Luận án Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam

2.3. Quan niệm về tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam và kinh nghiệm thực tiễn 2.3.1. Quan niệm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam Năng suất lao động trong nông nghiệp là phạm trù phản ánh sức sản xuất của lao động nông nghiệp. Vì vậy, muốn tăng năng suất lao động trong nông nghiệp phải làm tăng sức sản xuất của lao động nông nghiệp nói chung và làm tăng sức sản xuất của lao động của các phân ngành nông nghiệp nói riêng. Nhưng sức sản xuất của lao động lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: trình độ, số lượng, cơ cấu lao động; trình độ khoa học, kỹ thuật, công nghệ; quy mô sản xuất nông nghiệp; kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp; đường lối quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước đối với nông nghiệp… Như vậy, tăng năng suất lao động trong nông nghiệp thực chất là quá trình tác động, làm biến đổi các yếu tố tác động đến sức sản xuất của lao động nông nghiệp theo chiều hướng tích cực bằng nhiều giải pháp khác nhau, có tính hệ thống, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Khi sức sản xuất của lao động nông nghiệp được nâng lên thì năng suất lao động trong nông nghiệp sẽ tăng lên. Để nâng cao sức sản xuất của lao động nông nghiệp nhằm tăng năng suất lao trong nông nghiệp, cần có sự tham gia của nhiều chủ thể, mỗi chủ thể lại có chức năng, nhiệm vụ khác nhau và các cách thức, biện pháp thực hiện khác nhau. Ở các quốc gia khác nhau, sự tham gia của các chủ thể vào quá trình nâng cao sức sản xuất của lao động trong nông nghiệp là khác nhau. Điều này do quan hệ sản xuất thống trị, thể chế chính trị của mỗi quốc gia chi phối.

docx213 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 27/03/2025 | Lượt xem: 33 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ BÙI ĐỨC HÒA TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 931 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS Trịnh Xuân Việt 2. TS Nguyễn Đức Long HÀ NỘI - 2025 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Bùi Đức Hòa MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 14 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước đã công bố liên quan đến đề tài luận án 14 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 31 Chương 2 LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG, TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN 38 2.1. Những vấn đề chung về năng suất và năng suất lao động 38 2.2. Quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và yếu tố tác động đến năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam 49 2.3. Quan niệm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam và kinh nghiệm thực tiễn 65 Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 88 3.1. Ưu điểm và hạn chế về năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam 88 3.2. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực trạng năng suất lao động ở Việt Nam 114 Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2035 132 4.1. Quan điểm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam đến năm 2035 132 4.2. Giải pháp tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam đến năm 2035 145 KẾT LUẬN 174 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 176 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 177 PHỤ LỤC 184 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 01 Đầu tư nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment) 02 Giá trị gia tăng GTGT 03 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN AFTA (Association of Southeast Asian Nations Free Trade Area) 04 Năng suất lao động NSLĐ Năng suất các yếu tố tổng hợp TFP 05 (Total Factor Productivity) 06 Nông nghiệp thuần túy NNTT 07 Tổ chức Thương mại thế giới WTO (World Trade Oganization) 08 Tổng sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic product) DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 01 Bảng 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp Trung Quốc giai đoạn 2012-2023 72 02 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của tăng năng suất lao động nội bộ ngành nông nghiệp và thay đổi cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp đến năng suất lao động của ngành nông nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2018 - 2023 95 03 Bảng 3.2. Năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2012 - 2017 96 04 Bảng 3.3. Năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2018 - 2023 96 05 Bảng 3.4. Mức tăng năng suất lao động