Luận án Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ

I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Giao thông vận tải nói chung, GTVTĐB nói riêng đóng một vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Bên cạnh những lợi ích to lớn do GTVT mang lại, trong quá trình sử dụng các phương tiện GTVT cơ giới đường bộ đã có không ít vụ tai nạn xảy ra gây những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe của con người và của cải vật chất của xã hội. Mỗi năm, trên thế giới có 700.000 người bị chết và trên 10 triệu người bị thương vì TNGT, thiệt hại về kinh tế khoảng 500 tỷ USD (Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, 2000). Đó là một trong những nhân tố gây ra sự thiếu ổn định, sự mất an toàn trong trật tự chung của xã hội. Các nước trên thế giới đều phải đối mặt với tình trạng TNGT gia tăng. Để làm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ gây ra, bên cạnh việc đầu tư nâng cấp hệ thống đường xá, cầu cống, nghiên cứu sản xuất các phương tiện giao thông đường bộ hiện đại có hệ số an toàn cao, các nước đều quan tâm đến việc xây dựng hoàn chỉnh các quy định về trật tự an toàn giao thông, các quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm trong đó có các quy định về TNBTTH. Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, GTVT chiếm một vị trí hết sức quan trọng, bởi vì đó là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng tạo động lực phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Hệ thống GTVTĐB ở nước ta từng bước được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới; phương tiện vận tải tăng nhanh về số lượng, đa dạng về chủng loại, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế, an ninh quốc phòng và nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay do sự mất cân đối giữa cầu, đường, phương tiện, người tham gia giao thông và các yếu tố xã hội, tình trạng TNGT đã và đang diễn biến hết sức nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe, về của cải vật chất, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nước ngoài, gây tâm lý lo lắng cho người dân, gây mất ổn định trật tự, an toàn xã hội và đang là mối quan tâm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của mọi tầng lớp nhân dân. Theo thống kê, trong thời gian từ năm 1990 đến năm 1999 ở nước ta xảy ra 146.230 vụ TNGTĐB làm chết 49.285 người, làm bị thương 156.270 người, gây thiệt hại lớn về tài sản (Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, 2000). Riêng trong sáu tháng đầu năm 2000 đã xảy ra 11.560 vụ, làm chết 3.685 người, làm bị thương 12.999 người (Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, 2000). Nhiều người đã phải thừa nhận rằng: "Chiến tranh đã qua đi, máu trên chiến trường đã ngừng chảy, nhưng máu trên mặt đường đang chảy và tiếp tục gia tăng". Để làm giảm một cách cơ bản TNGT nói chung và TNGTĐB nói riêng, đòi hỏi phải có một giải pháp đồng bộ mang tính chiến lược và phải có thời gian. Một mặt, phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm an toàn, năng lực quản lý an toàn giao thông, mặt khác, phải thiết lập kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật, áp dụng các biện pháp cưỡng chế một cách đồng bộ nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ một cách phổ biến như hiện nay, đồng thời hoàn chỉnh các quy định về TNBTTH do TNGTĐB gây ra để khắc phục kịp thời, toàn bộ thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân và tài sản của Nhà nước, góp phần phòng ngừa tai nạn. Thực tiễn công tác giải quyết việc BTTH ngoài hợp đồng nói chung, BTTH trong các vụ TNGTĐB nói riêng cho thấy còn có nhiều vướng mắc, thiếu thống nhất trong việc xác định thiệt hại, tính toán mức thiệt hại, nhất là trong việc tính toán thiệt hại về mặt tinh thần; xác định mối quan hệ nhân quả không thống nhất, chưa chính xác. Đặc biệt, trong các vụ TNGTĐB chưa phân biệt rõ giữa việc phải chịu trách nhiệm hình sự của người có lỗi gây ra tai nạn với TNBTTH, khắc phục hậu quả xảy ra; vấn đề xác định trách nhiệm, giới hạn bồi thường, việc chuyển giao quyền yêu cầu giữa cơ quan bảo hiểm với chủ xe, lái, phụ xe trong việc thực hiện bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới. Các