Trên con đƣờng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc trong xu thế
hội nhập toàn cầu hiện nay thì GD&ĐT đóng một vai trò đặc biệt và ngày càng
đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm. Nghị q uyết TW II Đại hội Đảng lần thứ
VIII đã khẳng định "Đầu tư cho giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ là
quốc sách hàng đầu".
Trong các trƣờng đại học yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến chất
lƣợng giáo dục đại học chính là lòng say mê học hỏi, năng lực sáng tạo, năng
lực tự nghiên cứu của sinh viên - những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc. Mục
đích giáo dục đại học là đào tạo ra những sinh viên có tri thức, biết sử dụng và
làm chủ dƣợc những thành tựu của KHCN hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển
của xã hội. Chất lƣợng gi¸o dục đại học phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức
NCKH của sinh viên. Nghiên cứu không chỉ là một chức năng thứ yếu của giáo
dục đại học mà còn là điều kiện không thể thiếu đƣợc làm cho nhà trƣờng phù
hợp với xã hội và đảm bảo chất lƣợng. Vì vậy, nghiên cứu khoa học sinh viên
trong các trƣờng đại học nói chung và ĐHSP nói riêng là việc làm cần thiết.
Thông qua hoạt động NCKH nhằm phát huy năng lực trí tuệ vốn có của mỗi
ngƣời, hình thành kỹ năng, phƣơng pháp NCKH cho ngƣời học và giúp ngƣời
học có đƣợc thói quen làm việc độc lập, sáng tạo để củng cố chuyên môn,
nghiệp vụ, nâng cao trình độ và sáng tạo những giá trị mới cho xã hội.
103 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3230 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các biện pháp quản lý nhằm tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường đại học sư phạm - Đại học tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------------------------------------
NGUYỄN VÂN ANH
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM TĂNG CƢỜNG
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA
SINH VIÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM - ĐHTN
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
Mã số : 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN THỊ TÍNH
Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện luận văn: Các biện pháp quản lý tăng cường hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên, trƣớc hết tối bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS Nguyễn Thị Tính,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận
văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn thầy cô giáo khoa Tâm lý - Giáo dục, Khoa
Sau Đại học và đặc biệt là các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên đề
của toàn khóa học đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến cho tôi trong suốt quá trình
hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn tới Khoa Tâm lý - Giáo dục, Khoa Sau
Đại học và các đơn vị trong trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên đã
gióp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin cảm ơn anh em, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hòan thành luận văn.
Tác giả luận văn
Nguyễn Vân Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
MỤC LỤC
Mở đầu 7
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động nghiên
cứu khoa học ở trƣờng ĐHSP- ĐHTN
12
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 12
1.2 Một số khái niệm cơ bản 19
1.2.1 Khái niệm quản lý, quản lý giáo dục 19
1.2.2 Khái niệm khoa học, nghiên cứu khoa học. 23
1. 3 Các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên trƣờng ĐHSP- ĐHTN
25
1.3.1 Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐH SP- ĐHTN 25
1.3.1.1 Hoạt động NCKH của sinh viên Trƣờng ĐHSP- ĐHTN 25
1.3.1.2 Đặc điểm của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên 26
1.3.1.3 Nội dung của quản lý hoạt động NCKH của sinh viên 28
1.3.1.4 Phƣơng pháp quản lý hoạt động NGKH của sinh viên 30
1.3.2 Quy trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên 32
Kết luận chƣơng 1 32
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN
34
2.1 Giới thiệu về trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHTN 34
2.2 Thực trạng về công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của
sinh viên trƣờng Đại học Sƣ phạm – ĐHTN
37
2.2.1 Thực trạng quản lý và hƣớng dẫn hoạt động NCKH cho sinh viên của
cán bộ, giảng viên.
