Trong bốn thành tố văn hóa thì văn hóa lãnh thổ (văn hóa vùng) là một dạng
thức văn hóa mà ở đó trong không gian địa lý xác định, các cộng đồng người do
cùng sống trong một môi trường tự nhiên nhất định, trong điều kiện phát triển xã
hội tương đồng, và nhất là mối quan hệ giao lưu văn hóa sống động, nên trong quá
trình lịch sử dân tộc lâu dài đã hình thành đặc trưng văn hóa chung, thể hiện trong
sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân. Trong một vùng văn hóa không nhất thiết
phải là một tộc người mà có thể có nhiều tộc người, ngược lại một tộc người lại có
thể thuộc những vùng văn hóa khác nhau. Những biểu hiện của vùng văn hóa thể
hiện trên toàn bộ các mặt đời sống: lối sống, nếp sống, việc làm lụng, phong tục, lễ
nghi, tín ngưỡng. và trong một chừng mực nào đó còn thấy ở phong cách và tâm lý
con người.
Tất cả những vấn đề nêu trên đều không nằm ngoài mục đích giới thiệu sơ bộ
về lý thuyết vùng văn hóa, để từ đây chúng ta có thể đi sâu vào việc khảo sát,
nghiên cứu về văn học dân gian của một vùng đất tiêu biểu: “Tiểu vùng văn hóa cực
Nam Trung Bộ” bao gồm lãnh thổ của ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình
Thuận. Đây là vùng đất khá đặc biệt về phương diện địa lý, khí hậu, cư dân và văn
hóa của nước ta. Ngay từ đầu, miền đất này đã mang trong mình một số phận lịch
sử riêng, đầy ắp sự kiện, đầy ắp biến động
242 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu khảo sát văn học dân gian đảo Phú Quý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT VĂN HỌC
DÂN GIAN ĐẢO PHÚ QUÝ
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ QUỐC HÙNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
Lôøi Caûm Ôn
Ñeå baøy toû loøng tri aân, toâi xin chaân thaønh göûi lôøi caûm ôn tôùi:
Ban Giaùm Hieäu, Khoa Ngöõ Vaên, Phoøng Khoa hoïc Coâng ngheä vaø Sau
Ñaïi hoïc, Thö vieän Tröôøng ÑHSP TP.HCM ñaõ taïo ñieàu kieän thaät toát cho
chuùng toâi trong quaù trình hoïc taäp.
Xin ñöôïc göûi lôøi caûm ôn ñeán taát caû nhöõng ngöôøi thaày, ngöôøi coâ thaân
yeâu ñaõ taän tình chæ daïy cho toâi nhöõng kieán thöùc boå ích trong suoát 3 naêm
hoïc vöøa qua.
Ñeå hoaøn thaønh taäp luaän vaên naøy, toâi voâ cuøng toû loøng bieát ôn saâu saéc
ñoái vôùi ngöôøi thaày höôùng daãn maø toâi raát möïc toân kính - TS. Hoà Quoác
Huøng. Thaày chính laø Ngöôøi ñaõ luoân coå vuõ, ñoäng vieân, chæ daãn taän tình
töøng ñöôøng ñi nöôùc böôùc cho ngöôøi hoïc troø nhoû cuûa mình treân haønh trình
kieám tìm chaân lyù khoa hoïc vaø goùp phaàn löu giöõ tinh hoa vaên hoùa daân toäc.
Trong chuyeán haønh trình ñeán vôùi chaân lyù khoa hoïc, toâi ñaõ luoân nhaän
ñöôïc söï ñoàng caûm, chia seû, giuùp ñôõ cuûa gia ñình vaø baïn beø thaân höõu. Xin
göûi lôøi caûm ôn noàng thaém nhaát ñeán taát caû, nhaát laø anh – ngöôøi choàng
tuyeät vôøi cuûa toâi.
