Môn KTCT Mác - Lênin có vị trí, vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo đại học. Theo chủ trương đổi mới GD - ĐT hiện nay, DH môn KTCT Mác - Lênin ở các trường đại học không chỉ truyền thụ cho SV kiến thức, kỹ năng, thái độ mà phải nhằm mục tiêu hình thành, phát triển cho SV các phẩm chất và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Đó là các phẩm chất và năng lực của con người được hình thành, phát triển trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật. Để thực hiện được mục tiêu đó, DH môn KTCT Mác - Lênin không thể chỉ sử dụng các PPDH truyền thống như: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, mà phải kết hợp sử dụng các PPDH tích cựu khác như: DH tình huống, DH giải quyết vấn đề, DHDA,
Trong các PPDH tích cực trên, PPDA phù hợp với DH môn KTCT Mác - Lênin theo định hướng phát triển năng lực vì có những lợi thế vượt trội. PPDA giúp cụ thể hoá những đơn vị kiến thức hàn lâm mang tính khái quát và trừu tượng cao của môn KTCT Mác -Lênin thành những kiến thức cụ thể, trực quan, sinh động, bám sát đời sống kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó giúp SV tăng hứng thú và dễ tiếp thu kiến thức môn học. Thông qua PPDA, SV tự đặt ra mục tiêu, lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch DA dưới sự hướng dẫn của GV, nhờ đó quá trình học tập diễn ra một cách chủ động, tự giác, sáng tạo. PPDA thực sự là PPDH lấy người học làm trung tâm, gắn sát lý luận với thực tiễn, lý thuyết với thực hành và mang lại kết quả giáo dục toàn diện.
238 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vận dụng phương pháp dự án trong dạy học môn kinh tế chính trị mác - Lênin ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hải Phòng hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-------@&?--------
TRƯƠNG THỊ ANH ĐÀO
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG
DẠY HỌC MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Giáo dục Chính trị
Mã ngành: 9.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Mai Phương
Hà Nội, 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, tài liệu được trích dẫn đúng quy định và được ghi đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trương Thị Anh Đào
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
Dạy học
DH
2
Dạy học dự án
DHDA
3
Dự án
DA
4
Đại học
ĐH
5
Điểm trung bình
ĐTB
6
Độ lệch chuẩn
ĐLC
7
Đối chứng
ĐC
8
Giáo viên
GV
9
Giảng viên
GV
10
Giáo dục - Đào tạo
GD - ĐT
11
Học sinh
HS
12
Kinh tế chính trị
KTCT
13
Nhà xuất bản
NXB
14
Phương pháp
PP
15
Phương pháp dự án
PPDA
16
Phương pháp dạy học
PPDH
17
Sinh viên
SV
18
Thực nghiệm
TN
19
Thực nghiệm sư phạm
TNSP
20
Trung học phổ thông
THPT
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại dự án theo quy mô 50
Bảng 2.2. Nhận thức của GV về sự cần thiết vận dụng PPDA trong dạy học môn KTCT Mác - Lênin 69
Bảng 2.3. Nhận thức của SV về sự cần thiết dạy học môn KTCT Mác - Lênin bằng PPDA 70
Bảng 2.4. Mức độ vận dụng PPDA trong dạy học môn KTCT Mác - Lênin ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng 71
Bảng 2.5. Cách thức chọn chủ đề DA trong DH bằng PPDA ở môn KTCT Mác - Lênin tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng 71
Bảng 2.6. Mức độ hỗ trợ của GV đối với SV trong thu thập thông tin phục vụ DA 72
Bảng 2.7. Cách thức đánh giá kết quả DA trong dạy học môn KTCT Mác - Lênin ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng 73
Bảng 3.1. Những chủ đề DA có thể lựa chọn trong dạy học môn KTCT Mác – Lênin 103
Bảng 3.2. Kế hoạch DA 105
Bảng 3.3. Phiếu thông tin dữ liệu 109
Bảng 3.4. Phiếu thông tin đối tượng 109
Bảng 3.5. Phiếu đánh giá thái độ, hành vi của SV trong quá trình học tập theo PPDA 118
Bảng 3.6. Phiếu tự đánh giá của SV trong quá trình thực hiện DA 119
Bảng 3.7. Phiếu quan sát của GV đối với SV trong quá trình thực hiện DA 120
Bảng 3.8. Phiếu đánh giá đồng đẳng (giữa các SV trong nhóm) 122
Bảng 3.9. Phiếu đánh giá giữa các nhóm SV thực hiện DA 123
Bảng 3.10. Phiếu đánh giá theo tiêu chí thực hiện DA 124
