1.1. Trên thế giới, TH trong giáo dục nói chung đã được nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả từ những năm 60 của thế kỉ XX. Ở châu Á, nhiều nước đã xây dựng chương trình giáo dục với những môn tích hợp như Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn ở cấp tiểu học và THCS. Kinh nghiệm từ các nước cho thấy, việc xây dựng và tổ chức DHTH các môn học không những góp phần phát triển ở HS năng lực tổng hợp tri thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau để vận dụng vào giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn mà còn giúp giảm số môn học, giảm áp lực thi cử, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ GV. Ở Việt Nam, quan điểm TH đã được áp dụng trong xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông từ những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, thể hiện rõ nhất trong Chương trình giáo dục cấp Tiểu học. Xuất phát từ xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hóa sâu song song với tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng rộng, trong bối cảnh khối lượng tri thức nhân loại đang gia tăng theo cấp số nhân mỗi ngày nhưng thời gian học tập của HS có hạn, dẫn đến việc vận dụng PPTH vào quá trình dạy học nói chung trở thành một xu thế tất yếu trong giáo dục.
1.2. Chủ trương thực hiện TH trong giáo dục đã được đề cập đến trong các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Nghị quyết số 29 ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chủ trương tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục. Trong đó, xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, TH cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên.; đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học là những vấn đề được tập trung nhấn mạnh. Nghị quyết số 88 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông tiếp tục khẳng định việc thực hiện TH cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên. Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 32 ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quán triệt quan điểm TH vào xây dựng chương trình tổng thể và chương trình các môn học. Đối với bộ môn Lịch sử, thực hiện Thông tư số 13 ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, vấn đề TH tiếp tục được thể hiện cụ thể trong quan điểm xây dựng chương trình: khoa học, hiện đại; hệ thống, cơ bản; thực hành, thực tiễn; dân tộc, nhân văn và mở, liên thông.
243 trang |
Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 14/01/2024 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vận dụng phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học Lịch sử Việt Nam (1945-1975) ở trường Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRƯƠNG TRUNG PHƯƠNG
vËn dông ph¬ng ph¸p tÝch hîp
trong qu¸ tr×nh d¹y häc lÞch sö viÖt nam (1945 - 1975)
ë tr¦êng trung häc phæ th«ng
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRƯƠNG TRUNG PHƯƠNG
vËn dông ph¬ng ph¸p tÝch hîp
trong qu¸ tr×nh d¹y häc lÞch sö viÖt nam (1945 - 1975)
ë tr¦êng trung häc phæ th«ng
Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử
Mã số: 9.14.01.11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thế Bình
HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thành với sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Nguyễn Thị Thế Bình và các nhà khoa học có uy tín cao về chuyên môn Lí luận và PPDH bộ môn Lịch sử. Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, chính xác. Hệ thống tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án dựa trên kết quả nghiên cứu của bản thân kết hợp với sự tham khảo, đúc kết lí luận và thực tiễn từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, không trùng lặp với bất kì công trình nào khác trước đây.
