Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng lập hiến là một bộ phận
quan trọng. Tư tưởng ấy được định hình trong 30 năm Người hoạt động ở nước
ngoài, được bổ sung và phát triển trên cơ sở trực tiếp chỉ đạo xây dựng các bản
hiến pháp dân chủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tư tưởng lập hiến Hồ
Chí Minh đã kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống dân tộc và tinh hoa của
tư tưởng lập hiến trên thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Với tính chất là
hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về lập hiến kiểu mới ở Việt Nam, tư tưởng
lập hiến Hồ Chí Minh đã luận giải hàng loạt nội dung cơ bản nhất và cốt lõi nhất
về xây dựng hiến pháp. Đó là quan điểm về vai trò, quyền lập hiến, các nội dung
và điều kiện lập hiến. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, trong các luồng tư
tưởng lập hiến Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, chỉ có tư tưởng lập hiến Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh là duy nhất đúng đắn, tiến bộ và phù hợp với Việt Nam. Tư
tưởng lập hiến Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng cho việc xây dựng các bản hiến
pháp dân chủ trong lịch sử hiện đại của dân tộc Việt Nam.
Là người khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và giữ cương
vị Chủ tịch nước trong suốt 24 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu cho nền
lập hiến cách mạng Việt Nam. Dấu ấn của Người thể hiện sâu sắc trong quá
trình chỉ đạo xây dựng Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 với tư cách Trưởng
ban Dự thảo hai bản Hiến pháp nói trên. Đặc biệt, Hiến pháp 1946 đã đánh dấu
mốc quan trọng trong nền lập pháp của Việt Nam, được các nhà nghiên cứu và
thực thi pháp luật đánh giá là “rất Việt Nam, mang đậm dấu ấn dân tộc và sắc
thái phương Đông, đồng thời có vận dụng nhiều kinh nghiệm của Pháp và một
phần của Mỹ về tổ chức nhà nước, thực sự biểu hiện tư duy sáng tạo của Hồ Chí
Minh, của Đảng và nhân dân về vấn đề nhà nước” [36, tr.217]
168 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 423 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh: Nội dung và giá trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ HẰNG
TƢ TƢỞNG LẬP HIẾN HỒ CHÍ MINH:
NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
MÃ SỐ: 60 31 02 03
Hà Nội - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
LÊ THỊ HẰNG
TƢ TƢỞNG LẬP HIẾN HỒ CHÍ MINH:
NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC
Mã số: 62 31 02 04
: 60 31 Ma02 03
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Lại Quốc Khánh
2. PGS. TS Lý Việt Quang
Hà Nội - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn
đầy đủ theo quy định.
Tác giả
Lê Thị Hằng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng lập hiến là một bộ phận
quan trọng. Tư tưởng ấy được định hình trong 30 năm Người hoạt động ở nước
ngoài, được bổ sung và phát triển trên cơ sở trực tiếp chỉ đạo xây dựng các bản
hiến pháp dân chủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Tư tưởng lập hiến Hồ
Chí Minh đã kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống dân tộc và tinh hoa của
tư tưởng lập hiến trên thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Với tính chất là
hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc về lập hiến kiểu mới ở Việt Nam, tư tưởng
lập hiến Hồ Chí Minh đã luận giải hàng loạt nội dung cơ bản nhất và cốt lõi nhất
về xây dựng hiến pháp. Đó là quan điểm về vai trò, quyền lập hiến, các nội dung
và điều kiện lập hiến. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, trong các luồng tư
tưởng lập hiến Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, chỉ có tư tưởng lập hiến Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh là duy nhất đúng đắn, tiến bộ và phù hợp với Việt Nam. Tư
tưởng lập hiến Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng cho việc xây dựng các bản hiến
pháp dân chủ trong lịch sử hiện đại của dân tộc Việt Nam.