Toâi cuõng xin chaân thaønh caûm ôn ban laõnh ñaïo cuûa tröôøng THPT
Phan Boäi Chaâu, Sôû vaên hoùa thoâng tin tænh Bình Thuaän, Baûo taøng Bình
Thuaän, Huyeän UÛy, UÛy ban nhaân daân, caùc Ban ngaønh ñoaøn theå, caùc vò
ngheä nhaân, cuøng caùc baø con huyeän ñaûo Phuù Quyù ñaõ luoân taïo ñieàu kieän,
giuùp ñôõ chuùng toâi veà moïi maët trong thôøi gian laøm luaän vaên. Ñoàng thôøi, toâi
cuõng xin gôûi lôøi tri aân ñaëc bieät ñeán Anh Nguyeãn Xuaân Lyù (Giaùm ñoác Baûo
taøng Bình Thuaän), Chò Nguyeãn Thò Tuyeát Haèng (Phoù chuû tòch phuï traùch
khoái xaõ vaên Phuù Quyù), Anh Nguyeãn Vaên Cöôøng (Tröôûng phoøng Vaên hoùa
Thoâng tin Phuù Quyù), Chuù Huyønh Huy Soâ.
TP. Hoà Chí Minh, ngaøy 30 thaùng 7 naêm 2008
Nguyeãn Thò Ngoïc Haïnh
MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. MẤY ĐẶC ĐIỂM VỀ VĂN HÓA ĐẢO PHÚ QUÝ ........................12
1.1. Vùng đất ..........................................................................................................12
1.1.1. Địa lý vùng đất ....................................................................................12
1.1.2. Lịch sử vùng đất ..................................................................................13
1.2. Con người ........................................................................................................15
1.2.1. Cơ cấu và mối quan hệ giữa các tộc người .........................................15
1.2.2. Đời sống sinh hoạt, đặc điểm nghề nghiệp ..........................................23
1.2.3. Đời sống tinh thần ...............................................................................25
Chương 2. TÌNH HÌNH VĂN HỌC DÂN GIAN ĐẢO PHÚ QUÝ..................31
2.1. Tình hình tư liệu nghiên cứu............................................................................31
2.2. Cơ cấu văn học dân gian đất đảo ....................................................................38
2.2.1. Loại hình gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày.......................................43
2.2.2. Loại hình tự sự dân gian.......................................................................48
2.2.3. Loại hình trữ tình dân gian ...................................................................52
2.2.4. Loại hình sân khấu dân gian.................................................................64
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC DÂN GIAN ĐẢO PHÚ QUÝ ...................71
3.1. Sự chuyển hóa của Văn học dân gian người Việt từ lục địa khi đến
hải đảo dưới cấp độ thể loại, tác phẩm ............................................................71
3.2. Đề tài .................................................................................................................90
3.3. Mối quan hệ giữa nhân vật lịch sử và tín ngưỡng .........................................119
KẾTLUẬN .............................................................................................................127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................131
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong bốn thành tố văn hóa thì văn hóa lãnh thổ (văn hóa vùng) là một dạng
thức văn hóa mà ở đó trong không gian địa lý xác định, các cộng đồng người do
cùng sống trong một môi trường tự nhiên nhất định, trong điều kiện phát triển xã
hội tương đồng, và nhất là mối quan hệ giao lưu văn hóa sống động, nên trong quá
trình lịch sử dân tộc lâu dài đã hình thành đặc trưng văn hóa chung, thể hiện trong
sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân. Trong một vùng văn hóa không nhất thiết
phải là một tộc người mà có thể có nhiều tộc người, ngược lại một tộc người lại có
thể thuộc những vùng văn hóa khác nhau. Những biểu hiện của vùng văn hóa thể
hiện trên toàn bộ các mặt đời sống: lối sống, nếp sống, việc làm lụng, phong tục, lễ
nghi, tín ngưỡng... và trong một chừng mực nào đó còn thấy ở phong cách và tâm lý
con người.
