Luận văn Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học các trường THCS quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng

1. Lí do chọn đề tài Thứ nhất: Xuất phát từ xu thế hội nhập và toàn cầu hoá. Việc tiếp nhận những công nghệ mới trong đó CNTT là yếu tố khách quan và tất yếu để khẳng định sự hưng thịnh của một quốc gia. Giáo dục không nằm ngoài quy luật đó, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục thể hiện sự lớn mạnh về khoa học, về công nghệ, về kinh tế của một đất nước. Một đất nước muốn phát triển nhanh và bền vững thì nền kinh tế tri thức phải được ưu tiên hàng đầu. CNTT đã làm thay đổi căn bản bức tranh của nền kinh tế tri thức đó. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập thế giới công nghệ hiện đại; đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục thực sự phải đi trước, đón đầu và đổi mới. Và để hoàn thành sứ mệnh của mình, các nhà quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương hơn ai hết phải hiểu tầm quan trọng của CNTT với công tác giáo dục và phải có những biện pháp quản lý hiệu quả để việc ứng dụng CNTT trở thành một nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu và tất yếu. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 của Chính phủ đã nhận định: “Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế đổi mới và phát triển” Chỉ thị số 29/2001/CT BGD&ĐT ngày 30 tháng 7 năm 2001 của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 nêu rõ: “CNTT và đa dạng phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong hệ thống quản lý giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”. Nhận rõ vai trò quan trọng của CNTT trong sự phát triển của đất nước, Chỉ thị số 55/2008/CT-BGD ĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo, ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 đã chỉ rõ: “Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước”. Như vậy, việc quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học góp phần thực hiện đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp giáo dục nói riêng hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo học sinh phổ thông. Thứ hai: Xuất phát từ thực tế tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng việc ứng dụng CNTT vào dạy học còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng giáo dục chưa được nâng cao.Việc ứng dụng CNTT trong dạy học trở thành nhu cầu cấp bách, không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp của giáo viên các trường THCS. Điều này đòi hỏi sự chỉ đạo đúng đắn của Phòng GD&ĐT; là định hướng để các trường THCS đưa ứng dụng CNTT vào dạy học thành công. Trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng CNTT vào các hoạt động giáo dục nhưng hiện chưa có công trình khoa học nào được nghiên cứu và ứng dụng tại địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, xuất phát từ yêu cầu khách quan và tính cấp thiết về bài toán quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học các trường THCS quận Lê Chân - thành phố Hải Phòng ” 2. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. - Đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; tăng tính hiệu quả và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS . 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học các trường THCS 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2007-2009. - Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010-2015. - Đề tài được tiến hành khảo sát, điều tra trong phạm vi: + 10 trường THCS tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. + 15 Lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD & ĐT + 30 Cán bộ quản lý (hiệu trưởng và phó hiệu trưởng) các trường THCS trong quận. + 88 giáo viên của 4 trường THCS trong quận. 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay, việc tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS quận Lê Chân còn mang tính hình thức, chưa thấy rõ được hiệu quả thực sự của việc đổi mới. Nếu tìm được các biện pháp thích hợp thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục trong các nhà trường. 6. Nhiệm vụ nghiện cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về CNTT và ứng dụng CNTT trong dạy học. 6.2. Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS và biện pháp quản lý của phòng GD&ĐT quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng 6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý của phòng GD&ĐT nhằm tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, mô hình hoá các tài liệu, các văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách, tài liệu về giáo dục, về quản lý giáo dục, về CNTT và ứng dụng CNTT ; chủ trương đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở giáo dục và đào tạo Hải Phòng về CNTT và quản lý việc ứng dụng CNTT nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp quan sát Quan sát các hoạt động ứng dụng CNTT và ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Có cái nhìn chung nhất (thuận lợi và khó khăn) về hiện trạng tại địa bàn mình. Từ đó đưa ra đánh giá, kết luận về thực trạng và đề xuất các giải pháp có tính hiệu quả về ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS. 7.3. Nhóm phương pháp điều tra viết - Mục đích: Thu thập ý kiến về ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS và công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học. - Các phiếu điều tra - phiếu hỏi dành cho cán bộ phòng giáo dục; cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS trong quận về thực trạng công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học và về các biện pháp quản lý được đề xuất. 7.4. Xử lý kết quả điều tra bằng thống kê toán học Phân tích xử lý các thông tin thu được, các số liệu bằng thống kê toán học. 8. Cấu trúc luận văn Chương 1: Lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Chương 2: Thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Chương 3: Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. 9. Dự kiến điểm mới của đề tài - Mô tả thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học các trường THCS quận Lê Chân, phân tích và đánh giá thực trạng đó. - Đề xuất một số biện pháp ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm cải thiện thực trạng vừa phân tích.