của các phần ngành nông nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2012 - 2017 99 06 Bảng 3.5. Mức tăng năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2018 - 2023 99 07 Bảng 3.6. Tốc độ tăng năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2012 - 2017 100 08 Bảng 3.7. Tốc độ tăng năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2018 - 2023 100 09 Bảng 3.8. Đóng góp của năng suất lao động vào tăng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2012 - 2017 và 2018 - 2023 102 10 Bảng 3.9. Giá trị xuất khẩu nông sản giai đoạn 2018 - 2023 103 11 Bảng 3.10. Thu nhập bình một tháng của người lao động theo giá hiện hành giai đoạn 2018 - 2023 phân theo thành thị và nông thôn 104 12 Bảng 3.11. Giá trị đóng góp của năng suất lao động vào tăng giá trị gia tăng của các ngành kinh tế theo giá 2010 giai đoạn 2018 - 2023 112 13 Bảng 3.12. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội và vốn đầu tư thực hiện của nhà nước theo giá 2010 cho nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2023 116 14 Bảng 3.13. Lực lượng lao động làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn 2018 - 2023 118 15 Bảng 3.14. Lực lượng lao động nông nghiệp đã qua đào tạo giai đoạn 2018 - 2022 118 16 Bảng 3.15. Tỷ lệ lao động nông nghiệp đã qua đào tạo giai đoạn 2018 - 2022 119 17 Bảng 3.16. Lao động làm việc trong các phân ngành nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2023 119 18 Bảng 3.17. Cơ cấu lao động làm việc trong ngành nông nghiệp từ năm 2016 đến năm 2022 120 19 Bảng 3.18. Diện tích bình quân mỗi thửa ruộng và số lượng thửa ruộng bình quân mỗi hộ năm 2011, 2016, 2020 122 Bảng 3.19. Tổng chi ngân sách nhà nước cho nghiên cứu phát triển khoa học nông nghiệp năm 2019, 2021 124 20 Bảng 3.20. Mức tăng, giảm và tốc độ tăng, giảm lao động làm việc trong ngành nông nghiệp giai đoạn 2018 - 2023 125 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 01 Hình 2.1. Năng suất lao động nông nghiệp ở Trung Quốc giai đoạn 2012 - 2022 74 02 Hình 2.2. Mức măng suất lao động nông nghiệp ở Ixraen giai đoạn 2012 - 2022 81 03 Hình 3.1. Năng suất lao động của ngành nông nghiệp theo giá hiện hành giai đoạn 2012 - 2017 và 2018 - 2023 88 05 Hình 3.2. Năng suất lao động của ngành nông nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2012 - 2017 và 2018 - 2023 89 06 Hình 3.3. Năng suất lao động của ngành nông nghiệp theo giá 2010 bình quân giai đoạn 2012 - 2017 và 2018 - 2023 89 07 Hình 3.4. So sánh năng suất lao động nông nghiệp với năng suất lao động công nghiệp, xây dựng và năng suất lao động dịch vụ giá hiện hành 91 08 Hình 3.5. Mức tăng năng suất lao động nông nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2012 - 2017 và 2018 - 2023 92 09 Hình 3.6. Mức tăng năng suất lao động nông nghiệp trung bình theo giá 2010 giai đoạn 2012 - 2017, và 2018 - 2023 92 10 Hình 3.7. Tốc độ tăng năng suất lao động trong nông nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2012 - 2017 và 2018 -2023 93 11 Hình 3.8. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân theo giá 2010 giai đoạn 2012 - 2017 và 2018 - 2023 93 12 Hình 3.9. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân của các ngành kinh tế theo giá 2010 giai đoạn và 2018 - 2023 94 13 Hình 3.10. Năng suất lao động của ngành nông nghiệp thuần túy theo giá 2010 giai đoạn 2012 - 2017 và 2018 - 2023 97 14 Hình 3.11. Năng suất lao động của ngành lâm nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2012 - 2017 và 2018 - 2023 97 15 Hình 3.12. Năng suất lao động của ngành thủy sản theo giá 2010 giai đoạn 2012 - 2017 và 2018 - 2023 98 16 Hình 3.13. Năng suất lao động nông nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2018 - 2023 105 17 Hình 3.14. So sánh mức tăng suất lao động của các ngành kinh tế theo giá 2010 giai đoạn 2018 - 2023 106 18 Hình 3.15. Mức tăng năng suất lao động nông nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2018 - 2023 107 19 Hình 3.16. Tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2018 - 2023 108 20 Hình 3.17. So sánh năng suất lao động bình quân của các phân ngành nông nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2012 - 2018 và 2018 - 2023 109 21 Hình 3.18. Mức tăng năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2018 - 2023 110 22 Hình 3.19. Mức tăng năng suất lao động nông nghiệp thuần túy theo giá 2010 giai đoạn 2018 - 2023 111 23 Hình 3.20. Mức tăng năng suất lao động lâm nghiệp theo giá 2010 giai đoạn 2018 - 2023 111 24 Hình 3.21. Mức tăng năng suất lao động thủy sản theo giá 2010 giai đoạn 2018 - 2023 