Tất cả những vấn đề nêu trên đều không nằm ngoài mục đích giới thiệu sơ bộ
về lý thuyết vùng văn hóa, để từ đây chúng ta có thể đi sâu vào việc khảo sát,
nghiên cứu về văn học dân gian của một vùng đất tiêu biểu: “Tiểu vùng văn hóa cực
Nam Trung Bộ” bao gồm lãnh thổ của ba tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình
Thuận. Đây là vùng đất khá đặc biệt về phương diện địa lý, khí hậu, cư dân và văn
hóa của nước ta. Ngay từ đầu, miền đất này đã mang trong mình một số phận lịch
sử riêng, đầy ắp sự kiện, đầy ắp biến động.
Để khắc họa chân dung tiểu vùng văn hóa này đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu, nhưng mảnh đất ấy vẫn còn tiềm ẩn nhiều điều mới mẻ, hấp dẫn, gợi
nhiều khao khát khám phá, tìm hiểu đối với những người quan tâm. Trong quá trình
tiếp cận nền văn hóa dân gian của tiểu vùng văn hóa này, mà chủ yếu là vùng đất
Bình Thuận giàu truyền thống với bề dày lịch sử hơn 300 năm, chúng tôi đặc biệt
chú ý đến văn hóa đảo Phú Quý - một hòn đảo xanh nằm giữa biển khơi, hài hòa
trong bức tranh hùng vĩ của tổ quốc thân yêu - mà trước giờ ít người biết tới. Lịch
sử của đảo Phú Quý hình thành trên nền tảng của quá trình xây dựng văn hóa của
chính nó. Bất chấp bao đổi thay thăng trầm của lịch sử và thử thách nghiệt ngã của
thời gian, những mảng truyện kể, những câu tục ngữ, ca dao, hò vè dân gian trên
đảo vẫn còn được người dân trên đảo bảo tồn, lưu truyền.
Thế giới thi ca dân gian là:“Vũ trụ của tinh thần, của tình cảm, của sinh
hoạt xã hội, của bản chất thiên nhiên, chứa đựng mọi tiềm năng sinh lực, nên
khi đặt mình trước đối tượng bao la ấy, chúng tôi thấy tầm mắt mình chỉ là một
con đom đóm giữa ngàn sao” [48, tr.607]. Thế nhưng, với bao ấp ủ, băn khoăn,
thắc mắc về truyền thống văn hóa ở vùng đất mà mình đang sinh sống, chúng tôi đã
trải qua những giờ phút vượt trên “đầu sóng, ngọn gió” trong những chuyến hải
trình đầy gian nan để đến với hòn đảo lành Cù Lao Thu tuyệt đẹp. Và trong chuyến
hành trình trở về với cội nguồn, chúng tôi hằng mong phần nào lật lại lớp bụi thời
gian đang âm thầm phủ lên nền văn hóa hải đảo đặc sắc này, để góp một cái nhìn
khoa học khảo sát một đề tài mà chúng tôi rất đỗi quan tâm. Đó là tìm hiểu một
cách có hệ thống về “Văn học dân gian đảo Phú Quý”, như là một món quả nhỏ của
một người con có tấm lòng tha thiết với quê hương, mảnh đất Bình Thuận thân yêu
với biển xanh, nắng vàng, cát trắng Trong quá trình tìm hiểu, chúng ta sẽ thấy
được những dấu ấn văn hóa, ý thức quá khứ, tâm lý tộc người, tình cảm cộng đồng,
nguồn gốc tộc người của cư dân trên đảo, cũng như phần nào biết được quá trình
tiếp nhận, giao lưu văn hóa rất đặc biệt của cộng đồng tộc người ở đây. Và ở miền
đất hứa ấy, chúng tôi đã thật sự sống trong những phút giây thăng hoa, hạnh phúc
khi bắt gặp những nguồn tư liệu văn học dân gian quý báu, cũng như nhận được
muôn vàn tình cảm yêu mến của những con người hồn hậu chân quê.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn:
