Luận án Thi pháp thơ lục bát hiện đại (Qua một số trường hợp tiêu biểu)

Thơ lục bát hiện đại kế thừa từ tinh hoa văn hoá dân tộc, từ kho tàng ca dao, dân ca. Có những tên tuổi đã rất thành công với thơ lục bát như: Tản Đà, Nguyễn Bính, Huy Cận, Tố Hữu, Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ, Lê Đình Cánh. Ai cũng biết tính chất của lục bát là dễ làm mà khó hay, hầu như ai làm thơ cũng bắt đầu bằng thể loại này, chưa kể người người làm lục bát, nhà nhà làm lục bát, số lượng nhà thơ làm theo thể loại này nhiều không đếm xuể. Tuy nhiên, số lượng nhà thơ đọng lại trong lòng độc giả ở thể lục bát lại không nhiều. Có thể nói, trong dòng chảy thơ ca dân tộc, lục bát vẫn cho thấy một sức sống trường tồn, và việc giải mã sức sống này cũng đặt ra nhiều vấn đề dưới góc nhìn thi pháp học. Từ ca dao đến Truyện Kiều của Nguyễn Du rồi đến thơ lục bát hiện đại, lục bát đã cho thấy có một sự vận động để thích ứng với từng thời kì lịch sử. Dưới góc nhìn thi pháp học, có thể thấy thơ lục bát hiện đại chia thành hai khuynh hướng, một là khuynh hướng dân gian (Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn.), hai là khuynh hướng cổ điển - bác học (Huy Cận và phần nào đó là Bùi Giáng ). Ở cả hai ngã rẽ này, thơ lục bát hiện đại đều có những thành công và có những dấu ấn riêng biệt. Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu thơ lục bát hiện đại dưới góc nhìn thi pháp học: thể loại, cấu trúc, ngôn ngữ, từ đó chỉ ra những khuynh hướng sáng tác trong quá trình vận động và phát triển của thể loại này.

pdf162 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 593 | Lượt tải: 10download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thi pháp thơ lục bát hiện đại (Qua một số trường hợp tiêu biểu), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN QUỐC KHÁNH THI PHÁP THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI (QUA MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TIÊU BIỂU) Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9. 22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Văn Dân PGS.TS. Nguyễn Thị Bích thu Hà Nội - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các kết quả trình bày trong luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ một công trình nào. Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2022 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 7 1.1. Khái niệm thi pháp, thi pháp học, thi pháp thơ ................................................ 7 1.1.1. Khái niệm thi pháp, thi pháp học, thi pháp thơ ......................................... 7 1.1.2. Khái niệm thi pháp thơ ............................................................................ 12 1.2. Nghiên cứu về thi pháp thơ ở nước ngoài ...................................................... 12 1.3. Nghiên cứu về thơ lục bát và thi pháp thơ lục bát .......................................... 15 1.3.1. Nghiên cứu thơ lục bát ............................................................................. 15 1.3.2. Nghiên cứu thi pháp thơ lục bát của một số tác giả tiêu biểu ................. 29 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 32 Chương 2. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỂ LỤC BÁT ........ 34 2.1. Sự hình thành của thể lục bát ......................................................................... 34 2.1.1. Sự hình thành của thanh điệu tiếng Việt .................................................. 