Là người khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và giữ cương
vị Chủ tịch nước trong suốt 24 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở đầu cho nền
lập hiến cách mạng Việt Nam. Dấu ấn của Người thể hiện sâu sắc trong quá
trình chỉ đạo xây dựng Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 với tư cách Trưởng
ban Dự thảo hai bản Hiến pháp nói trên. Đặc biệt, Hiến pháp 1946 đã đánh dấu
mốc quan trọng trong nền lập pháp của Việt Nam, được các nhà nghiên cứu và
thực thi pháp luật đánh giá là “rất Việt Nam, mang đậm dấu ấn dân tộc và sắc
thái phương Đông, đồng thời có vận dụng nhiều kinh nghiệm của Pháp và một
phần của Mỹ về tổ chức nhà nước, thực sự biểu hiện tư duy sáng tạo của Hồ Chí
Minh, của Đảng và nhân dân về vấn đề nhà nước” [36, tr.217].
Nhận thức rõ những giá trị lớn lao của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh,
trong quá trình tiến hành sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước đã tổ chức triển
khai nghiên cứu và vận dụng có hiệu quả tư tưởng của Người. Nếu như Hiến
2
pháp 1980 gần như mô phỏng hoàn toàn mô hình Hiến pháp Xô viết thì đến
Hiến pháp 1992, trên nhiều mặt, đã trở lại giá trị Hiến pháp 1946. Hiến pháp
1992 đến nay đã qua hai lần bổ sung, sửa đổi vào năm 2001 và gần đây nhất là
năm 2013. So với lần sửa đổi, bổ sung năm 2001, Hiến pháp 2013 được đánh
giá là có nhiều điểm mới, tiến bộ, phù hợp với xu thế của thế giới, đánh dấu một
bước tiến mới trong lịch sử lập hiến của đất nước. Nhiều điểm mới, tiến bộ trong
Hiến pháp năm 2013 là sự kế thừa và phát triển tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của nước ta.
Hiện nay, để nhận thức, tiếp tục hoàn thiện và thực thi Hiến pháp 2013
hiện nay, việc nghiên cứu tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, đặc biệt nhận thức rõ
hơn các giá trị về tính nhân văn, tính khoa học của bản hiến pháp dân chủ;
về mô hình tổ chức quyền lực nhà nước, kinh nghiệm, bài học về cách
thức tổ chức xây dựng hiến pháp, về vận dụng, học tập kinh nghiệm nước
ngoài vào thực tiễn Việt Nam sẽ góp phần sáng tỏ soi sáng nhiều vấn đề
đang và sẽ đặt ra cả trong nhận thức lý luận và thực tiễn.
Bên cạnh đó, tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh dù chứa đựng nhiều nội
dung và giá trị to lớn, nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu
trực tiếp, toàn diện, có hệ thống về tư tưởng lập hiến của Người. Đây là điểm
cần tiếp tục bổ sung trong nghiên cứu và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh.
Với những lý do nêu trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: Tư tưởng lập
hiến Hồ Chí Minh: nội dung và giá trị, làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ nội dung và giá trị của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ nội hàm các khái niệm: Hiến pháp, lập hiến, tư tưởng lập hiến Hồ
Chí Minh; cơ sở, quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh.
- Phân tích có hệ thống nội dung cơ bản của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh.
- Luận giải giá trị của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh.
3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh và những giá trị của tư tưởng này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung:
Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nhiều nội
dung từ soạn thảo, ban hành, sửa đổi và thực thi hiến pháp. Trong khuôn khổ
luận án, tác giả trình bày những nội dung cơ bản nhất, gồm: vai trò lập hiến,
quyền lập hiến; nội dung cơ bản của hiến pháp với hai vấn đề cốt lõi là Chính
thể Dân chủ Cộng hòa, quyền và nghĩa vụ công dân; các nhân tố đảm bảo lập
hiến.