vấn đề như biện pháp bảo đảm thi hành BTTH, bồi thường trong trường hợp người thành niên gây tai nạn mà không có tài sản riêng để bồi thường, trách nhiệm bồi thường của người hành động trong tình thế cấp thiết. chưa được quy định cụ thể, thế nhưng cũng chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong phần lớn các vụ TNGTĐB các bên tự thỏa thuận với nhau về việc BTTH trong đó có nhiều trường hợp việc thỏa thuận không tuân theo hoặc tuân theo không đầy đủ nguyên tắc trình tự, cách tính toán thiệt hại, mức BTTH nên sau đó xảy ra nhiều khiếu kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết. Hiện nay, mặc dù đã có quy định của BLDS, nhưng thực tiễn giải quyết việc BTTH của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn thực hiện theo tinh thần hướng dẫn của Thông tư số 173/UBTP ngày 23-3-1973 "Về việc xét xử các tranh chấp BTTH ngoài hợp đồng" và Thông tư số 03/TATC ngày 5-4-1988 "Hướng dẫn BTTH trong các vụ tai nạn ôtô" của Tòa án nhân dân tối cao. Đây là những văn bản được ban hành trong thời kỳ nền kinh tế tập trung, bao cấp, chỉ mang tính định hướng, không cụ thể và không còn đáp ứng được đòi hỏi của điều kiện hiện nay, khi những quan hệ xã hội trong đó có các quan hệ dân sự bị chi phối bởi quan hệ kinh tế thị trường. Cho đến nay đã hơn 4 năm, kể từ ngày BLDS có hiệu lực pháp luật, nhưng vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn các quy định của BLDS về vấn đề BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bồi thường do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản bị xâm phạm. Thực tiễn công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật cho thấy cần sớm phải có các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành về những vấn đề này. Tất cả các vấn đề trên đây cho thấy việc nghiên cứu đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ" là hết sức cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Dưới góc độ khoa học pháp lý, chế định BTTH ngoài hợp đồng đã được nhiều nhà khoa học pháp lý trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau. Ở Việt Nam, đến nay đã có luận án Thạc sĩ luật học của Phạm Kim Anh về đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng"; Luận án Thạc sĩ luật học của Lê Mai Anh về đề tài "Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự"; Luận án Thạc sĩ luật học của Trần Thị Thu Hiền về đề tài "Những nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong luật dân sự Việt Nam"; Luận án Thạc sĩ luật học của Lê Kim Loan về đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự Việt Nam", một số bài viết của Nguyễn Đức Giao, Thạc sĩ Nguyễn Đức Mai về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra. đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Dân chủ và pháp luật cũng như các giáo trình Luật dân sự đề cập vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới dừng lại ở mức độ chung nhất hoặc chỉ đề cập ở phạm vi hẹp trong nội dung nghiên cứu về các vấn đề khác nhau, mà chưa có tác giả nào nghiên cứu đầy đủ có hệ thống TNBTTH ngoài hợp đồng để trên cơ sở đó nghiên cứu một trường hợp cụ thể của loại trách nhiệm này - trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ, một đề tài đang cần được làm rõ về mặt lý luận và rất cấp bách về mặt thực tiễn. Ở nước ngoài có các công trình của một số tác giả về các vấn đề liên quan đến đề tài này; ví dụ như tác giả: V.T.Mirnop, M.M. Agarkop, V.P Pobdopylo - Liên Xô (cũ), Palemana - Cộng hòa Pháp, Vicodavarkallo - Ba Lan. Tuy nhiên, các công trình này chỉ nghiên cứu việc BTTH ngoài hợp đồng nói chung hay BTTH do ôtô, xe máy gây ra nói riêng ở các nước đó. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn của TNBTTH trong các vụ TNGTĐB. Từ đó, đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, cũng như đưa ra được những kiến nghị nhằm góp phần vào thực tiễn giải quyết việc BTTH trong các vụ TNGTĐB. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, tác giả của luận án đã đưa ra và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Phân tích làm rõ khái niệm, nguyên nhân, điều kiện và đặc điểm tình hình của các vụ TNGTĐB ở Việt Nam. - Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của chế định BTTH ngoài hợp đồng nói chung và TNBTTH trong các vụ TNGTĐB trong lịch sử lập pháp Việt Nam; làm rõ những nội dung cụ thể của chế định này, đồng thời so sánh với quy định của pháp luật một số nước về vấn đề này. - Nghiên cứu, tìm hiểu những quan điểm khoa học xung quanh vấn đề TNBTTH ngoài hợp đồng để xây dựng lý luận về khái niệm TNBTTH ngoài hợp đồng, từ đó đi sâu nghiên cứu và làm rõ khái niệm TNBTTH trong các vụ TNGTĐB. - Tổng kết thực tiễn giải quyết BTTH trong các vụ TNGTĐB trong những năm qua gắn với lý luận, căn cứ vào các quy định của BLDS và các quy định khác của pháp luật, đưa ra những kiến nghị có căn cứ khoa học và thực tiễn về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho việc giải quyết BTTH trong các vụ TNGTĐB. - Đề xuất các biện pháp phòng ngừa các vụ TNGTĐB cũng như các biện pháp bảo đảm việc BTTH trong các vụ TNGTĐB. Phạm vi nghiên cứu: TNBTTH trong các vụ TNGTĐB là một vấn đề phức tạp không những về mặt lý luận mà cả về mặt thực tiễn. Vì vậy luận án chỉ giới hạn ở phạm vi nghiên cứu một số vấn đề cơ bản dưới góc độ điều tra xã hội học và Luật dân sự, như: làm rõ khái niệm TNBTTH trong các vụ TNGTĐB, nguyên nhân điều kiện và tình hình của TNGTĐB, các nguyên tắc cơ bản và cơ sở pháp lý của việc BTTH trong các vụ TNGTĐB; trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp cả về mặt lý luận cả về mặt thực tiễn dưới góc độ của Luật dân sự. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận chung về TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung và TNBTTH ngoài hợp đồng trong các vụ TNGTĐB nói riêng; căn cứ pháp lý của TNBTTH và thực tiễn giải quyết BTTH trong các vụ TNGTĐB. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và Pháp luật, về phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; những thành tựu của các khoa học: triết học, lôgíc học, luật dân sự, tâm lý học. Luận án được trình bày trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật dân sự, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật dân sự, các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp, các tài liệu của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt thuộc Bộ Công an, các tài liệu pháp lý trong và ngoài nước. Phương pháp nghiên cứu: Đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát đến cụ thể dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử - tác giả đặc biệt coi trọng phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp lôgic pháp lý, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp dự báo. 5. Những đóng góp mới của luận án - Là luận án tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận về TNBTTH ngoài hợp đồng từ đó nghiên cứu một loại trách nhiệm cụ thể "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ". Luận án đóng góp vào lý luận trách nhiệm bồi thường thiệt hai ngoài hợp đồng các khái niệm TNGTĐB theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp; khái niệm TNBTTH trong các vụ TNGTĐB. Trong hoàn cảnh vấn đề an toàn trong hoạt động GTVT nói chung, an toàn GTVTĐB nói riêng không còn là vấn đề của một quốc gia, nhất là ở nước ta do sự mất cân đối giữa kết cấu hạ tầng, sự gia tăng của phương tiện, ý thức chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông; thiếu các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; sự yếu kém trong quản lý của các cơ quan nhà nước nên tình hình TNGT đặc biệt là TNGTĐB diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe của con người, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây mất an toàn xã hội; do đó, luận án góp phần tìm ra những nguyên nhân, điều kiện của các vụ TNGTĐB, dự báo tình hình TNGTĐB trong những năm tới. Đồng thời, luận án góp phần giải quyết một cách có hệ thống những vướng mắc xung quanh chế định BTTH ngoài hợp đồng nói chung, BTTH trong các vụ TNGT nói riêng. - Trên cơ sở lý luận chung về TNBTTH ngoài hợp đồng, luận án đã làm rõ về mặt lý luận cơ sở pháp lý của TNBTTH cũng như việc xác định TNBTTH trong các vụ tại nạn giao thông đường bộ. - Xuất phát từ những đòi hỏi thực tiễn gắn với việc nghiên cứu hoàn chỉnh về mặt lý