Luận văn Biểu tượng vườn và nước trong hồng lâu mộng

Tiểu thuyết chương hồi là một trong những “đặc sản” của văn học Trung Quốc, có ảnh hưởng lớn tới các nước thuộc khu vực văn hóa Đông Á trong đó có Việt Nam. Hồng lâu mộng là kiệt tác văn xuôi không chỉ được người Trung Hoa ưu ái, ngưỡng mộ mà còn làm say mê tất cả những ai đọc nó, bình luận về nó. Trên quê hương của mình, tiểu thuyết này được đề cao hơn hẳn so với những tác phẩm cùng thời: “Khai đàm bất thuyết Hồng lâu mộng; Độc tận thi thư diệc uổng nhiên!” (Mở miệng mà không nói Hồng lâu mộng thì đọc hết cả thi thư cũng vô ích!). Bởi vậy, nó được xếp trong “Tứ tài tử” (Tây sương ký, Tam quốc chí, Thủy Hử truyện, Hồng lâu mộng), “Tứ đại kỳ thư” (Kim Bình Mai, Tam quốc chí, Thủy Hử truyện, Hồng lâu mộng), một trong hai “Tuyệt thế kỳ thư” (Tây du ký, Hồng lâu mộng). Từ khi ra đời, Hồng lâu mộng luôn là thử thách đối với người đọc bởi nó không phải là một tác phẩm dễ đọc, dễ hiểu. “Hồng lâu mộng phản ánh kiến trúc thượng tầng từ phong tục, tập quán, đạo đức, giáo dục, văn hóa, hội họa, y học, ẩm thực, phục trang cho đến các quan điểm triết học, tôn giáo, kinh học, sử học” [76, tr.62].

pdf175 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2357 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biểu tượng vườn và nước trong hồng lâu mộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Thị Thu Hiền BIỂU TƯỢNG VƯỜN VÀ NƯỚC TRONG HỒNG LÂU MỘNG LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Đặng Thị Thu Hiền BIỂU TƯỢNG VƯỜN VÀ NƯỚC TRONG HỒNG LÂU MỘNG Chuyên ngành : Văn học nước ngoài Mã số : 60 22 02 45 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH PHAN CẨM VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Đặng Thị Thu Hiền LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình từ thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:  Quý thầy cô trong khoa Ngữ văn và phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện đề tài này.  Cô Đinh Phan Cẩm Vân, người đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu và hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài. Qua đây, tôi xin gửi tới cô lời biết ơn chân thành nhất.  Gia đình, bạn bè, người thân luôn hỗ trợ, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Với việc thực hiện một đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian và khả năng của bản thân còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014 Đặng Thị Thu Hiền MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 10 1.1. Biểu tượng – vấn đề thuật ngữ .............................................................. 10 1.1.1. Khái niệm biểu tượng ..................................................................... 10 1.1.2. Các cấp độ của biểu tượng ............................................................. 16 1.1.3. Vấn đề “giải mã” biểu tượng .......................................................... 17 1.2. Biểu tượng trong văn học cổ - trung đại Trung Quốc .......................... 19 1.2.1. Thời kỳ văn học Tiên Tần ............................................................... 22 1.2.2. Thời kỳ văn học cổ điển.................................................................. 26 Chương 2. BIỂU TƯỢNG VƯỜN TRONG HỒNG LÂU MỘNG .......... 31 2.1. Biểu tượng vườn trong văn hóa – văn học Trung Quốc ...................... 