Luận văn Biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tại một số trường mầm non nội thành thành phố Hồ Chí Minh

Từ lúc ra đời cho đến nay, CNTT đã và luôn khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển của nhân loại. CNTT tham gia hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống, từ những hoạt động lớn đến các hoạt động nhỏ, cải tạo và thúc đẩy các hoạt động này phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu, nâng cao đời sống của con người. Trong HĐGD cũng vậy. Việc ứng dụng CNTT trong GDMN như một làn gió mang đến bao hứng khởi, bao thích thú cùng bao điều mới lạ cho trẻ đồng thời hỗ trợ tích cực cho GVMN trong quá trình tổ chức HĐGD. Tuy nhiên, một thiết bị hay phương tiện kỹ thuật dù hiện đại đến đâu, nhưng nếu chúng ta không biết sử dụng đúng phương pháp thì những máy móc công nghệ cũng trở nên vô ích, đôi khi còn để lại hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt đối với việc giáo dục trong giai đoạn đầu đời, là giai đoạn đặt nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai, hậu quả của việc giáo dục không đúng phương pháp sẽ càng nghiêm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được nếu ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho trẻ không đảm bảo nguyên tắc giáo dục, phương pháp sư phạm, phương pháp ứng dụng CNTT. sẽ dẫn đến việc giáo dục kém hiệu quả và còn làm tổn hại đến trẻ như các bệnh về thị giác và vận động [66], [91], [112].

pdf201 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động giáo dục tại một số trường mầm non nội thành thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Tâm Minh BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIÁO VIÊN TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Tâm Minh BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIÁO VIÊN TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số: 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HUỲNH VĂN SƠN Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung luận văn này là thành quả lao động của chính tôi, không sao chép của bất kỳ ai cũng như chưa từng công bố toàn văn dưới bất kỳ hình thức nào. Lời cám ơn Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, thầy cô giáo, bạn bè đã không ngừng động viên tinh thần tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến BGH cùng quý GVMN đã nhiệt tình hợp tác để tôi có thể hoàn thành việc nghiên cứu. Và tôi đặc biệt cám ơn PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn, người Thầy tận tâm đã hướng dẫn tôi rất nhiệt tình, không ngừng nhắc nhở để tôi có thể nhận ra khuyết điểm của mình và phấn đấu hơn. Bên cạnh đó, Thầy cũng luôn khích lệ tinh thần để tôi có thể hoàn thành luận văn. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn toàn thể mọi người! Danh mục các chữ viết tắt BGH: Ban giám hiệu CNTT: Công nghệ thông tin CSVC: Cơ sở vật chất GAĐT: Giáo án điện tử GVMN: Giáo viên mầm non HĐGD: Hoạt động giáo dục Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh Danh mục hình vẽ Hình 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN ........................................................................................................... 99 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1. Tỉ lệ % các mức độ khả năng ứng dụng CNTT của GVMN .................... 50 Biểu đồ 2.2. Tương quan giữa “Trình độ tin học” với “Khả năng ứng dụng CNTT của GVMN” .......................................................................................................... 54 Biểu đồ 2.3. Phân bố các nhóm tuổi theo mức độ khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ ............................................................ 56 Biểu đồ 2.4. Tương quan giữa “Trình độ tin học” và “Khả năng sử dụng phần mềm” của GVMN ................................................................................................. 59 Biểu đồ 2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng CNTT của GVMN ..... 64 Biểu đồ 2.6. Nguyên nhân khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên chưa cao ............ 65 Biểu đồ 2.7. Hiệu quả các biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN đã tiến hành trong thời gian qua .............................................................. 74 Biểu đồ 2.8. Những điều cần lưu ý khi tiến hành các biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT cho GVMN ....................................................................... 77 Biểu đồ 3.1. Mức độ tán thành của GV đối với các biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ ........................................... 100 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ lựa chọn ở từng mức độ của các biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong tổ chức HĐGD cho trẻ ............................... 103 Biểu đồ 3.3. Điểm trung bình của các nhóm trước và sau thử nghiệm ....................... 113 Danh mục các bảng Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá khả năng tương tác với máy tính ...................................... 