Luận án Xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi Thành phố Hà Nội

Bơi lội là một môn thể thao hấp dẫn và được nhiều người ở mọi lứa tuổi yêu thích. Với nhiều ưu điểm như tạo sự cân đối cho người tập, hầu như không gây chấn thương khi tập luyện, rất tốt cho hoạt động tim mạch và giúp giảm stress, bơi lội là một môn thể thao có thể tập luyện suốt đời. [69, 70] Bên cạnh tính ưu việt như một phương tiện rèn luyện sức khỏe, bơi lội còn là một trong những kỹ năng cơ bản của mọi người trong cuộc sống. Người xưa có câu: “Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo” cho thấy việc biết bơi lội quan trọng như thế nào, vì nó liên quan đến mạng sống của con người. Tại các nước tiên tiến, bơi lội được đưa vào giảng dạy tại các trường và là một trong những điều kiện cần có để tốt nghiệp. Ở nước ta, bơi lội chưa được đưa vào giảng dạy trong các trường học như một nội dung bắt buộc. Trong khi đó, các thông tin về đuối nước trên khắp mọi miền đất nước đã trở thành mối quan tâm chung của cả cộng đồng. Thống kê của cơ quan chức năng trong nước, trung bình mỗi ngày có không dưới 9 trẻ em bị đuối nước. Trong đó, trên 50% các trường hợp đuối nước xảy ra ngoài trời khi trẻ tắm sông, hồ và tắm biển. Tỷ lệ đuối nước ở trẻ em Việt Nam rất cao, chiếm 22,6% (trong đó trẻ dưới 15 tuổi là 70%), chỉ đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông 26,7%. Có thể nói, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong với trẻ em và trẻ vị thành niên, tuy nhiên theo Bộ Y tế số trẻ tử vong do tai nạn này vẫn không ngừng tăng.

pdf175 trang | Chia sẻ: Đào Thiềm | Ngày: 13/01/2024 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH ĐẬU THỊ LỢI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ CẬP BƠI CHO HỌC SINH 9-11 TUỔI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Bắc Ninh - 2023 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH ĐẬU THỊ LỢI XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH PHỔ CẬP BƠI CHO HỌC SINH 9-11 TUỔI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Trần Đức Dũng 2. PGS.TS. Ngô Trang Hưng Bắc Ninh - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả luận án Đậu Thị Lợi MỤC LỤC Lời cam đoan. Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án. Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án. Danh mục các biểu bảng, biểu đồ trong luận án. PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................ 6 1.1. Một số khái niệm, định nghĩa có liên quan .................................................. 6 1.2. Lợi ích và đặc điểm cơ bản trong dạy bơi phổ cập ..................................... 11 1.3. Cơ sở pháp lý và khoa học trong xây dựng chương trình phổ cập bơi ........ 13 1.3.1. Cơ sở pháp lý trong xây dựng chương trình phổ cập bơi ....................... 13 1.3.2. Cơ sở khoa học xây dựng chương trình phổ cập bơi .............................. 15 1.3.3. Thiết kế chương trình phổ cập bơi theo hướng tiếp cận CDIO .............. 21 1.4. Lý luận về xây dựng chương trình tập luyện thể thao ................................. 27 1.5. Đặc điểm tâm, sinh lý và tố thể lực lứa tuổi 9 - 11 ..................................... 35 1.5.1. Đặc điểm sinh lý của lứa tuổi 9 - 11 ......................................................... 35 1.5.2. Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi 9 - 11.......................................................... 37 1.5.3. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực lứa tuổi 9 - 11 ........................... 38 1.6. Các công trình nghiên cứu có liên quan .................................................. 40 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ....................... 48 2.1. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 48 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ............................................ 48 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm ............................................................ 48 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm ................................................................ 