- Thời gian: Toàn bộ quá trình hình thành và phát triển tư tưởng lập hiến
Hồ Chí Minh từ năm 1911 đến năm 1969
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
các quan điểm của Đảng, Nhà nước về lập hiến, các lý thuyết lập hiến phù hợp
với đối tượng nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp chuyên ngành
và liên ngành để thực hiện đề tài, cụ thể là phương pháp lịch sử, phương pháp
logic phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp khái quát hoá - trừu tượng hoá, phương pháp phỏng vấn chuyên
gia, v.v., để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Luận án làm rõ tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh một cách có hệ thống: từ
nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, đến nội dung và giá trị của tư
tưởng, cũng như có sự phân tích, đánh giá sâu về nội dung và giá trị của tư
4
tưởng này. Trong đó, qua tư liệu biên bản các kỳ họp Quốc hội, các phiên họp
của Ban sửa đổi Hiến pháp được khai thác tại các Trung tâm lưu trữ, tác giả
trình bày, luận giải một số nhận thức mới về nội dung tư tưởng lập hiến Hồ Chí
Minh, từ đó có những nhận định, đánh giá sâu sắc và đầy đủ hơn về giá trị của
tư tưởng này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần bổ sung những nhận thức mới về tư tưởng lập hiến Hồ Chí
Minh, từ đó góp phần khẳng định vai trò nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung,
tư tưởng lập hiến của Người nói riêng đối với Đảng và cách mạng Việt Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Với những kết quả đạt được, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong việc nghiên cứu, giảng dạy và tuyên truyền tư tưởng Hồ Chí Minh; góp
phần cung cấp luận cứ khoa học cho đổi mới tư duy lập hiến, xây dựng và thực
thi hiến pháp ở Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết
5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về nội dung tƣ tƣởng lập hiến Hồ Chí Minh
Nghiên cứu về các vấn đề chung của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, có
một số công trình tiêu biểu sau:
Là một trí thức lớn, một luật gia được đào tạo từ thời Pháp thuộc, từng có
thời gian làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, được làm việc trực tiếp với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Vũ Đình Hòe có những
luận giải về tư tưởng Hồ Chí Minh trong Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh
(2001). Tác giả cho rằng “Tư tưởng hiến chính của Nguyễn Ái Quốc nảy mầm là
do sự kết hợp công lý và pháp lý Đông Tây, qua sự quan sát thực tế chế độ dân
chủ ở cả các nước Tây Phương lẫn đất nước của Lênin. Quý hơn nữa, do đó mà
vững vàng hơn: tư tưởng pháp quyền dân chủ ở Ông Nguyễn bắt rễ sâu vào
truyền thống “lệ làng” của dân tộc ta”[44, tr. 342]. Tác giả cho rằng, những
mầm mống của tư tưởng hiến chính của Nguyễn Ái Quốc được thể hiện trong
các tác phẩm Bản yêu sách nhân dân An Nam; Nhời hô hoán cùng Vạn Quốc hội
với việc sắp đặt một nền hiến pháp theo những lý tưởng dân quyền. Từ giữa
những năm 20 của thế kỉ XX (khi trở về Trung Quốc hoạt động) đến năm 1945,
Nguyễn Ái Quốc suy nghĩ định hướng cho một kiểu hiến pháp thích hợp Việt
Nam, chứ không nhất thiết kiểu Cộng hòa Xô viết: từ hình thức chính quyền
công nông trong Đường Kách mệnh (1925) sang ý niệm chính quyền nhân dân
(1941). Giai đoạn định hình rõ nét tư tưởng hiến chính từ khi Người trở về Tổ
quốc, thể hiện trong việc xây dựng chính quyền ở những vùng giải phóng, ở các
quy tắc bảo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích của toàn dân, hình thức chính quyền
dân chủ trực tiếp tự nhiên tiến lên dân chủ đại diện, mà theo tác giả “đó là mầm
mống của một chế độ pháp quyền dân chủ tư sản kiểu mới” [44, tr. 347]. Tác giả
đánh giá sự kiện Đại hội quốc dân Tân Trào và Hội nghị Diên Hồng kiểu mới là
6
bước cuối cùng của quá trình sáng tạo tư duy “hiến chính dân tộc dân chủ của
Chủ tịch Hồ Chí Minh” [44, tr. 348].
Tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh của Bùi Ngọc Sơn là một trong số ít
cuốn sách trình bày có hệ thống và phân tích những vấn đề cơ bản trong tư
tưởng lập hiến Hồ Chí Minh: nguyên tắc của hiến pháp; quyền lập hiến và sửa
đổi hiến pháp; tổ chức quyền lực nhà nước và vấn đề dân quyền. Tác giả cho
rằng, trong tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh, có những tư tưởng, quan điểm mang
tính chất chỉ đạo cho việc tổ chức quyền lực nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa
quốc quyền với dân quyền, đó là: đoàn kết dân tộc, chủ quyền nhân dân, định
hướng xã hội chủ nghĩa, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Quyền lập hiến thuộc
về nhân dân và lập hiến bằng tổ chức Tổng tuyển cử để nhân dân bầu ra Quốc
hội, và Quốc hội sẽ soạn thảo ra hiến pháp, tức là bằng con đường Quốc hội lập
hiến. Việc sửa đổi Hiến pháp, theo tác giả, có thể nhìn nhận tư duy của Hồ Chí
Minh từ điều 70 của Hiến pháp 1946; “chủ thể đề nghị sửa đổi hiến pháp được
trao cho cơ quan lập pháp” [109, tr. 85], với điều kiện có 2/3 tổng số nghị viên
yêu cầu. Về vấn đề dân quyền, tác giả khẳng định đó là một đối tượng điều
chỉnh quan trọng của hiến pháp và nêu một số quyền công dân theo tư tưởng Hồ
Chí Minh được ghi nhận trong Hiến pháp 1946: các quyền chính trị, các quyền
tự do cá nhân, các quyền kinh tế - xã hội, các quyền văn hóa. Điều tác giả lưu ý
là các quyền này trong Hiến pháp được thiết kế theo nguyên tắc dân quyền xuất
phát từ nhân quyền, nên đó là những quyền tự nhiên của con người. Về quyền
lực nhà nước, tác giả trình bày về sự chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà
nước và bước đầu có sự đánh giá, so sánh với mô hình tổ chức nhà nước khác.
Quốc hội do nhân dân bầu ra là cơ quan đại diện toàn dân, cơ quan có quyền lực
nhà nước cao nhất, quyết định vấn đề quan trọng nhất [109, tr. 101]. Chủ tịch
nước có quyền hành lớn và “mang những đặc thù của loại hình chính thể cộng
hòa dân chủ nhân dân” [109, tr. 112]. Chính phủ là cơ quan trọng yếu trong
chính thể nhà nước, “thực hiện quyền hành pháp, do Quốc hội thành lập, chịu
trách nhiệm và báo cáo công tác với Quốc hội” [109, tr. 124]. Tòa án là “cơ
7
quan giữ vị trí độc lập trong hệ thống cơ quan nhà nước, thực hiện quyền xét
xử” [109, tr. 127]. Qua sự phân tích đó, tác giả khẳng định tính dân tộc và dân
chủ sâu sắc của bộ máy nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ở chương 1 cuốn sách Hiến pháp năm 1946 – Bản Hiến pháp đặt nền
móng cho nền lập hiến Nhà nước Việt Nam của Đỗ Ngọc Hải [39], tác giả trình
bày khái quát tư tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh thể hiện qua các tác phẩm Bản
yêu sách của dân An Nam, Nhời hô hoán cùng Vạn Quốc hội, Chánh cương vắn
tắt, Chương trình cách mạng của Mặt trận Việt Minh, Chương trình Mười điểm,
Tuyên ngôn độc lập. Từ đó, tác giả rút ra một số nhận xét: khái niệm hiến pháp
có rất sớm ở Hồ Chí Minh từ năm 1919, ngay cả khi Người chưa tìm thấy con
