Luận văn Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên trường sĩ quan lục quân 2

Trong những năm gần đây, xu hướng chủ đạo trong sự đổi mới quá trình dạy học, nâng cao chất lượng GD – ĐT, về mặt quan điểm, định hướng là chuyển sang quan điểm dạy học tích cực (hay còn gọi là dạy học lấy người học làm trung tâm) mà ý tưởng cốt lõi là người học phải tích cực, chủ động, tự chủ trong quá trình học tập. Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VIII cũng đã xác định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là SV đại học” . Trong quá trình dạy học, người học vừa là đối tượng tác động của dạy học, lại vừa là chủ thể của quá trình đó. Trong khi các hoạt động khác của con người hướng vào việc làm thay đổi đối tượng khách thể thì hoạt động học tập làm cho chính hoạt động chủ thể thay đổi. Bằng hoạt động học tập, người học tự hình thành và phát triển nhân cách của mình không ai có thể làm thay, mặc dù trong dạy học có sự chỉ đạo, hướng dẫn trợ giúp của người dạy. Tác động của người dạy chỉ có thể được phát huy khi thông qua hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Chính vì vậy, mục tiêu của quá trình dạy học cũng chính là mục tiêu của quá trình tự học. Ngoài ra, tự học còn là con đường thử thách, rèn luyện và hình thành ý chí cao đẹp của mỗi SV trên con đường lập nghiệp, là con đường tạo ra tri thức bền vững cho người học. Do đó, quản lý hoạt động dạy học nói chung, quản lý HĐTH nói riêng có vai trò quan trọng, nó góp phần khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà thời gian học ở trường thì có hạn, đảm bảo tự học – một chìa khóa vàng của GD.

pdf96 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2293 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học viên trường sĩ quan lục quân 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH ..o0o Trần Bá Khiêm CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG SĨ QUAN LỤC QUÂN 2 Chuyên ngành: Quản Lý Giáo Dục Mã số: 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HOÀNG TÂM SƠN Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng khoa học công nghệ – sau đại học trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện bản luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn và mang lại cho tôi những tri thức quí báu Đặc biệt, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư – Tiến sĩ Hoàng Tâm Sơn đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên và học viên đào tạo đại học Trường sỹ quan Lục quân 2 đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp Xin cảm ơn các đồng nghiệp, các anh, chị học viên lớp cao học quản lý giáo dục K16 đã chia sẻ tinh thần, tình cảm cho tôi trong suốt khóa học TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/2007 Trần Bá khiêm DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. Các chữ viết tắt CBQL : Cán bộ quản lý GD : Giáo dục GD-ĐT : Giáo dục – đào tạo GV : Giáo viên HĐTH : Hoạt động tự học HV : Học viên SQLQ : Sĩ quan lục quân SV : Sinh viên TW : Trung ương 2. Các ký hiệu viết tắt trong hệ thống bảng biểu F : Số phiếu n : Tổng số MỞ ĐẦU --------oOo------- 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm gần đây, xu hướng chủ đạo trong sự đổi mới quá trình dạy học, nâng cao chất lượng GD – ĐT, về mặt quan điểm, định hướng là chuyển sang quan điểm dạy học tích cực (hay còn gọi là dạy học lấy người học làm trung tâm) mà ý tưởng cốt lõi là người học phải tích cực, chủ động, tự chủ trong quá trình học tập. Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp Hành TW Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa VIII cũng đã xác định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là SV đại học” . Trong quá trình dạy học, người học vừa là đối tượng tác động của dạy học, lại vừa là chủ thể của quá trình đó. Trong khi các hoạt động khác của con người hướng vào việc làm thay đổi đối tượng khách thể thì hoạt động học tập làm cho chính hoạt động chủ thể thay đổi. Bằng hoạt động học tập, người học tự hình thành và phát triển nhân cách của mình không ai có thể làm thay, mặc dù trong dạy học có sự chỉ đạo, hướng dẫn trợ giúp của người dạy. Tác động của người dạy chỉ có thể được phát huy khi thông qua hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Chính vì vậy, mục tiêu của quá trình dạy học cũng chính là mục tiêu của quá trình tự học. Ngoài ra, tự học còn là con đường thử thách, rèn luyện và hình thành ý chí cao đẹp của mỗi SV trên con đường lập nghiệp, là con đường tạo ra tri thức bền vững cho người học. Do đó, quản lý hoạt động dạy học nói chung, quản lý HĐTH nói riêng có vai trò quan trọng, nó góp phần khắc phục nghịch lý: học vấn thì vô hạn mà thời gian học ở trường thì có hạn, đảm bảo tự học – một chìa khóa vàng của GD. Hiện nay, trước đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, các trường đại học quân sự, trong đó có Trường SQLQ 2 phải thực hiện nghiêm chỉnh Nghị Quyết 93 của Đảng ủy Quân sự TW“...Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và nhân viên chuyên môn kỹ thuật – lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang“. Việc nâng cao chất lượng GD – ĐT ở Trường SQLQ 2 cốt lõi là nâng cao chất lượng quá trình dạy học. Một trong các yếu tố quyết định chất lượng quá trình dạy học là chất lượng HĐTH của HV, HĐTH là hoạt động tổ chức nhận thức nhằm đạt tới mục đích nhất định, do chính người học tiến hành trong quá trình học tập, tự học giúp người học nâng cao trí thức, kỹ năng và biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Vì vậy, phẩm chất và năng lực của người cán bộ tương lai phụ thuộc rất nhiều vào việc tự học của họ trong nhà trường. Tình hình HĐTH của HV Trường SQLQ 2 còn nhiều hạn chế, dẫn tới chất lượng thấp. Theo báo cáo tổng kết năm học của nhà trường ngày 25/08/ 2007:” Hiện nay HĐTH của HV chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, một số khâu của HĐTH vẫn chưa được đổi mới rõ nét”. Vì vậy, vấn đề đặt ra là chúng tôi cần có sự xem xét, đánh giá tình hình thực trạng tự học của HV hiện nay và những yếu tố cản trở việc nâng cao chất lượng tự học, từ đó xác định các biện pháp nâng cao kết quả của HĐTH, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Song, những yếu tố cản trở việc nâng cao chất lượng HĐTH của HV Trường SQLQ 2 còn rất nhiều, trong đó có sự hạn chế của công tác quản lý HĐTH. Vì vậy, xây dựng các biện pháp quản lý HĐTH của HV sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng đào tạo của Trường SQLQ 2. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở thực trạng các biện pháp quản lý HĐTH của HV Trường SQLQ 2, đề xuất các biện pháp quản lý HĐTH của HV trong giai đoạn mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường SQLQ 2. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Nghiên cứu lý luận về quản lý HĐTH 3.2. Nghiên cứu thực trạng các biện pháp quản lý HĐTH của HV Trường SQLQ 2 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý HĐTH của HV trong giai đoạn mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Trường SQLQ 2 4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Các biện pháp quản lý HĐTH của HV Trường SQLQ 2 đã thực hiện tương đối tốt ở một số mặt và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý HĐTH của HV còn những khiếm khuyết cần bổ sung. Nếu xây dựng được các biện pháp quản lý HĐTH của HV trong giai đoạn mới thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường SQLQ 2. 5. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5.1. Khách thể nghiên cứu CBQL, GV và HV Trường SQLQ 2. 5.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý HĐTH của HV Trường SQLQ 2. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6.1. Phạm Vi Nghiên Cứu Đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp quản lý HĐTH của HV Trường SQLQ 2 ngoài giờ lên lớp. 6.2. Địa bàn nghiên cứu: Trường SQLQ 2. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu có liên quan đến quản lý HĐTH của HV Trường SQLQ2. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Quan sát sư phạm 7.2.2. Trò chuyện 7.2.3. Điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến - Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến với mục đích nghiên cứu, trong đó gồm một số lựa chọn. + Tìm hiểu thực trạng các biện pháp quản lý HĐTH của HV Trường SQLQ 2. + Đánh giá các biện pháp quản lý HĐTH của HV trong giai đoạn mới của Trường SQLQ 2. - Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho GV, CBQL, HV. - Chọn mẫu theo chỉ tiêu cụ thể phục vụ mục đích nghiên cứu. - Xử lý số liệu bằng phương pháp toán thống kê. 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Cung cấp cho Trường SQLQ2 những cơ sở khi xác định mục tiêu đào tạo, xây dựng nội dung chương trình đào tạo, xác định phương pháp giảng dạy. - Các biện pháp quản lý HĐTH của HV có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học. - Là một trong những tài liệu tham khảo cho các trường quân sự. NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC 1.1. Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu Từ cổ xưa, vấn đề tự học đã có rất nhiều tác giả đề cập, từ thời Trung Hoa cổ đại, Khổng Tử (551-479 TrCN) đã nói: ”Học tư kết hợp”, “Học nhi bất tự tắc võng, tự nhi bất học tác đãi” (Luận ngữ – vi chính) [16, tr.71] nghĩa là học phải kết hợp với suy nghĩ, học mà không suy nghĩ thì dễ mắc lầm, chỉ nghĩ mà không học thì chỉ thêm ngu tối, đã chỉ rõ phương pháp tự học. Nghiên cứu hoạt động học tập của SV đại học, các tác giả A.A.Goroxepxki và M.I.Lubixơna đã khái quát công việc học tập của SV đại học gồm: nghe và ghi bài, đọc và ghi tài liệu, chuẩn bị Xêmina, thi, kiểm tra, tổ chức lao động trí óc và kế hoạch làm việc để chỉ dẫn cho SV được trình bày trong sách “Tổ chức công việc tự học của SV đại học”[10]. Đó cũng là những cách thức tự học cụ thể mà đến nay SV đại học vẫn đang thực hiện. Một nghiên cứu khác về hoạt động học tập, sách “Học tập hợp lý”[13] R.Retzke chủ biên. Ông coi việc học tập ở đại học là một quá trình phát triển con người, không ai làm thay được người học trong các hoạt động của bản thân họ và nhấn mạnh:”Tiếp thu và tích luỹ hiểu biết – một nhiệm vụ của tự học”. Khi xuất hiện lý thuyết lấy người học làm trung tâm vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ở các nước phương tây đã làm nảy sinh những quan niệm mới về cách dạy, cách học. Tiêu biểu có các tác giả: J.