34 Bảng 1.2. Tiêu chí đánh giá khả năng sử dụng phần mềm ............................................ 35 Bảng 1.3. Tiêu chí đánh giá khả năng sử dụng Internet ................................................ 36 Bảng 1.4. Tiêu chí đánh giá khả năng thiết kế GAĐT .................................................. 37 Bảng 1.5. Tiêu chí đánh giá khả năng thiết kế trò chơi, bài tập, kiểm tra ..................... 38 Bảng 1.6. Tiêu chí đánh giá tần suất sử dụng trong các hoạt động tìm kiếm thông tin, soạn thảo văn bản, thiết kế bài tập - trò chơi, thiết kế GAĐT ........................ 38 Bảng 1.7. Tiêu chí đánh giá tần suất sử dụng GAĐT ................................................... 39 Bảng 2.1. Mô tả khách thể khảo sát thực trạng khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ ............................................................ 46 Bảng 2.2. Thống kê về trình độ của nhóm giáo viên khảo sát thực trạng ..................... 47 Bảng 2.3. Mức độ khả năng ứng dụng CNTT của GVMN ........................................... 48 Bảng 2.4. Kiểm nghiệm sự khác biệt giữa điểm trung bình ở các nội dung đánh giá so với điểm trung bình tổng thể (độ tin cậy α = 0,05) .................................... 51 Bảng 2.5. Tương quan giữa khả năng ứng dụng CNTT với các yếu tố trong mô tả sơ bộ về giáo viên (độ tin cậy α = 0,05) ............................................................... 52 Bảng 2.6. So sánh tỉ lệ giáo viên ở các mức độ trong thống kê về “Trình độ ngoại ngữ” và “Khả năng ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động GDMN” ............. 55 Bảng 2.7. Tương quan giữa “Trình độ tin học” và “Khả năng sử dụng phần mềm” (độ tin cậy α = 0,05) .............................................................................................. 58 Bảng 2.8. Tương quan giữa “Trình độ tin học” và kết quả đánh giá ở các phương diện (độ tin cậy α = 0,05) ...................................................................................... 62 Bảng 2.9. Tương quan giữa “Hiểu biết về ứng dụng CNTT” với “Khả năng ứng dụng CNTT của GVMN” và “Tích hợp CNTT” .................................................. 67 Bảng 2.10. Những biện pháp giáo viên muốn được tiến hành hoặc tham gia ............... 79 Bảng 3.1. Mức độ tán thành của GV đối với các biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ ............................................. 99 Bảng 3.2. Mô tả khách thể tham gia thử nghiệm biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong tổ hức HĐGD cho trẻ ..................................................... 110 Bảng 3.3. Kiểm nghiệm t khác biệt điểm số các nhóm thử nghiệm so với điểm trung bình khả năng ứng dụng CNTT của GVMN ............................................. 112 Bảng 3. 4. Kiểm định sự khác biệt kết quả đánh giá trước thử nghiệm của các nhóm (độ tin cậy α = 0,05) ................................................................................. 112 Bảng 3.5. Kiểm định khác biệt điểm số của các nhóm giáo viên trước và sau thử nghiệm (độ tin cậy α = 0,05) ............................................................................... 113 Bảng 3.6. Kiểm nghiệm t với các cặp điểm số của từng nhóm trước và sau thử nghiệm (độ tin cậy α = 0,05) ............................................................................... 115 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Danh mục chữ viết tắt Danh mục hình vẽ Danh mục biểu đồ Danh mục bảng Mục lục MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT CỦA GVMN TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ ...................... 7 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu khả năng ứng dụng CNTT và biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD ..................................................................................................................... 7 1.2. Lý luận về khả năng ứng dụng CNTT và biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ ................. 13 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 41 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT CỦA GVMN TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ .................... 42 2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................................. 42 2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ ............................................................ 46 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 82 CHƯƠNG 3. THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CNTT CỦA GVMN TRONG VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ ............................................................................ 83 3.1. Đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ ............................................................ 83 3.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức hoạt giáo dục cho trẻ ................................ 98 3.3. Thử nghiệm biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức hoạt giáo dục cho trẻ ................................................ 