49 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm ................................................................ 50 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ......................................................... 53 2.1.6. Phương pháp toán thống kê ....................................................................... 53 2.2. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................. 55 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 55 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 56 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 56 2.3. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 56 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 57 3.1. Nghiên cứu thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội ........................................................................................................... 57 3.1.1. Xác định tiêu chí đánh giá thực trạng phổ cập bơi và tiêu chuẩn đánh giá năng lực bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội .......................... 57 3.1.2. Thực trạng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội ......................................................................................................... 73 3.1.3. Thực trạng năng lực bơi của học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội ...... 78 3.1.4. Thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi tại thành phố Hà Nội .. 80 3.1.5. Bàn luận ...................................................................................................... 88 3.2. Xây dựng chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội ........................................................................................................... 94 3.2.1. Nội dung và cấu trúc chương trình ........................................................... 94 3.2.2. Nội dung chương trình xây dựng .............................................................. 96 3.2.3. Thẩm định chương trình đào tạo thông qua ý kiến đánh giá.................. 99 3.2.4. Bàn luận ....................................................................................................101 3.3. Đánh giá hiệu quả chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội ............................................................................................ 105 3.3.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ................................................................105 3.3.2. Kết quả ứng dụng chương trình ..............................................................106 3.3.3. Bàn luận ....................................................................................................135 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 140 A. Kết luận .................................................................................................... 140 B. Kiến nghị .................................................................................................. 141 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............................................................................. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ PHỤ LỤC ............................................................................................................ DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CĐR Chuẩn đầu ra. GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo. GDTC Giáo dục thể chất. GV Giáo viên. HDV Hướng dẫn viên. HLV Huấn luyện viên. TDTT Thể dục thể thao. VĐV Vận động viên. DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN TT Tên bảng Trang 1.1 Tóm tắt ứng dụng của các biến thành phần F.I.T.T. đến thể lực 31 3.1 Độ tin cậy về tiêu chí đánh giá thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n=40) 58 3.2 Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n=40) 59 3.3 Kết quả phỏng vấn xác định tiêu chí và yêu cầu đánh giá năng lực bơi phổ cập cho học sinh 9-11 tuổi TP. Hà Nội (n = 41) 61 3.4 Độ tin cậy của kết quả phỏng vấn xác định các tiêu chí đánh giá năng lực bơi phổ cập (n = 61) 63 3.5 Kết quả phỏng vấn xác định tiêu chí và yêu cầu