Điuây (Mỹ), Xarut (Pháp)[37] Những ý tưởng và chủ trương của lý thuyết này là đề cao, khuyến khích, tạo điều kiện cho người học thực hiện việc học thông qua cách thức và kinh nghiệm học, tự thể hiện và chịu trách nhiệm về hành động cũng như kết quả học tập của chính mình. Ở nước Nga có N.A.RuBaKin với tác phẩm “Tự học như thế nào”[20] tác phẩm chủ yếu hướng dẫn phương pháp đọc sách. Nhà sư phạm nổi tiếng người Nhật – T.Makiguchi cho rằng “Mục đích của GD là hướng dẫn quá trình học tập và đặt trách nhiệm học tập vào tay mỗi học sinh. GD như là một quá trình hướng dẫn học sinh tự học mà động lực của nó là kích thích người học sáng tạo ra giá trị để đạt tới hạnh phúc của bản thân và cộng đồng”. Tác phẩm “Học tập – một kho báo tìm ẩn”[36] của UNESSCO đã đề cập nhiều khía cạnh học tập trong xã hội tương lai, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của người học, cách học cần phải được dạy cho thế hệ trẻ. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, tự học, đã để lại cho chúng ta nhiều tư tưởng GD có giá trị: Hồ Chí Minh – một tấm gương sáng, điển hình về việc tự học. Khi nói về công tác huấn luyện cán bộ, người chỉ ra “Lấy tự học làm cốt”[17]. Lời dạy này của Bác có hàm ý phải kết hợp chặt chẽ nội lực – môi trường và sự quản lý. Người đề cao tinh thần học tập chủ động, là nhu cầu nội lực của người học “phải biết tự động học tập”. Từ những năm 70 trở lại đây, trong các tài liệu về lý luận dạy học đại học, nhiều giáo trình đã viết về tự học với tư cách là một hình thức tổ chức dạy học ở đại học, nhằm bồi dưỡng lý luận cơ bản về tự học cho người học, giúp SV vận dụng có hiệu quả vào hoạt động học tập của mình. Ngoài ra, có nhiều bài báo của các nhà giáo, nhà quản lý GD, nhà khoa học viết về vấn đề tự học của người học được đăng tải chủ yếu ở các tạp chí GD. Tháng 5/1997, Trung tâm nghiên cứu phát triển tự học ra đời và cho ra mắt tạp chí “Tự học” từ năm 1999. tạp chí “Tự học” là nơi công bố các kết quả nghiên cứu, là diễn đàn trao đổi, phổ biến kinh nghiệm tự học và phương pháp tự học. Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học đã có nhiều công trình nghiên cứu về tự học, như: - Sách “Tự học, tự đào tạo – tư tưởng chiến lược của phát triển GD Việt Nam”[32], “Luận bàn và kinh nghiệm về tự học”[31] do tác giả Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên. Các tác giả đã quan niệm tự học gần với quan niệm tự đào tạo, tự học thường xuyên suốt đời của mỗi con người với những nội dung cơ bản: sự học là gì, phương châm học, các yếu tố, mâu thuẩn, trở lực, điều kiện, phương tiện của việc tự học như thế nào. Các tác giả hy vọng góp phần phổ biến, bồi dưỡng kinh nghiệm tự học cho những ai quan tâm đến sự học như lời của tác giả Nguyễn Cảnh Toàn bộc bạch: “Tôi muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc khơi ra và nhân lên kinh nghiệm tự học của nhân dân ta, một tài nguyên quý giá mà theo tôi chưa được khai thác mấy”[31]. - Sách “Quá trình dạy – tự học”[30] do các tác giả Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên) – Nguyễn Kỳ – Vũ Văn Tảo – Bùi Tường đã luận giải vấn đề “thầy dạy, trò tự học” với các nội dung: mô hình, chu trình, quy trình dạy – tự học, hệ phương pháp dạy – học tích cực lấy người học làm trung tâm, cần phải hướng dẫn cho người khác tự học thông qua tài liệu hướng dẫn tự học - Sách “Phương pháp học tập, nghiên cứu của SV cao đẳng, đại học”[27] của tác giả Phạm Trung Thanh, đã xác lập mô hình về phương pháp học tập – nghiên cứu của SV gồm các thành phần: xác định mục đích, động cơ, thái độ, việc học ở trên lớp, việc học tập nghiên cứu ở nhà, việc học tập, nghiên cứu ở tập thể, việc học tập nghiên cứu qua kiểm tra – thi Vấn đề nghiên cứu tự học ở các trường đại học quân sự Việt Nam. Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc tự học, các trường đại học quân sự đã quan tâm thúc đẩy HĐTH cho HV như tổ chức hội nghị kinh nghiệm, trao đổi, diễn đàn về tự học thế nào cho tốt. Lý luận về tự học còn được bàn ở các chương, mục viết về tự học với tư cách là một hình thức tổ chức dạy học ở Nhà trường đại học quân sự, trong các giáo trình GD học quân sự và nhiều bài báo khoa học của cán bộ, GV viết về vấn đề này được đăng tải trên các tạp chí “Nhà trường quân đội”, “Khoa học quân sư”, “Khoa học xã hội và nhân văn”, “GD lý luận chính trị quân sự” và các ấn phẩm thông tin ở các trường đại học quân sự. Hồ Bá Cảnh với luận văn thạc sĩ “Một số phương hướng nâng cao chất lượng tự học của HV trường sĩ quan chính trị”[11], Trịnh Quang Từ với luận án phó tiến sĩ “Những phương hướng tổ chức HĐTH của SV các trường quân sự”[34] đã đi sâu vào ba phương hướng tổ chức HĐTH của SV các trường quân sự. Tuy chưa đầy đủ, từ các công trình nghiên cứu về tự học đã tổng quan ở trên, có thể rút ra một số nhận xét sau: - Về vấn đề tự học đã được các nhà GD nói tới từ thời cổ xưa đến nay. Tự học được tiếp cận cả ở phạm vi rộng và hẹp. Ở phạm vi rộng tự học gắn liền với tự học thường xuyên, tự học tập suốt đời. Ở phạm vi hẹp, tự học gắn với quá trình học tập, đào tạo tại Nhà trường. - Vấn đề tự học của SV đại học ở Việt Nam, đã có nhiều công trình chuyên khảo, đề tài nghiên cứu với các khía cạnh khác nhau. Nhưng việc quản lý HĐTH và vấn đề đó được viết thành lý luận thì các tác giả ít đề cập. - Muốn người học tự học tốt phải quản lý mục đích, động cơ học tập, tính tích cực, tự giác của việc tự học, phương pháp tự học, đồng thời phải đảm bảo điều kiện tự học: vật chất, kế hoạch, thời gian và việc kiểm tra tự học như nghị quyết TW 2 khóa VIII đã đề cập: “Tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học tạo ra năng lực tự học sáng tạo của học sinh, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học”[2, tr.41]. - Vấn đề bồi dưỡng phương pháp tự học cho HV trong các Nhà trường đại học quân sự, đã có một luận án phó tiến sĩ nghiên cứu các phương hướng tổ chức HĐTH của HV các trường quân sự, song về góc độ quản lý HĐTH của HV Trường SQLQ 2 chưa có công trình nghiên cứu, chưa giải quyết được đòi hỏi của thực tiễn. Vì vậy, phải có các biện pháp quản lý HĐTH của HV trong giai đoạn mới, vấn đề này đòi hỏi phải trở thành một mục tiêu và nhiệm vụ để nâng cao chất lượng đào tạo của Trường SQLQ 2. 1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.2.1. Khái niệm quản lý Thuật ngữ quản lý được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trên cơ sở những cách tiếp cận khác nhau. Chẳng hạn, có một số cách định nghĩa sau đây: - Quản lý là quá trình hoàn thành công việc thông qua sử dụng con người và làm việc với con người. - Quản lý là hoạch định, tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo, kiểm soát công việc và những nỗ lực của con người nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. - Quản lý là vận dụng, khai thác các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) kể cả nguồn nhân lực để đạt đến những kết quả kỳ vọng. - Quản lý là sự tác động của con người (cơ quan quản lý) đối với con người và tập thể con người nhằm làm cho “bộ máy” hoạt động bình thường, có hiệu lực giải quyết được các nhiệm vụ đề ra, là sự kiểm soát theo những yêu cầu nhất định, tổ chức và điều hành các hoạt động theo những yêu cầu nhiệm vụ đã đặt ra. - Quản lý là sự tác động, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn hành vi quá trình xã hội để chúng phát triển hợp quy luật, đạt được mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lý. - Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống các đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định. Từ các khái niệm trên, chúng tôi thấy rằng quản lý là một phạm trù hoạt động có các đặc trưng sau: - Là quá trình có mục đích, mọi hoạt động của nhà quản lý đều hướng tới mục tiêu của tổ chức. - Hoạt động của nhà quản lý là khai thác các nguồn lực một cách tối đa. Do đó, cần có một quy trình hợp lý, sắp xếp nhân sự phù hợp với khả năng của từng người, từng nhóm người. - Tùy theo đặc điểm của tổ chức mà có cách quản lý riêng. Vì vậy, ta cần lựa chọn cách tiếp cận để thâm nhập vào hệ thống quản lý cho phù hợp. - Một số quan điểm tiếp cận trong quản lý. Theo tác giả Vũ Cao Đàm [12] tiếp cận trong quản lý là đường lối xem xét hệ thống quản lý, là cách thức thâm nhập vào hệ thống quản lý, là đường lối để xử lý các vấn đề quản lý. Trên thực tế có một số cách tiếp cận thông dụng: + Tiếp cận theo lịch sử/logic: tiếp cận lịch sử cung cấp những luận cứ thực tiễn, tiếp cận logic cho thấy những mối liên hệ tất yếu. Cách tiếp cận lịch sử/logic cho phép nghiên cứu những vấn đề cơ bản của quản lý trong những điều kiện lịch sử theo những mốc thời gian cụ thể, những mặt hạn chế và lý do, những thành tựu, triển vọng và logic phát triển của hệ thống. + Tiếp cận phân tích/tổng hợp: tiếp cận phân tích cho phép xem xét từng khía cạnh, từng nhân tố của hệ thống một cách biệt lập; tiếp cận tổng hợp cho phép xác lập các mối liên hệ giữa các khía cạnh nhân tố đã phân tích. Cách tiếp cận phân tích/tổng hợp cho phép nghiên cứu các vấn đề của một hệ thống trong mối quan hệ tương tác giữa chúng với nhau và giữa chúng với những yếu tố bên ngoài của hệ thống như: chính trị, kinh tế + Tiếp cận mục tiêu: mục tiêu là đích cần đạt tới, là mốc định hướng để hệ thống vận hành mà trước hết là định hướng cho các hoạt động quản lý, phát triển GD – ĐT nói chung, trước hết trên cơ sở định hướng những mục tiêu do nghị quyết đại hội Đảng VIII và nghị quyết TW2 quy định trên nền tảng quy mô, chất lượng và hiệu quả GD – ĐT. + Tiếp cận hệ thống: cho phép xem xét các hoạt động quản lý như một hệ thống hoàn chỉnh, bao gồm những nhân tố và mối quan hệ tương tác giữa nhân tố để đạt được mục tiêu đã xác định. Về các nhân tố của hệ thống Đối với tất cả các hệ thống tổ chức – cơ quan nói chung đều có các nhân tố sau: - Mục đích/mục tiêu (nhân tố nền tảng) mà hệ thống hướng tới, đó là lý do tồn tại của hệ thống. - Các chương trình, phương pháp hoạt động để đạt mục đích. - Kế hoạch hoạt động để hoạt động có hiệu quả các nguồn lực cần thiết. - Thủ lĩnh/CBQL tiến hành các hoạt động quản lý giúp cho cơ quan đạt được các mục đích đề ra. Sau khi xem xét các khái niệm về quản lý, có thể sử dụng khái niệm quản lý dưới đây trong hoạt động quản lý nhà trường: Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các bộ phận, các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định. Nội dung các chức năng của quá trình quản lý: - Lập kế hoạch Kế hoạch là văn bản trong đó xác định những mục tiêu và những quy định, thể thức, thời gian để đạt mục tiêu đó, có thể hiểu lập kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu , hệ thống các hoạt động và các điều kiện đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đó. Về mặt lôgic, việc lập kế hoạch sẽ đi trước việc thực hiện toàn bộ các chức năng quản lý khác. Kế hoạch là bản hướng dẫn, theo đó: + Một hệ thống cơ quan sẽ đầu tư nguồn lực theo nhu cầu để đạt được mục tiêu. + Các thành viên của hệ thống tiến hành các hoạt động có liên quan tới các mục tiêu, các
Luận văn liên quan