105 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 119 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 121 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ lúc ra đời cho đến nay, CNTT đã và luôn khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với sự phát triển của nhân loại. CNTT tham gia hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống, từ những hoạt động lớn đến các hoạt động nhỏ, cải tạo và thúc đẩy các hoạt động này phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu, nâng cao đời sống của con người. Trong HĐGD cũng vậy. Việc ứng dụng CNTT trong GDMN như một làn gió mang đến bao hứng khởi, bao thích thú cùng bao điều mới lạ cho trẻ đồng thời hỗ trợ tích cực cho GVMN trong quá trình tổ chức HĐGD. Tuy nhiên, một thiết bị hay phương tiện kỹ thuật dù hiện đại đến đâu, nhưng nếu chúng ta không biết sử dụng đúng phương pháp thì những máy móc công nghệ cũng trở nên vô ích, đôi khi còn để lại hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt đối với việc giáo dục trong giai đoạn đầu đời, là giai đoạn đặt nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai, hậu quả của việc giáo dục không đúng phương pháp sẽ càng nghiêm trọng hơn. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được nếu ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho trẻ không đảm bảo nguyên tắc giáo dục, phương pháp sư phạm, phương pháp ứng dụng CNTT... sẽ dẫn đến việc giáo dục kém hiệu quả và còn làm tổn hại đến trẻ như các bệnh về thị giác và vận động [66], [91], [112]. Do đó, để HĐGD với sự hỗ trợ của CNTT đạt kết quả cao, tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ, đòi hỏi người giáo viên phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định khi sử dụng phương tiện hiện đại này như đảm bảo khả năng sử dụng phần mềm, hiểu biết lý thuyết ứng dụng CNTT trong giáo dục, vận dụng theo phương pháp sư phạm... Tuy nhiên, hành trình ứng dụng CNTT trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ mầm non hiện nay, dù đã trải qua chặng đường dài nhưng khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên, hiệu quả của hoạt động ứng dụng CNTT hay những tồn tại liên quan đến việc ứng dụng CNTT... là lĩnh vực chưa được làm sáng tỏ. Việc tìm hiểu về mức độ khả năng ứng dụng CNTT của GVMN cùng những vấn đề liên quan là rất cần thiết. Đây sẽ là cơ sở để đánh giá, so sánh khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên trong bối cảnh phát triển GDMN nói chung và các bậc học khác 2 nói riêng, tại địa phương cũng như trên quy mô lớn hơn. Nói khác đi, nghiên cứu về nội dung này sẽ đem lại cái nhìn tổng thể trong lịch sử phát triển của vấn đề, xác định được vị trí hiện tại cũng như mục tiêu cần đạt được trong tương lai của khả năng ứng dụng CNTT của GVMN. Từ đó thúc đẩy xây dựng những biện pháp tác động phù hợp đưa khả năng ứng dụng CNTT của GVMN lên tầm cao mới, bắt kịp với nhịp độ phát triển chung. Và trong thời điểm hiện tại, việc cải thiện và nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong giáo dục là nhu cầu rất bức thiết. Bởi vì khi xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng như vũ bão, thiết bị ngày càng tân tiến siêu việt, không cho phép con người dậm chân tại chỗ. Đơn cử một ví dụ, trong cuộc khảo sát nhỏ về quan điểm của GVMN liên quan đến việc “trang bị máy tương tác”, đa số ý kiến đều cho rằng việc làm này chỉ góp phần tăng thêm khó khăn cho giáo viên trong vấn đề ứng dụng CNTT để tổ chức HĐGD cho trẻ (75%, N = 96). Bởi vì trình độ tin học của nhiều GVMN có giới hạn, việc sử dụng máy tính hiện đã không dễ dàng, với bảng tương tác khó khăn tăng lên gấp bội vì đòi hỏi trình độ tin học ở mức cao. Một số cán bộ quản lý cũng có quan điểm tương tự khi nhận định rằng nhiều giáo viên chỉ sử dụng bảng tương tác trong HĐGD với mục đích cho trẻ tìm kiếm thông tin và chơi trò chơi điện tử vì khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên chưa cao. Như vậy, thiết bị càng tối tân, khả năng điều khiển và sử dụng của con người nhất thiết phải trỗi vượt, phải phát triển tương xứng với tầm phát triển của thiết bị đó. Có như vậy, mới khai thác hiệu quả những tính năng ưu việt của các phương tiện kỹ thuật hiện đại ấy. Ngược lại, hạn chế về khả năng sử dụng sẽ biến máy móc tối tân trở thành những công cụ tầm thường, đôi khi còn dẫn đến tình trạng lãng phí vì trang bị máy móc nhưng không sử dụng. Từ những vấn đề trên cho thấy, nghiên cứu về khả năng ứng dụng CNTT của GVMN cũng như về những biện pháp nhằm nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết. Chính vì thế, đề tài “Biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên trong việc tổ chức HĐGD tại một số trường Mầm non nội thành Tp. HCM” được xác lập. 3 2. Mục đích nghiên cứu Xác định thực trạng khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD tại một số trường Mầm non nội thành Tp. HCM. Từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Quá trình tổ chức HĐGD cho trẻ có ứng dụng CNTT của GVMN. 3.3. Khách thể khảo sát - GVMN của một số trường Mầm non tại Tp.HCM. - Một số cán bộ quản lý tại các trường Mầm non là khách thể khảo sát bổ trợ. 4. Giả thuyết khoa học Khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ hiện nay chưa cao. Nếu xây dựng các biện pháp phù hợp như tập huấn, cung cấp tài liệu hướng dẫn hoặc những sản phẩm dữ liệu điện tử để tham khảo, kích thích động cơ... sẽ góp phần nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ. 