Luận án Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000

Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian (VHDG) và văn học viết không phải là một vấn đề mới. Nó xuất hiện ngay từ những ngày đầu hình thành văn học viết. Là hai loại hình nghệ thuật khu biệt tương đối trong tất cả các tiêu chí và cách thức phân loại, văn hóa dân gian và văn học viết có sự tương tác đa chiều. Đây là một tất yếu và sự thâm nhập văn hóa dân gian vào văn học viết cũng là một quy luật dĩ nhiên của tiến trình lịch sử. Từ việc đơn thuần chỉ ra các yếu tố dân gian thuộc phạm vi hình thức (như motif, hình ảnh, cốt truyện, ngôn ngữ, thể loại ), người ta đã nhìn sâu hơn đến chiều kích tư tưởng, tinh thần (như tín ngưỡng, các nghi lễ, tập quán dân gian) thể hiện trong các sáng tác văn học. Trước kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, mỗi nhà văn tiếp nhận đến đâu, tiếp nhận như thế nào và thể hiện “tri thức dân gian” ra sao lại tùy thuộc vào tài năng và cá tính của tác giả. Quá trình tiếp biến văn hóa này diễn ra xuyên suốt và liên tục trong lịch sử văn học. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu sự ảnh hưởng chủ yếu nhằm bảo tồn cốt lõi folklore truyền thống, yếu tố văn hóa dân gian xuất hiện trong các tác phẩm thường chuyên chở những bài học đạo đức khuyên răn như mục tiêu, do vậy nó mang hơi hướng văn học “chức năng” nhiều hơn. Thực sự phải đến sau 1986, tiếp nhận văn hóa dân gian trong văn học viết mới được đẩy lên cao thành một trào lưu, một xu hướng thực sự đem lại giá trị nhiều mặt trong văn chương. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 chứng kiến những thay đổi và cách tân mạnh mẽ chưa từng thấy trong tư duy nghệ thuật của nhà văn và cấu trúc tự sự của tác phẩm. Một trong những biểu hiện thú vị nhất của công cuộc đổi mới sôi động này, không hẳn là ở sự sản sinh ra những chất liệu và nhân tố nghệ thuật mới, mà ở sự tiếp thu và “tái sử dụng” tích cực những yếu tố tự sự truyền thống - đặc biệt là các yếu tố tự sự dân gian. Quá trình tái sinh, sự quay trở về với các yếu tố dân gian không đơn thuần là lặp lại cái cũ, cái lạc hậu, khuôn mòn, cũng không phải là bước đi thụt lùi, mà qua cái cũ để tạo ra những giá trị mới, một phương thức mới trong sáng tạo văn học. Rất nhiều nhà văn hiện đại đã thành công và khẳng định tên tuổi với thử nghiệm đó như Đào Thắng, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phương

pdf160 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHAN THÚY HẰNG YẾU TỐ VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - NĂM 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHAN THÚY HẰNG YẾU TỐ VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 9220121 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. PHAN TRỌNG THƢỞNG 2. PGS.TS. HOÀNG THỊ HUẾ HUẾ - NĂM 2019 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nghiên cứu và các dẫn liệu trong luận án là hoàn toàn trung thực, chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Phan Thúy Hằng ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN VHDG : Văn hóa dân gian Nxb : Nhà xuất bản ĐHSP : Đại học Sƣ phạm ĐHQG : Đại học Quốc gia KHXH&NV : Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh LATS : Luận án Tiến sĩ iii Lời Cảm Ơn Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Trọng Thưởng, PGS.TS Hoàng Thị Huế đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Khoa học Huế, Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi, Ban chủ nhiệm cùng các thầy cô Khoa Ngữ văn trường Đại học Khoa học Huế, Đại học Huế đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn trường Đại học Khánh Hòa cùng các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đình, những người đã luôn sát cánh và động viên tôi trong suốt thời gian qua. Huế, ngày 19 tháng 5 năm 2019 Tác giả luận án Phan Thúy Hằng iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ...................................... ii LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................ iv MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................ 