Hà Nội, tháng 5 năm 2023
Tác giả luận án
Trương Trung Phương
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thị Thế Bình, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành công trình này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau đại học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Ban Chủ nhiệm Khoa cùng các thầy giáo, cô giáo thuộc Tổ Lí luận và PPDH bộ môn Lịch sử, Khoa Lịch sử - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuật lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa, các thầy giáo, cô giáo đồng nghiệp trong Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN đã tạo điều kiện, động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, giúp đỡ, động viên và tiếp thêm sức mạnh để tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2023
Tác giả luận án
Trương Trung Phương
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
STT
TỪ (VIẾT ĐẦY ĐỦ)
VIẾT TẮT
1
Dạy học tích hợp
DHTH
2
Dạy học lịch sử
DHLS
3
Đối chứng
ĐC
4
Giáo viên
GV
5
Học sinh
HS
6
Hình thức dạy học
HTDH
7
Hoạt động trải nghiệm
HĐTN
8
Hoạt động ngoại khóa
HĐNK
9
Lịch sử dân tộc
LSDT
10
Lịch sử địa phương
LSĐP
11
Lịch sử thế giới
LSTG
12
Lịch sử Việt Nam
LSVN
13
Nhà xuất bản
NXB
14
Phương pháp dạy học
PPDH
15
Phương pháp tích hợp
PPTH
16
Sách giáo khoa
SGK
17
Thực nghiệm
TN
18
Thực nghiệm sư phạm
TNSP
19
Tích hợp
TH
20
Trung học cơ sở
THCS
21
Trung học phổ thông
THPT
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả TN về PPTH nội môn trong quá trình DHLS 96
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả TNSP từng phần TH kiến thức liên môn và PPDH trong quá trình DHLS 105
Bảng 4.1. Thống kê tần số điểm số TN và các tham số thông qua xử lí số liệu thống kê ở các trường nhóm I 151
Bảng 4.2. Thống kê tần số điểm số TN và các tham số thông qua xử lí số liệu thống kê ở các trường nhóm II 152
Bảng 4.3. Thống kê tần suất các giá trị điểm số và trung bình cộng của toàn bộ lớp TN và ĐC từ kết quả TN 153
Bảng 4.4. Thống kê tần số xuất hiện giá trị điểm số và trung bình cộng của các lớp TN và ĐC từ kết quả thực nghiệm ở HS nhóm I 154
Bảng 4.5. Thống kê tần số xuất hiện giá trị điểm số và trung bình cộng của các lớp TN và ĐC từ kết quả TN ở HS nhóm II 154
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu đồ thể hiện trình độ chuyên môn của GV 56
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện thâm niên giảng dạy của GV 56
Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện loại hình trường học của HS 56
Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện địa bàn cư trú của HS 57
Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện trình độ HS tham gia khảo sát 57
Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện kênh thông tin chủ yếu được GV sử dụng để tiếp cận PPTH 58
Hình 2.7. Biểu đồ thể hiện đánh giá của GV về tính phù hợp của PPDH 58
Hình 2.8. Biểu đồ thể hiện đánh giá của GV về sự cần thiết của PPTH trong quá trình DHLS 59
Hình 2.9. Biểu đồ thể hiện mức độ tiếp cận thông tin về PPTH ở HS 59
Hình 2.10. Biểu đồ thể hiện đánh giá của HS về sự cần thiết của việc vận dụng PPTH trong học tập và cuộc sống 59
Hình 2.11. Biểu đồ thể hiện đánh giá của GV về vai trò của PPTH 60
Hình 2.12. Biểu đồ thể hiện đánh giá của GV về ý nghĩa của PPTH 60
Hình 2.13. Biểu đồ thể hiện nhu cầu học tập các giờ học vận dụng PPTH của HS 61
Hình 2.14. Biểu đồ thể hiện đánh giá của HS đối với các giờ học vận dụng PPTH 61
Hình 2.15. Biểu đồ thể hiện mức độ TH kiến thức của GV trong DHLS 62
Hình 2.16. Biểu đồ thể hiện lĩnh vực kiến thức được GV thực hiện TH trong DHLS 62
Hình 2.17. Biểu đồ thể hiện hình thức bài dạy được GV vận dụng PPTH 63
Hình 2.18. Biểu đồ thể hiện mức độ TH các PPDH của GV 63
Hình 2.19. Biểu đồ thể hiện các biện pháp TH được GV vận dụng trong DHLS 63
Hình 2.20. Biểu đồ thể hiện mức độ GV thực hiện TH các phương pháp, công cụ đánh giá kết quả học tập của HS trong DHLS 64
Hình 2.21. Biểu đồ thể hiện những hạn chế, khó khăn của GV khi vận dụng PPTH 64
Hình 2.22. Biểu đồ thể hiện kết quả phản hồi của HS về việc GV đã vận dụng PPTH trong quá trình dạy học 65
Hình 2.23. Biểu đồ thể hiện kết quả phản hồi của HS về mức độ vận dụng PPTH trong dạy học của GV 65
Hình 2.24. Biểu đồ thể hiện phản hồi của HS về tác dụng của việc vận dụng PPTH trong DHLS 66
Hình 2.25. Biểu đồ thể hiện phản hồi của HS về việc vận dụng PPTH trong các hình thức tổ chức dạy học của GV 66
Hình 2.26. Biểu đồ thể hiện thái độ của HS đối với giờ học được GV vận dụng PPTH 67