31 2.1.1. Biểu tượng vườn trong văn hóa Trung Quốc – niềm nuối tiếc về một thiên đường đã mất .................................................................. 33 2.1.2. Biểu tượng vườn trong văn học Trung Quốc – sự tiếp nối những giá trị văn hóa truyền thống ............................................................ 35 2.2. Biểu tượng vườn trong Hồng lâu mộng - những sáng tạo của Tào Tuyết Cần ..................................................................................................... 39 2.2.1. Cách thức xây dựng biểu tượng vườn............................................. 39 2.2.2. Đặc trưng tiểu cảnh Đại Quan Viên – sự mở rộng ý nghĩa biểu tượng ............................................................................................... 49 Chương 3. BIỂU TƯỢNG NƯỚC TRONG HỒNG LÂU MỘNG ........... 68 3.1. Biểu tượng nước trong văn hóa – văn học Trung Quốc ....................... 68 3.1.1. Biểu tượng nước trong văn hóa Trung Quốc - sự đồng điệu cùng dòng chảy văn hóa nhân loại ........................................................... 70 3.1.2. Biểu tượng nước trong văn học Trung Quốc - tiếng đồng vọng của văn hóa truyền thống ................................................................ 74 3.2. Biểu tượng nước trong Hồng lâu mộng - những tầng ý nghĩa .............. 78 3.2.1. Nước – biểu tượng của nữ giới ....................................................... 78 3.2.2. Biểu tượng nước và tư tưởng “sùng âm ức dương” trong Hồng lâu mộng .......................................................................................... 88 3.2.3. Biểu tượng nước và những chuyển hóa – biến thể ....................... 100 KẾT LUẬN .................................................................................................. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 117 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Tiểu thuyết chương hồi là một trong những “đặc sản” của văn học Trung Quốc, có ảnh hưởng lớn tới các nước thuộc khu vực văn hóa Đông Á trong đó có Việt Nam. Hồng lâu mộng là kiệt tác văn xuôi không chỉ được người Trung Hoa ưu ái, ngưỡng mộ mà còn làm say mê tất cả những ai đọc nó, bình luận về nó. Trên quê hương của mình, tiểu thuyết này được đề cao hơn hẳn so với những tác phẩm cùng thời: “Khai đàm bất thuyết Hồng lâu mộng; Độc tận thi thư diệc uổng nhiên!” (Mở miệng mà không nói Hồng lâu mộng thì đọc hết cả thi thư cũng vô ích!). Bởi vậy, nó được xếp trong “Tứ tài tử” (Tây sương ký, Tam quốc chí, Thủy Hử truyện, Hồng lâu mộng), “Tứ đại kỳ thư” (Kim Bình Mai, Tam quốc chí, Thủy Hử truyện, Hồng lâu mộng), một trong hai “Tuyệt thế kỳ thư” (Tây du ký, Hồng lâu mộng). Từ khi ra đời, Hồng lâu mộng luôn là thử thách đối với người đọc bởi nó không phải là một tác phẩm dễ đọc, dễ hiểu. “Hồng lâu mộng phản ánh kiến trúc thượng tầng từ phong tục, tập quán, đạo đức, giáo dục, văn hóa, hội họa, y học, ẩm thực, phục trang cho đến các quan điểm triết học, tôn giáo, kinh học, sử học” [76, tr.62]. Văn học Trung Quốc từ cổ đại, trung đại tới hiện đại luôn thu hút sự quan tâm của độc giả và giới nghiên cứu không chỉ bởi những sự đa dạng về phong cách sáng tác, đặc sắc về nghệ thuật mà còn bởi sự nỗ lực không ngừng của nhiều thế hệ văn nhân trên con đường tìm tòi và đổi mới bút pháp. Tiểu thuyết Minh – Thanh là giai đoạn văn học chứng kiến sự xuất hiện của nhiều cây bút muốn bứt phá, muốn trải nghiệm, không chấp nhận lối viết sáo mòn, cũ kỹ của văn