Lịch sử nhân loại trong thế kỷ XXI đã mở ra trang mới với nhiều biến động
ở khắp nơi trên thế giới, trong đó vấn đề về trật tự thế giới, khu vực và các chủ thể
có ảnh hưởng lớn đối với chính trị, an ninh và kinh tế toàn cầu là đề tài dành được
sự quan tâm lớn của dư luận cũng như trong giới học giả. Là một thực thể quan
trọng trong quan hệ quốc tế, Liên minh châu Âu (EU) đã trải qua sự phát triển
đáng kể trong vài thập kỷ qua, đặc biệt là trong 20 năm đầu tiên của thế kỷ XXI
khi chứng kiến nhiều thay đổi quan trọng diễn ra toàn diện trên khắp các lĩnh vực.
Tuy nhiên, nếu sự mở rộng và hoàn thiện thể chế đem lại nhiều thành tựu hội nhập
cho khu vực thì những cuộc khủng hoảng đe dọa an ninh, chính trị, kinh tế, văn
hóa và sự đoàn kết của các quốc gia là thách thức không nhỏ với EU thời gian vừa
qua.
Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức là một quốc gia nằm ở trung tâm của châu
Âu với dân số đông nhất và là nền kinh tế lớn nhất trong khu vực. Là nước có đường
biên giới với nhiều quốc gia nhất ở châu Âu, Đức có điều kiện thuận lợi trong việc
phát triển các mối quan hệ chính trị và kinh tế mạnh mẽ với các nước láng giềng,
đồng thời trở thành một nhân tố chủ chốt trong nền chính trị khu vực.
Hình ảnh tiêu cực của nước Đức trong các cuộc chiến tranh thế giới và đặc
biệt là thảm họa diệt chủng Holocaust đã có tác động lâu dài đến mối quan hệ của
Đức với các nước châu Âu khác. Để khắc phục những sai lầm trong quá khứ, sau
thế chiến II, Đức trở thành một trong sáu quốc gia thành viên xây dựng Cộng đồng
Than thép châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu ngày nay với mục tiêu xây
dựng hòa bình, ổn định về kinh tế và sau đó là chính trị ở khu vực. Với nỗ lực xóa
bỏ những nghi ngại với các nước láng giềng và lấy lại uy tín toàn cầu, Đức đã trở
thành một tấm gương tốt trong việc hòa giải với các nước trong khu vực và thể
hiện là quốc gia có trách nhiệm trên thế giới qua sự ủng hộ nhiệt tình cho các chính
sách hòa bình của Liên minh châu Âu.
195 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 923 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của CHLB Đức trong quá trình phát triển của liên minh châu Âu hai thập niên đầu thế kỷ XXI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
NGUYỄN THỊ THU HÀ
VAI TRÒ CỦA CHLB ĐỨC TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 9310206
Hà Nội - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
NGUYỄN THỊ THU HÀ
VAI TRÒ CỦA CHLB ĐỨC TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU
HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI
Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế
Mã số: 9310206
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS,TS. VÕ KIM CƯƠNG
2. TS. ĐỖ THỊ THANH BÌNH
Hà Nội - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả và
thông tin nêu trong luận án là trung thực. Những kết quả nghiên cứu của luận án
chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thu Hà
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cô hướng dẫn Luận
án PGS, TS. Võ Kim Cương và TS. Đỗ Thị Thanh Bình về những lời chỉ bảo,
hướng dẫn cũng như sự động viên hết sức chân tình và sâu sắc đối với tôi trong
suốt quá trình viết Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu và có giá trị của
các nhà khoa học qua những buổi đánh giá hội đồng các cấp. Đồng thời tôi xin
cảm ơn đến lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Khoa Quan hệ quốc tế nói riêng Học
viện Báo chí Tuyên truyền nói chung đã tạo điều kiện để tôi vừa hoàn thành nhiệm
vụ chuyên môn được giao, vừa thực hiện được luận án. Tôi cũng xin được gửi lời
cảm ơn đến Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo sau Đại học, các thầy cô Học viện
Ngoại giao đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và nghiên cứu của
tôi. Xin cảm ơn người bạn-người em Phạm Phương, NCS Đại học Duke, Hoa Kỳ
đã giúp đỡ tôi trong quá trình sưu tập tài liệu phục vụ cho nghiên cứu luận án.