doc108 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5518 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học các trường THCS quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thứ nhất: Xuất phát từ xu thế hội nhập và toàn cầu hoá. Việc tiếp nhận những công nghệ mới trong đó CNTT là yếu tố khách quan và tất yếu để khẳng định sự hưng thịnh của một quốc gia. Giáo dục không nằm ngoài quy luật đó, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục thể hiện sự lớn mạnh về khoa học, về công nghệ, về kinh tế… của một đất nước. Một đất nước muốn phát triển nhanh và bền vững thì nền kinh tế tri thức phải được ưu tiên hàng đầu. CNTT đã làm thay đổi căn bản bức tranh của nền kinh tế tri thức đó. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập thế giới công nghệ hiện đại; đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục thực sự phải đi trước, đón đầu và đổi mới. Và để hoàn thành sứ mệnh của mình, các nhà quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương hơn ai hết phải hiểu tầm quan trọng của CNTT với công tác giáo dục và phải có những biện pháp quản lý hiệu quả để việc ứng dụng CNTT trở thành một nhiệm vụ trọng tâm, chủ yếu và tất yếu. Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 của Chính phủ đã nhận định: “Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế đổi mới và phát triển” Chỉ thị số 29/2001/CT BGD&ĐT ngày 30 tháng 7 năm 2001 của Bộ GD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 nêu rõ: “CNTT và đa dạng phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong hệ thống quản lý giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học”. Nhận rõ vai trò quan trọng của CNTT trong sự phát triển của đất nước, Chỉ thị số 55/2008/CT-BGD ĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo, ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012 đã chỉ rõ: “Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước”. Như vậy, việc quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học góp phần thực hiện đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp giáo dục nói riêng hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo học sinh phổ thông. Thứ hai: Xuất phát từ thực tế tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng việc ứng dụng CNTT vào dạy học còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng giáo dục chưa được nâng cao.Việc ứng dụng CNTT trong dạy học trở thành nhu cầu cấp bách, không thể thiếu trong việc đổi mới phương pháp của giáo viên các trường THCS. Điều này đòi hỏi sự chỉ đạo đúng đắn của Phòng GD&ĐT; là định hướng để các trường THCS đưa ứng dụng CNTT vào dạy học thành công. Trên thực tế đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng CNTT vào các hoạt động giáo dục nhưng hiện chưa có công trình khoa học nào được nghiên cứu và ứng dụng tại địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, xuất phát từ yêu cầu khách quan và tính cấp thiết về bài toán quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: “Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học các trường THCS quận Lê Chân - thành phố Hải Phòng ” 2. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. - Đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục; tăng tính hiệu quả và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THCS. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS . 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học các trường THCS 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đánh giá thực trạng quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2007-2009. - Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010-2015. - Đề tài được tiến hành khảo sát, điều tra trong phạm vi: + 10 trường THCS tại quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. + 15 Lãnh đạo và chuyên viên Phòng GD & ĐT + 30 Cán bộ quản lý (hiệu trưởng và phó hiệu trưởng) các trường THCS trong quận. + 88 giáo viên của 4 trường THCS trong quận. 5. Giả thuyết khoa học Hiện nay, việc tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS quận Lê Chân còn mang tính hình thức, chưa thấy rõ được hiệu quả thực sự của việc đổi mới. Nếu tìm được các biện pháp thích hợp thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục trong các nhà trường. 