35 2.1.2. Tư duy thơ lục bát .................................................................................... 37 2.1.3. Nhu cầu biểu đạt chi phối cấu trúc và thể loại ........................................ 40 2.2. Các giai đoạn phát triển của thể lục bát .......................................................... 47 2.2.1. Thể lục bát trong văn học dân gian ......................................................... 47 2.2.2. Thể lục bát trong thơ trung đại ................................................................ 50 2.2.3. Thể lục bát trong thơ hiện đại ................................................................. 54 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 65 Chương 3. CẤU TRÚC THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI ........................................... 66 3.1. Cấu trúc khuôn hình lục bát và biến thể lục bát ............................................. 66 3.1.1. Cấu trúc khuôn hình lục bát và biến thể lục bát ...................................... 66 3.1.2. Biến thể lục bát ........................................................................................ 71 3.2. Cấu trúc văn bản thơ lục bát hiện đại ............................................................. 77 3.2.1. Cấu trúc tự sự .......................................................................................... 77 3.2.2. Cấu trúc văn bản thơ lục bát hiện đại ..................................................... 84 3.3. Một số cấu trúc tiêu biểu của thơ lục bát hiện đại .......................................... 86 3.3.1. Cấu trúc đối (đối xứng, đối song hành) ................................................... 86 3.3.3. Cấu trúc mạch tâm trạng nhân vật trữ tình ........................................... 102 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 104 Chương 4. NGÔN NGỮ THƠ LỤC BÁT HIỆN ĐẠI ....................................... 105 4.1. Âm điệu ........................................................................................................ 105 4.1.1. Âm điệu trong thơ lục bát truyền thống ................................................. 113 4.1.2. Xu hướng cách tân âm điệu trong thơ lục bát hiện đại ......................... 116 4.2. Vần điệu ....................................................................................................... 121 4.2.1. Vần điệu trong thơ lục bát truyền thống ................................................ 125 4.2.2. Xu hướng cách tân vần điệu trong thơ lục bát hiện đại ......................... 126 4.3. Nhịp điệu ..................................................................................................... 136 4.3.1. Nhịp điệu trong thơ lục bát truyền thống .............................................. 137 4.3.2. Xu hướng cách tân nhịp điệu trong thơ lục bát hiện đại ....................... 138 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................ 143 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................... 158 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thơ lục bát hiện đại kế thừa từ tinh hoa văn hoá dân tộc, từ kho tàng ca dao, dân ca. Có những tên tuổi đã rất thành công với thơ lục bát như: Tản Đà, Nguyễn Bính, Huy Cận, Tố Hữu, Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn, Phạm Công Trứ, Lê Đình Cánh... Ai cũng biết tính chất của lục bát là dễ làm mà khó hay, hầu như ai làm thơ cũng bắt đầu bằng thể loại này, chưa kể người người làm lục bát, nhà nhà làm lục bát, số lượng nhà thơ làm theo thể loại này nhiều không đếm xuể. Tuy nhiên, số