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2 3. Đối tƣợng nghiên và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 3 5. Đóng góp mới của luận án ................................................................................................ 4 6. Cấu trúc của luận án .......................................................................................................... 5 NỘI DUNG ................................................................................................................ 6 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 6 1.1. Tình hình nghiên cứu yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam trƣớc năm 1986 ....................................................................................................... 6 1.1.1. Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 ....................................................... 6 1.1.2. Giai đoạn từ 1945 đến 1985 .................................................................... 10 1.2. Tình hình nghiên cứu yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ....................................................................................................................... 15 1.2.1. Những nghiên cứu chung về vai trò của văn hóa dân gian đối với tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ................................................................................. 15 1.2.2. Những nghiên cứu cụ thể về sự hiện diện của yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ................................................................ 17 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và hƣớng triển khai đề tài ............................. 22 1.3.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu ................................................................ 22 1.3.2. Hƣớng triển khai đề tài............................................................................ 24 Chƣơng 2: VĂN HÓA DÂN GIAN VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐẾN TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 ............................................................................ 26 v 2.1. Khái lƣợc về văn hóa dân gian và mối quan hệ giữa văn hóa dân gian với tiểu thuyết Việt Nam hiện đại ...................................................................................... 26 2.1.1. Khái niệm văn hóa dân gian .................................................................... 26 2.1.2. Nhận diện các thành tố của văn hóa dân gian ......................................... 29 2.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian với tiểu thuyết Việt Nam hiện đại . 32 2.2. Tác động của văn hóa dân gian đến tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000 .... 39 2.2.1. Văn hóa dân gian với sự thay đổi về tƣ duy nghệ thuật .......................... 39 2.2.2. Văn hóa dân gian với sự cách tân về nghệ thuật thể hiện ....................... 43 2.3. Các tín ngƣỡng dân gian - nguồn nuôi dƣỡng cảm hứng sáng tạo của nhà văn .... 47 2.3.1. Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên và những ngƣời đã khuất ........................... 47 2.3.2. Tín ngƣỡng sùng bái tự nhiên ................................................................. 52 2.3.3. Tín ngƣỡng thờ Mẫu ............................................................................... 55 Chƣơng 3: YẾU TỐ VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 - NHÌN TỪ THẾ GIỚI NHÂN VẬT, KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT ............................................................... 59 3.1. Yếu tố văn hóa dân gian nhìn từ thế giới nhân vật ........................................ 59 3.1.1. Nhân vật trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, dòng tộc ...... 59 3.1.2. Nhân vật tâm linh .................................................................................... 66 3.2. Yếu tố văn hóa dân gian nhìn từ không gian nghệ thuật................................ 71 3.2.1. Không gian hiện thực gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng .................. 71 3.2.2. Không gian huyền ảo, siêu thực .............................................................. 74 3.3. Yếu tố văn hóa dân gian nhìn từ thời gian nghệ thuật ................................... 