nhân thuở trước. Tào Tuyết Cần là bông hướng dương tiêu biểu nhất trong một rừng hoa đang hướng về phía mặt trời. Với những quan niệm mới mẻ về tiểu thuyết, Cần Khê đã nghiêm túc coi việc sáng tạo nghệ thuật là vấn đề sống còn trong sáng tác của người nghệ sỹ. Một trong những đổi mới trong bút pháp của ông chính là sử dụng hệ thống biểu tượng dày đặc, mang 2 hàm nghĩa phong phú để truyền đạt quan điểm nhân sinh và quan niệm nghệ thuật của mình. Việc tìm hiểu biểu tượng là một trong những con đường quan trọng để tiếp cận thế giới nghệ thuật của nhà văn. Dựa trên nền tảng những giá trị văn hóa tinh thần của nhân loại cũng như tinh hoa văn hóa dân tộc, chúng ta có thể thấy được cách thức tiếp nhận, khả năng khai thác những giá trị ấy nhằm sáng tạo ra cái mới phục vụ cho việc truyền tải tư tưởng của Tào Tuyết Cần. Mặt khác, đến với Hồng lâu mộng là người đọc đến với thế giới của những biểu tượng. Với tư cách là một trong những thành tố nội tại của tác phẩm, cùng với những biểu tượng khác, vườn và nước là hai biểu tượng quan trọng, có quan hệ mất thiết với nhau, thể hiện tư tưởng nghệ thuật cũng như quan điểm thẩm mỹ của nhà văn. Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Biểu tượng vườn và nước trong Hồng lâu mộng” với mong muốn đóng góp phần nhỏ vào quá trình “giải mã” cũng như tiếp cận thế giới nghệ thuật của tác phẩm từ mã văn hóa. Qua đó, phần nào giúp người đọc có cái nhìn toàn vẹn hơn về “Tuyệt thế kỳ thư” này và những sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trong dòng chảy của văn hóa, văn học dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Hồng lâu mộng không chỉ được yêu quý trên quê hương của nó mà tại nhiều quốc gia trên thế giới (cả phương Đông và phương Tây), bộ tiểu thuyết cũng dành được đón nhận nồng nhiệt của độc giả và sự quan tâm của giới nghiên cứu văn học. Dựa vào những tài liệu đã thu thập được, chúng tôi chủ yếu quái quát tình hình nghiên cứu biểu tượng nói chung trong Hồng lâu mộng, biểu tượng vườn và nước nói riêng tại Trung Quốc cũng như Hoa Kỳ. Hồng lâu mộng đã được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng qua nhiều thời kỳ, thậm chí ở Trung Quốc đã có ngành nghiên cứu riêng về kiệt tác này là 3 Hồng học. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, hướng tiếp cận cũng như tiếp nhận khác nhau nhưng nhìn chung, các nhà nghiên cứu chủ yếu tiếp cận tác phẩm dựa trên cơ sở lịch sử và lập trường giai cấp nên hiệu quả nghiên cứu gặp nhiều hạn chế, thậm chí, có người còn cho rằng việc nghiên cứu về Hồng lâu mộng đã đi tới chỗ cùng kiệt. - Cựu Hồng học: xu hướng nghiên cứu chủ yếu là tập trung khảo chứng, truy tìm người thật việc được dùng làm nguyên mẫu cho các nhân vật cũng như địa danh, địa điểm trong Hồng lâu mộng. - Tân Hồng học: tập trung tìm hiểu mối quan hệ giữa Tào Tuyết Cần với Bảo Ngọc và gia đình họ Giả, dẫn đến việc nghiên cứu Hồng học thành nghiên cứu Tào học. Gần đây, tại Trung Quốc một số công trình nghiên cứu quan trọng về Hồng lâu mộng đã được công bố: Tác giả Dương Hải Ba với bài “Tượng trưng bản thể - mục đích tối thượng của nghệ thuật tượng trưng trong Hồng lâu mộng” đăng trên Học san Hồng lâu mộng kỳ 1 năm 2010 đã khái quát được quá trình nghiên cứu kiệt tác Hồng lâu mộng theo hướng tìm hiểu về nghệ thuật tượng trưng của nhiều học giả nổi tiếng tại Trung Quốc. Ngoài việc chỉ ra những hạn chế trong việc nghiên cứu thủ pháp tượng