đường đi cho dân tộc, nhưng đã nhận thấy vai trò, tác dụng của hiến pháp trong
quản lý xây dựng đất nước; phải tự lập ra hiến pháp mới đáp ứng được yêu cầu
nhân dân và phù hợp với điều kiện lịch sử đất nước mình; nội dung hiến pháp
phải thể hiện học thuyết Mác- Lênin, thể hiện hiến pháp cộng hòa dân chủ. Tiếp
đó, tác giả phân tích tư tưởng lập hiến của Hiến pháp 1946 là sự thể hiện cụ thể
của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh: hiến pháp vì dân, ban hành hiến pháp là để
mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, mọi người dân được hưởng lợi; hiến
pháp phải ghi lấy thành tích vẻ vang của cách mạng được thể hiện trong Lời nói
đầu; hiến pháp là yếu tố trước tiên của một nhà nước dân chủ, nhà nước pháp
quyền và là khuôn mẫu cho tổ chức, hoạt động của nhà nước dân chủ. Hồ Chí
Minh lựa chọn sáng suốt những đại biểu soạn thảo Dự thảo Hiến pháp và “vai
trò chọn người trong Ủy ban dự thảo Hiến pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là
yếu tố cơ bản dẫn tới thành công của Ủy ban dự thảo” [39, tr. 61]. Trong bài viết
Hồ Chủ tịch với những tư tưởng lập hiến trong Hiến pháp năm 1946, Đỗ Ngọc
Hải đã phân tích rõ hơn và khẳng định trong bốn nội dung tư tưởng lập hiến Hồ
Chí Minh, thì “tư tưởng lập hiến vì dân là trọng tâm, cơ bản. Vì tất cả những tư
tưởng sau chỉ để phục vụ cho tư tưởng thứ nhất. Nó phù hợp với quan điểm
khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin: Tất cả mọi khoa học phải vì con người,
phục vụ con người” [40, tr. 6].
8
Trong cuốn Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sửa đổi, bổ sung Hiến
pháp năm 1992 do Võ Khánh Vinh chủ biên [155], có đề cập đến một số quan
điểm về lập hiến Hồ Chí Minh: sự cần thiết của hiến pháp; điều kiện ra đời của
bản hiến pháp là độc lập dân tộc và chế độ dân chủ; mối quan hệ độc lập dân tộc
và dân quyền, trong đó độc lập là nền tảng thực hiện dân quyền, muốn có dân
quyền thì trước hết dân tộc phải độc lập, bởi vậy trước hết phải tập trung cho
việc giành độc lập, dân quyền được thực hiện từng bước để phục vụ cho việc
giành độc lập; quan điểm về chính thể nhân dân và “thực hiện chính quyền
mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”. Tác giả nhận định Hồ Chí Minh là người
khởi xướng tư tưởng lập hiến dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Đó là tư tưởng lập
hiến duy nhất đúng cho xã hội Việt Nam, được khảo chứng và phát huy trong
thực tiễn. Tác giả nêu lên một số nội dung cơ bản của Hiến pháp 1946, là sự kết
tinh và hiện thực hóa tư tưởng lập hiến kiểu mới Hồ Chí Minh: ba nguyên tắc
trong Lời nói đầu; tổ chức chính quyền dân chủ với sự phân công nhiệm vụ cho
từng cơ quan và thiết kế nhiều cơ chế kiểm tra, giam sát lẫn nhau giữa các cơ
quan quyền lực nhà nước; tư tưởng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ; ghi nhận quyền cơ bản của con người mà trước đó người dân Việt Nam
chưa được thụ hưởng.