Và cuối cùng, lòng tri ân sâu sắc nhất của tôi xin được gửi đến Bố Mẹ hai bên,
chồng và các con của tôi, người thân và bạn bè đã không ngừng động viên, giúp đỡ,
quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ về mọi mặt trong suốt quá trình làm Luận án.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thu Hà
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, BẢNG
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CHLB
ĐỨC TRONG LIÊN MINH CHÂU ÂU .......................................................... 22
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 22
1.1.1. Những vấn đề chung về vai trò quốc gia trong quan hệ quốc tế ..... 22
1.1.1.1. Khái niệm vai trò quốc gia trong quan hệ quốc tế ....................... 22
1.1.1.2. Khái niệm quyền lực và lãnh đạo trong quan hệ quốc tế ............. 24
1.1.2. Vai trò của quốc gia trong thể chế quốc tế qua các học thuyết quan
hệ quốc tế ...................................................................................................... 27
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 37
1.2.1. Bối cảnh thế giới và khu vực ............................................................. 37
1.2.1.1. Bối cảnh thế giới ảnh hưởng tới Liên minh châu Âu .................... 37
1.2.1.2. Bối cảnh khu vực Liên minh châu Âu ........................................... 40
1.2.2. Khái quát về CHLB Đức và chính sách đối với Liên minh châu Âu .. 45
1.2.2.1. Khái quát về tình hình chính trị - kinh tế - xã hội của CHLB Đức ... 45
1.2.2.2. Chính sách của Đức đối với Liên minh châu Âu .......................... 47
1.2.3. Cá nhân lãnh đạo ............................................................................... 50
1.3. Khung phân tích ...................................................................................... 56
1.3.1. Mối quan hệ giữa vai trò, quyền lực và lãnh đạo ............................. 56
1.3.2. Trường hợp nghiên cứu ..................................................................... 63
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .................................................................................... 65
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA CHLB ĐỨC TRONG LIÊN
MINH CHÂU ÂU HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI ............................. 66
2.1. Xây dựng thể chế ở Liên minh châu Âu ................................................ 66
2.1.1. Xây dựng Hiệp ước Nice .................................................................... 66
2.1.2. Xây dựng Hiệp ước Lisbon ................................................................ 69
2.1.3. Xây dựng Chính sách Đối ngoại và An ninh chung ........................ 74
2.2. Giải quyết khủng hoảng ở Liên minh châu Âu ..................................... 79
2.2.1. Giải quyết khủng hoảng nợ công và phục hồi kinh tế Liên minh châu
Âu .................................................................................................................. 79
2.2.2. Giải quyết khủng hoảng nhập cư ...................................................... 85
2.2.3. Giải quyết khủng hoảng Brexit .......................................................... 98
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .................................................................................. 108
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CHLB ĐỨC TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ
XXI, TRIỂN VỌNG VÀ KHUYẾN NGHỊ VỚI VIỆT NAM .......................... 110
3.1. Đánh giá về vai trò của Đức trong Liên minh châu Âu hai thập niên
đầu thế kỷ XXI .............................................................................................. 110
3.2. Triển vọng về vai trò của Đức ở Liên minh châu Âu ......................... 125