111 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong nền kinh tế thị trường, năng suất lao động là yếu tố trực tiếp quyết định giá thành, sức cạnh tranh của các loại hàng hóa, dịch vụ trong đó có sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm có nguồn gốc từ các sản phẩm nông nghiệp. Từ đó lại tác động đến doanh thu, thị phần, lợi nhuận của các chủ thể sản xuất nông nghiệp cũng như doanh thu, thị phần, lợi nhuận của các chủ thể lấy sản phẩm nông nghiệp làm yếu tố đầu vào để sản xuất. Dưới góc độ vĩ mô, năng suất lao động trong nông nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, đến an ninh kinh tế, đến sức cạnh tranh của nền kinh tế và sự ổn định chính trị, xã hội của mỗi quốc gia. Thực tiễn đã chứng minh, nước nào có năng suất lao động trong nông nghiệp thấp thì sản lượng nông nghiệp thường thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước và cho dự trữ, đồng thời giá thành các sản phẩm nông nghiệp cao. Hệ lụy là, đời sống nhân dân gặp khó khăn, chất lượng cuộc sống bị suy giảm, sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu, an ninh kinh tế bị đe dọa, bất ổn chính trị, xã hội xuất hiện ở những mức độ khác nhau. Ngược lại, nước nào có năng suất lao động trong nông nghiệp cao thì giá thành các sản phẩm nông nghiệp thấp, sản lượng nông nghiệp không chỉ đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, cho dự trữ quốc gia mà còn có thể xuất khẩu. Nhờ đó, đời sống nhân dân được cải thiện, sức cạnh tranh quốc gia được nâng lên, an ninh kinh tế được đảm bảo, sự ổn định chính trị, xã hội được tăng cường. Vì vậy, tăng năng suất lao động trong nông nghiệp vừa là đòi hỏi khách quan, vừa là mục tiêu mà mọi quốc gia hướng đến. Đối với Việt Nam, những năm vừa qua, Đảng ta đã thường xuyên quan tâm, lãnh đạo tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Trên cơ sở đó, Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách; các chủ thể sản xuất nông nghiệp không ngừng đầu tư, đổi mới, nâng cao trình độ sản xuất, trình độ tổ chức quản 6 lý nhằm thúc đẩy năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam tăng lên. Kết quả là, năng suất lao động chung của ngành nông nghiệp cũng như năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp ở nước ta được cải thiện trên nhiều mặt, đóng góp của tăng năng suất lao động vào tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội ngày càng nhiều hơn. Nhưng thực tế cũng cho thấy, năng suất lao động trong nông nghiệp của Việt Nam những năm gần đây còn một số hạn chế đó là: năng suất lao động chung của ngành nông nghiệp còn thấp, thấp hơn nhiều năng suất lao động của khu vực công nghiệp và dịch vụ; mức tăng năng suất lao động nông nghiệp không cao và bị suy giảm trong những năm gần đây; tốc độ tăng năng suất lao động chung của ngành nông nghiệp cũng như tốc độ tăng năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp không ổn định; khoảng cách về năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp lớn Trong những năm tới, dự báo nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam sẽ tăng cao do dân số của Việt Nam tiếp tục tăng lên. Đồng thời, ngành sản xuất, chế biến nông sản phát triển; nhu cầu nhập khẩu nông sản và các sản phẩm được chế biến từ nông sản từ các đối tác thương mại của Việt Nam ngày càng lớn hơn. Mặt khác, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới nên các sản phẩm nông nghiệp của các đối tác thương mại xâm nhập vào thị trường Việt Nam thuận lợi hơn. Nhờ có ưu thế về khoa học, công nghệ và năng suất lao động cao nên các sản phẩm nông nghiệp của nước ngoài có sức cạnh tranh tốt hơn. Nếu năng suất lao động nông nghiệp và năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp ở Việt Nam không tăng lên thì nguy cơ thất bại của các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam là rất lớn. Bên cạnh đó, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này ở các cấp độ khác nhau, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị; đây cũng là vấn đề tác giả ấp ủ trong nhiều năm. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam” làm luận án tiến sĩ ngành Kinh tế chính trị. 7 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng suất lao động trong nông nghiệp và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất quan điểm, giải pháp tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam đến năm 2035. * Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề năng suất lao động, tăng năng suất lao động; năng suất lao động trong nông nghiệp và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Xây dựng quan niệm năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam; xác định tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động đến năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam. Chỉ rõ chủ thể thực hiện và các phương pháp tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam. Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn tăng năng suất lao động nông nghiệp ở một số nước có nền nông nghiệp phát triển có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam. Trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm để Việt Nam tham khảo, vận dụng nhằm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. Đánh giá đúng thực trạng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2023, tìm ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng cần phải giải quyết. Đề xuất quan điểm, giải pháp tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam đến năm 2035 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Năng suất lao động trong nông nghiệp. 8 * Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài nghiên cứu năng suất lao động trong nông nghiệp theo nghĩa rộng với ba phân ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi (hay gọi là nông nghiệp thuần túy), lâm nghiệp, thủy sản và không nghiên cứu các loại hình nông nghiệp mới như: nông nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp tuần hoàn Đề tài luận án tập trung nghiên cứu 03 nội dung cơ bản sau đây: (1) Năng suất lao động chung của ngành nông nghiệp; (2) Năng suất lao động của các phân ngành nông nghiệp; (3) Đóng góp của năng suất lao động nông nghiệp vào phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn. Về không gian: Đề tài nghiên cứu năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam; có khảo sát kinh nghiệm ở một số quốc gia trên thế giới. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu, khảo sát tư liệu, số liệu chủ yếu từ năm 2012 đến năm 2023, đề xuất các giải pháp để thúc đẩy tăng năng suất lao động trong nông nghiệp của Việt Nam đến năm 2035. 4. Cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý và thực tiễn * Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên nền tảng lý luận cơ bản của Kinh tế chính trị học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về năng suất lao động, năng suất lao động trong nông nghiệp và tăng năng suất lao động, tăng năng suất lao động trong nông nghiệp. * Cơ sở chính trị, pháp lý Luận án được thực hiện dựa trên đường lối, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về năng suất lao động, tăng năng suất lao động nói chung và năng suất lao động trong nông nghiệp, tăng năng suất lao động trong nông nghiệp nói riêng được xác định trong các Văn kiện của Đảng như: Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII, XIII; Nghị quyết số 26-N/TW, ngày 9 05/08/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết Số: 05-NQ/TW, ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII Về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Bên cạnh đó, luận án được thực hiện dựa trên Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong đó tập trung vào các luật như: Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp, Luật Giáo dục, Luật Khoa học và Công nghệ Các Chỉ thị, Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như: Nghị quyết số: 26/2012/QH13, ngày 21/06/2012 của Quốc hội Về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số: 107/2020/QH14, ngày 10 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội Về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số: 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội; Nghị quyết số: 26/NQ-CP, ngày 27/02/2023 của Chính phủ Ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/06/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật khác. * Cơ sở thực tiễn Luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu đã được công bố của các nhà khoa học trong và ngoài nước về năng suất lao động nói chung, năng suất lao 10 động trong nông nghiệp và tăng năng suất lao động trong nông nghiệp nói riêng cùng các báo cáo, thống kê, phân tích về tình hình năng suất lao động nông nghiệp ở Việt Nam những năm vừa qua do các cơ quan chức năng như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng cục Thống kê; Viện Năng suất Việt Nam đã công bố. 5. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị học Mác - Lênin, tập trung chủ yếu vào các phương pháp sau: * Phương pháp biện chứng duy vật Đây là phương pháp nghiên cứu chung cho toàn bộ đề tài luận án. Trong đó, nghiên cứu sinh dựa trên các nguyên lý, quy luật, phạm trù của phép biện chứng duy vật để vận dụng vào nghiên cứu vấn đề năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam. Theo đó, năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam được xem xét một cách khách quan, trên nhiều nội dung và đặt trong sự vận động, phát triển, gắn với giai đoạn cụ thể, trong điều kiện lịch sử cụ thể chứ không nghiên cứu năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam một cách chung chung, cố định, bất biến để thấy được năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam đã thay đổi, biến động như thế nào trong giai đoạn ấy. Bên cạnh đó, trong luận án này, nghiên cứu sinh còn đặt năng suất lao động trong nông nghiệp trong tương quan với năng suất lao động của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Mục đích nhằm thấy được thực trạng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng ấy và đề xuất các giải pháp tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam thời gian tới. * Phương pháp trừu tượng hóa khoa học Tác giả sử dụng phương pháp này chủ yếu ở Chương 2, Chương 3 và Chương 4. Với phương pháp này, đề tài luận án sẽ tiếp cận vấn đề năng suất 11 lao động trong nông nghiệp dưới góc độ năng suất lao động của ngành nông nghiệp với ba phân ngành chính là nông nghiệp thuần túy, lâm nghiệp và thủy sản mà không bao gồm ngành diêm nghiệp do giá trị gia tăng và lực lượng lao động của ngành này ở Việt Nam rất nhỏ bé và ảnh hưởng không đáng kể đến năng suất lao động chung của ngành nông nghiệp. Cơ sở để tính năng suất lao động trong nông nghiệp được xác định trong luận án này được nghiên cứu sinh xác định là giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp và lao động trong ngành nông nghiệp. Trong đó, giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp lại được xác định dựa vào sản lượng và giá cả của các sản phẩm nông nghiệp. Nhưng do giá cả của các sản phẩm thường xuyên biến động do các yếu tố của thị trường và lạm phát. Vì vậy, để đảm bảo đánh giá đúng năng suất lao động trong nông nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu, nghiên cứu sinh giả định giá cả các sản phẩm nông nghiệp không đổi. Việc xác định giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp và giá trị gia tăng của các phân ngành nông nghiệp sẽ được tính theo giá cố định ở một thời kỳ lấy làm gốc. Trong phạm vi của luận án này, giá trị gia tăng hàng năm của ngành nông nghiệp sẽ được tính theo giá năm 2010. Đối với lực lượng lao động nông nghiệp - là lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp, bao gồm cả lao động tự sản, tự tiêu (tự cung, tự cấp) chứ không chỉ là lao động sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp (nhưng không bao gồm lao động diêm nghiệp). * Phương pháp logic kết hợp với lịch sử Phương pháp logic là cách thức suy luận của con người dựa trên những tri thức khoa học sẵn có, hoặc dựa trên kết quả quan sát khoa học, hoặc dựa trên kết quả của các thí nghiệm, thực nghiệm khoa học và những tri thức khoa học mới được con người phát hiện ra trong quá trình phân tích tìm tòi, khám phá tự nhiên, xã hội, tư duy. Tuy nhiên, cùng một vấn đề nghiên cứu, nhưng ở những thời kỳ khác nhau, nhận thức về một vấn đề có thể khác nhau. Vì vậy, 12 để đảm bảo cho suy luận có tính khoa học, chính xác thì các phải kết hợp phương pháp logic với phương pháp lịch sử để đưa ra những suy luận mới khoa học, phù hợp với bối cảnh mới. Do đó, trong luận án này, tác giả sử dụng phương pháp logic kết hợp với lịch sử để xây dựng quan niệm trung tâm, bài học kinh nghiệm ở Chương 2, đánh giá thực trạng ở Chương 3 và đề xuất quan điểm, giải pháp ở Chương 4. * Phương pháp phân tích - tổng hợp, thống kê - so sánh Tác giả sử dụng các phương pháp này chủ yếu ở Chương 1, Chương 2, Chương 3 để xây dựng khung lý luận và xử lý các tài liệu, số liệu đã thu thập được, từ đó làm nổi bật lên những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế của năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam thời gian qua. Đồng thời phát hiện, chỉ ra các mâu thuẫn cần phải giải quyết từ thực trạng đó. 6. Những đóng góp mới của luận án Xây dựng được quan niệm, xác định được nội dung, tiêu chí đánh giá và làm rõ các yếu tố tác động đến năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam dưới góc độ tiếp cận của Kinh tế chính trị học Mác - Lênin. Chỉ ra được những mâu thuẫn đang tồn tại cản trở tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam trong những năm vừa qua. Đề xuất được các giải pháp có tính hệ thống, sát với thực tiễn, tạo đột phá, thúc đẩy tăng năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam đến năm 2035. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng suất lao động, năng suất lao động trong nông nghiệp ở Việt Nam. Luận án có thể được các cơ quan quản lý nhà nước các cấp sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, hoạch định chính sách thúc đẩy 13 tăng năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hoặc các địa phương ở Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy Kinh tế chính trị ở các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài Quân đội. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 14 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước đã công bố liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án * Các công trình khoa học bàn về năng suất lao động và tăng năng suất lao động Gokhan Yilmaz (2016), “Labor productivity in the middleincome trap and the graduated countries” (Năng suất lao động ở các quốc gia nằm trong bẫy thu nhập trung bình và quốc gia có thu nhập cao) [51]. Tác giả bài viết nghiên cứu, so sánh tốc độ tăng năng suất lao động ở các quốc gia nằm trong bẫy thu nhập trung bình với tốc độ tăng năng suất lao động ở các quốc gia có thu nhập cao giai đoạn 1950 - 2005. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thứ nhất, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ở các nước có thu nhập cao điển hình cao hơn các nước trong bẫy thu nhập trung bình. Thứ hai, tốc độ tăng năng suất lao động trong nội bộ ngành ở quốc gia có thu nhập cao điển hình cao hơn đáng kể tốc độ tăng năng suất lao động trong nội bộ ngành của quốc gia nằm trong bẫy thu nhập trung bình điển hình. Thứ ba, tăng trưởng năng suất lao động ở các nước có thu nhập cao điển hình chủ yếu đến từ việc cải thiện năng suất lao động trong ngành, nhất là ngành sản xuất và ngành dịch vụ, trong khi tăng trưởng năng suất lao động ở các nước thu nhập điển hình chủ yếu đến từ chuyển dịch cơ cấu lao động. Từ kết quả nghiên cứu đó, tác giả khuyến nghị các nước đang nằm trong bẫy thu nhập trung bình tập trung tìm cách cải thiện tốc độ tăng năng suất lao động trong ngành để thoát ra khỏi bẫy thu nhập trung bình. João Paulo Martin Faleiros, José Carlos Domingos da Silva, Marcos Yamada Nakaguma (2016), “Evaluating the effect of exchange rate and labor 15 productivity on import penetration of Brazilian manufacturing sectors” (Đánh giá tác động của tỷ giá hối đoái và năng suất lao động đối với sự thâm nhập của hàng hóa nhập khẩu của các ngành sản xuất Brazil) [53]. Nhóm tác giả bài viết đã làm rõ nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng gia tăng nhập khẩu hàng hóa trung gian vào Brazil trong giai đoạn 2000 - 2011 là do năng suất lao động của các ngành sản xuất ra các loại hàng hóa trung gian ở Brazil thấp hơn so với các nước cung cấp hàng hóa trung gian cho Brazil làm cho giá cả hàng hóa trung gian sản xuất ở Brazil cao hơn so với hàng hóa cùng loại của nước ngoài nên các nhà sản xuất trong nước gia tăng nhập khẩu hàng hóa trung gian từ nước ngoài để sản xuất. Từ đó, tác giả khuyến nghị Chính phủ Brazil cần có các chính sách đầu tư vào kết cấu hạ tầng; hỗ trợ người dân, doanh nghiệp hiện đại hóa sản xuất để tăng năng suất lao động cho các ngành sản xuất sản xuất hàng hóa trung gian trong nước nhằm giảm nhập khẩu. Ellen B. Mc Cullough (2017), “Labor productivity and employment gaps in Sub - Saharan Afric” (Khoảng cách năng suất lao động và việc làm ở châu Phi cận Sahara) [50]. Tác giả bài viết phân tích làm rõ nguyên nhân vì sao năng suất lao động nông nghiệp ở bốn quốc gia là Ethiopia, Malawi, Tanzania và Uganda lại thấp hơn nhiều năng suất lao động phi nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu vĩ mô của tác giả chỉ ra ba nguyên nhân là: (1) Số lượng, tỷ trọng lao động trong khu vực nông nghiệp cao hơn khu vực phi nông nghiệp, nhưng trình độ của người lao động trong khu vực này lại thấp hơn trình độ lao động của người lao động trong khu vực phi nông nghiệp. (2) Trong ngành nông nghiệp tỷ lệ lao động nữ giới cao hơn tỷ lệ nam giới, ngược lại trong ngành phi nông nghiệp tỷ lệ lao động nam giới lại cao hơn nữ giới. (3) Độ tuổi trung bình của lao động nông nghiệp cao hơn độ tuổi trung bình của lao động phi nông nghiệp. Tuy nhiên, kết quả phân tích các dữ liệu vi mô của tác giả lại cho thấy, khoảng cách về năng suất lao động giữa ngành nông nghiệp với ngành phi nông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxluan_an_tang_nang_suat_lao_dong_trong_nong_nghiep_o_viet_nam.docx
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc
Luận văn liên quan