luận, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật, của BLDS hiện hành, luận án đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH trong các vụ TNGTĐB nói riêng. Xác định được mối quan hệ giữa việc BTTH với việc phòng ngừa và đấu tranh làm giảm tai nạn, mối quan hệ giữa TNBTTH với các trách nhiệm pháp lý khác là một trong những cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Những kiến nghị, giải pháp này có thể tham khảo trong việc xây dựng luật giao thông đường bộ, xây dựng các văn bản hướng dẫn việc giải quyết BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH trong các vụ TNGTĐB nói riêng, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. - Một đóng góp mới khác của luận án đó là từ việc tổng kết thực tiễn vấn đề BTTH trong các vụ TNGTĐB, trong luận án đã có những kiến nghị về các biện pháp bảo đảm việc BTTH trong các vụ án TNGTĐB. 6. Ý nghĩa của luận án Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có ý nghĩa tham khảo trong việc hoàn thiện pháp luật về chế định BTTH ngoài hợp đồng cũng như trong việc hướng dẫn việc giải quyết BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH trong các vụ TNGTĐB nói riêng. Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa, đấu tranh làm giảm tai nạn và làm tài liệu tham khảo trong việc biên soạn giáo trình cũng như giảng dạy tại các cơ sở đào tạo bậc đại học về chuyên ngành luật dân sự và làm tài liệu tham khảo cho các Viện nghiên cứu về khoa học pháp lý. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có 3 chương, được chia thành 11 mục.

doc208 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5405 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Giao thông vận tải nói chung, GTVTĐB nói riêng đóng một vị trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Bên cạnh những lợi ích to lớn do GTVT mang lại, trong quá trình sử dụng các phương tiện GTVT cơ giới đường bộ đã có không ít vụ tai nạn xảy ra gây những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe của con người và của cải vật chất của xã hội. Mỗi năm, trên thế giới có 700.000 người bị chết và trên 10 triệu người bị thương vì TNGT, thiệt hại về kinh tế khoảng 500 tỷ USD (Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, 2000). Đó là một trong những nhân tố gây ra sự thiếu ổn định, sự mất an toàn trong trật tự chung của xã hội. Các nước trên thế giới đều phải đối mặt với tình trạng TNGT gia tăng. Để làm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do hoạt động của các phương tiện giao thông đường bộ gây ra, bên cạnh việc đầu tư nâng cấp hệ thống đường xá, cầu cống, nghiên cứu sản xuất các phương tiện giao thông đường bộ hiện đại có hệ số an toàn cao, các nước đều quan tâm đến việc xây dựng hoàn chỉnh các quy định về trật tự an toàn giao thông, các quy định về việc xử lý các hành vi vi phạm trong đó có các quy định về TNBTTH. Hiện nay đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, GTVT chiếm một vị trí hết sức quan trọng, bởi vì đó là một ngành thuộc kết cấu hạ tầng tạo động lực phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Hệ thống GTVTĐB ở nước ta từng bước được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới; phương tiện vận tải tăng nhanh về số lượng, đa dạng về chủng loại, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế, an ninh quốc phòng và nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay do sự mất cân đối giữa cầu, đường, phương tiện, người tham gia giao thông và các yếu tố xã hội, tình trạng TNGT đã và đang diễn biến hết sức nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe, về của cải vật chất, ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nước ngoài, gây tâm lý lo lắng cho người dân, gây mất ổn định trật tự, an toàn xã hội và đang là mối quan tâm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của mọi tầng lớp nhân dân. Theo thống kê, trong thời gian từ năm 1990 đến năm 1999 ở nước ta xảy ra 146.230 vụ TNGTĐB làm chết 49.285 người, làm bị thương 156.270 người, gây thiệt hại lớn về tài sản (Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, 2000). Riêng trong sáu tháng đầu năm 2000 đã xảy ra 11.560 vụ, làm chết 3.685 người, làm bị thương 12.999 người (Báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, 2000). Nhiều người đã phải thừa nhận rằng: "Chiến tranh đã qua đi, máu trên chiến trường đã ngừng chảy, nhưng máu trên mặt đường đang chảy và tiếp tục gia tăng". Để làm giảm một cách cơ bản TNGT nói chung và TNGTĐB nói riêng, đòi hỏi phải có một giải pháp đồng bộ mang tính chiến lược và phải có thời gian. Một mặt, phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức tự giác chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, các điều kiện bảo đảm an toàn, năng lực quản lý an toàn giao thông, mặt khác, phải thiết lập kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật, áp dụng các biện pháp cưỡng chế một cách đồng bộ nhằm ngăn chặn tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ một cách phổ biến như hiện nay, đồng thời hoàn chỉnh các quy định về TNBTTH do TNGTĐB gây ra để khắc phục kịp thời, toàn bộ thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân và tài sản của Nhà nước, góp phần phòng ngừa tai nạn. Thực tiễn công tác giải quyết việc BTTH ngoài hợp đồng nói chung, BTTH trong các vụ TNGTĐB nói riêng cho thấy còn có nhiều vướng mắc, thiếu thống nhất trong việc xác định thiệt hại, tính toán mức thiệt hại, nhất là trong việc tính toán thiệt hại về mặt tinh thần; xác định mối quan hệ nhân quả không thống nhất, chưa chính xác. Đặc biệt, trong các vụ TNGTĐB chưa phân biệt rõ giữa việc phải chịu trách nhiệm hình sự của người có lỗi gây ra tai nạn với TNBTTH, khắc phục hậu quả xảy ra; vấn đề xác định trách nhiệm, giới hạn bồi thường, việc chuyển giao quyền yêu cầu giữa cơ quan bảo hiểm với chủ xe, lái, phụ xe trong việc thực hiện bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới. Các vấn đề như biện pháp bảo đảm thi hành BTTH, bồi thường trong trường hợp người thành niên gây tai nạn mà không có tài sản riêng để bồi thường, trách nhiệm bồi thường của người hành động trong tình thế cấp thiết... chưa được quy định cụ thể, thế nhưng cũng chưa có các văn bản hướng dẫn thi hành. Trong phần lớn các vụ TNGTĐB các bên tự thỏa thuận với nhau về việc BTTH trong đó có nhiều trường hợp việc thỏa thuận không tuân theo hoặc tuân theo không đầy đủ nguyên tắc trình tự, cách tính toán thiệt hại, mức BTTH nên sau đó xảy ra nhiều khiếu kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết. Hiện nay, mặc dù đã có quy định của BLDS, nhưng thực tiễn giải quyết việc BTTH của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn thực hiện theo tinh thần hướng dẫn của Thông tư số 173/UBTP ngày 23-3-1973 "Về việc xét xử các tranh chấp BTTH ngoài hợp đồng" và Thông tư số 03/TATC ngày 5-4-1988 "Hướng dẫn BTTH trong các vụ tai nạn ôtô" của Tòa án nhân dân tối cao. Đây là những văn bản được ban hành trong thời kỳ nền kinh tế tập trung, bao cấp, chỉ mang tính định hướng, không cụ thể và không còn đáp ứng được đòi hỏi của điều kiện hiện nay, khi những quan hệ xã hội trong đó có các quan hệ dân sự bị chi phối bởi quan hệ kinh tế thị trường. Cho đến nay đã hơn 4 năm, kể từ ngày BLDS có hiệu lực pháp luật, nhưng vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn các quy định của BLDS về vấn đề BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bồi thường do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự và tài sản bị xâm phạm... Thực tiễn công tác của các cơ quan bảo vệ pháp luật cho thấy cần sớm phải có các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành về những vấn đề này. Tất cả các vấn đề trên đây cho thấy việc nghiên cứu đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ" là hết sức cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Dưới góc độ khoa học pháp lý, chế định BTTH ngoài hợp đồng đã được nhiều nhà khoa học pháp lý trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau. Ở Việt Nam, đến nay đã có luận án Thạc sĩ luật học của Phạm Kim Anh về đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng"; Luận án Thạc sĩ luật học của Lê Mai Anh về đề tài "Những vấn đề cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong Bộ luật dân sự"; Luận án Thạc sĩ luật học của Trần Thị Thu Hiền về đề tài "Những nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong luật dân sự Việt