chuyên môn trong đánh giá năng lực bơi phổ cập cho học sinh 9-11 tuổi (n = 80) 64 3.6 Kết quả phỏng vấn lựa chọn test, nội dung trong đánh giá năng lực bơi phổ cập cho học sinh 9-11 tuổi (n = 102) 66 3.7 Độ tin cậy của các test đánh giá năng lực bơi phổ cập của học sinh 9-11 tuổi TP. Hà Nội (n = 90) 68 3.8 Xác định tính thông báo của các test đánh giá năng lực bơi phổ cập của học sinh 9-11 tuổi TP. Hà Nội (n = 90) 68 3.9 Kết quả kiểm định mức độ đồng đều và tính đại diện của kết quả kiểm tra năng lực bơi phổ cập của học sinh 9-11 tuổi TP. Hà Nội 70 3.10 Tiêu chuẩn phân loại theo từng test đánh giá năng lực bơi phổ cập của học sinh 9-11 tuổi Thành phố Hà Nội 71 3.11 Bảng điểm đánh giá năng lực bơi phổ cập của học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội 72 3.12 Tiêu chuẩn tổng hợp điểm xếp loại đánh giá năng lực bơi phổ cập của học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội 73 3.13 Thực trạng thời gian trong các chương trình huấn luyện (n=20) 74 3.14 Thực trạng sử dụng nội dung trong huấn luyện phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội (n=20) 75 3.15 Thực trạng phân chia nội dung huấn luyện trong chương trình đào tạo phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi ở các CLB 76 3.16 Thực trạng tỷ lệ nội dung huấn luyện trong chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9-11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 20) 77 3.17 Thực trạng thành tích đứng nước (s) của học sinh 9-11 tuổi tại thành phố Hà Nội 78 TT Tên bảng Trang 3.18 Thực trạng thành tích bơi ếch (m) của học sinh 9-11 tuổi tại thành phố Hà Nội 79 3.19 Thực trạng thành tích lặn 12m (m) của học sinh 9-11 tuổi tại thành phố Hà Nội 80 3.20 Bảng tổng hợp phổ cập bơi cho trẻ em giai đoạn 2018-2022 ở thành phố Hà Nội Sau 81 3.21 Bảng tổng hợp điều kiện đảm bảo cho công tác dạy bơi, học bơi an toàn cho trẻ em giai đoạn 2018 -2022 tại thành phố Hà Nội 82 3.22 Kết quả khảo sát thực trạng việc phổ cập bơi của các trường tiểu học tại Hà Nội (n = 40) Sau 84 3.23 Cấu trúc và nội dung chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội theo tiếp cận CDIO 94 3.24 Kết quả lựa chọn cấu trúc chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội theo tiếp cận CDIO (n = 40) 95 3.25 Độ tin cậy kết quả phỏng vấn thẩm định chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n=40) 99 3.26 Kết quả thẩm định chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 40) 100 3.27 Độ tin cậy của kết quả phỏng đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 45) 85 3.28 Thống kê tần suất trả lời của học sinh về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 45) 107 3.29 Tổng hợp tần suất trả lời của học sinh về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 45) 108 3.30 Thống kê tần suất trả lời của phụ huynh về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 45) 109 3.31 Tổng hợp tần suất trả lời của phụ huynh về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 45) 110 3.32 Thống kê tần suất trả lời của giáo viên về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 22) 111 3.33 Tổng hợp tần suất trả lời của giáo viên về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 15) 112 TT Tên bảng Trang 3.34 Thống kê tần suất trả lời về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 12) 113 3.35 Tổng hợp tần suất trả lời về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội (n = 12) 114 3.36 Kết quả điểm kiểm tra hiểu biết về giải cứu người khác bằng sào, thừng, vật nổi 115 3.37 So sánh phân loại kết quả kiểm tra của học sinh giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng 116 3.38 Kết quả điểm kiểm tra test hụp và thở bong bóng 20 lần 118 3.39 So sánh phân loại kết quả test hụp và thở bong bóng 20 lần 118 3.40 Kết quả test nín thở và thở ra ở tư thế hụp dưới nước 120 3.41 So sánh phân loại test nín thở và thở ra ở tư thế hụp dưới nước giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng 120 3.42 Kết quả kiểm tra test Đứng nước 122 3.43 So sánh phân loại test Đứng nước giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng 122 3.44 Kết quả điểm kiểm tra test Lướt