Từ khi bắt đầu hình thành ý tưởng về đề tài khảo sát “Văn học dân gian đảo
Phú Quý”, chúng tôi đã ý thức được ngay những khó khăn trở ngại mà mình sẽ gặp
phải. Bởi đây là một đề tài khá mới mẻ, phạm vi nghiên cứu lại khá rộng. Tuy
nhiên, trong giới hạn của luận văn chúng tôi chỉ mong và cố gắng thực hiện các mục
đích và nhiệm vụ bước đầu như sau:
Thứ nhất, tìm hiểu sơ bộ về văn hóa đảo Phú Quý: về cơ cấu tộc người, đời
sống sinh hoạt, phong tục tập quán, tín ngưỡng, mối quan hệ văn hóa hỗn dung giữa
các tộc người. Để thực hiện được mục đích đề ra, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm
những tư liệu lịch sử, địa lý, xã hội, văn hóa, kinh tế cũng như tiến hành đi khảo
sát thực tế về vùng đất hải đảo này. Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý về những
công trình nghiên cứu khá công phu về văn hóa, văn học dân gian đảo Phú Quý của
các tác giả như: Phái Thành Chung, Nguyễn Xuân Lý, Trần Xuân Phong, Võ Thị
Tâm.
Thứ hai, trong khi tìm hiểu về văn hoá dân gian xứ đảo, chúng tôi chú trọng
đến công tác sưu tầm, nghiên cứu sơ bộ về cơ cấu văn học dân gian ở vùng đất này,
bằng cách phân loại các loại hình văn học dân gian có trên đảo để thuận lợi cho quá
trình khảo sát, phân tích. Ở đây, chúng tôi dựa vào những tiêu chí phân chia đã
được các nhà Folklore học công nhận, để từ đó thấy được sự phong phú, đa dạng
của nền văn hoá hải đảo này. Đồng thời bước đầu đi vào tìm hiểu, phân tích, đánh
giá một cách tổng quan về tình hình và đặc điểm của các thể loại văn học dân gian ở
đảo Phú Quý.
Thứ ba, bước đầu so sánh đối chiếu biến động văn học dân gian ở vùng hải
đảo và vùng lục địa (mà chủ yếu đặt trong mối tương quan với vùng văn hóa duyên
hải miền Trung). Từ đó thấy được nét đặc sắc, độc đáo của nền văn học dân gian
vùng đảo.
Thứ tư, lập một phụ lục, tập hợp tất cả các câu tục ngữ, câu đố, bài hò vè, ca
dao, các hình thức diễn xướng dân gian như hát sắc bùa, hát bả trạo, tuồng cổ mà
chúng tôi sưu tầm được và hiện còn lưu truyền trên đảo.
3. Lịch sử vấn đề:
Đề tài “Bước đầu khảo sát Văn học dân gian đảo Phú Quý” mà chúng tôi
nghiên cứu là một đề tài mang tính địa phương. Hơn nữa đảo Phú Quý là một địa
danh mà từ trước tới nay rất ít người biết đến, nên tư liệu nghiên cứu liên quan đến
đề tài này là rất ít và không hệ thống. Bên cạnh đó, đề tài này được thực hiện qua
các chuyến điền dã, sưu tầm các câu chuyện kể được lưu truyền trong dân gian bằng
hình thức truyền miệng, nên việc thẩm định tính chính xác, tính lịch sử, khoa học là
hết sức khó khăn. Trong thực tế nghiên cứu, chúng tôi đã được tiếp cận với một số
tài liệu có liên quan đến những vấn đề chúng tôi đang quan tâm tìm hiểu. Đó là các
công trình:
+ Luận văn tốt nghiệp: “Bước đầu tìm hiểu văn học dân gian đảo Phú
Quý” của tác giả Phái Thành Chung [9] (được công bố vào năm 1993). Công
trình nghiên cứu về văn học dân gian đảo Phú Quý được trình bày khá mạch lạc,
theo bố cục gồm 2 chương và phần kết luận, với 118 trang.