3.2.1. Cơ sở dự báo ..................................................................................... 125
3.2.1.1. Thuận lợi trong việc củng cố vai trò của Đức ở Liên minh châu Âu ..125
3.2.1.2. Thách thức tác động tới vai trò của Đức ở Liên minh châu Âu . 126
3.2.2. Triển vọng về xu hướng vai trò của Đức ở Liên minh châu Âu .... 133
3.3. Liên hệ và đề xuất chính sách với Việt Nam ....................................... 136
3.3.1. Về củng cố mối quan hệ song phương với CHLB Đức .................. 136
3.3.1.1. Thực trạng mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – CHLB Đức .136
3.3.1.2. Đề xuất với Việt Nam Trong việc củng cố quan hệ với CHLB Đức ...140
3.3.2. Về củng cố quan hệ với Liên minh châu Âu ................................... 143
3.3.3. Về tham gia thể chế khu vực ASEAN ............................................. 144
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .................................................................................. 145
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ ...................................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 152
PHỤ LỤC 1: HIỆP ƯỚC LISBON (TRÍCH) ................................................ 173
PHỤ LỤC 2: VỊ TRÍ CỦA NỀN KINH TẾ ĐỨC TRONG LIÊN MINH
CHÂU ÂU HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI ....................................... 175
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký tự
viết tắt
Nguyên văn tiếng Anh
(nếu có)
Nguyên văn tiếng Việt
1. AfD Alternative für
Deutschland
Đảng Con đường khác cho
nước Đức
2. ASEAN The Association of
Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Á
3. Bundeswehr Quân đội Đức
4. CFSP Common Foreign and
Security Policy
Chính sách Đối ngoại và An ninh
chung
5. CHDC Cộng hòa dân chủ
6. CHLB Cộng hòa liên bang
7. CDU Christian Democratic
Union
Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức
8. CSU Christian Social Union in
Bavaria
Liên minh Xã hội Kitô giáo Bava
9. CSCE Conference on Security
and Cooperation in
Europe.
Hội nghị An ninh và Hợp tác ở
Châu Âu
10. CSDP Common Security and
Defense Policy
Chính sách An ninh và Quốc
phòng chung
11. DAC Development Assistance
Committee
Ủy ban Hỗ trợ Phát triển
12. EC European Community Cộng đồng châu Âu
13. ECB The European Central
Bank
Ngân hàng Trung ương châu Âu
STT
Ký tự
viết tắt
Nguyên văn tiếng Anh
(nếu có)
Nguyên văn tiếng Việt
14. ECSC European Coal and Steel
Community
Cộng đồng Than Thép châu Âu
15. EEAS The European External
Action Servic
Cơ quan Đại diện Đối ngoại và
an ninh
16. EEC European Economic
Community
Cộng đồng kinh tế châu Âu
17. EFSF European Financial
Stability Facility
Bộ phận Ổn định Tài chính châu
Âu
18. EMU European Monetary Union Liên minh Tiền tệ
19. ESM European Stability
Management
Cơ chế Bình ổn châu Âu
20. ESM The European Stability
Mechanism
Cơ chế bình ổn Châu Âu
21. EU European Union Liên minh châu Âu
22. Eurocorps Quân đoàn châu Âu
23. Eurozone Khu vực đồng tiền chung châu Âu
24. EVFTA EU-Vietnam Free Trade
Agreement
Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam - Liên minh Châu Âu
25. EVIPA EU-Vietnam Investment
Protection Agreement
Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam
- Liên minh Châu Âu
26. FAC The Foreign Affairs
Council
Hội đồng Đối ngoại
27. FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
28. G20 Group of twenty Nhóm G20 các nền kinh tế lớn nhất
thế giới
STT
Ký tự
viết tắt
Nguyên văn tiếng Anh
(nếu có)
Nguyên văn tiếng Việt
29. G7 Group of seven Nhóm G7 các nước công nghiệp
phát triển
30. GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm nội địa/ Tổng sản
phẩm quốc nội
31. IGC Intergovernmental
Conference (EU)
Hội nghị Liên chính phủ
32. IMF International Monetary
Fund
Quỹ tiền tệ thế giới
33. INF Intermediate-Range
Nuclear Forces Treaty
Các Lực lượng Hạt nhân tầm trung