lượng nhà thơ đọng lại trong lòng độc giả ở thể lục bát lại không nhiều. Có thể nói, trong dòng chảy thơ ca dân tộc, lục bát vẫn cho thấy một sức sống trường tồn, và việc giải mã sức sống này cũng đặt ra nhiều vấn đề dưới góc nhìn thi pháp học. Từ ca dao đến Truyện Kiều của Nguyễn Du rồi đến thơ lục bát hiện đại, lục bát đã cho thấy có một sự vận động để thích ứng với từng thời kì lịch sử. Dưới góc nhìn thi pháp học, có thể thấy thơ lục bát hiện đại chia thành hai khuynh hướng, một là khuynh hướng dân gian (Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Đồng Đức Bốn...), hai là khuynh hướng cổ điển - bác học (Huy Cận và phần nào đó là Bùi Giáng). Ở cả hai ngã rẽ này, thơ lục bát hiện đại đều có những thành công và có những dấu ấn riêng biệt. Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu thơ lục bát hiện đại dưới góc nhìn thi pháp học: thể loại, cấu trúc, ngôn ngữ, từ đó chỉ ra những khuynh hướng sáng tác trong quá trình vận động và phát triển của thể loại này. Tiếp cận văn học theo hướng thi pháp học vốn không xa lạ đối với người Việt Nam. Bởi vì nghiên cứu thi pháp học thực chất là nghiên cứu các bình diện hình thức nghệ thuật của sáng tạo ngôn từ. Khi phân tích tác phẩm văn chương, nhà nghiên cứu không thể bỏ qua các bình diện hình thức và nội 2 dung. Thi pháp học truyền thống thường phân tích nội dung và hình thức của văn học trong một quan hệ khuôn chuẩn, nên nhiều khi có thể bỏ qua, không nắm bắt được những điểm đột phá về nội dung và hình thức của tác phẩm, và vì vậy ít nhiều cũng có những hạn chế nhất định. Thi pháp học truyền thống rất nhạy cảm với cái hay, vẻ đẹp phù hợp với những chuẩn mực quy phạm, ngược lại thường "kị" với sự phá cách, ít dung nạp những cách tân nghệ thuật. Cho nên, khi văn hóa chuyển mình sang thời hiện đại, thi pháp học truyền thống mang tính quy phạm tất yếu phải nhường chỗ cho thi pháp học hiện đại, và cũng vì thế, sự xuất hiện của thi pháp học hiện đại trở thành cuộc cách mạng trong nghiên cứu, phê bình văn học. Thể lục bát đã trải qua một hành trình dài từ truyền thống đến hiện đại, trong quá trình ấy có thể nhận thấy dấu ấn của từng thời kì đã làm cho thể lục bát có sự biến đổi để phù hợp với thời đại. Từ góc nhìn thi pháp học, chúng ta có thể nhận thấy quá trình vận động ấy qua những biến đối về đặc điểm thể loại, cấu trúc, ngôn ngữ của thể lục bát trong từng thời kì. Tiếp nối mạch nguồn ca dao với những khuôn mẫu ban đầu khá hoàn chỉnh của thể lục bát, truyện thơ Nôm đã đánh dấu một bước phát triển mới của thể lục bát mà đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du. Từ những khuôn mẫu được định hình ban đầu của thể loại trong ca dao, Truyện Kiều đã đưa thể lục bát lên thành mẫu mực với những khuôn mẫu hoàn chỉnh, chặt chẽ. Sau Truyện Kiều, thể lục bát tiếp tục với dấu gạch nối Tản Đà và sau Tản Đà, thơ lục bát chia thành hai khuynh hướng khá rõ rệt, đó là khuynh hướng dân gian và cổ điển. Đã có nhiều công trình nghiên cứu thi pháp thơ lục bát trên nhiều bình diện, tuy nhiên, chưa có nhiều công trình đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thể lục bát qua từng giai đoạn văn học, làm rõ dấu ấn của hai khuynh hướng dân gian và cổ điển trong sáng tác của các tác giả thơ lục bát hiện đại tiêu biểu; từ đó phần nào giải mã sức sống 3 trường tồn của thể lục bát và dự báo xu hướng biến đổi cũng như phương thức để lục bát tiếp tục sinh tồn trong nền văn học đương đại. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thi pháp thơ lục bát hiện đại (qua một số trường hợp tiêu biểu” cho công trình luận án của mình. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu thi pháp thơ lục bát hiện đại trên các bình diện: thể loại, ngôn ngữ, cấu trúc và dấu ấn của hai khuynh hướng dân gian và cổ điển trong sáng tác của các tác giả thơ lục bát hiện đại tiêu biểu. Chỉ ra những đặc điểm trong tiến trình của thể lục bát từ dân gian đến hiện đại. Tìm hiểu quá trình vận động của thể loại từ ca dao cho đến thơ hiện đại, quá trình biến đổi của cấu trúc thơ lục bát, ngôn ngữ thơ lục bát từ truyền thống đến hiện đại. Những đặc điểm của thơ lục bát hiện đại cho thấy sự kế thừa từ truyền thống và những cách tân để phù hợp với từng thời kì. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của thể lục bát, khái quát các thời kì phát triển của thể lục bát; tìm hiểu cấu trúc của thơ lục bát hiện đại; ngôn ngữ thơ lục bát hiện đại qua các trường hợp tiêu biểu (Nguyễn Bính, Huy Cận, Bùi Giáng, Nguyễn Duy) và liên hệ với một số sáng tác của Tản Đà, Tố Hữu, Phạm Công Trứ, Đồng Đức Bốn... Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu thi pháp thơ lục bát hiện đại một cách hệ thống, chỉ ra hai khuynh hướng sáng tác trong quá trình vận động và phát triển của thể lục bát. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài trước hết là thơ lục bát hiện đại của các tác giả tiêu biểu (Nguyễn Bính, Huy Cận, Bùi Giáng, Nguyễn Duy) từ góc nhìn thi pháp học. Để tìm hiểu thi pháp thơ lục bát hiện đại, đề tài dựa trên 4 các lý thuyết của thi pháp học, tìm ra những đặc điểm thi pháp cơ bản nhất của thơ lục bát hiện đại trên các phương diện như: thể loại, cấu trúc, ngôn ngữ trong quá trình vận động và phát triển của thể lục bát. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi tập trung khảo sát các tập thơ của các tác giả tiêu biểu: Lỡ bước sang ngang (Nguyễn Bính, 1940); Tâm hồn tôi (Nguyễn Bính, 1940); Lửa thiêng (Huy Cận, 1940); Mưa nguồn (Bùi Giáng, 1962); Lá hoa cồn (Bùi Giáng, 1963); Cát trắng (Nguyễn Duy, 1973); Ánh trăng (Nguyễn Duy, 1984); Đường xa (Nguyễn Duy, 1989), và một số sáng tác của các tác giả Tản Đà, Tố Hữu, Phạm Công Trứ, Đồng Đức Bốn Ngoài ra, chúng tôi còn chọn một số tác phẩm thơ lục bát trong ca dao, truyện thơ Nôm trung đại để làm tư liệu đối chứng giúp nhìn nhận thể lục bát theo dòng chảy lịch sử từ truyền thống đến hiện đại, đồng thời đối sánh thể lục bát trong các giai đoạn cũng sẽ giúp làm nổi rõ những điểm chung, được bảo lưu và điểm riêng, cách tân, khác biệt của thơ lục bát hiện đại. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Vận dụng lý thuyết về thi pháp học Nghiên cứu này dựa trên lý thuyết về thi pháp học để nhận diện các đặc điểm của thi pháp thơ lục bát trong quá trình vận động và phát triển. Từ đó chỉ ra dấu ấn của hai khuynh hướng sáng tác dân gian và cổ điển trong thơ lục bát hiện đại. - Phương pháp loại hình Sử dụng phương pháp này để nắm bắt các hiện tượng trong mối quan hệ tổng thể, bao quát, hiểu được quy luật phát triển của thể lục bát, tìm ra được sự thay đổi khuôn hình lục bát qua các thời kì. Chỉ ra được hai khuynh hướng sáng tác trong quá trình vận động và phát triển của thể loại. - Phương pháp thống kê 5 Sử dụng phương pháp này nhằm làm tăng tính thuyết phục cho các luận điểm, từ đó có thể nhận diện các quy luật trong quá trình vận động của thể loại, sự biến đổi về cấu trúc và ngôn ngữ thơ. Ngoài ra, các số liệu thống kê sẽ góp phần bổ trợ, làm căn cứ cho các phương pháp nghiên cứu khác được sử dụng trong đề tài. - Phương pháp đối chiếu - so sánh Để thực hiện đề tài, chúng tôi đặt thơ lục bát hiện đại trong mối tương quan với thơ lục bát cổ trong ca dao, truyện thơ Nôm từ góc nhìn thi pháp học. Qua đó, thấy được những đặc điểm giống nhau của thể lục bát qua các giai đoạn lịch sử cũng như biến đổi của thể loại trong quá trình phát triển. - Phương pháp phân tích văn bản Phương pháp phân tích văn bản được sử dụng để phân tích cấu trúc, ngôn ngữ của các văn bản thơ lục bát trong khối tư liệu nghiên cứu để trên cơ sở đó khái quát hóa những đặc trưng của thơ lục bát hiện đại được đặt trong tiến trình vận động và biến đổi của thể thơ lục bát của dân tộc từ quá khứ, đến hiện tại và tương lai. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Nghiên cứu này góp phần tìm hiểu thi pháp thơ lục bát hiện đại, làm rõ quá trình vận động của thể loại, các khuynh hướng sáng tác trong quá trình vận động và phát triển của thể lục bát. Chỉ ra những dấu ấn của hai khuynh hướng sáng tác này trong tác phẩm của các nhà thơ lục bát tiêu biểu. Quá trình biến đổi của thể lục bát từ góc nhìn thi pháp học qua sáng tác từ truyền thống đến hiện đại. Từ đó có thể giải mã sức sống trường tồn và dự đoán được khuynh hướng của thơ lục bát trong văn học đương đại. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận: Trên cơ sở của các định nghĩa, khái niệm về thi tháp, thi pháp thơ chúng tôi vận dụng khái niệm thi pháp thơ, từ đó làm cơ sở cho việc triển khai các vấn đề nghiên cứu. 6 - Về thực tiễn: Từ kết quả của các nghiên cứu về thi pháp, thi pháp học, thi pháp thơ trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi tìm hiểu thi pháp thơ lục bát hiện đại trên các bình diện: thể loại, cấu trúc, ngôn ngữ để thấy được sự vận động của hai khuynh hướng sáng tác dân gian và cổ điển trong thơ lục bát của một số tác giả tiêu biểu. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận luận án gồm 4 chương Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Sự hình thành và phát triển của thể lục bát Chương 3: Cấu trúc thơ lục bát hiện đại Chương 4: Ngôn ngữ thơ lục bát hiện đại 7 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm thi pháp, thi pháp học, thi pháp thơ 1.1.1. Khái niệm thi pháp, thi pháp học, thi pháp thơ Thi pháp là nghiên cứu các phương diện hình thức mang tính nội dung. Thực chất nhiệm vụ của thi pháp là nghiên cứu thế giới nghệ thuật khép kín của văn bản, bổ sung cho các hướng tiếp cận ngoài văn bản như xã hội học, văn hóa học, phương pháp tiểu sử. Thi pháp học là một trong những những bộ môn khoa học có bề dày lịch sử lâu đời trong lịch sử nhân loại. Ở phương Tây, thuật ngữ “thi pháp học” rất phổ biến ngày nay bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp “Poetika”. Thuật ngữ này là từ rút gọn của cụm từ “Poetika tekhne”, nghĩa là biện pháp, nghệ thuật làm thơ, thể hiện tập trung trong công trình Peri Poetikes của Aristote (384 – 322 TCN). Ở Việt Nam, thuật ngữ này lúc đầu được dịch là “bàn về nghệ thuật thơ ca” hoặc “nghệ thuật thơ ca”. Tuy nhiên, trong công trình này, Aristote không chỉ bàn về thơ ca, ông viết: “Sử thi, bi kịch thi cũng như hài kịch và thơ ca tụng tửu thần, đại bộ phận nhạc sáo, nhạc đàn lục huyền - tất cả những cái đó nói chung đều là nghệ thuật mô phỏng” [3, tr.15]. Theo Trần Đình Sử, nếu dịch công trình của Aristote là “nghệ thuật thơ ca” thì đến nay đã không còn phù hợp, bởi theo ông: “Trong nhan đề cuốn sách của Aristote nguyên nghĩa được dịch là “nghệ thuật thơ ca”, tức là các nguyên tắc, biện pháp, chất liệu làm nên nghệ thuật thơ. Cách