6. Nhiệm vụ nghiện cứu 6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về CNTT và ứng dụng CNTT trong dạy học. 6.2. Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS và biện pháp quản lý của phòng GD&ĐT quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng 6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý của phòng GD&ĐT nhằm tăng cường ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS ở quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, mô hình hoá… các tài liệu, các văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như sách, tài liệu về giáo dục, về quản lý giáo dục, về CNTT và ứng dụng CNTT ; chủ trương đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở giáo dục và đào tạo Hải Phòng về CNTT và quản lý việc ứng dụng CNTT nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp quan sát Quan sát các hoạt động ứng dụng CNTT và ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Có cái nhìn chung nhất (thuận lợi và khó khăn) về hiện trạng tại địa bàn mình. Từ đó đưa ra đánh giá, kết luận về thực trạng và đề xuất các giải pháp có tính hiệu quả về ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường THCS. 7.3. Nhóm phương pháp điều tra viết - Mục đích: Thu thập ý kiến về ứng dụng CNTT vào dạy học trong các trường THCS và công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học. - Các phiếu điều tra - phiếu hỏi dành cho cán bộ phòng giáo dục; cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS trong quận về thực trạng công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học và về các biện pháp quản lý được đề xuất. 7.4. Xử lý kết quả điều tra bằng thống kê toán học Phân tích xử lý các thông tin thu được, các số liệu bằng thống kê toán học. 8. Cấu trúc luận văn Chương 1: Lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học. Chương 2: Thực trạng ứng dụng CNTT vào dạy học các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. Chương 3: Các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng. 9. Dự kiến điểm mới của đề tài - Mô tả thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học các trường THCS quận Lê Chân, phân tích và đánh giá thực trạng đó. - Đề xuất một số biện pháp ứng dụng CNTT vào dạy học nhằm cải thiện thực trạng vừa phân tích. CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn nền kinh tế tri thức. Vì vậy việc nâng cao hiệu quả chất lượng GD&ĐT sẽ là yếu tố sống còn và quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia. Việc áp dụng những công nghệ mới vào giáo dục trong đó có CNTT chính là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Điều này đặt ra vấn đề cho các nhà quản lý giáo dục là: Làm thế nào để thúc đẩy việc ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ? Chính vì vậy vấn đề nghiên cứu các biện pháp quản lý để thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục đã thực sự sự phát triển rộng khắp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Trên thế giới, các nước có nền giáo dục phát triển đều chú trọng đến việc ứng dụng CNTT như: Nước Mỹ, Australia, Canađa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, ... Để ứng dụng CNTT được như ngày nay các nước này đã trải qua rất nhiều các chương trình quốc gia về tin học hoá cũng như ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là ứng dụng vào khoa học công nghệ và giáo dục. Họ coi đây là vấn đề then chốt của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, là chìa khoá để xây dựng và phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tăng trưởng nền kinh tế để xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức, hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới. Vì vậy, họ đã thu được những thành tựu rất đáng kể trên các lĩnh vực như: Điện tử, sinh học, y tế, giáo dục,... 