34. ISAF International Security
Assistance Force
Lực lượng quốc tế bảo vệ
Afghanistan
35. LB Liên bang
36. LHQ Liên Hợp quốc
37. NATO North Atlantic Treaty
Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
Tây Dương
38. ODA Official Development
Assistant
Vốn Hợp tác phát triển chính thức
39. OECD The Organisation for
Economic Co-operation
and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
40. OSCE Organization for Security
and Co-operation in
Europe
Tổ chức An ninh và Hợp tác
châu Âu
STT
Ký tự
viết tắt
Nguyên văn tiếng Anh
(nếu có)
Nguyên văn tiếng Việt
41. PESCO Permanent Structured
Cooperation
Thỏa thuận hợp tác cấu trúc thường
trực về quốc phòng
42. PIIGS Portugal, Italia, Ireland,
Greece, Spain
Khối các nước bị khủng hoảng nợ
công ở EU sau năm 2008 bao gồm
Bồ Đào Nha, Italia, Ailen, Hy Lạp
và Tây Ban Nha
43. QMV Qualified Major Voting Quyền bỏ phiếu đa số đủ điều kiện
44. TEU Treaty of Europe Union Hiệp ước về Liên minh châu Âu
45. USD United States dollar Đô la Mỹ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, BẢNG
Biểu đồ:
Biểu đồ 1.1: Phân loại quyền lực ......................................................................... 57
Biểu đồ 2.1: Số người nhập cư trung bình ở một số nước trong EU giai đoạn 2001-
2019 ...................................................................................................................... 96
Hình:
Hình 1.1: Lý thuyết vai trò trong Mô hình Nhận thức của mối quan hệ Tác nhân-
Cấu trúc ................................................................................................................ 36
Bảng:
Bảng 1.1. Phương thức vận hành công cụ sử dụng trong các loại hình quyền lực
và kiểu lãnh đạo tương ứng ................................................................................. 61
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Lịch sử nhân loại trong thế kỷ XXI đã mở ra trang mới với nhiều biến động
ở khắp nơi trên thế giới, trong đó vấn đề về trật tự thế giới, khu vực và các chủ thể
có ảnh hưởng lớn đối với chính trị, an ninh và kinh tế toàn cầu là đề tài dành được
sự quan tâm lớn của dư luận cũng như trong giới học giả. Là một thực thể quan
trọng trong quan hệ quốc tế, Liên minh châu Âu (EU) đã trải qua sự phát triển
đáng kể trong vài thập kỷ qua, đặc biệt là trong 20 năm đầu tiên của thế kỷ XXI
khi chứng kiến nhiều thay đổi quan trọng diễn ra toàn diện trên khắp các lĩnh vực.
Tuy nhiên, nếu sự mở rộng và hoàn thiện thể chế đem lại nhiều thành tựu hội nhập
cho khu vực thì những cuộc khủng hoảng đe dọa an ninh, chính trị, kinh tế, văn
hóa và sự đoàn kết của các quốc gia là thách thức không nhỏ với EU thời gian vừa
qua.
Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức là một quốc gia nằm ở trung tâm của châu
Âu với dân số đông nhất và là nền kinh tế lớn nhất trong khu vực. Là nước có đường
biên giới với nhiều quốc gia nhất ở châu Âu, Đức có điều kiện thuận lợi trong việc
phát triển các mối quan hệ chính trị và kinh tế mạnh mẽ với các nước láng giềng,
đồng thời trở thành một nhân tố chủ chốt trong nền chính trị khu vực.
Hình ảnh tiêu cực của nước Đức trong các cuộc chiến tranh thế giới và đặc
biệt là thảm họa diệt chủng Holocaust đã có tác động lâu dài đến mối quan hệ của
Đức với các nước châu Âu khác. Để khắc phục những sai lầm trong quá khứ, sau
thế chiến II, Đức trở thành một trong sáu quốc gia thành viên xây dựng Cộng đồng
Than thép châu Âu, tiền thân của Liên minh châu Âu ngày nay với mục tiêu xây
dựng hòa bình, ổn định về kinh tế và sau đó là chính trị ở khu vực. Với nỗ lực xóa
bỏ những nghi ngại với các nước láng giềng và lấy lại uy tín toàn cầu, Đức đã trở
thành một tấm gương tốt trong việc hòa giải với các nước trong khu vực và thể
hiện là quốc gia có trách nhiệm trên thế giới qua sự ủng hộ nhiệt tình cho các chính
sách hòa bình của Liên minh châu Âu.
