ sở xuất hiện của yếu tố hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam khi tiến hành so sánh tương đồng với văn xuôi Nga. Từ đó, tác giả của bài viết Những yếu tố Hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam qua so sánh với văn xuôi Nga nhận định: “Tính “suồng sã” chính là “đích danh thủ phạm” gây nên sự bất bình, phản kháng của người đọc cùng thời (kể cả người đọc lí tưởng – nhà lí luận, phê bình), vốn quen với nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa đoan trang không biết cười, đối với các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài.”[10]. Cái hài trong văn xuôi Việt Nam cũng đã được tìm hiểu trong luận văn Tiếng cười trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 của Nguyễn Thị Thuý Hằng. Tác giả luận văn đã bàn đến cái hài trên cơ sở các vấn đề: tiếng cười trong truyền thống văn học dân tộc; tiếng cười và cảm hứng phê phán; tiếng cười và nhu cầu đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, tư tưởng; tiếng cười và nghệ thuật trần thuật. Tác giả kết luận rằng tiếng cười “phản ánh khát vọng dân chủ và quy luật phát triển theo hướng dân chủ hoá của văn học, xác lập tư thế mới của nhà văn và bạn đọc”, “Bằng tiếng cười, văn xuôi nói chung, truyện ngắn nói riêng đã phản ánh một trình độ nhận thức đời sống có chiều sâu, những trăn trở mang tinh thần công dân tích cực trước tình trạng tha hoá của con người.”[115;123]. Tuy nhiên, cái hài – tiếng cười đã không được tiếp cận trong quan điểm đa dạng hoá thẩm mĩ, vì thế những sắc thái và ý vị sâu sắc của cái hài trong tương tác với các phẩm chất thẩm mĩ khác chưa được chú ý làm rõ. Tóm lại, các phạm trù thẩm mĩ cơ bản tạo nên phẩm chất thẩm mĩ mới của văn xuôi Việt Nam sau 1975 bước đầu đã được đề cập. Có một số công trình đã chuyên biệt đi vào nghiên cứu các phạm trù thẩm mĩ song chưa đặt trong cái nhìn về bản chất đa dạng hoá của hệ thống thẩm mĩ mới. Các ý kiến chủ yếu xoay quanh hai phạm trù cái bi và cái hài như là sự khác biệt giữa văn xuôi trước và sau 1975. Có ý kiến đã đẩy đến việc xem xét những yếu tố thẩm mĩ độc đáo từ cái hài và cái phi lí. Nhìn chung, hệ thống thẩm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docban chinh.doc
  • docBia LA.doc
  • docBIA TOM TAT.doc
  • docDanh muc .doc
  • docDANH MUC CONG TRINH KHOA HOC.doc
  • docDe nghi DS HDCS.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docTom tat.doc
Luận văn liên quan