Bảng 4.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm 128
Bảng 4.2. Giảng viên và cán bộ quản lý được khảo sát trong thực nghiệm 129
Bảng 4.3. Tiêu chí đánh giá nhận thức của SV 133
Bảng 4.4. Thống kê kết quả điểm kiểm tra trình độ của SV trước TN 133
Bảng 4.5. Thống kê tần xuất phân phối điểm bài kiểm tra về trình độ của SV 134
Bảng 4.6. Bảng xếp loại kiểm tra trình độ của các lớp TN và ĐC 134
Bảng 4.7. Kết quả T -Test về trình độ của các lớp TN và ĐC 136
Bảng 4.8. Các tham số về kết quả kiểm tra của nhóm TN và ĐC ở TNSP lần 1 137
Bảng 4.9. Các tham số về tính tích cực học tập và hình thành kỹ năng của SV của nhóm TN và ĐC ở TNSP lần 1 139
Bảng 4.10. Các tham số về kết quả bài kiểm tra của nhóm TN và nhóm ĐC ở TNSP lần 2 141
Bảng 4.11. Các tham số về Tính tích cực học tập và hình thành kỹ năng SV của nhóm TN và nhóm ĐC sau TNSP lần 2 142
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 2.1. Đánh giá mức độ phát triển tri thức KTCT của SV các trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng khi áp dụng PPDA 74
Biều đồ 2.2. Đánh giá mức độ phát triển tri thức KTCTMác - Lênin của SV các trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng khi áp dụng các PPDH khác (ngoài PPDA) 74
Biểu đồ 4.1. Kết quả xếp loại trình độ của SV lớp TN và ĐC ở trường Đại học Hải Phòng 135
Biểu đồ 4.2. Kết quả xếp loại trình độ của SV lớp TN và lớp ĐC ở trường Đại học Hàng Hải Việt Nam 135
Biểu đồ 4.3. Kết quả kiểm tra của nhóm TN và ĐC sau TNSP lần 1 138
Biểu đồ 4.4. Kết quả tính tích cực học tập và hình thành kỹ năng của SV của nhóm TN, ĐC sau TNSP lần 1 140
Biểu đồ 4.5. Kết quả bài kiểm tra của nhóm TN và ĐC ở TNSP lần 2 142
Biểu đồ 4.6. Kết quả tính tích cực học tập và hình thành kỹ năng của SV nhóm TN và nhóm ĐC sau TNSP lần 2 143
Biểu đồ 4.7. Hứng thú của SV trong học tập theo PPDA 146
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Môn KTCT Mác - Lênin có vị trí, vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo đại học. Theo chủ trương đổi mới GD - ĐT hiện nay, DH môn KTCT Mác - Lênin ở các trường đại học không chỉ truyền thụ cho SV kiến thức, kỹ năng, thái độ mà phải nhằm mục tiêu hình thành, phát triển cho SV các phẩm chất và năng lực cốt lõi của người công dân Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới. Đó là các phẩm chất và năng lực của con người được hình thành, phát triển trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật. Để thực hiện được mục tiêu đó, DH môn KTCT Mác - Lênin không thể chỉ sử dụng các PPDH truyền thống như: thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, mà phải kết hợp sử dụng các PPDH tích cựu khác như: DH tình huống, DH giải quyết vấn đề, DHDA,
Trong các PPDH tích cực trên, PPDA phù hợp với DH môn KTCT Mác - Lênin theo định hướng phát triển năng lực vì có những lợi thế vượt trội. PPDA giúp cụ thể hoá những đơn vị kiến thức hàn lâm mang tính khái quát và trừu tượng cao của môn KTCT Mác -Lênin thành những kiến thức cụ thể, trực quan, sinh động, bám sát đời sống kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó giúp SV tăng hứng thú và dễ tiếp thu kiến thức môn học. Thông qua PPDA, SV tự đặt ra mục tiêu, lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch DA dưới sự hướng dẫn của GV, nhờ đó quá trình học tập diễn ra một cách chủ động, tự giác, sáng tạo. PPDA thực sự là PPDH lấy người học làm trung tâm, gắn sát lý luận với thực tiễn, lý thuyết với thực hành và mang lại kết quả giáo dục toàn diện.
Hải phòng là thành phố cảng có sự phát triển nhanh, mạnh, năng động về kinh tế - xã hội. Thực tiễn đó đòi hỏi các trường đại học ở Hải Phòng phải có sự phát triển tương xứng, đào tạo ra nguồn nhân lực không chỉ đáp ứng nhu cầu của thành phố mà còn cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả nước cũng như quốc tế, đặc biệt là nhân lực ngành kinh tế và hàng hải. Để đáp ứng được nhu cầu trên, các trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng phải tích cực thực hiện chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện GD - ĐT, trong đó đặc biệt quan trọng là đổi mới PPDH.