2
Đặc biệt từ đầu thế kỷ XXI đến nay, vai trò lãnh đạo của Đức ở EU được
kiểm chứng rõ nét qua các sự kiện gắn liền với quá trình phát triển của khu vực
như: Thứ nhất, về thúc đẩy cải cách và mở rộng thể chế thông qua Hiệp ước Nice
(2001) và sau đó là Hiệp ước Lisbon (2007) thay thế cho Hiến pháp EU bị bỏ
phiếu thất bại; phát triển Chính sách Đối ngoại và An ninh chung của EU (CFSP);
sự mở rộng EU về hướng Đông nâng tổng số thành viên của EU từ 15 nước lên 28
nước (2004-2013); Thứ hai, về giải quyết khủng hoảng nội khối như: khủng hoảng
nợ công ở Hy Lạp và một số nước khác trong khu vực; khủng hoảng nhập cư từ
Trung Đông và Bắc Phi; khủng hoảng Brexit khi nước Anh bỏ phiếu trưng cầu
dân ý về việc rời khỏi EU.
Tuy nhiên, vai trò thực sự của Đức ở EU là chủ đề còn gây nhiều tranh cãi.
Nhiều học giả cho rằng Đức né tránh việc đảm nhận vai trò lãnh đạo và khẳng
định quyền lực khi đề cập tới chính sách đối ngoại, đồng thời nhấn mạnh đến việc
kiềm chế quyền lực của Đức, thể hiện cách tiếp cận quyền lực chia sẻ và có trách
nhiệm trong mối quan hệ với các cường quốc khác trong khu vực, đặc biệt là Pháp.
Cách tiếp cận này cũng có xu hướng nhấn mạnh tính kế thừa trong chính sách đối
ngoại của Đức thời hậu chiến tranh Lạnh. Mặt khác, có nhiều ý kiến cho rằng
quyền lực và vị trí trung tâm của Đức mang lại cho nước này một vai trò thống
trị, bá quyền trong các vấn đề của EU
Là một trong những thành viên có ảnh hưởng nhất của EU, các chính sách
và quyết định của Đức có ảnh hưởng sâu rộng đối với toàn khối, trong đó có quan
hệ với các nước bên ngoài EU như Việt Nam. Cả Đức và EU đều là các đối tác
chiến lược của Việt Nam với sự hợp tác ngày càng chặt chẽ, sâu rộng trên nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Việc xác định rõ vai trò của Đức trong
quá trình phát triển của khu vực do vậy là chủ đề cần được tìm hiểu trong nghiên
cứu về Liên minh châu Âu nói riêng và nghiên cứu về quốc gia trong trật tự khu
vực nói chung.
3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên cơ sở xác định chủ đề nghiên cứu của luận án, mục tiêu, nhiệm vụ của
nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tác giả đã tiến hành tìm hiểu và thu
thập các tài liệu liên quan dựa trên ba nhóm chính là:
(i) Các nghiên cứu về thể chế, chính sách về tình hình EU;
(ii) Các nghiên cứu về đặc điểm chính trị - kinh tế - xã hội và chính sách
đối ngoại của CHLB Đức;
(iii) Các nghiên cứu về vai trò, vị thế của CHLB Đức trong EU;
2.1. Về thể chế, chính sách và tình hình Liên minh châu Âu
Đây là tập hợp nhiều nghiên cứu phong phú và toàn diện nhất bởi nó thu
hút sự chú ý và quan tâm của không chỉ các nhà khoa học ở các nước thuộc EU
mà trên toàn thế giới.