84 3.3.1. Thời gian phiếm định và sự huyền thoại hóa thời gian hiện thực ........... 84 3.3.2. Thời gian kì ảo ........................................................................................ 90 Chƣơng 4: YẾU TỐ VĂN HÓA DÂN GIAN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN 2000 - NHÌN TỪ NGÔN NGỮ, MOTIF VÀ BIỂU TƢỢNG ............ 97 4.1. Yếu tố văn hóa dân gian nhìn từ ngôn ngữ .................................................... 97 4.1.1. Sử dụng nhuần nhị thành ngữ, tục ngữ ................................................... 97 4.1.2. Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, đan xen văn xuôi lẫn văn vần ................. 102 4.2. Yếu tố văn hóa dân gian nhìn từ hệ thống motif .......................................... 108 4.2.1. Motif cái chết - ma hiện hồn ................................................................. 108 4.2.2. Motif báo ứng ........................................................................................ 115 vi 4.3. Yếu tố văn hóa dân gian nhìn từ hệ thống biểu tƣợng ................................. 120 4.3.1. Biểu tƣợng Đất ...................................................................................... 122 4.3.2. Biểu tƣợng Nƣớc ................................................................................... 127 4.3.3. Biểu tƣợng Vật ...................................................................................... 134 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 140 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 145 PHẦN PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mối quan hệ giữa văn hóa dân gian (VHDG) và văn học viết không phải là một vấn đề mới. Nó xuất hiện ngay từ những ngày đầu hình thành văn học viết. Là hai loại hình nghệ thuật khu biệt tƣơng đối trong tất cả các tiêu chí và cách thức phân loại, văn hóa dân gian và văn học viết có sự tƣơng tác đa chiều. Đây là một tất yếu và sự thâm nhập văn hóa dân gian vào văn học viết cũng là một quy luật dĩ nhiên của tiến trình lịch sử. Từ việc đơn thuần chỉ ra các yếu tố dân gian thuộc phạm vi hình thức (nhƣ motif, hình ảnh, cốt truyện, ngôn ngữ, thể loại), ngƣời ta đã nhìn sâu hơn đến chiều kích tƣ tƣởng, tinh thần (nhƣ tín ngƣỡng, các nghi lễ, tập quán dân gian) thể hiện trong các sáng tác văn học. Trƣớc kho tàng văn hóa dân gian vô cùng phong phú, mỗi nhà văn tiếp nhận đến đâu, tiếp nhận nhƣ thế nào và thể hiện “tri thức dân gian” ra sao lại tùy thuộc vào tài năng và cá tính của tác giả. Quá trình tiếp biến văn hóa này diễn ra xuyên suốt và liên tục trong lịch sử văn học. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu sự ảnh hƣởng chủ yếu nhằm bảo tồn cốt lõi folklore truyền thống, yếu tố văn hóa dân gian xuất hiện trong các tác phẩm thƣờng chuyên chở những bài học đạo đức khuyên răn nhƣ mục tiêu, do vậy nó mang hơi hƣớng văn học “chức năng” nhiều hơn. Thực sự phải đến sau 1986, tiếp nhận văn hóa dân gian trong văn học viết mới đƣợc đẩy lên cao thành một trào lƣu, một xu hƣớng thực sự đem lại giá trị nhiều mặt trong văn chƣơng. Tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 chứng kiến những thay đổi và cách tân mạnh mẽ chƣa từng thấy trong tƣ duy nghệ thuật của nhà văn và cấu trúc tự sự của tác phẩm. Một trong những biểu hiện thú vị nhất của công cuộc đổi mới sôi động này, không hẳn là ở sự sản sinh ra những chất liệu và nhân tố nghệ thuật mới, mà ở sự tiếp thu và “tái sử dụng” tích cực những yếu tố tự sự truyền thống - đặc biệt là các yếu tố tự sự dân gian. Quá trình tái sinh, sự quay trở về với các yếu tố dân gian không đơn thuần là lặp lại cái cũ, cái lạc hậu, khuôn mòn, cũng không phải là bƣớc đi thụt lùi, mà qua cái cũ để tạo ra những giá trị mới, một phƣơng thức mới trong sáng tạo văn học. Rất nhiều nhà văn hiện đại đã thành công và khẳng định tên tuổi với thử nghiệm đó nhƣ Đào Thắng, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trƣờng, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phƣơng 2 Việc vận dụng lý thuyết văn hóa dân gian vào nghiên cứu tiểu thuyết giai đoạn này giúp lí giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá đƣợc bao hàm bên trong nó. Đồng thời cung cấp cho ngƣời