Nam"; Luận án Thạc sĩ luật học của Lê Kim Loan về đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự Việt Nam", một số bài viết của Nguyễn Đức Giao, Thạc sĩ Nguyễn Đức Mai về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra... đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Dân chủ và pháp luật cũng như các giáo trình Luật dân sự đề cập vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này mới dừng lại ở mức độ chung nhất hoặc chỉ đề cập ở phạm vi hẹp trong nội dung nghiên cứu về các vấn đề khác nhau, mà chưa có tác giả nào nghiên cứu đầy đủ có hệ thống TNBTTH ngoài hợp đồng để trên cơ sở đó nghiên cứu một trường hợp cụ thể của loại trách nhiệm này - trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ, một đề tài đang cần được làm rõ về mặt lý luận và rất cấp bách về mặt thực tiễn. Ở nước ngoài có các công trình của một số tác giả về các vấn đề liên quan đến đề tài này; ví dụ như tác giả: V.T.Mirnop, M.M. Agarkop, V.P Pobdopylo - Liên Xô (cũ), Palemana - Cộng hòa Pháp, Vicodavarkallo - Ba Lan. Tuy nhiên, các công trình này chỉ nghiên cứu việc BTTH ngoài hợp đồng nói chung hay BTTH do ôtô, xe máy gây ra nói riêng ở các nước đó. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn của TNBTTH trong các vụ TNGTĐB. Từ đó, đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, cũng như đưa ra được những kiến nghị nhằm góp phần vào thực tiễn giải quyết việc BTTH trong các vụ TNGTĐB. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, tác giả của luận án đã đưa ra và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Phân tích làm rõ khái niệm, nguyên nhân, điều kiện và đặc điểm tình hình của các vụ TNGTĐB ở Việt Nam. - Nghiên cứu sự hình thành và phát triển của chế định BTTH ngoài hợp đồng nói chung và TNBTTH trong các vụ TNGTĐB trong lịch sử lập pháp Việt Nam; làm rõ những nội dung cụ thể của chế định này, đồng thời so sánh với quy định của pháp luật một số nước về vấn đề này. - Nghiên cứu, tìm hiểu những quan điểm khoa học xung quanh vấn đề TNBTTH ngoài hợp đồng để xây dựng lý luận về khái niệm TNBTTH ngoài hợp đồng, từ đó đi sâu nghiên cứu và làm rõ khái niệm TNBTTH trong các vụ TNGTĐB. - Tổng kết thực tiễn giải quyết BTTH trong các vụ TNGTĐB trong những năm qua gắn với lý luận, căn cứ vào các quy định của BLDS và các quy định khác của pháp luật, đưa ra những kiến nghị có căn cứ khoa học và thực tiễn về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho việc giải quyết BTTH trong các vụ TNGTĐB. - Đề xuất các biện pháp phòng ngừa các vụ TNGTĐB cũng như các biện pháp bảo đảm việc BTTH trong các vụ TNGTĐB. Phạm vi nghiên cứu: TNBTTH trong các vụ TNGTĐB là một vấn đề phức tạp không những về mặt lý luận mà cả về mặt thực tiễn. Vì vậy luận án chỉ giới hạn ở phạm vi nghiên cứu một số vấn đề cơ bản dưới góc độ điều tra xã hội học và Luật dân sự, như: làm rõ khái niệm TNBTTH trong các vụ TNGTĐB, nguyên nhân điều kiện và tình hình của TNGTĐB, các nguyên tắc cơ bản và cơ sở pháp lý của việc BTTH trong các vụ TNGTĐB; trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp cả về mặt lý luận cả về mặt thực tiễn dưới góc độ của Luật dân sự. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận chung về TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung và TNBTTH ngoài hợp đồng trong các vụ TNGTĐB nói riêng; căn cứ pháp lý của TNBTTH và thực tiễn giải quyết BTTH trong các vụ TNGTĐB. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và Pháp luật, về phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; những thành tựu của các khoa học: triết học, lôgíc học, luật dân sự, tâm lý học... Luận án được trình bày trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật dân sự, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật dân sự, các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân các cấp, các tài liệu của Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt thuộc Bộ Công an, các tài liệu pháp lý trong và ngoài nước. Phương pháp nghiên cứu: Đi từ cái chung đến cái riêng, từ khái quát đến cụ thể dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử - tác giả đặc biệt coi trọng phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp lôgic pháp lý, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp dự báo. 5. Những đóng góp mới của luận án - Là luận án tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận về TNBTTH ngoài hợp đồng từ đó nghiên cứu một loại trách nhiệm cụ thể "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ". Luận án đóng góp vào lý luận trách nhiệm bồi thường thiệt hai ngoài hợp đồng các khái niệm TNGTĐB theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp; khái niệm TNBTTH trong các vụ TNGTĐB. Trong hoàn cảnh vấn đề an toàn trong hoạt động GTVT nói chung, an toàn GTVTĐB nói riêng không còn là vấn đề của một quốc gia, nhất là ở nước ta do sự mất cân đối giữa kết cấu hạ tầng, sự gia tăng của phương tiện, ý thức chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông; thiếu các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; sự yếu kém trong quản lý của các cơ quan nhà nước nên tình hình TNGT đặc biệt là TNGTĐB diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe của con người, gây thiệt hại lớn về tài sản, gây mất an toàn xã hội; do đó, luận án góp phần tìm ra những nguyên nhân, điều kiện của các vụ TNGTĐB, dự báo tình hình TNGTĐB trong những năm tới. Đồng thời, luận án góp phần giải quyết một cách có hệ thống những vướng mắc xung quanh chế định BTTH ngoài hợp đồng nói chung, BTTH trong các vụ TNGT nói riêng. - Trên cơ sở lý luận chung về TNBTTH ngoài hợp đồng, luận án đã làm rõ về mặt lý luận cơ sở pháp lý của TNBTTH cũng như việc xác định TNBTTH trong các vụ tại nạn giao thông đường bộ. - Xuất phát từ những đòi hỏi thực tiễn gắn với việc nghiên cứu hoàn chỉnh về mặt lý luận, trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật, của BLDS hiện hành, luận án đưa ra các kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH trong các vụ TNGTĐB nói riêng. Xác định được mối quan hệ giữa việc BTTH với việc phòng ngừa và đấu tranh làm giảm tai nạn, mối quan hệ giữa TNBTTH với các trách nhiệm pháp lý khác là một trong những cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Những kiến nghị, giải pháp này có thể tham khảo trong việc xây dựng luật giao thông đường bộ, xây dựng các văn bản hướng dẫn việc giải quyết BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH trong các vụ TNGTĐB nói riêng, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. - Một đóng góp mới khác của luận án đó là từ việc tổng kết thực tiễn vấn đề BTTH trong các vụ TNGTĐB, trong luận án đã có những kiến nghị về các biện pháp bảo đảm việc BTTH trong các vụ án TNGTĐB. 6. Ý nghĩa của luận án Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có ý nghĩa tham khảo trong việc hoàn thiện pháp luật về chế định BTTH ngoài hợp đồng cũng như trong việc hướng dẫn việc giải quyết BTTH ngoài hợp đồng nói chung và BTTH trong các vụ TNGTĐB nói riêng. Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa, đấu tranh làm giảm tai nạn và làm tài liệu tham khảo trong việc biên soạn giáo trình cũng như giảng dạy tại các cơ sở đào tạo bậc đại học về chuyên ngành luật dân sự và làm tài liệu tham khảo cho các Viện nghiên cứu về khoa học pháp lý. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm có 3 chương, được chia thành 11 mục. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1.1. Khái niệm tai nạn giao thông đường bộ Thuật ngữ "tai nạn" xuất hiện trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống của con người. Tùy từng trường hợp tai nạn xảy ra mà có các tên gọi cho mỗi một loại tai nạn đó. Ví dụ: nếu tai nạn xảy ra trong lao động, thì gọi là tai nạn lao động; nếu tai nạn xảy ra trong quá trình tham gia giao thông, thì gọi là TNGT; nếu tai nạn xảy ra tại trường học, thì gọi là tai nạn học đường... Tuy nhiên, có thể nhận thấy tai nạn xảy ra phổ biến nhất là trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất ra của cải vật chất. Tai nạn là một hiện tượng xảy ra trong đời sống xã hội, gây tổn thất về tính mạng, sức khỏe, tài sản. Tai nạn là một trong những nguyên nhân làm mất ổn định trật tự an toàn xã hội, đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt xã hội mà con người luôn phải tìm cách chế ngự, làm giảm và loại trừ ra khỏi đời sống xã hội. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, tai nạn hiểu theo nghĩa phổ biến nhất là "việc không may bất ngờ xảy ra, gây thiệt hại lớn về người và của" [33, tr. 142]. Còn theo Từ điển Tiếng Việt, thì tai nạn là "việc rủi ro bất ngờ xảy ra, gây thiệt hại lớn cho con người" [78, tr. 868]. Theo chúng tôi, các định nghĩa trên chỉ mới đưa ra tai nạn là cái (sự kiện) xảy ra gây thiệt hại cho con người (về tính mạng, sức khỏe, tài sản) mà chưa làm rõ được nguyên nhân của tai nạn. Thực tiễn cuộc sống chứng minh rằng tai nạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân này có thể là do hành vi của con người hoặc có thể do các tác nhân tự nhiên khác. Từ những nguyên nhân này gây ra các tai nạn và tai nạn gây ra những hậu quả xấu ngoài mong muốn chủ quan của con người. Các tác nhân khác là nguyên nhân của tai nạn cũng có thể một cách gián tiếp do hành vi của con người, cũng có thể do thiên tai hoặc những cái ngoài khả năng chế ngự của con người. Thiệt hại xảy ra có thể là thiệt hại về tính mạng, thiệt hại về sức khỏe, thiệt hại về tinh thần của con người hay là thiệt hại về tài sản. Trong lĩnh vực pháp luật, chưa có một định nghĩa chính thức về tai nạn nói chung. Tuy nhiên, trong một số quy phạm pháp luật của một số ngành luật và trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học pháp lý, đã có một số khái niệm về tai nạn trong từng lĩnh vực cụ thể. Điều 105 Bộ luật lao động quy định: "Tai nạn lao động là tai nạn gây thương tổn cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc và nhiệm vụ lao động". Trong nghiên cứu khoa học thì khái niệm "tai nạn", khái niệm "tai nạn giao thông đường bộ" đã được một số tác giả đề cập đến. Theo tác giả Vũ mạnh Thắng, "Tai nạn là sự việc xảy ra bất ngờ do người tham gia giao thông hoặc vi phạm các quy định về trật tự an toàn giao thông hoặc gặp phải tình huống, sự cố đột xuất, không kịp xử lý, có thiệt hại về tính mạng, sức khỏe con người, thiệt hại về tài sản" [18, tr. 76]. Theo tác giả Đào Công Hải, thì "Tai nạn giao thông là tai nạn xảy ra khi các đối tượng tham gia trên đường giao thông công cộng gây nên: - Thiệt hại về sức khỏe, tính mạng con người - Thiệt hại về tài sản hoặc thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản" [16, tr. 82]. Còn theo Thạc sĩ Đỗ Đình Hòa, thì "Tai nạn giao thông là sự kiện bất ngờ, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người. Nó xảy ra khi các đối tượng tham gia giao thông đang hoạt động trên đường giao thông công cộng, đường chuyên dùng hoặc ở các địa bàn giao thông công cộng nhưng do chủ quan, vi phạm các quy tắc về an toàn giao thông hoặc do gặp phải các sự cố đột xuất không kịp phòng tránh, đã gây thiệt hại nhất định cho tính mạng, sức khỏe con người hoặc tài sản của Nhà nước và nhân dân" [16, tr. 20]. Theo chúng tôi ba khái niệm trên, đều nêu được TNGT là một sự kiện gây nên thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản. Riêng khái niệm thứ hai chưa nêu lên được vế thứ nhất của TNGT như khái niệm thứ nhất và khái niệm thứ ba. TNGT là một sự kiện và có hai mặt của nó. Mặt thứ nhất là cái gì làm cho TNGT (sự kiện) xảy ra hay nói cách khác nguyên nhân của TNGT. Về mặt này nguyên nhân của TNGT có thể: do vi phạm các quy định về an toàn GTVT; do những hành vi cản trở GTVT; do đưa vào sử dụng các phương tiện GTVT không bảo đảm an toàn hoặc điều động người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện GTVT; do gặp sự cố đột xuất không thể xử lý được hoặc do các trường hợp bất khả kháng. Mặt thứ hai là TNGT (sự kiện) đã gây ra cái gì hay nói cách khác hậu quả của sự kiện đó. Về mặt này hậu quả của TNGT có thể là: thiệt hại về tính mạng, thiệt hại về sức khỏe, thiệt hại về tinh thần, thiệt hại về tài sản (có thể một hoặc hai hoặc ba, có thể là tất cả các loại thiệt hại này trong một TNGT). Theo quy định tại Điều 609 BLDS, thì TNBTTH chỉ phát sinh trong trường hợp người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác mà gây thiệt hại. Tuy nhiên, cần phân biệt là không phải mọi trường hợp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, tài sản của pháp nhân hoặc các chủ thể khác trong khi tham gia giao thông đều gọi là TNG
Luận văn liên quan