Về tài liệu tiếng Việt, có thể kể đến các cuốn sách như “Liên minh Châu
Âu hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, NXB Khoa học xã hội phát hành năm 2011 do
PGS, TS. Đinh Công Tuấn chủ biên, đã phân tích, nghiên cứu, đánh giá những vấn
đề chính trị, kinh tế, xã hội của EU trong giai đoạn 2000 – 2010, đồng thời vạch
ra ba kịch bản và dự báo xu hướng phát triển của EU giai đoạn 2010 – 2020, đánh
giá những tác động của xu hướng phát triển của EU đối với thế giới, khu vực châu
Âu và Việt Nam trong thời gian tới. Cuốn sách cùng tác giả chủ biên được ra mắt
vào năm 2016 có tên “Tác động của khủng hoảng nợ công tới thể chế kinh tế,
chính trị của Liên minh châu Âu (EU) đã trình bày những vấn đề lý luận, thực tiễn
về nợ công và tác động của khủng hoảng nợ công tới thể chế kinh tế, chính trị, xã
hội liên minh châu Âu và xu hướng điều chỉnh, hoàn thiện thể chế này trong tương
lai.
Nghiên cứu tiếp cận sâu về bản sắc của Liên minh châu Âu đã xuất bản ở
Việt Nam có thể kể đến cuốn sách “Bản sắc cộng đồng của Liên minh châu Âu –
những vấn đề lý luận và thực tiễn” (2018) do NXB Chính trị Quốc gia Sự thật phát
hành của TS. Bùi Hải Đăng. Quá trình hình thành và phát triển của EU đã được
4
phân tích nhằm chỉ ra cả về lý thuyết và thực tiễn việc thiết lập nên bản sắc cộng
đồng mới và bản sắc khu vực, đồng thời đánh giá vai trò của yếu tố bản sắc trên
cơ sở phân tích mối quan hệ tương tác với chính trị-văn hóa và quan hệ tác động
qua lại giữa các thiết chế chính trị với sự hình thành và phát triển của một bản sắc
chung.
Nội dung một số đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ về EU đáng chú ý trong
giai đoạn từ 2000 đến nay có thể kể đến đề tài “Tổng quan về hiến pháp châu Âu”
(2005) do PGS, TS. Đặng Minh Đức làm chủ nhiệm, “Chủ quyền quốc gia trong
quá trình Hội nhập của Liên minh châu Âu” (2018) do Viện nghiên cứu châu Âu
chủ trì, đề tài nghiên cứu về chủ nghĩa khu vực của TS. Bùi Hải Lưu (2020) có tên
“Chủ nghĩa khu vực ở châu Âu: những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Các đề tài
này đã chỉ ra những đặc điểm quan trọng về thực trạng chủ nghĩa khu vực và vấn
đề chủ quyền ở EU, đồng thời đưa ra những vấn đề lý thuyết và thực tiễn về hội
nhập ở khu vực này trong các lĩnh vực khác nhau, cũng như chỉ ra những cơ hội
và thách thức mà EU phải đối mặt với sự hội nhập khu vực sâu rộng của mình.
Ngoài ra, nhiều bài viết và luận án của các học giả trong nước đã thể hiện
sự quan tâm của giới nghiên cứu Việt Nam đến các khía cạnh trong thực trạng an
ninh, kinh tế, văn hóa và hội nhập khu vực ở châu Âu như bài viết của TS. Chử
Thị Nhuần (2020) đăng trên Tạp chí Cộng sản có tên “Làn sóng chủ nghĩa dân túy
ở một số quốc gia châu Âu và những tác động đến chiến lược phát triển chung”;
Luận án tiến sĩ của Mạc Như Quỳnh (2018) bảo vệ tại Học viện Ngoại giao về
“Hội nhập khu vực ở châu Âu: trường hợp nghiên cứu chính sách đối ngoại và an
ninh chung” đã cho thấy một bức tranh khái quát về quá trình hội nhập khu vực
trên lĩnh vực đối ngoại và an ninh, xác định mức độ hội nhập, dự báo xu hướng
hội nhập khu vực và triển vọng thực thi Chính sách Đối ngoại và An ninh chung;
Nhiều bài viết đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu Quốc tế hay
Tạp chí Cộng sản cũng thể hiện mối quan tâm của các tác giả đối với EU, với các chủ
đề đa dạng khác nhau như: tình hình chính trị-an ninh-kinh tế-văn hóa, xã hội của khu
5
vực, quan hệ Việt Nam-EU, quan h