Ở Chương 1, tác giả đã không xác lập về phạm vi, đối tượng nghiên cứu và đặt
bằng một nhan đề rất mơ hồ: “Từ Cù Lao Khoai đến đảo Phú Quý hay là sự tích
Hòn Thu”. Ngay từ đầu, tác giả bàn về lịch sử hình thành của vùng đất Phú Quý dựa
vào tài liệu ghi chép trong “Đại Nam nhất thống chí”, nguồn gốc cư dân trên đảo
(chủ yếu đến từ các vùng của Miền Trung). Sau đó, đi vào giới thiệu những ngành
nghề chủ yếu (câu mực, đan võng, dệt vải), rồi lại bàn về đặc điểm địa lý của đảo
Phú Quý. Tiếp theo, tác giả nói đến chuyện đình, miếu, chùa và xen lẫn vào đó là
câu truyện kể dân gian về “Vũng Phật”, về tích miếu Chúa Ngu. Cuối cùng đề cập
đến 2 lễ hội truyền thống ở đảo là “Lễ hội cúng cá Ông”, “Lễ cầu ngư” và đời sống
sinh hoạt phong tục tập quán thể hiện qua món ăn, cách ăn mặc, phương tiện đi lại,
tục cưới hỏi, tang ma, nuôi dạy con.
Chương 2, tác giả đi vào tìm hiểu văn học dân gian đảo Phú Quý mà trước hết
là đưa ra 2 nhận định chính và gọi đó là “Mấy đặc điểm cơ bản” của văn học hải
đảo: Thứ nhất - khẳng định ở đây tồn tại một kho tàng văn học dân gian nhưng chưa
được sưu tầm, nghiên cứu có hệ thống. Thứ hai - khẳng định trong kho tàng văn học
ấy có sự hiện diện của các thể loại: tự sự (truyền thuyết, truyện cười, vè), trữ tình
(hát nghi lễ, hát ru, hát vui chơi), diễn xướng dân gian (hát bội) và bàn đến ngôn
ngữ nói của người dân đảo (phát âm không xa rời tiếng nói dân tộc, sử dụng câu
trong sách cổ vào lời nói, sự dụng cách nói lái). Tiếp theo, tác giả bàn về “Các loại
hình Văn học dân gian đất đảo”, cụ thể như sau:
- Loại hình tự sự: với mảng truyền thuyết, tác giả chỉ đóng vai trò là người
ghi chép lại 4 truyện kể dân gian (Bà Chúa Bàn Tranh, Ông Đụn - Bà Giàng, Thầy
Nại, Giặc Tàu Ô cướp đảo) và sắp xếp thành 3 nhóm: về nhân vật thời mở đất, về
sáng tạo văn hóa gắn với lý giải địa danh, về giặc cướp đảo, mà không đưa ra được
tiêu chí phân loại cụ thể nào. Với mảng truyện cười, chỉ mang tính chất giới thiệu,
tóm tắt rất sơ lược nên khó hình dung ra diễn biến cốt truyện và tác giả khẳng định
“hầu hết các truyện cười đều sử dụng yếu tố tục để gây cười, truyện cười ít dị
bản, vì có nguồn gốc từ một số sự việc hàng ngày, được gia cố thêm và truyền khẩu
nên chưa mạch lạc, lôi cuốn” [9, tr.46]. Với thể loại vè, tác giả bình tán về một số
đoạn trích ngắn trong những bài vè như: Thơ đi kinh, Vè chiếc tàu gạo Nhật mắc
cạn, Vè trận bão năm 88, Vè các lái, Vè làm mướn, Vè nói ngược, Vè con cá, Vè
trái cây. Để kết thúc phần trình bày về loại hình tự sự , tác giả đưa ra một số nhận
định ngắn về giá trị tư tưởng: 1. Đề cao nghị lực phi thường, tài lao động của nhân
vật và cộng đồng, 2. Tôn thờ và kính trọng những vị thần có công trong việc ngăn
ngừa, bảo vệ đảo thoát khỏi giặc biển, 3. Phản ánh cuộc sống cộng đồng nhiều dân
tộc, 4. Tạo tiếng cười các thói hư tật xấu, góp phần xây dựng một xã hội đảo trong
lành, 5. Phản ánh sự việc nổi bật xảy ra trên đảo từ đầu thế kỷ.