dịch này phù hợp với quan niệm cổ đại, xem Poetika là một thứ cẩm nang về các thủ pháp, biện pháp sáng tác thơ, viết cho người làm thơ... Hai chữ “thơ ca” đã không còn phù hợp với quan niệm ngày nay, vì thế cụm từ “Nghệ thuật thơ ca” nên chuyển thành thi pháp, còn khoa nghiên cứu thi pháp ấy thì gọi là thi pháp học” [127, tr.12]. Ở chương XVII của quyển Nghệ thuật thơ ca có viết: “Khi xây dựng các cốt 8 truyện và gọt rũa văn từ cho các cốt truyện đó, phải làm thế nào hình dung được chúng thật sinh động ở trước mắt. Chính trong lúc đó, trong lúc nhìn thấy [tất cả] một cách hoàn toàn rõ rệt và dường như chính mình tham gia những sự kiện ấy, [nhà thơ] mới có thể tìm được cái mình muốn tìm, mới thấy được mâu thuẫn. Nhà thơ cần phải cố gắng hình dung cho mình thấy được cả hoàn cảnh của những nhân vật hành động nữa, vì theo bản chất tự nhiên, những ai tự mình trải qua [một nỗi cảm xúc nào đó] mới có thể truyền đạt được nổi cảm xúc ấy đúng nhất, chỉ có người nào xúc động mới thực sự làm cho [người khác] xúc động, và chỉ có người nào phẫn nộ mới làm cho người khác phẫn nộ mà thôi. Bởi vậy, thơ ca là lĩnh vực của những người có tài và những người đam mê, vì những người có tài mới có khả năng hóa thân, nhập vai, và những người đam mê mới có khả năng phấn hứng cao độ. Dù tài liệu có sẵn hay do nhà thơ đặt ra, trong khi sáng tác [nhà thơ] cũng phải hình dung được nó một cách khái quát, rồi sau đó cứ thế mà sắp xếp các tình tiết và phát triển [cái toàn thể]” [3, tr.71-72]. Aristote kết hợp tư tưởng mua vui và nhận thức khi nhìn nhận bản chất nghệ thuật, từ đó, ông lần lượt xem xét các thể loại bi kịch, sử thi, cấu trúc cho đến ngôn từ. Ông kết hợp lí thuyết với thực hành phân tích nghệ thuật cụ thể. Nhưng qua hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, thi pháp học nhiều lần được hiểu khác nhau, khi thì thu hẹp vào loại hình thi ca, vào thi luật, phép làm thơ, biến thành quy phạm, giáo điều, khi thì mở rộng chỉ toàn bộ nghệ thuật, khi lại bị coi thường như một thứ hình thức chủ nghĩa ít có ý nghĩa và cho đến nay cách hiểu vẫn còn phân tán. Thi pháp học của Aristote có ảnh hưởng to lớn ở Châu Âu suốt từ thời cổ đại. Các công trình về thi pháp học từ Aristote cho đến thế kỉ XVII (Nghệ thuật thơ ca của Horatius, Nghệ thuật thơ của Minturno, Thi pháp học của Giangiorgio Trissino, Nghệ thuật thơ ca của Boileau...) vẫn dựa vào các tác phẩm điển mẫu và các quy phạm sáng tác của chủ nghĩa duy lý cổ điển. 9 Nếu ở phương Tây, Aristote với công trình Nghệ thuật thơ ca đã đặt những viên gạch đầu tiên trong nghiên cứu thi pháp học thì ở phương Đông, Lưu Hiệp cũng được đánh giá như thế với Văn tâm điêu long. Tác phẩm này là kết tinh của học vấn, trí tuệ và tâm huyết của Lưu Hiệp, là một kiệt tác vừa có giá trị cao về lí luận vừa có nhiều đặc sắc về văn chương. Có thể nói Văn tâm điêu long là tác phẩm lý luận văn học đầy đủ đầu tiên của lý luận văn học Trung Quốc. Tác phẩm dường như đề cập đến tất cả các vấn đề thuộc về văn học: từ nội dung và hình thức đến thể loại, phong cách, lịch sử phát triển ngoài ra, Lưu Hiệp ông còn dành nhiều tâm lực để bàn về sáng tạo trong văn học

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thi_phap_tho_luc_bat_hien_dai_qua_mot_so_truong_hop.pdf
  • docxNHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN (2.7.2022).docx
  • pdfQD_NguyenQuocKhanh.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenQuocKhanh.pdf
  • pdfTT Eng NguyenQuocKhanh.pdf
  • pdfTT NguyenQuocKhanh.pdf
Luận văn liên quan