43
2.2.2 Thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên điều tra trên góc độ SV 49
Kết luận chƣơng 2 55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
Chƣơng 3: Một số biện pháp quản lý tăng cƣờng hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên trƣờng ĐHSP – ĐHTN
56
3.1 Cơ sở pháp lý của việc đề xuất các biện pháp 56
3.2 Hệ thống biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên trƣờng Đại học Sƣ phạm – ĐHTN
57
3.2.1 Nhóm biện pháp thứ nhất: Tăng cƣờng công tác chỉ đạo, sự phối hợp
giữa các đơn vị trong và ngoài trƣờng tổ chức có hiệu quả hoạt động
NCKH của sinh viên
57
3.2.1.1 Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các đơn vị trong và ngoài trƣờng 57
3.2.1.2 Nâng cao năng lực nhận thức của sinh viên về NCKH 59
3.2.1.3 Ban hành một hệ thống các văn bản hƣớng dẫn cho hoạt động NCKH
của sinh viên.
61
3.2.1.4 Đổi mới phƣơng thức kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH của SV 62
3.2.1.5 Đổi mới công tác khen thƣởng về NCKH sinh viên 63
3.2.2 Nhóm biện pháp thứ hai: Xây dựng phá triển nguồn nhân lực phục vụ
cho hoạt động NCKH của sinh viên, đa dạng hóa các nguồn lực.
64
3.2.2.1 Nâng cao năng lực NCKH cho cán bộ, giảng viên. 64
3.2.2.2 Tăng cƣờng cơ sở vật chất cho hoạt động NCKH của sinh viên 65
3.2.2.3 Huy động các nguồn lực để hỗ trợ cho hoạt động NCKH của sinh viên 65
3.2.2.4 Đẩy mạnh công tác thông tin trong hoạt động NCKH của sinh viên; phổ
biến các định hƣớng nghiên cứu của Bộ, đại học, nhà trƣờng để cán bộ,
đơn vị có tính chủ động trong nghiên cứu.
66
3.2.2.5 Đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT trong NCKH của sinh viên và
quản lý NCKH của sinh viên.
67
3.2.3 Nhóm biện pháp thứ ba: Kết hợp NCKH với hoạt động học tập của SV 68
3.2.3.1 Tăng cƣờng chỉ đạo các hoạt động làm bài tập lớn, tiểu luận trong quá
trình dạy học
68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
3.2.3.2 Chỉ đạo thực hiện đổi mới phƣơng pháp giảng dạy ở đại học theo hƣớng
tăng cƣờng hoạt động tự nghiên cứu của sinh viên
68
3.2.3.3 Tăng cƣờng hoạt động tự nghiên cứu, tìm tòi của sinh viên trong
chƣơng trình đào tạo của sinh viên làm quen với hoạt động NCKH
73
3.2.3.4 Tăng cƣờng hoạt động thực tế và kiến tập sƣ phạm 73
3.2.3.5 Phát huy vai trò chủ động, tích cực của giảng viên, sinh viên và đơn vị
khoa trong hoạt động NCKH của sinh viên.
76
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp và điền kiện thực hiện các biện pháp. 76
3.3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp 76
3.3.2 Điều kiện để thực hiện các biện pháp 77
3.4 Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất 77
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 77
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 77
3.4.3 Các phƣơng pháp khảo nghiệm 77
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 77
Kết luận chƣơng 3 80
Kết luận và kiến nghị 81
I Kết luận 81
II Kiến nghị 82
Tài liệu tham khảo 84
Phụ lục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Công nghiệp hóa - hiện đại hoá CNH-HĐH
Công nghệ thông tin CNTT
Đại học Sƣ phạm ĐHSP
Đại học Thái Nguyên ĐHTN
Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT
Giảng viên GV
Khoa học - Kỹ thuật KH-KT
Khoa học công nghệ KHCN
Nghiên cứu khoa học NCKH
Quản lý khoa học – Quan hệ quốc Tế QLKH - QHQT
Sinh viên SV
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1
Biểu đồ 2.1
Bảng 2.1
Khái niệm quản lý
Đề tài NCKH của sinh viên 2001-2008
Số lƣợng các đề tài NCKH và giải thƣởng sinh viên NCKH
22
36
37
Bảng 2.2 Thống kê giải thƣởng Olympic sinh viên 37
Bảng 2.3 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý về các biện pháp nâng cao
chất lƣợng NCKH của sinh viên
38
Bảng 2.4 Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH sinh viên của cán bộ quản
lý đã tiến hành
39