- Loại hình trữ tình: trong phần này tác giả không tạo thành các đề mục nhỏ,
riêng biệt để bàn về đặc điểm thi pháp của các thể loại ca dao dân ca (theo mục
đích: trong nghi lễ, sinh hoạt, vui chơi), mà triển khai vấn đề một cách đơn thuần,
tràn lan theo cách “ trích dẫn - bình tán - phát biểu cảm xúc”. Trong phần tiểu kết,
tác giả khẳng định “Ca dao dân ca đảo Phú Quý là sự kế thừa nghệ thuật thơ trữ
tình dân gian Việt Nam” thông qua những biểu hiện cụ thể sau: tạo bản sắc riêng,
thể hiện rõ phong cách dân gian địa phương, có tính dị bản, không gian và thời gian
nghệ thuật của ca dao dân ca giống những công thức truyền thống quen thuộc có
trên đất liền.
- Loại hình Hát bội: tác giả nêu một vài nhận định về tình hình Hát bội trên
đảo (số lượng gánh hát, thực trạng hoạt động, tình cảm của người dân dành cho loại
hình sân khấu dân gian này là rất “ham mê”) và đề cập đến hình thức bói tuồng –
được xem là một nét lạ trong sự kết hợp giữa tín ngưỡng với nghê thuật, mà không
dẫn chứng, so sánh, đối chiếu với cách Hát bội trên đất liền.
- Loại hình tục ngữ, câu đố, hiện tượng nói lái: tác giả cũng vẫn trình bày
theo cách bình tán thông thường và dẫn chứng bằng 24 đơn vị tác phẩm. Đồng thời
khẳng định chúng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân,
nhưng lại không nói được mức độ, nguyên nhân ảnh hưởng.
Trong phần kết luận (2 trang), tác giả không kết lại vấn đề bằng cách khái
quát thành những luận điểm cơ bản nổi bật, làm nên bản sắc riêng của nền văn
học dân gian hải đảo, mà lại tiếp tục bình tán bằng những lời hoa mĩ và chỉ điểm
qua một vài ý tác giả cho là tác động đến diện mạo, làm nên nét đặc thù: văn học
dân gian đất đảo có bóng dáng bộ phận của 3 dân tộc cộng cư, cuộc sống khó khăn,
văn học là một mặt trong sinh hoạt vui chơi, bên cạnh văn chương bình dân còn có
một số lượng tác phẩm văn chương bác học.
Tóm lại, trong công trình này, tác giả mới chỉ tiếp cận văn học dân gian đảo
Phú Quý ở góc độ diễn giảng, phát biểu cảm nghĩ về những đơn vị tác phẩm, mà
chưa đi vào phân tích đánh giá, đối chiếu so sánh văn học hải đảo với văn học dân
gian ôû luïc ñòa, để thấy được nét riêng biệt đặc sắc của nền văn học hải đảo này.
Beân caïnh ñoù, tác giả còn tỏ ra khá lúng túng, chưa khoa học trong việc sắp xếp,
trình bày các vấn đề nên đôi chỗ còn rối, còn mang tính chất cảm tính, thiếu tính
thuyết phục, thiếu căn cứ khoa học. Tuy nhiên, theo đánh giá ban đầu của chúng tôi,
công trình này hay, có giá trị khoa học. Vì vậy, để thuận lợi hơn cho quá trình
nghiên cứu, chúng tôi cũng mạnh dạn xin mạn phép với tác giả được sử dụng một
số đơn vị tác phẩm sưu tầm trong công trình này, như là một nguồn tư liệu đáng tin
cậy để chúng tôi tham khảo và chọn lọc.