Hình 2.27. Biểu đồ thể hiện đánh giá của GV, nhà quản lí giáo dục về ưu thế của việc vận dụng PPTH đối với HS các cấp học 68
Hình 2.28. Biểu đồ thể hiện đánh giá của GV, nhà quản lí giáo dục về những trở ngại của việc vận dụng PPTH trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông hiện nay 68
Hình 2.29. Biểu đồ thể hiện đánh giá của GV, nhà quản lí giáo dục về tính khả thi của việc vận dụng PPTH trong xây dựng chương trình và tổ chức DHLS 69
Hình 4.1. Quy trình thiết kế và tổ chức DHTH trong hoạt động TNSP 146
Hình 4.2. Biểu đồ tần suất các giá trị điểm số và trung bình cộng của toàn bộ lớp TN và ĐC từ kết quả TN 153
Hình 4.3. Biểu đồ tần số xuất hiện giá trị điểm số và trung bình cộng của các lớp TN và ĐC từ kết quả TN ở HS nhóm I 154
Hình 4.4. Biểu đồ tần số xuất hiện giá trị điểm số và trung bình cộng của các lớp TN và ĐC từ kết quả TN ở HS nhóm II 155
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trên thế giới, TH trong giáo dục nói chung đã được nghiên cứu, áp dụng có hiệu quả từ những năm 60 của thế kỉ XX. Ở châu Á, nhiều nước đã xây dựng chương trình giáo dục với những môn tích hợp như Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn ở cấp tiểu học và THCS. Kinh nghiệm từ các nước cho thấy, việc xây dựng và tổ chức DHTH các môn học không những góp phần phát triển ở HS năng lực tổng hợp tri thức từ nhiều lĩnh vực khác nhau để vận dụng vào giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn mà còn giúp giảm số môn học, giảm áp lực thi cử, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ GV. Ở Việt Nam, quan điểm TH đã được áp dụng trong xây dựng và triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông từ những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, thể hiện rõ nhất trong Chương trình giáo dục cấp Tiểu học. Xuất phát từ xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hóa sâu song song với tích hợp liên môn, liên ngành ngày càng rộng, trong bối cảnh khối lượng tri thức nhân loại đang gia tăng theo cấp số nhân mỗi ngày nhưng thời gian học tập của HS có hạn, dẫn đến việc vận dụng PPTH vào quá trình dạy học nói chung trở thành một xu thế tất yếu trong giáo dục.
1.2. Chủ trương thực hiện TH trong giáo dục đã được đề cập đến trong các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Nghị quyết số 29 ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chủ trương tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục. Trong đó, xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, TH cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên...; đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học là những vấn đề được tập trung nhấn mạnh. Nghị quyết số 88 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông tiếp tục khẳng định việc thực hiện TH cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên. Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 32 ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quán triệt quan điểm TH vào xây dựng chương trình tổng thể và chương trình các môn học. Đối với bộ môn Lịch sử, thực hiện Thông tư số 13 ngày 03 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, vấn đề TH tiếp tục được thể hiện cụ thể trong quan điểm xây dựng chương trình: khoa học, hiện đại; hệ thống, cơ bản; thực hành, thực tiễn; dân tộc, nhân văn và mở, liên thông.
1.3. Bộ môn Lịch sử với những đặc trưng riêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Môn Lịch sử mang trong mình sứ mệnh trang bị hệ thống kiến thức về cội nguồn dân tộc, về các thành quả xây dựng và bảo vệ đất nước, về các giá trị truyền thống, văn hóa tiêu biểu của dân tộc và nhân loại. Từ đó, vun đắp, bồi dưỡng các giá trị truyền thống của dân tộc, nhất là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập tự cường, tinh thần nhân ái niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của nhân dân ta trong xây dựng và đấu tranh bảo vệ đất nước, góp phần hình thành ý thức trách nhiệm công dân, phẩm chất và bản lĩnh người Việt Nam trong xu thế phát triển của thời đại. Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử 2018 (sửa đổi, bổ sung năm 2022) cũng xác định rõ sự cần thiết của việc TH về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học - là cơ sở quan trọng để hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử, năng lực nhận thức và tư duy lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết các tình huống học tập và thực tiễn cuộc sống của HS cấp THPT.