Trong Lịch sử lập hiến cách mạng Việt Nam của Phan Đăng Thanh và
Trương Thị Hòa [116], các tác giả nêu lên những nét đặc trưng của tư tưởng
pháp quyền - lập hiến Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam: sự cần thiết
của hiến pháp; về độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia; về tự do, nhân quyền
và dân quyền; về tổ chức và hoạt động của nhà nước; về biểu tượng quốc gia:
quốc kỳ, quốc ca. Bên cạnh đó, các tác giả chỉ ra một số quan điểm về lập hiến
của Hồ Chí Minh là sự kế thừa và phát triển của tư tưởng lập hiến mácxít: Đảng
Cộng sản giữ độc quyền lãnh đạo toàn xã hội; Nhà nước chuyên chính vô sản
được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền chứ không phải phân quyền và nhà
nước thống nhất quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân; các tổ chức xã hội, đoàn
thể quần chúng phải được chú ý củng cố và phát huy vai trò trong hệ thống
9
chính trị. Các tác giả dành một mục phân tích nội dung và tính chất lập hiến của
Tuyên ngôn độc lập: đề cao quan hệ quốc tế bình đẳng, đề cao nguyên tắc quốc
gia thống nhất, chủ quyền dân tộc và tự do dân chủ; xây dựng chế độ nhà nước
cộng hòa, bảo đảm quyền độc lập dân tộc, tự do dân chủ cho công dân Việt
Nam. Những tư tưởng trong Tuyên ngôn “cũng chính là sự tổng kết hùng hồn tư
tưởng lập hiến của Hồ Chí Minh và nhiều nhà cách mạng yêu nước Việt Nam
khác, tích lũy trong suốt quá trình đấu tranh lập hiến liên tục suốt gần nửa thế kỷ
trước ngày lịch sử 2-9-1945” [116, tr. 105]. Qua việc trình bày sự phát triển tư
tưởng lập hiến trong nửa đầu thế kỉ XX ở Việt Nam, các tác giả khẳng định các
luồng tư tưởng lập hiến “muôn màu, muôn vẻ”, không ngừng đấu tranh, cọ xát
với nhau, trong đó, đi theo con đường đấu tranh lập hiến xã hội chủ nghĩa, đi
theo chủ nghĩa Mác - Lênin thì chỉ có Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Nhận thức về Hiến pháp theo tư tưởng Hồ Chí Minh của Võ Thị Thúy Hà
[38] trình bày khái quát nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về hiến pháp. Hiến
pháp phải đảm bảo các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, phải ghi nhận được
những giá trị cơ bản nhất và quyền cao quý nhất của con người. Hiến pháp phải
đề ra được các nguyên tắc thực hiện quyền lực nhà nước, nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước. Nguyên tắc hiệu lực của hiến pháp thể hiện rõ
nét ở quy định về thủ tục lập hiến và sửa đổi hiến pháp, việc giám sát của cơ
quan quyền lực nhà nước đối với cơ quan và cá nhân có thẩm quyền.
Tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh về một bản hiến pháp dân chủ, của Trần
Ngọc Đường [33], trình bày ba nội dung trong tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh.
Thứ nhất, nước phải có độc lập, quốc gia có chủ quyền là điều kiện tiên quyết
của hiến pháp và hiến pháp tuyên bố về mặt pháp lý một nhà nước độc lập, có
chủ quyền, là phương tiện bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Thứ hai, hiến
pháp phải là một bản hiến pháp dân chủ, dân chủ là điều kiện đủ cho sự ra đời
của hiến pháp, dân chủ thể hiện ở trong nội dung và cách thức ban hành, đồng
thời là phương tiện để nhân dân được hưởng quyền tự do dân chủ. Thứ ba,
10
“Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” bằng sức mạnh
“thần linh pháp quyền” của hiến pháp.
Đi sâu, tập trung phân tích những nội dung cụ thể của tư tưởng lập hiến
Hồ Chí Minh về các vấn đề vai trò, vị trí của hiến pháp; chủ quyền nhân dân;
mô hình chính thể; tổ chức quyền lực nhà nước; về quyền con người, có một số
bài viết, cuốn sách đáng chú ý
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của hiến pháp của Tào Thị Quyên
[106] phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của hiến pháp đối với việc
khẳng định chủ quyền của quốc gia, quy định thể chế nhà nước và đảm bảo
quyền công dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng hiến pháp của Hà Thị Thùy
Dương [25] nêu lên một số vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng một bản
hiến pháp theo tư tưởng Hồ Chí Minh: kế thừa những điểm tích cực trong các
bản hiến pháp trước; phản ánh tình hình hiện tại và xu thế phát triển của đất
nước trong tương lai; đảm bảo đầy đủ quyền con người, quyền công dân; đảm
bảo bản hiến pháp phải thực sự của nhân dân; quá trình xây dựng hiến pháp phải
là quá trình làm việc rất công phu cẩn thận, nghiêm túc.
Vấn đề chủ quyền nhân dân được các nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng
Dung, Trần Ngọc Đường, Nguyễn Xuân Tế, Đào Trí Úc.khẳng định trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, nhân dân là chủ thể của quyền lập hiến và “bằng quyền lập
hiến, nhân dân trao cho nhà nước thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp” [18, 1