1.1.2. Trên thế giới Cộng hòa Pháp:Một chính sách quốc gia đầu tiên mang tên Plan de Cancul đề xuất vào giữa những năm 60 dưới thời Tổng thống Đờ Gôn (De Gaullé) Nhật Bản xây dựng chương trình Quốc gia có tên: “Kế hoạch một xã hội thông tin – mục tiêu quốc gia đến năm 2000” đã được công bố từ những năm 1972. Tại Philippin: Kế hoạch CNTT Quốc gia (NTTP) của Philippin công bố năm 1989 xác định một chiến lược chung nhằm đưa CNTT phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong những năm 90. Năm 1981 Singapore thông qua một đạo luật về Tin học hóa Quốc gia quy định ba nhiệm vụ: Một là, thực hiện việc tin học hóa mọi công việc hành chính và hoạt động của Chính phủ. Hai là, phối hợp GD&ĐT tin học. Ba là, phát triển và thúc đẩy công nghiệp dịch vụ tin học ở Singapore. Một Ủy ban máy tính Quốc gia (NCB) được thành lập để chỉ đạo công tác đó. Năm 1980 chính sách tin học của Đài Loan đã được công bố và “Kế hoạch 10 năm phát triển CNTT ở Đài Loan” đã đề cập đến cấu trúc tổ chức của CNTT trong nước và những nội dung mà chính phủ cần làm để phát triển CNTT, tiếp tục khả năng cạnh tranh thành công trên thị trường thế giới. Ở Hàn Quốc, các hoạt động về chính phủ điện tử và ứng dụng CNTT được phân biệt: Các dự án có liên quan đến nhiều Bộ, Ngành, địa phương được xem như là dự án chính phủ điện tử được sử dụng ngân sách tập trung. Các dự án ứng dụng CNTT được tiến hành bởi từng Bộ, Ngành, địa phương sử dụng ngân sách chi thường xuyên hoặc “Quỹ Thúc Đẩy” CNTT do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Tương ứng, có hai cơ quan chỉ đạo và điều phối: Ban thúc đẩy tin học hóa và Ban đặc biệt về chính phủ điện tử thuộc Ban đổi mới chính phủ của Tổng thống. Ban thúc đẩy tin học hóa có nhiệm vụ trông coi và khai thông các chính sách, kế hoạch và dự án để tạo điều kiện thúc đẩy Hàn Quốc thành một xã hội thông tin tiên tiến. Ban này có trách nhiệm trông coi các chức năng về tin học hóa, khởi xướng và hiệu đính kế hoạch các chiến lược về tin học hóa và các kế hoạch triển khai liên quan, điều phối việc xây dựng các dự án và các chính sách, xây dựng và sử dụng siêu xa lộ thông tin quốc gia, đưa ra các biện pháp quản lý và vận hành các nguồn tài chính, đánh giá hiệu quả của các chính sách và hoạt động về CNTT. Trưởng Ban thúc đẩy tin học hóa là Thủ tướng, 24 bộ trưởng các bộ là ủy viên, Bộ Thông tin và Truyền thông là thường trực. Ban thúc đẩy tin học hóa gồm có các Ban điều hành tin học hoá gồm 24 thứ trưởng; Ban tư vấn tin học hoá gồm các chuyên gia, doanh nghiệp. Hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật, thực thi và triển khai cho Ban thúc đẩy tin học hóa là cục tin học hoá quốc gia trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Ngoài ra còn có Ban đánh giá về tin học hoá quốc gia. Ban đặc biệt về chính phủ điện tử thuộc Ban đổi mới chính chủ của Thủ tướng, gồm 18 ủy viên, trong đó có 5 Thứ trưởng của các bộ liên quan và rất nhiều chuyên gia, chủ yếu là các giáo sư đại học. Thường trực là Bộ nội vụ. Hỗ trợ cho Ban đổi mới chính phủ là văn phòng chịu trách nhiệm về hành chính. Cục tin học hoá quốc gia chịu trách nhiệm hỗ trợ triển khai các dự án đổi mới dịch vụ công, đổi mới khung pháp lý về chính phủ điện tử; hỗ trợ kỹ thuật các bộ phận: tiểu ban chuẩn bị cho các kỳ họp của trưởng ban, tiểu ban cải cách lề lối làm việc, tiểu ban hạ tầng, nguồn lực CNTT và kiến trúc. Mặc dù ở Việt Nam cũng có 2 tổ chức tương đương là Ban chỉ đạo Quốc gia về CNTT và Ban chỉ đạo về cải cách hành chính nhưng có thể thấy ở Hàn Quốc những điểm khác biệt quan trọng đảm bảo hoạt động có hiệu quả và thực chất: + Có sự tham gia trực tiếp, thường xuyên và thực sự từ các cấp lãnh đạo cao cấp nhất (tổng thống, thủ tướng, các bộ trưởng, thứ trưởng). + Có bộ máy tổ chức chuyên nghiệp với chức năng rõ ràng và hoạt động thực sự, không chỉ họp rồi chỉ đạo không có nghiên cứu chuẩn bị như ở Việt Nam. + Có các cơ quan chuyên nghiệp mạnh