trưng của những công trình ấy, Dương Hải Ba đã đi vào phân tích rất sâu sắc về nghệ thuật tượng trưng bản thể trong Hồng lâu mộng: ý nghĩa tượng trưng bản thể hiện thực, ý nghĩa tượng trưng bản thể của cuộc sống, ý nghĩa tượng trưng bản thể tình cảm. Cuối cùng, tác giả khẳng định rằng: tượng trưng bản thể vừa có tính trừu tượng, vừa có tính hiện thực; tất cả những vấn đề trong kiệt tác này, xét cho cùng đều trở về biểu hiện một số điều có tính cốt lõi của nhân sinh. Hồng lâu mộng là “tác phẩm văn học hiếm có trên thế giới mang ý nghĩa tượng trưng bản thể” [134]. Như vậy, bài viết của Dương Hải Ba đã nghiên cứu về thủ pháp tượng trưng (mà nói chính xác hơn là tượng trưng bản thể) trong Hồng lâu mộng 4 trên bình diện khá rộng và qua đó, cung cấp nhiều cứ liệu quan trọng cho người đọc liên quan tới nội dung của Hồng lâu mộng (về hiện thực xã hội, đời sống tinh thần của con người). Tuy vậy, bài báo rất ít đề cập tới đối tượng nghiên cứu của luận văn, cũng như không đi sâu vào một biểu tượng cụ thể nào đó trong tác phẩm để thấy được biểu tượng văn hóa biến đổi hay sản sinh ý nghĩa khi đi vào tác phẩm văn học. Công trình nghiên cứu nổi bật về Hồng lâu mộng là cuốn Hai thế giới trong Hồng lâu mộng (The Two Worlds of Hung-lou-meng) của Dư Anh Thời (Yu Yingshi) - giáo sư đại học Harvard, do Thượng Hải Xã hội Khoa học Viện Xuất bản Xã xuất bản năm 2002. Một một chương trong cùng tên trong cuốn sách này đã được Lê Thời Tân dịch sang tiếng Việt. Phần trích dịch này chủ yếu nói về thế giới bên trong và bên ngoài Đại Quan Viên mà cụ thể là sự đối lập giữa thanh sạch và nhơ bẩn giữa hai thế giới ấy. Bên cạnh đó, dù không gọi chính thức vườn và nước trong Hồng lâu mộng bằng thuật ngữ “biểu tượng” nhưng nhà nghiên cứu đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần về hai biểu tượng này và cho rằng cả nước và vườn trong kiệt tác của Tào Tuyết Cần đều chứa những ẩn ý nhất định. Đó là những gợi ý quan trọng giúp chúng tôi có thêm tư liệu và cách nhìn cũng như những đánh giá về đối tượng nghiên cứu. Tại Hoa Kỳ, bài viết “Hồng học tâm bệnh: tiếp cận Hồng lâu mộng từ góc nhìn phân tâm học” của Ming – Donggu (Giáo sư Văn học và Ngôn ngữ – Đại học Texas, Dallas) do Nguyễn Đào Nguyên và Trần Hải Yến dịch cũng đề cập đến vườn Đại Quan như “một dạ con biểu tượng”. Đó là tài liệu quý giá giúp chúng tôi có thêm một hướng tiếp cận cho đề tài của mình. Tất cả đều là những tài liệu quan trọng, không chỉ có tác dụng gợi ý mà còn hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, nhiều giáo trình nghiên cứu đã cho độc giả cái nhìn khái quát về tác giả Tào Tuyết Cần (cuộc đời), tác phẩm Hồng lâu mộng (tóm tắt 5 sơ lược nội dung cốt truyện, trích dẫn những đoạn độc đáo để độc giả thưởng thức, khái quát về nội dung và hình thức của tác phẩm, đồng thời nêu nhận định chung của tác giả) như: Bài giảng văn học Trung Quốc (GS. Lương Duy Thứ), Tác giả, tác phẩm văn học phương Đông (Văn học Trung Quốc) (Trần Xuân Đề),... Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu riêng trình bày sự chuyển biến từ thưở ban sơ cho đến khi hình thành nên một thể loại hoàn chỉnh và phát triển rực rỡ, góp phần vào thành công của tiểu thuyết Trung Hoa: Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc (Trần Xuân Đề), Để hiểu tám bộ tiếu thuyết Trung Quốc (Lương Duy Thứ),... Những tài liệu trên chỉ đề cập tới một vài khía cạnh nghệ thuật của bộ tiểu thuyết, còn vấn đề có liên quan đến biểu tượng hầu như chưa được nhắc tới. Tuy vậy, tất cả những công trình đều trên là nguồn tài liệu hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Trong qua tình tìm kiếm tài liệu để thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy ở Việt Nam hầu như chưa có công trình nghiên cứu về biểu tượng trong Hồng lâu mộng. Các khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án phần lớn tập trung vào nghiên cứu về phương diện hình thức cũng như nội dung trong kiệt tác văn chương này. Tựu chung, các công trình nghiên cứu ấy tập trung vào các nhóm (tạm chia) sau đây: + Nhóm nghiên cứu về nội dung của Hồng lâu mộng gồm: Luận văn Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong "Hồng Lâu Mộng" của Tào Tuyết Cần do Phan Thị Lan thực hiện tại Đại học Vinh năm 2005; Nhân vật A hoàn trong Hồng Lâu Mộng (Nguyễn Thị Thanh Nga - Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2010) và nhiều luận văn, luận án khác nghiên cứu về nghệ thuật xây dựng nhân vật, phân tích tâm lý bi kịch tình yêu và hôn nhân trong kiệt tác này. + Ngoài ra, còn có một số luận văn nghiên cứu một số đặc điểm nghệ thuật của Hồng lâu mộng như: Nghệ thuật tổ chức không, thời gian trong "Hồng Lâu Mộng" của Nguyễn Thị Minh Hậu – Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2002; hay Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết "Hồng lâu mộng" do 6 Nguyễn Thị Cẩn thực hiện tại Đại học Vinh, năm 2006; Lê Thị Thanh Hồng với Kết cấu tác phẩm Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần (2006); Yếu tố "kỳ" trong Hồng Lâu Mộng do Bùi Thị Phương Lan thực hiện - Đại học Sư phạm Hà Nội (2007),... Khóa luận tốt nghiệp của Võ Hương Giang thực hiện tại Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 với đề tài khá bao quát Bút pháp nghệ thuật độc đáo của “Hồng lâu mộng” cũng chỉ đề cập được ba đặc điểm nghệ thuật chính của tác phẩm là: nghệ thuật miêu tả nhân vật, kết cấu nghệ thuật và ngôn ngữ. Dù vườn và nước không được gọi rõ ràng bằng cái tên “biểu tượng” nhưng rải rác trong cuốn “Tìm hiểu Hồng lâu mộng”, Tiến sĩ Đinh Phan Cẩm Vân (Trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) cũng có nhiều phân tích và nhận định quan trọng có liên quan mật thiết với đối tượng nghiên cứu của luận văn. Cùng với chương trích trong cuốn sách cùng tên “Hai thế giới trong hồng lâu mộng” của Dư Anh Thời (Lê Thời Tân dịch), công trình này là tài liệu quý giá, gợi mở ý tưởng, cung cấp những cứ liệu quan trọng để chúng tôi bắt tay vào thực hiện đề tài của mình. Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam, chưa có công trình nào viết về biểu tượng trong Hồng lâu mộng nói chung, biểu tượng vườn và biểu tượng nước nói riêng. Chúng tôi cho rằng, nghiên cứu kiệt tác này từ bình diện biểu tượng là hướng đi mở, cần được thực hiện nghiêm túc. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn nhằm cắt nghĩa, lý giải biểu tượng vườn và nước trong Hồng lâu mộng từ nguồn gốc đến sự biến đổi, mở rộng ý nghĩa trong mối quan hệ với văn hóa và những tác phẩm văn học khác. Đồng thời, luận văn tìm hiểu thủ pháp nghệ thuật xây dựng biểu tượng cũng như chức năng mà biểu tượng đem lại cho cuốn tiểu thuyết. Nghiên cứu biểu tượng không chỉ nằm ở yếu tố riêng rẽ mà phải đặt chúng trong hệ thống những biểu tượng khác trong tác 7 phẩm, để thấy được đầy đủ những nét nghĩa của biểu tượng cũng như cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hồng lâu mộng là thế giới của những biểu tượng. Tuy nhiên, trong phạm vi hạn hẹp của luận văn, chúng tôi xin lựa chọn hai biểu tượng để nghiên cứu, khảo sát và “giải mã” là biểu tượng vườn và biểu tượng nước. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khi thực hiện luận văn này, chúng tôi dựa vào bản dịch Hồng lâu mộng 120 hồi (80 hồi đầu là Tào Tuyết Cần viết, 40 hồi sau do Cao Ngạc kế tục tinh thần của văn sỹ họ Tào viết nên). Bộ tiểu thuyết gồm sáu tập của nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 1989, do Vũ Bội Hoàng và Nguyễn Doãn Địch dịch theo bản Trung văn “Hồng lâu mộng thập bát hồi hiệu bản”, do nhà xuất bản Văn học nhân dân Bắc Kinh xuất bản năm 1958. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng riêng lẻ (hoặc kết hợp) một số phương pháp nghiên cứu chính sau đây: - Phương pháp nghiên cứu văn hóa học: Dựa trên cách tiếp cận biểu tượng, đi sâu “giải mã” nền văn hóa nhân loại và dân tộc có ảnh hưởng đến việc sử dụng biểu tượng. - Phương pháp ký hiệu học: được sử dụng để nghiên cứu biểu tượng dưới góc độ ký hiệu học, giúp giải mã các nét nghĩa cũng như cách thức phái sinh nghĩa của từng biểu tượng cụ thể trong tác phẩm. - Phương pháp thống kê – phân loại: nhằm thống kê về số lượng cũng như tần số xuất hiện của từng biểu tượng được khảo sát trong đề tài nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu văn học: Nghiên cứu biểu tượng dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá với việc biểu đạt nội dung ý nghĩa. 8 - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu này nhằm đặt tác phẩm trong mối quan hệ với triết học, văn hóa học, sử học, tôn giáo để góp phần làm rõ ý nghĩa của biểu tượng cũng như quan niệm thẩm mỹ của Tào Tuyết Cần. - Phương pháp so sánh: + Phân biệt “biểu tượng” với các thuật ngữ, các khái niệm dễ gây nhầm lẫn; + Đối sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa biểu tượng được khảo sát trong đề tài với biểu tượng bên trong cũng như bên ngoài kiệt tác Hồng lâu mộng; + Chỉ ra sự tương đồng cũng như khác biệt, sáng tạo trong cách sử dụng biểu tượng của Tào Tuyết Cần với biểu tượng văn hóa của nhân loại và văn hóa – văn học Trung Quốc. - Phương pháp tiểu sử: Nghiên cứu biểu tượng trên cơ sở tìm hiểu cuộc đời nhà văn để làm sáng tỏ những nét tư tưởng cũng như quan niệm sống của tác giả. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn bước đầu tìm hiểu hai trong số rất nhiều biểu tượng trong Hồng lâu mộng dựa trên cơ sở tìm hiểu nghĩa gốc và sự vận dụng sáng tạo trong tác phẩm. Từ đây, công trình nghiên cứu chỉ ra những nét khác biệt của biểu tượng vườn và nước trong Hồng lâu mộng với văn hóa, văn học Trung Hoa truyền thống về mặt ý nghĩa. Qua đó, người đọc có thể thấy được những nét đặc sắc về nội dung tư tưởng, chức năng cũng như cách thức tiêu biểu trong việc xây dựng biểu tượng của nhà văn. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm ba chương chính: 9 Chương 1: Những vấn đề chung Trình bày lý thuyết về biểu tượng để làm cơ sở lý luận chung cho toàn luận văn. Từ đó, chúng tôi sẽ đi tìm hiểu khái quát về vấn đề sử dụng biểu tượng trong văn học cổ - trung đại Trung Quốc. Chương 2: Biểu tượng vườn trong Hồng lâu mộng Tìm hiểu ý nghĩa của biểu tượng vườn trong văn hóa thế giới, trong văn hóa – văn học Trung Quốc, phương thức xây dựng biểu tượn
Luận văn liên quan