1.4. Thực tiễn những năm gần đây cho thấy chất lượng dạy học nói chung và chất lượng DHLS nói riêng chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như: sự bất cập của chương trình, SGK; GV chưa đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, PPDH; cơ sở vật chất, phương tiện, tư liệu dạy học ở các trường phổ thông còn thiếu, Do đó, bên cạnh yêu cầu đổi mới tất cả các mặt, các khâu của quá trình dạy học thì việc đổi mới PPDH ở trường THPT trở thành yêu cầu cấp bách. Quá trình DHLS ở trường THPT cần phải đảm bảo tính TH, thực tiễn và phải phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình học tập. Vì vậy, việc áp dụng PPTH trong xây dựng chương trình, SGK và tổ chức quá trình DHLS được khẳng định là có ý nghĩa. Thực tế cho thấy vận dụng PPTH trong dạy học sẽ góp phần khắc phục, tiến tới xoá bỏ lối dạy học theo kiểu khép kín về mặt nội dung, tách biệt nhà trường và cuộc sống, cô lập giữa những hình thức và PPDH vốn có liên hệ, bổ sung cho nhau; tách rời lí luận với thực tiễn. Nói cách khác, đó là lối dạy học khép kín “trong nội bộ phân môn”, biệt lập với các bộ môn vốn có quan hệ gần gũi về kiến thức, đủ cho phép phối hợp, liên kết nhằm đem lại kết quả tổng hợp, vững chắc trong việc giải quyết những tình huống tổng hợp hoặc những vấn đề thuộc từng phân môn. Đối với bộ môn Lịch sử, vận dụng PPTH trong dạy học là cách thức để khắc phục những hạn chế của lối dạy học “khép kín”, giúp HS lĩnh hội tri thức tổng hợp, hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết, nhất là năng lực vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn.
1.5. Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng, là thời kỳ đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thể dân tộc Việt Nam đã đoàn kết một lòng, đứng lên phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Chính vì vậy, nội dung phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 có những ưu thế và thuận lợi căn bản để vận dụng PPTH vào quá trình dạy học nhằm phát triển các năng lực chung, năng lực đặc thù và phẩm chất của người học.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: Vận dụng phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) ở trường trung học phổ thông làm đề tài luận án Tiến sĩ.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là quá trình vận dụng PPTH trong DHLS Việt Nam (1945 - 1975) ở trường THPT. Trong đó, tập trung chủ yếu vào việc vận dụng PPTH trong các thành tố cơ bản của quá trình DHLS, PPDH tích hợp trong bài nghiên cứu kiến thức mới và bài thực hành lịch sử.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu lí luận về PPTH nói chung và PPTH trong DHLS nói riêng; việc vận dụng PPTH trong quá trình DHLS; Chương trình môn Lịch sử lớp 12, phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975); PPDH tích hợp phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) ở trường THPT.
- Địa bàn và thời gian nghiên cứu:
+ Đề tài nghiên cứu thực trạng vận dụng PPTH trong DHLS ở trường phổ thông nói chung, tập trung chủ yếu ở cấp THPT trên phạm vi cả nước (Bắc Kạn, Hà Nội, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hậu Giang).
+ Đề tài giới hạn địa bàn TNSP tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
+ Thời gian nghiên cứu từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2021 - 2022.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng của PPTH trong DHLS hiện nay, đề tài tập trung nghiên cứu quá trình vận dụng PPTH trong các thành tố cơ bản của quá trình DHLS, từ đó đề xuất các biện pháp vận dụng PPDH tích hợp trong bài nghiên cứu kiến thức mới và bài thực hành phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) ở trường THPT. Qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu của môn học.
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về TH, PPTH trong quá trình dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông.
+ Đánh giá thực trạng vận dụng PPTH trong quá trình dạy học bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông trên phạm vi cả nước.
+ Đề xuất PPTH để tổ chức dạy học phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) ở trường THPT.
+ Tiến hành TN sư phạm đối chiếu kết quả thu được từ các lớp TN và các lớp ĐC để rút ra những kết luận về tính khoa học, tính khả thi của luận án.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận của đề tài là lí luận Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đổi mới của Đảng, Nhà nước về giáo dục và giáo dục lịch sử.
* Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
+ Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các văn bản của Đảng, Nhà nước; các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực tâm lí học, giáo dục học, lí luận và PPDH bộ môn Lịch sử về TH nói chung, TH trong DHLS nói riêng nhằm xây dựng cơ sở lí luận và định hướng cho hoạt động nghiên cứu thực tiễn của luận án.
+ Nghiên cứu chương trình, SGK Lịch sử cấp THPT, nội dung phần LSVN (1945 - 1975) để xác định các nội dung có thể vận dụng PPTH trong quá trình DHLS ở trường THPT phù hợp, hiệu quả.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp quan sát: Tiến hành dự giờ, quan sát quá trình dạy học để tìm hiểu thực tiễn DHLS nói chung, vận dụng PPTH trong DHLS Việt Nam (1945 - 1975) nói riêng ở trường phổ thông hiện nay.
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Trao đổi, khảo sát GV và HS bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu thực trạng vận dụng PPTH trong DHLS ở trường phổ thông hiện nay.
- Phương pháp TNSP: Tiến hành TNSP để kiểm chứng tính khả thi, hiệu quả của việc vận dụng PPTH trong DHLS Việt Nam (1945 - 1975) ở trường THPT.
- Phương pháp thống kê toán học: Tập hợp, xử lí các số liệu thu được qua điều tra xã hội học, TNSP bằng cách lập bảng tính các tham số và xử lí theo phương pháp thống kê toán học, từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của đề tài.
5. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, TH đang là xu thế tất yếu trong giáo dục của thế giới, ở Việt Nam PPTH đã được áp dụng để xây dựng chương trình giáo dục phổ thông và tổ chức hoạt động dạy học. Tuy nhiên, đối với bộ môn Lịch sử, PPTH vẫn chưa được vận dụng hiệu quả. Vì vậy, nếu xác định được những nội dung lịch sử có thể khai thác để vận dụng PPTH, những định hướng vận dụng PPTH trong các thành tố của quá trình DHLS và đề xuất được các biện pháp vận dụng PPDH tích hợp trong dạy học phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) phù hợp với điều kiện thực tiễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay.
6. Đóng góp của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần:
- Khẳng định được tầm quan trọng của việc vận dụng PPTH trong quá trình DHLS ở trường THPT.
- Phác họa được bức tranh toàn cảnh về thực trạng vận dụng PPTH trong quá trình DHLS ở trường THPT.
- Xác định được các yêu cầu cần đảm bảo khi vận dụng PPTH trong quá trình DHLS ở trường THPT.
- Xác định được cách thức vận dụng PPTH trong các thành tố cơ bản của quá trình DHLS ở trường THPT.
- Đề xuất được các biện pháp vận dụng PPDH tích hợp trong bài nghiên cứu kiến thức mới và bài thực hành phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) ở trường THPT.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Luận án góp phần làm phong phú thêm lí luận dạy học bộ môn về PPTH trong dạy học nói chung, PPTH trong DHLS nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần giúp GV biết cách vận dụng PPTH vào thực tiễn DHLS ở trường THPT để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Đồng thời, luận án cũng là tài liệu tham khảo cho giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh chuyên ngành Lí luận và PPDH bộ môn Lịch sử, sinh viên các trường - khoa sư phạm nói chung, GV ở các trường THPT nói riêng trong học tập, nghiên cứu.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2. Vấn đề vận dụng phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông - Lí luận và thực tiễn
Chương 3. Vận dụng phương pháp tích hợp trong các thành tố cơ bản của quá trình dạy học Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) ở trường trung học phổ thông
Chương 4. Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp trong phần Lịch sử Việt Nam (1945 - 1975) ở trường trung học phổ thông. Thực nghiệm sư phạm
NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Liên quan đến nội dung luận án đã có một số công trình phản ánh với nhiều cấp độ và góc độ tiếp cận khác nhau. Trên cơ sở tìm hiểu, tiếp cận tư liệu, chúng tôi xin điểm qua các công trình nghiên cứu tiêu biểu dưới đây:
1.1. Những nghiên cứu về phương pháp tích hợp trong quá trình dạy học
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
B.P. Êxipốp trong tập I, II cuốn Những cơ sở của lí luận dạy học (1971) bên cạnh tập trung phần lớn thời lượng để phân tích những vấn đề chung củ