như Cục Tin học hoá quốc gia hỗ trợ về kỹ thuật và triển khai các hoạt động thực thi. Sau khi các ban chỉ đạo đã có kết luận, sẽ có người chịu trách nhiệm thực hiện và báo cáo. Các nội dung kỹ thuật cần ý kiến chỉ đạo đã có một bộ máy chuyên nghiệp chuẩn bị kỹ càng. Đáng chú ý là Cục Tin học hoá quốc gia tuy trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông nhưng vẫn hỗ trợ về kỹ thuật cho Bộ nội vụ, làm cầu nối cho các nội dung chính phủ điện tử và ứng dụng CNTT, đảm bảo tính thống nhất về hệ thống. + Các vấn đề chuyên sâu đều được đưa ra nghiên cứu và thảo luận kỹ tại các tiểu ban trước khi tổng hợp xin ý kiến các ủy viên hoặc đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể. (Theo tin “Chính phủ điện tử Hàn Quốc” trên tạp chí PCWorldVN cập nhật ngày 01/4/2008). Ở Australia vào tháng 3 năm 2000, Hội đồng Bộ trưởng đã ủng hộ hướng đi được trình bày trong tài liệu “Cơ cấu chiến lược cho nền kinh tế thông tin”, tài liệu này bao gồm hai mục tiêu giáo dục trường học bao quát cho nền kinh tế thông tin, đó là: Một là: Tất cả mọi học sinh sẽ rời trường học như những người sử dụng tin cậy, sáng tạo và hiệu quả những công nghệ mới, bao gồm CNTT và viễn thông, và những học sinh này cũng ý thức được tác động của những ngành công nghệ này lên xã hội. Hai là: Tất cả các trường đều hướng tới việc kết hợp CNTT và viễn thông vào trong hệ thống của họ, để cải thiện khả năng học tập của học sinh, để đem lại nhiều cơ hội học tập hơn cho người học và làm tăng hiệu quả của việc thực tập kinh doanh của họ”. (Theo “Cơ cấu chiến lược cho nền kinh tế thông tin” ở Australia của tạp chí PCWorldVN). 1.1.3. Tại Việt Nam Ở Việt Nam cũng đã có chương trình quốc gia về CNTT (1996-2000) và Đề án thực hiện về CNTT tại các cơ quan Đảng (2003-2005) ban hành kèm theo Quyết định 47 của Ban Bí thư trung ương Đảng. Mặt khác, tại các cơ quan quản lý nhà nước đã có Đề án tin học hoá quản lý hành chính nhà nước (2001-2005) ban hành kèm theo Quyết định số: 112/2001/QĐ - TTg ngày 25/7/2001 của Thủ tướng Chính phủ về giáo dục, ... Chỉ thị 58/CT - TƯ ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nêu rõ việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD&ĐT. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Chỉ thị 29/2001/CT-BGD ĐT, ngày 30/7/2001, nêu rõ: “Tập trung phát triển mạng máy tính phục vụ GD&ĐT, kết nối internet đến tất cả các cấp quản lý và cơ sở giáo dục, hình thành một mạng giáo dục (EduNet) nhằm tăn cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong giai đoạn 2001-2005. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu, tìm hiểu học tập các nước về quản lý ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục để áp dụng ở Việt Nam nhưng không nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu quản lý và ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam đã được được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo hay trong các đề tài nghiên cứu khoa học về CNTT và giáo dục đều có đề cập đến vấn đề quản lý ứng dụng CNTT trong giáo dục và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: * Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội trong năm 2000. * Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông ICT 2/2003. * Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ hai về nghiên cứu phát triển và ứng dụng CNTT và truyền thông ICT 9/2004. * Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-learning” do viện CNTT ( Đại học Quốc gia Hà Nội) và khoa CNTT (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về ứng dụng trong hệ thống giáo dục đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. * Hội thảo quốc gia về CNTT&TT lần thứ IV vừa diễn ra tại thành phố Huế với chủ đề : “CNTT và sự nghiệp giáo dục – y tế” là: làm thế nào để thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động ứng dụng CNTT nhằm phục vụ một cách hiệu quả nhất cho sự phát triển của giáo dục trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế của chúng ta. * Hội thảo khoa học toàn quốc về CNTT&TT: “Các giải pháp công nghệ và quản lý trong ứng dụng CNTT&TT vào đổi mới phương pháp dạy học” do trường ĐHSP Hà Nội phối hợp với dự án Giáo dục đại học tổ chức từ 9-10/12/2006. Nội dung hội thảo gồm các chủ đề chính sau: - Các giải pháp về công nghệ trong đổi mới phương pháp dạy (phổ thông, đại học và trên đại học): công nghệ tri thức, công nghệ mã nguồn mở, các hệ nền và công cụ tạo nội dung trong e-learning, các chuẩn trao đổi nội dung bài giảng, công nghệ trong kiểm tra đánh giá,... - Các giải pháp, chiến lược phát triển ứng dụng CNTT&TT vào đổi mới phương pháp dạy học: chiến lược phát triển, kinh nghiệm quản lý, mô hình tổ chức trường học điện tử, mô hình dạy học điện tử,... - Các kết quả và kinh nghiệm của việc ứng dụng CNTT trong dạy học: xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học, kho điện tử, ... Trong các hội thảo, các nhà khoa học, các nhà quản lý đã mạnh dạn đưa ra các vấn đề nghiên cứu vị trí tầm quan trọng, ứng dụng và phát triển CNTT đặc biệt là các giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT trong giáo dục. Gần đây đã có một số đề tài khoa học nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta, chẳng hạn như: - Trần Thị Đản: “Một số biện pháp tổ chức triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy của hiệu trưởng trường THCS Văn Lang thành phố Việt Trì - tỉnh Phú Thọ” (Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - ĐHSPHN, năm 2006) - Nguyễn Văn Tuấn: “Một số biện pháp chỉ đạo việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý dạy học tại các trường THPT” (Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - ĐHSPHN, năm 2006) - Đỗ Kinh Thành: “Các biện pháp quản lý quá trình đào tạo ngành tin học - Hệ TCCN tại trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Phú Lâm – TP Hồ Chí Minh” (Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - ĐHSPHN, năm 2006) - Nguyễn Xuân Cảnh: “Biện pháp ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học ở các trường THPT tỉnh Ninh Bình” (Luận văn thạc sĩ Quản lý giáo dục - ĐHSPHN, năm 2008) Qua các nghiên cứu các tác giả đều khẳng định ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT vào dạy học và vai trò quan trọng của các biện pháp quản lý. Qua đó các tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với các cấp quản lý như Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT trong việc triển khai một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học tại các trường thuộc phạm vi quản lý. Từ các phân tích trên, tác giả nhận thấy quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học ở trường THCS là một vấn đề cấp thiết nhưng chỉ được nghiên cứu dưới góc độ hẹp. Thực tế ở Việt Nam việc đưa CNTT vào quản lý các hoạt động nhà trường nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng còn tồn tại nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết. Vì thế tác giả đã đi sâu nghiên cứu vấn đề này trong phạm vi các trường THCS thuộc quận Lê Chân - thành phố Hải Phòng nhằm hy vọng đề xuất được một số biện pháp quản lý góp phần nâng cao hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học trong các trường THCS ở địa phương hiện nay. 1.2. Dạy học ở trường THCS 1.2.1. Quá trình dạy học và phương pháp dạy học 1.2.1.1. Quá trình dạy học Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm trong bất cứ loại hình nhà trường nào, dưới góc độ giáo dục học. Dạy học là một quá trình toàn vẹn có sự thống nhất giữa hai mặt của các chức năng hoạt động dạy và hoạt động học. Dạy học gồm hai hoạt động thống nhất biện chứng: hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động của học sinh. Trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên, người học tự giác, tích cực tổ chức, tự điều khiển hoạt động học tập của mình nhằm t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNội dung chính LV.doc
  • docBIA LUAN VAN.doc
  • docMUC LUC - PHU LUC.doc
  • docTom tat.doc
Luận văn liên quan