Trên địa bàn thành phố Hải phòng hiện nay, mỗi năm có khoảng gần 10.000 SV ở 4 trường đại học tham gia học tập môn KTCT Mác - Lênin. Với số lượng người học lớn như vậy, việc đổi mới PPDH trong môn KTCT Mác – Lênin ở các trường đại học tại Hải Phòng, trong đó có vận dụng PPDA là rất cần thiết.
Thực tế DH môn KTCT Mác – Lênin ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng cho thấy, nhiều GV đã tích cực đổi mới PPDH, một số GV đã chú trọng sử dụng PPDA. Tuy nhiên, chất lượng và hiệu quả đổi mới PPDH nói chung và vận dụng PPDA nói riêng chưa cao; mục tiêu hình thành và phát triển năng lực cho SV trong sử dụng PPDA chưa đạt được như mong muốn. Từ đây, đặt ra yêu cầu cần có những nghiên cứu về mặt lý luận để khẳng định sự cần thiết và đề xuất được các nguyên tắc, biện pháp để thực hiện có hiệu quả phương pháp DHDA nhằm khắc phục được thực trạng nêu trên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn KTCT Mác – Lênin ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay.
Đó là lý do tác giả chọn nghiên cứu“Vận dụng phương pháp dự án trong dạy học môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hải phòng hiện nay” làm đề tài luận án của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn vận dụng PPDA trong DH môn KTCT Mác – Lênin, trên cơ sở đó đề xuất nguyên tắc và biện pháp vận dụng PPDA trong dạy môn KTCT Mác - Lênin nhằm nâng cao chất lượng DH môn học này ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng và các trường đại học trong cả nước nói chung.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề vận dụng PPDA trong DH môn KTCT Mác - Lênin ở các trường đại học.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc vận dụng PPDA trong DH môn KTCT Mác - Lênin ở các trường Đại học.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng vận dụng PPDA vào DH môn KTCT Mác - Lênin ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hải Phòng hiện nay.
- Đề xuất nguyên tắc, biện pháp vận dụng PPDA trong DH môn KTCT Mác - Lênin ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hải Phòng hiện nay.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các nguyên tắc và biện pháp đã đề xuất trong DH môn KTCT Mác – Lênin bằng PPDA.
4. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là quá trình DH môn KTCT Mác - Lênin theo định hướng phát triển năng lực.
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là PPDA và sự vận dụng phương pháp này trong DH môn KTCT Mác - Lênin ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1. Về nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về PPDA và việc vận dụng phương pháp này trong DH môn KTCT Mác - Lênin ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trong đó đi sâu nghiên cứu nguyên tắc và biện pháp vận dụng.
5.2. Về địa bàn nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm vận dụng PPDA trong DH môn KTCT Mác - Lênin ở 4 trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng bao gồm: Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Hải Phòng, Đại học Y Dược Hải Phòng, Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng.
5.3. Thời gian nghiên cứu
Từ năm 2017 đến nay, trong đó tiến hành khảo sát thực trạng trong năm học 2019-2020 và tổ chức TNSP trong năm học 2020 - 2021.
6. Giả thiết khoa học
Việc sử dụng PPDA trong DH môn KTCT Mác - Lênin ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng được thực hiện theo các nguyên tắc và biện pháp mà luận án đề xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học, mục tiêu hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cho SV sẽ được đáp ứng.
7. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, luận án tiến hành nghiên cứu theo các hướng tiếp cận chủ yếu như: Tiếp cận hệ thống, tiếp cận thực tiễn, tiếp cận năng lực,
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Luận án sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận như: Hệ thống - cấu trúc, phân tích - tổng hợp, lô gic - lịch sử, diễn dịch - quy nạp,
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: Phỏng vấn, quan sát, chuyên gia, điều tra xã hội học, thực nghiệm, tổng kết kinh nghiệm giáo dục, ...
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các cán bộ quản lý giáo dục, các GV có kinh nghiệm và SV về thực trạng vận dụng các phương pháp trong DH môn KTCT Mác - Lênin ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hải Phòng.
- Phương pháp quan sát: Quan sát thái độ, hành vi của SV trong quá trình tham gia các hoạt động học tập môn KTCT Mác – Lênin bằng PPDA và các PPDH khác.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về đánh giá thực trạng; đề xuất nguyên tắc, biện pháp vận dụng PPDA trong DH môn KTCT Mác - Lênin ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Khảo sát thực trạng vận dụng PPDA trong DH môn KTCT Mác - Lênin ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hải Phòng.
- Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành TNSP để chứng minh giả thuyết khoa học của luận án.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm giáo dục được thực hiện ở chương 1, chương 2 và chương 3.
7.2.3. Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ
- Phương pháp nghiên cứu tác động: Được sử dụng để đánh giá tác động của nhân tố GV và các điều kiện bảo đảm việc vận dụng PPDA trong DH môn KTCT Mác - Lênin tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Phương pháp thống kê toán học: Được sử dụng để xử lý số liệu thu được với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 nhằm rút ra những kết luận cần thiết.
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Về lý luận
Luận án đã góp phần xây dựng khung lý thuyết về vận dụng PPDA trong DH môn KTCT Mác – Lênin như: Làm rõ được đặc điểm DH môn KTCT Mác – Lênin ở các trường đại học; luận giải được sự cần thiết phải vận dụng PPDA trong DH môn KTCT Mác – Lênin; chỉ ra được các loại DA vận dụng trong DH môn KTCT Mác – Lênin; Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng PPDA trong DH môn KTCT Mác – Lênin; Kết quả nghiên cứu góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về PPDA và vận dung PPDA trong DH môn KTCT Mác - Lênin tại các trường đại học ở nước ta hiện nay.
8.2. Về thực tiễn
Luận án đã tiến hành khảo sát và đánh giá được thực trạng, lấy đó làm cơ sở để đề xuất các nguyên tắc, biện pháp vận dụng PPDA trong DH môn KTCT Mác - Lênin ở các trường đại học trên địa bàn thành phố Hải Phòng hiện nay. Luận án mong muốn góp phần nâng cao chất lượng DH môn KTCT Mác - Lênin theo định hướng phát triển năng lực và trở thành tài liệu tham khảo cần thiết cho GV và SV trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn KTCT Mác - Lênin bằng PPDA.
9. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề vận dụng PPDA trong DH môn KTCT Mác - Lênin ở các trường đại học
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn vận dụng PPDA trong DH môn KTCT Mác - Lênin ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hải Phòng hiện nay
Chương 3. Nguyên tắc, biện pháp vận dụng PPDA trong DH môn KTCT Mác - Lênin ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hải Phòng hiện nay
Chương 4. Thực nghiệm sư phạm
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Những nghiên cứu về phương pháp dự án
1.1.1. Về bản chất, vai trò của phương pháp dự án
- Bản chất của phương pháp dự án
DHDA có nguồn gốc từ khái niệm “dự án” trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, được đưa vào lĩnh vực giáo dục và được sử dụng như một phương pháp hay hình thức DH. Từ cuối thế kỷ XVI, ở Italia, người ta đã sử dụng khái niệm dự án trong DH ở các trường dạy nghề kiến trúc, rồi tiếp đó là ở Pháp. Đến thế kỷ XVIII, PPDH này đã lan truyền sang nhiều nước châu Âu và châu Mỹ. Từ thế kỷ XIX đến nay, PPDA ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu giáo dục trên thế giới và Việt Nam.
Người đưa ra quan điểm đầu tiên về DHDA là John Dewey (1859-1952). Trong “Democracy and Education” (1916), ông cho rằng: “Cần quan tâm tới xu hướng học tập hướng vào người học hay lấy HS làm trung tâm” [1, 127] và chủ trương “xây dựng một nền giáo dục gắn liền lý thuyết với thực hành, nhà trường không thể tách rời hoạt động thực tiễn và cá nhân sẽ xây dựng kiến thức thông qua tương tác với môi trường phù hợp” [1, 139]. Theo John Dewey, tự học là học sinh chủ động và tích cực hoạt động, là học thông qua cách làm. Trong quá trình đó, học sinh tương tác với GV, GV phải làm chủ được hoạt động giảng dạy của mình, quan sát được những nhận thức của học trò. DH không đơn thuần là việc truyền đạt tri thức theo kiểu thầy giảng trò nghe mà người học phải tự hoạt động để hiểu biết tri thức. Quan niệm của John Dewey tuy chưa phản ánh được những thuộc tính cơ bản của DHDA, nhưng đã đặt ra yêu cầu và phác hoạ những nét cơ bản về PPDH này là: lấy HS làm trung tâm; GV phải tổ chức cho HS học thông qua tự hoạt động.