5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 5.1. Về Nội dung nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu việc ứng dụng CNTT trong tổ chức hoạt động học tập có sự hướng dẫn chủ đích của giáo viên. - Việc thử nghiệm chỉ tiến hành 3 biện pháp trong số các biện pháp được đề xuất trong đề tài. - Đề tài chỉ xem xét CNTT như phương tiện dạy học cho trẻ Mầm non trong quá trình tổ chức HĐGD, đồng thời chỉ nghiên cứu việc ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD dưới hình thức sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính. 5.2. Về Khách thể nghiên cứu 4 - Đề tài được thực hiện tại 25 trường mầm non nội thành TP.HCM (quận 1, quận 3, quận 5, quận 6, quận 9, quận 10, quận Tân Bình, quận Gò Vấp) trên cỡ mẫu 196 GVMN. - Việc nghiên cứu thực trạng tiến hành trên 196 giáo viên dạy trẻ Mẫu giáo. - Việc thử nghiệm tiến hành trên 28 giáo viên phụ trách lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số lý luận về biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ: khả năng, khả năng ứng dụng CNTT, khả năng ứng dụng CNTT trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ, biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ... - Xác định thực trạng khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ cũng như tìm ra một số nguyên nhân ảnh hưởng thực trạng này. - Đề xuất biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ và thử nghiệm một vài biện pháp trong số các biện pháp được đề xuất. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Tham khảo và phân tích các công trình nghiên cứu cùng các tài liệu văn bản liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận làm nền tảng cơ bản của đề tài nghiên cứu. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi a. Mục đích - Nhằm khảo sát thực trạng khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD. - Điều tra về những biện pháp đã được thực hiện nhằm nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ. b. Yêu cầu thực hiện 5 - Trao đổi kỹ càng, chi tiết về mục đích, cách thức trả lời cũng như định hướng sử dụng kết quả trả lời với giáo viên. - Tạo bầu không khí làm việc nghiêm túc nhưng cũng không quá căng thẳng, để giáo viên nhiệt tình hoàn thành bảng hỏi một cách kỹ lưỡng và đầy đủ. 7.1.2. Phương pháp điều tra bằng phỏng vấn a. Mục đích Tìm hiểu thêm thông tin liên quan đến khả năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho trẻ của GVMN (cách thức giáo viên tìm kiếm và xử lý thông tin, thiết kế các sản phẩm ứng dụng như GAĐT, bài tập, trò chơi; những khó khăn cũng như thuận lợi của giáo viên khi ứng dụng CNTT trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ); đồng thời thu thập ý kiến về các biện pháp đã được tiến hành trong thời gian qua. b. Yêu cầu thực hiện - Phỏng vấn sau khi đã có kết quả đánh giá sơ bộ về khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ. - Phỏng vấn trong tinh thần trao đổi nhẹ nhàng, gợi mở khi cần thiết. - Việc phỏng vấn được tiến hành với 10 cán bộ quản lý và 15 giáo viên, trong đó: 5 giáo viên có kết quả đánh giá cao nhất và 5 giáo viên kết quả đánh giá trung bình và 5 giáo viên có kết quả đánh giá thấp nhất. 7.1.3. Phương pháp phân tích sản phẩm a. Mục đích Thông qua việc đánh giá GAĐT để thu thập thêm thông tin hỗ trợ khảo sát thực trạng khả năng ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD của GVMN; đồng thời ghi nhận những ưu - khuyết điểm trong kĩ năng thiết kế của giáo viên để làm cơ sở cho việc xây dựng biện pháp cũng như soạn tài liệu tham khảo cho phần thử nghiệm. b. Yêu cầu thực hiện - Tiến hành song song với việc khảo sát bằng bảng hỏi. 6 - Sử dụng thang đánh giá GAĐT được xác lập trong đề tài để đánh giá sản phẩm. 7.1.4. Phương pháp thống kê toán học a. Mục đích Sử dụng kiểm nghiệm thống kê để thống kê và phân tích số liệu, khẳng định độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. b. Yêu cầu thực hiện - Sử dụng phần mềm SPSS 16 for Windows là phần mềm máy tính chuyên ngành thống kê để xử lý số liệu thu thập được. - Phân tích số liệu theo tỉ lệ %, tần số, điểm trung bình. - Phân tích tương quan, mức khác biệt ý nghĩa thông qua các kiểm nghiệm t, kiểm nghiệm Chi trung bình, hồi quy tuyến tính. 8. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về việc ứng dụng CNTT trong tổ chức HĐGD cho trẻ như: định nghĩa, vai trò, biểu hiện, các yêu cầu thực hiện, tiêu chí và thang đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng CNTT của GVMN, biện pháp nâng cao khả năng ứng dụng CNTT của GVMN trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ. - Xác định thực trạng khả năng ứng dụng CNTT của giáo viên trong việc tổ chức HĐGD cho trẻ cùng nguyên nhân của thực trạng. - Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao khả năng ứ
Luận văn liên quan