“Sưu tầm tư liệu Hán Nôm trên đảo Phú Quý Bình Thuận” [72]:
Công trình nghiên cứu này của tác giả Võ Thị Tâm (ở Viện khoa học xã hội
Tp.HCM, Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm, công bố năm 2000). Trong công trình
này, tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận xét về “tiềm năng” tư liệu Hán Nôm
ñaát ñaûo mà chưa cung cấp hết các tư liệu sưu tầm, tập hợp được (mỗi một thể loại
chỉ có 01 - 02 đơn vị tác phẩm, nhiều nhất là văn tế có 06 bài). Trong ñoù quan troïng
nhaát laø coù theå loaïi tuoàng coå ñöôïc ghi cheùp baèng chöõ Haùn (9 baûn tuoàng hoaøn
chænh), nhöng taùc giaû môùi chæ cung caáp ñöôïc 1 baûn tuoàng (Saàm Baønh). Mặc dù
vậy, đây vẫn là nguồn tư liệu quý, cung cấp một cách trọn vẹn bài “Vè đi Kinh” dài
1.284 câu thơ, của nghệ nhân Bùi Quang Diêu, mà không có công trình sưu tầm nào
được công bố rộng rãi ghi chép lại toàn vẹn.
+ “Địa chí Bình Thuận” [70]:
Cuốn sách này của Sở văn hóa Thông tin Tỉnh Bình Thuận, được xuất bản
năm 2006, do một nhóm tác giả thực hiện. Đây là một công trình mang tính tổng
hợp về tất cả các mặt lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Bình Thuận (với
dung lượng rất ấn tượng: 1.241 trang). Nhìn chung, có thể xem cuốn sách này là
một trong số ít tư liệu hiếm hoi viết về tỉnh Bình Thuận nói chung và huyện đảo
Phú Quý nói riêng. Trong đó, chúng tôi đặc biệt chú ý đến chương 3 phần IV -
“Vaên hoïc ngheä thuaät daân gian”, vì nó cung cấp một cái nhìn tổng thể về tình hình
văn học dân gian tỉnh nhà, cụ thể là đề cập đến 2 vấn đề chính: Văn học của dân
tộc Kinh (văn học dân gian, nghệ thuật biểu diễn dân gian, trò diễn dân gian) và
Văn học của các dân tộc ít người (Chăm, Hoa, các dân tộc ít người ở miền núi,
Tày, Nùng).
Ở phần đầu, công trình này khẳng định “văn học dân gian Bình Thuận bắt
nguồn từ miền Trung và cả nước, đồng thời chịu ít nhiều ảnh hưởng với cư dân bản
địa là đồng bào Chăm và các dân tộc miền núi. Trong quá trình sản xuất lao động,
văn học nghệ thuật dân gian Bình Thuận nảy nở, phát triển với nhiều màu sắc”
[70, tr.712] và giới thiệu về các thể loại văn học dân gian tồn tại trên mảnh đất Bình
Thuận, bao gồm:
- Tục ngữ, thành ngữ: có những đề tài liên quan đến nghề nông, nghề đi biển,
cúng bái, thể hiện đời sống tinh thần lạc quan của nhân dân, kinh nghiệm sống, ứng
xử.
- Ca dao dân ca: phản ánh các sự kiện tình cảm, tính cách con người qua mỗi
giai đoạn lịch sử (đặc biệt trong kháng chiến chống Pháp, Mĩ), với những đề tài
quen thuộc: nghề biển, cuộc sống sinh hoạt trong cộng đồng, phê phán tham quan,
tệ nạn tiêu cực trong xã hội, tình yêu trai gái, chống thực dân đế quốc xâm lược, xây
dựng tổ quốc trong thời bình.
- Vè: được xem là thể loại văn học dân gian phổ biến nhất của Bình Thuận và
chủ yếu