Năm 1918, qua tác phẩm “The Project Method: The Use of the Purposeful ACT in the Educative Process”, William Heard Kilpatrick (1871 - 1965) đã phát triển triết lý giáo dục của John Dewey. Ông xây dựng các khái niệm và phổ biến rộng rãi PPDA. Dựa trên cơ sở lý thuyết của John Dewey, kết hợp với nghiên cứu về ảnh hưởng tâm lý HS đến quá trình học tập, William Heard Kilpatrick đưa ra quan điểm phải tạo môi trường phù hợp để trẻ em phát triển năng lực bản thân trong PPDA. Ông cho rằng: “Tâm lý của trẻ em là yếu tố quan trọng trong quá trình học tập. Trẻ em phải được tự do quyết định những gì các em sẽ thực hiện trong hoạt động học tập. Niềm tin, động lực và thành công trong học tập sẽ giúp các em theo đuổi ước mơ của mình. Hoạt động học tập phải mang tính tự chủ gắn liền với việc giải quyết những vấn đề thực tế trong các tình huống xã hội” [2, 224]. Quan điểm của William Heard Kilpatrick cơ bản phù hợp với quan điểm của John Dewey, có nhấn mạnh đặc trưng của PPDA là “giải quyết những vấn đề thực tế trong các tình huống xã hội” và “hoạt động học tập phải mang tính tự chủ”.
Năm 1995, nhà nghiên cứu R. Trentten và Zachariou, trong cuốn sách: “Learning about project -based learning: Assessment of project - based learning in Tinkertech School” đã khẳng định: “DHDA là PPDH có hệ thống, HS được trao quyền để thực hiện các hoạt động, được phép sử dụng thói quen làm việc hiệu quả và áp dụng tư duy phê phán để giải quyết vấn đề thông qua hoạt động tìm kiếm, kiến tạo ra sản phẩm khi thực hiện DA. Trong suốt quá trình này HS được học kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng và thái độ học tập tích cực” [3]. Trong khẳng định này, R. Trentten và Zachariou đã đề cập đến đặc điểm cơ bản của PPDA là “HS được giao quyền để thực hiện các hoạt động”; “áp dụng tư duy phê phán" và “tạo ra sản phẩm”.
Gần đây, nhóm tác giả Dimitra Kokotsaki, Victoria Menzies và Andy Wiggins trong bài viết “Project-based learning: A review of the literature” (2016) đã đưa ra khái niệm Học tập dựa trên DA (PBL) và định nghĩa: Học tập dựa trên DA là một hình thức giảng dạy tích cực lấy HS làm trung tâm, được đặc trưng bởi sự tự chủ của HS, điều tra mang tính xây dựng, thiết lập mục tiêu, hợp tác, giao tiếp và phản ánh trong các hoạt động thực tế. Nó đã được khám phá trong nhiều bối cảnh khác nhau và trong các giai đoạn học tập khác nhau, từ giáo dục tiểu học đến giáo dục đại học [4]. Tuy chưa khái quát hết những thuộc tính cơ bản của PPDA nhưng quan điểm trên đề cập thêm các đặc điểm rất cơ bản của PPDA như: là PPDH tích cực lấy HS làm trung tâm; được đặc trưng bởi sự tự chủ của HS; hoạt động học của HS gồm: “điều tra, thiết lập mục tiêu, hợp tác và giao tiếp”.
Ở Việt Nam, PPDA cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Trong bài viết “Dạy học project hay dạy học dự án” (1997), Nguyễn Văn Cường đã tập trung trình bày sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của DHDA cũng như phân tích cơ sở triết học của phương pháp này [5].
Trong bài viết “Dạy học dự án - một phương pháp có chức năng kép trong đào tạo giáo viên” (2004), Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Thị Diệu Thảo khẳng định: “DHDA là một PPDH, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều khiển, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Kết quả DA là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu” [6].
Trong sách “Lý luận DH hiện đại - cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học” (2014), Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường cho rằng: “DHDA là PPDH phức hợp, người học tự lực thực hiện một nhiệm vụ, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA” [7, 162]. Các tác giả nêu ra 6 đặc điểm của DHDA để khái quát hoạt động học chủ động của HS và hoạt động định hướng hỗ trợ của GV trong suốt quá trình triển khai nhiệm vụ học tập theo chủ đề của DA. Các đặc điểm đó là: (1) định hướng thực tiễn; (2) định hướng hứng thú người học; (3) định hướng hành động; (4) tính tự lực cao của người học; (5) cộng tác làm việc; (6) định hướng sản phẩm. Đồng thời, các tác giả cũng phân loại DA học tập theo nhiều phương diện khác nhau để cho người học dễ xác định vai trò của mình trong quá trình học và lượng hóa được khả năng của bản thân [7].
Mặc dù đã đề cập khá rõ những thuộc tính cơ bản của PPDA, nhưng Nguyễn Văn C