đọc một cái nhìn hệ thống những dấu ấn đặc trƣng cũng nhƣ phƣơng thức tồn tại của các yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết giai đoạn 1986 đến 2000. Qua đó rút ra quy luật vận động của văn hóa, văn học, khẳng định những đóng góp của thể loại tiểu thuyết trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học. Đó chính là lí do chúng tôi chọn đề tài Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000 hƣớng đến các mục tiêu cơ bản: Thứ nhất, luận án hệ thống lại tình hình nghiên cứu yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam trƣớc và sau năm 1986. Chúng tôi cố gắng chỉ ra những vấn đề đã đƣợc giải quyết thấu đáo cũng nhƣ những vấn đề còn bỏ ngỏ nhằm nghiên cứu một cách hệ thống nhất đề tài luận án. Thứ hai, mục tiêu chính yếu của luận án là khám phá sự hiện diện cũng nhƣ những tác động của yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000 trên bình diện ý thức nghệ thuật và cách thức tổ chức trần thuật. Từ đó, luận án nhận định, đối thoại trên tinh thần nhận thức lại những yếu tố của văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại, góp phần khẳng định những đóng góp mới nhằm đánh giá đúng bƣớc tiến thể loại trong diễn trình hội nhập. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa tình hình nghiên cứu sự hiện diện của yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam trƣớc và sau 1986, lý giải nhằm làm rõ hơn những vấn đề còn bỏ ngỏ và xác định hƣớng nghiên cứu cụ thể của luận án. - Xác định rõ tiền đề cơ sở cũng nhƣ sự tác động của văn hóa dân gian đến tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000 - Đi sâu làm rõ những tác động của văn hóa dân gian đến những phƣơng diện cụ thể trong tiểu thuyết giai đoạn này nhƣ: tín ngƣỡng, nhân vật, không gian và thời 3 gian nghệ thuật, ngôn ngữ, motif và biểu tƣợng. Từ đó chỉ ra những kế thừa, cách tân, những thay đổi trong ý thức nghệ thuật của các nhà văn nhằm kiến tạo một hiện thực nghệ thuật mới, biểu đạt những suy tƣ của họ về xã hội đƣơng đại. Đặc biệt, do đặc trƣng thể loại và xu hƣớng tiếp nhận tự sự hậu hiện đại sau 1986 nên văn hóa dân gian trở thành một trong những đối tƣợng tiếp nhận của tiểu thuyết để giải quyết nhu cầu gia tăng sự dung hợp và làm mới thể loại. Vì vậy, văn hóa dân gian sẽ góp phần tạo dấu ấn liên văn bản và tính đối thoại của tiểu thuyết giai đoạn này. 3. Đối tƣợng nghiên và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào các tiểu thuyết từ 1986 đến 2000 có chứa yếu tố văn hóa dân gian qua những hiện tƣợng văn học nổi bật nhƣ: Nguyễn Khắc Trƣờng (Mảnh đất lắm người nhiều ma), Trịnh Thanh phong (Ma làng), Tạ Duy Anh (Lão Khổ), Dƣơng Hƣớng (Bến không chồng), Lê Lựu (Chuyện làng Cuội)Danh mục cụ thể các tác phẩm khảo sát trong luận án chúng tôi sẽ đƣa vào phần Phụ lục. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những yếu tố văn hóa dân gian thể hiện trong thuyết Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến 2000 trên các phƣơng diện cơ bản sau: tín ngƣỡng, thế giới nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật, hệ thống motif, biểu tƣợng và ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, để có có cái nhìn nhiều chiều, liên tục và toàn diện, luận án sẽ khảo sát thêm một số tiểu thuyết trƣớc 1986 và sau 2000 có sự ảnh hƣởng nét của văn hóa dân gian. 4. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý thuyết Để nghiên cứu đề tài Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000, chúng tôi dựa trên hệ thống lí thuyết về mối quan hệ giữa văn hóa dân gian với văn học đã đƣợc các nhà nghiên cứu công bố trên các chuyên luận, các tạp chí có uy tín. Từ đó, soi chiếu vào những biểu hiện của văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam mƣời lăm năm cuối thế kỉ XX cả về nội dung và hình thức nghệ thuật để thấy đƣợc những đóng góp và sáng tạo của các nhà tiểu thuyết giai đoạn này. 4 Ngoài lí thuyết cơ bản nêu trên, trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi còn vận dụng các lí thuyết về folklore, dân tộc học, xã hội học của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc để có cái nhìn vấn đề nhiều chiều và toàn diện hơn. Đặc biệt, chúng tôi chú ý dấu ấn và ảnh hƣởng của yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến 2000 đƣợc thể hiện đậm nhạt khác nhau ở từng tác giả và tác phẩm cụ thể. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp văn hóa học: Đây đƣợc coi là phƣơng pháp nghiên cứu trọng tâm của luận án. Ngƣời viết sử dụng phƣơng pháp này nhằm vận dụng các quan điểm và thành tựu văn hóa nói chung, đặc biệt là văn hóa dân gian để tìm hiểu, lí giải các yếu tố văn hóa dân gian xuất hiện trong các tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000. - Phƣơng pháp liên ngành: Sử dụng kiến thức của các ngành khoa học xã hội khác nhƣ: văn hóa, lịch sử, triết học, tôn giáo...để nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện nhất. - Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng phƣơng pháp này nhằm thấy sự kế thừa và cách tân về mặt nội dung cũng nhƣ hình thức nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam khi tiếp nhận các yếu tố của văn hóa dân gian. - Phƣơng pháp thi pháp học: Phƣơng pháp này chủ yếu tập trung làm rõ những phƣơng diện về không gian và thời gian nghệ thuật. - Phƣơng pháp cấu trúc – hệ thống: Phƣơng pháp này đƣợc vận dụng trên quan điểm tiếp cận văn bản học, nhằm thống kê, hệ thống hóa, phân loại và chọn lọc các tác phẩm có sự xuất hiện của yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000. Từ đó phân tích để đƣa ra những luận điểm tổng hợp, khái quát nên những yếu tố văn hóa dân gian biểu hiện trong các tiểu thuyết giai đoạn này về mặt nội dung cũng nhƣ phƣơng thức thể hiện. Qua đó chỉ ra những tác động của các yếu tố văn hóa, văn học dân gian trong việc thể hiện đời sống của tác phẩm. 5. Đóng góp mới của luận án - Qua việc đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu, luận án đã hệ thống hóa tƣ liệu và đƣa ra cái nhìn đầy đủ hơn về những biểu hiện của văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn trƣớc và sau năm 1986. 5 - Nêu và lí giải đƣợc những biểu hiện của yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000 qua nhiều vấn đề cụ thể nhƣ: đời sống văn hóa tâm linh, phong tục tập quán, tín ngƣỡng, việc sử dụng các motif dân gian, biểu tƣợng, ngôn ngữ, thế giới nhân vật, không gian, thời gian nghệ thuật. - Đề tài góp phần khảo sát và lí giải một cách có hệ thống, khách quan về vai trò của văn hóa dân gian đối với tiểu thuyết giai đoạn 15 năm cuối thế kỉ XX, cho thấy sự tƣơng tác giữa văn học và văn hóa dân gian. Đồng thời góp phần khẳng định cách tiếp cận văn học từ góc độ văn hóa dân gian là một hƣớng nghiên cứu cần thiết trong nghiên cứu văn học hiện nay. - Với việc nghiên cứu có hệ thống những biểu hiện của các yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết sau 1986, luận án sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm nghiên cứu sâu hơn về tiểu thuyết giai đoạn này. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, đề tài sẽ đƣợc triển khai thành bốn chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chƣơng 2: Văn hóa dân gian và sự tác động đến tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000. Chƣơng 3: Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2000 - nhìn từ thế giới nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật. Chƣơng 4: Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết từ 1986 đến 2000 - nhìn từ ngôn ngữ, motif và biểu tƣợng. 6 NỘI DUNG Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam trƣớc năm 1986 1.1.1. Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945 Đầu thế kỷ XX đến 1945 văn học Việt Nam đã vận động sang phạm trù mới: Văn học hiện đại. Tiểu thuyết giai đoạn này thực sự khởi sắc với những đóng góp đáng ghi nhận. Những tên tuổi ở giai đoạn đầu phải kể đến Hồ Biểu Chánh, Trần Quang Nghiệp, Nguyễn Chánh Sắt, tiếp đến là những tác giả tiêu biểu của hai dòng văn học hiện thực phê phán (1930-1945) nhƣ Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng và văn học lãng mạn (1932 - 1945) gắn với tên tuổi của nhóm Tự lực văn đoàn với ba cây bút chính Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hƣng. Bên cạnh việc tiếp thu những ảnh hƣởng từ lớn từ văn hóa phƣơng Tây, đặc biệt là Pháp thì tiểu thuyết giai đoạn này vẫn chịu sự chi
Luận văn liên quan