nước 124 3.45 So sánh phân loại kết quả kiểm tra test Lướt nước giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng 124 3.46 Kết quả điểm kiểm tra test Bơi ếch 126 3.47 So sánh phân loại kết quả kiểm tra test Bơi ếch 126 3.48 Kết quả điểm kiểm tra test Bơi trườn sấp 128 3.49 So sánh phân loại kết quả kiểm tra test Bơi trườn sấp 128 3.50 Kết quả điểm kiểm tra test Nổi ngửa trong 30s 130 3.51 So sánh phân loại kết quả kiểm tra test Nổi ngửa trong 30s 130 3.52 Kết quả điểm kiểm tra test Lặn 12m 132 3.53 So sánh phân loại kết quả kiểm tra test Lặn 12m 132 3.54 So sánh kết quả xếp loại tổng hợp các test đánh giá kỹ năng và năng lực bơi giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng 134 3.55 Kết quả tổng hợp dựa trên chuẩn đầu ra 135 TT Tên biểu đồ Trang 3.1 Kết quả phỏng vấn lựa chọn tiêu chí đánh giá thực trạng phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội 59 3.2 Kết phỏng vấn xác định tiêu chí và yêu cầu chuyên môn trong đánh giá năng lực bơi phổ cập cho học sinh 9-11 tuổi 61 3.3 Kết phỏng vấn lựa chọn tiêu chí và yêu cầu chuyên môn trong đánh giá năng lực bơi phổ cập cho học sinh 9-11 tuổi 64 TT Tên biểu đồ Trang 3.4 Biểu đồ tương quan giữa các tiêu chí và yêu cầu chuyên môn trong đánh giá năng lực bơi phổ cập cho học sinh 9-11 tuổi 65 3.5 Biểu đồ tương quan giữa các test đánh giá năng lực bơi phổ cập của học sinh 9-11 tuổi TP. Hà Nội (n = 90) 69 3.6 Kết quả phỏng vấn lựa chọn cấu trúc chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội 95 3.7 Kết quả thẩm định chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội 100 3.8 Phân bố kết quả phỏng vấn học sinh về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội 108 3.9 Phân bố kết quả phỏng vấn phụ huynh về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội 110 3.10 Phân bố kết quả phỏng vấn giáo viên về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội 112 3.11 Phân bố kết quả phỏng vấn về đánh giá chương trình phổ cập bơi cho học sinh 9 - 11 tuổi thành phố Hà Nội 114 3.12 Tỷ lệ phân loại kết quả kết quả kiểm tra hiểu biết về giải cứu người khác bằng sào, thừng, vật nổi 117 3.13 Tỷ lệ phân loại test hụp và thở bong bóng 20 lần 119 3.14 Tỷ lệ phân loại test nín thở và thở ra ở tư thế hụp dưới nước 121 3.15 Tỷ lệ phân loại test Đứng nước 123 3.16 Tỷ lệ phân loại thành tích lướt nước 125 3.17 Tỷ lệ phân loại kết quả test Bơi ếch 127 3.18 Tỷ lệ phân loại kết quả test Bơi trườn sấp 129 3.19 Tỷ lệ phân loại kết test Nổi ngửa trong 30s 131 3.20 Tỷ lệ phân loại kết quả test Lặn 12m 133 3.21 Tỷ lệ xếp loại tổng hợp các test đánh giá kỹ năng và năng lực bơi theo tiêu chuẩn đề tài xây dựng 135 TT Tên hình Trang 1.1 Thang đo Bloom 26 1.2 Cải thiện thể chất 32 1 PHẦN MỞ ĐẦU Bơi lội là một môn thể thao hấp dẫn và được nhiều người ở mọi lứa tuổi yêu thích. Với nhiều ưu điểm như tạo sự cân đối cho người tập, hầu như không gây chấn thương khi tập luyện, rất tốt cho hoạt động tim mạch và giúp giảm stress, bơi lội là một môn thể thao có thể tập luyện suốt đời. [69, 70] Bên cạnh tính ưu việt như một phương tiện rèn luyện sức khỏe, bơi lội còn là một trong những kỹ năng cơ bản của mọi người trong cuộc sống. Người xưa có câu: “Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con biết trèo” cho thấy việc biết bơi lội quan trọng như thế nào, vì nó liên quan đến mạng sống của con người. Tại các nước tiên tiến, bơi lội được đưa vào giảng dạy tại các trường và là một trong những điều kiện cần có để tốt nghiệp. Ở nước ta, bơi lội chưa được đưa vào giảng dạy trong các trường học như một nội dung bắt buộc. Trong khi đó, các thông tin về đuối nước trên khắp mọi miền đất nước đã trở thành mối quan tâm chung của cả cộng đồng. Thống kê của cơ quan chức năng trong nước, trung bình mỗi ngày có không dưới 9 trẻ em bị đuối nước. Trong đó, trên 50% các trường hợp đuối nước xảy ra ngoài trời khi trẻ tắm sông, hồ và tắm biển. Tỷ lệ đuối nước ở trẻ em Việt Nam rất cao, chiếm 22,6% (trong đó trẻ dưới 15 tuổi là 70%), chỉ đứng sau tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông 26,7%. Có thể nói, đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong với trẻ em và trẻ vị thành niên, tuy nhiên theo Bộ Y tế số trẻ tử vong do tai nạn này vẫn không ngừng tăng. Thống kê cho thấy, khu vực đồng bằng sông Sông Hồng, hầu hết trẻ tử vong do đuối nước dưới 5 tuổi và thường do bị ngã xuống nước từ trên nhà, trên thuyền hoặc cầu tàu. Còn tại các tỉnh miền Trung và Tây nguyên, hầu hết trẻ bị đuối nước trên 6 tuổi khi đang chơi gần hồ hay suối sâu. Ở các tỉnh, thành đồng bằng Bắc bộ, đuối nước trẻ em ở độ tuổi khác nhau xảy ra quanh năm, do khu vực này thuộc vùng trũng, ao đầm, sông ngòi liền sát với khu dân cư. 2 Nguyên nhân chủ yếu của các vụ đuối nước là do sự bất cẩn, xao nhãng của người lớn và do các em thiếu kỹ năng bơi lội. Theo kết quả điều tra của Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNICEF), trung bình mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ em bị đuối nước, nhất là vào những tháng nghỉ hè, tỷ lệ trẻ đuối nước càng tăng cao. Trước thực trạng tử vong do đuối nước gia tăng, từ năm 2010 Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan chức năng đã lên kế hoạch phổ cập bơi cho trẻ em. Chủ trương được dư luận rất hoan nghênh, song các trường thì rất khó để triển khai do không có chỗ để học bơi. Hoặc đã triển khai thì việc một giáo viên phải quản 15-20 học sinh, thậm chí 30-40 học sinh trong một tiết học là thực sự quá tải. Còn nhân viên hồ bơi cũng thiếu, lúc có lúc không. Với số lượng học sinh đông, nếu có sự cố xảy ra, giáo viên khó có thể kịp xoay trở để xử lý. Để hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kêu gọi cộng đồng phổ cập kỹ năng sơ cấp cứu trẻ em bị đuối nước cho mạng lưới y tế cơ sở và đội ngũ cộng tác viên phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng. Bên cạnh đó, các địa phương cần triển khai chương trình phổ cập bơi cho trẻ, dạy kỹ năng sống và kỹ năng an toàn dưới nước, từng bước đưa môn bơi an toàn vào trong trường học một cách rộng rãi, đẩy mạnh xã hội hóa công tác phổ cập bơi Tại thành phố Hà Nội, bơi lội là một trong các môn thi đấu của học sinh các cấp trong các kỳ Hội khỏe Phù Đổng hàng năm. Tuy nhiên, lực lượng dự thi môn bơi lội đa phần là học sinh tập luyện “chuyên nghiệp” tại các CLB bơi lội trong thành phố. Ở cấp độ quận huyện, phong trào phổ cập bơi được các CLB bơi lội quan tâm và chú trọng. Một số CLB đã thực hiện tốt các lớp phổ cập bơi hè và phối hợp tốt với các trường nằm gần địa bàn để tổ chức các lớp xóa mù bơi. Tuy nhiên, việc tổ chức các lớp phổ cập bơi vẫn còn nhiều hạn chế về mặt giáo án, phương pháp tổ chức và còn tùy thuộc vào sự phối hợp giữa 3 ngành TDTT và Giáo dục – Đào tạo ở từng nơi. Hiện nay, một số bộ môn thể thao đã đưa vào giảng dạy (ở mức độ khác nhau) tại các trường trên địa bàn thành phố như bóng đá mini, tennis, võ thuật, cờ, thể dục, điền kinh song bơi lội vẫn chỉ là môn được “thí điểm” rải rác tại một số quận huyện chứ chưa có một chủ trương chung từ cấp thành phố, nguyên nhân một phần là do bộ môn bơi lội thành phố vẫn chưa tham mưu được một khung chương trình, giáo án hoàn chỉnh cho các cấp học. Có thể khẳng định việc phổ cập bơi cho học sinh là vô cùng cần thiết, tuy nhiên ngành giáo dục vẫn chưa đưa môn bơi là môn bắt buộc. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là do thiếu thốn bể bơi và đội ngũ giáo viên giảng dạy. Về dự án chống đuối nước cho học sinh có sự kết hợp giữa Bộ GD-ĐT, Trung ương đoàn Thanh niên và Liên đoàn, Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam mới chỉ dự kiến tổ chức. Vai trò chủ động của các trường tiểu học cũng chưa được phát huy, phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc tổ chức các lớp học bơi cho các em học sinh cũng còn rất hạn chế. Ở thành phố Hà Nội, một số quận huyện đã triển khai “Đề án phổ cập bơi cho học sinh Tiểu học” như: huyện Thanh Trì và quận Cầu Giấy đã tiến hành phổ cập bơi cho học sinh tiểu học; các trường Tiểu học trên đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_xay_dung_chuong_trinh_pho_cap_boi_cho_hoc_sinh_9_11.pdf
  • pdfBao cao tom tat NCS Dau Thi Loi.pdf
  • pdfQuyet dinh HD cap Truong_ Dau Thi Loi.pdf
  • pdfTrang thong tin NCS Dau Thi Loi.pdf
Luận văn liên quan