Bảng 2.5 Đánh giá của cán bộ quản lý về quy trình quản lý hoạt động NCKH
sinh viên của trƣờng ĐHSP - ĐHTN
41
Bảng 2.6 Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao năng lực NCKH của sinh viên 42
Bảng 2.7 Thực trạng nhận thức của cán bộ giảng viên nhà trƣờng về ý nghĩa
của hoạt động NCKH đối với sinh viên
43
Bảng 2.8 Đánh giá của giảng viên về kỹ năng NCKH của sinh viên 45
Bảng 2.9 Nhận xét của giảng viên về nguyên nhân dẫn tới chất lƣợng đề tài
NCKH của sinh viên chƣa đƣợc tốt
47
Bảng 2.10 Đề xuất của giảng viên về các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng
NCKH của sinh viên
47
Bảng 2.11 Biện pháp hƣớng dẫn đề tài NCKH của giảng viên cho sinh viên 48
Bảng 2.12 Thực trạng nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của hoạt động NCKH
đối với sinh viên
49
Bảng 2.13 Thực trạng các hình thức sinh viên đã tham gia để tiến hành NCKH 50
Bảng 2.14 Các biện pháp NCKH đã đƣợc thực hiện 51
Bảng 2.15 Tự đánh giá của sinh viên về kỹ năng NCKH của sinh viên 52
Bảng 2.16 Đánh giá của sinh viên về hoạt động hƣớng dẫn NCKH của cán bộ
giáo viên
54
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp trƣng cầu ý kiến 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên con đƣờng công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc trong xu thế
hội nhập toàn cầu hiện nay thì GD&ĐT đóng một vai trò đặc biệt và ngày càng
đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta quan tâm. Nghị quyết TW II Đại hội Đảng lần thứ
VIII đã khẳng định "Đầu tư cho giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ là
quốc sách hàng đầu".
Trong các trƣờng đại học yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến chất
lƣợng giáo dục đại học chính là lòng say mê học hỏi, năng lực sáng tạo, năng
lực tự nghiên cứu của sinh viên - những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc. Mục
đích giáo dục đại học là đào tạo ra những sinh viên có tri thức, biết sử dụng và
làm chủ dƣợc những thành tựu của KHCN hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển
của xã hội. Chất lƣợng gi¸o dục đại học phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức
NCKH của sinh viên. Nghiên cứu không chỉ là một chức năng thứ yếu của giáo
dục đại học mà còn là điều kiện không thể thiếu đƣợc làm cho nhà trƣờng phù
hợp với xã hội và đảm bảo chất lƣợng. Vì vậy, nghiên cứu khoa học sinh viên
trong các trƣờng đại học nói chung và ĐHSP nói riêng là việc làm cần thiết.
Thông qua hoạt động NCKH nhằm phát huy năng lực trí tuệ vốn có của mỗi
ngƣời, hình thành kỹ năng, phƣơng pháp NCKH cho ngƣời học và giúp ngƣời
học có đƣợc thói quen làm việc độc lập, sáng tạo để củng cố chuyên môn,
nghiệp vụ, nâng cao trình độ và sáng tạo những giá trị mới cho xã hội.
Hiện nay, công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên còn gặp
những hạn chế, để tìm ra phƣơng hƣớng khắc phục và góp phần nâng cao chất
lƣợng nghiên cứu khoa học cũng nhƣ chất lƣợng đào tạo giáo viên và cán bộ
quản lý, chúng tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài "Các biện pháp quản lý tăng cường
hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Đại học Sư phạm - Đại
học Thái Nguyên" làm đề tài nghiên cứu bởi nó mang tính thiết thực và cấp
bách đối với hoạt động quản lý GD&ĐT của nhà trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng NCKH của sinh viên trƣờng
ĐHSP - ĐHTN và xây dựng một số biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
trƣờng ĐHSP - ĐHTN.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Biện pháp quản lý tăng cƣờng hoạt động nghiên
cứu khoa học của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là một nội dung quan trọng
trong quản lý nhà trƣờng.
Việc xây dựng các biện pháp thiết thực, mang tính khoa học nhằm tăng
cƣờng công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả NCKH của sinh viên và nâng cao chất lƣợng đào tạo
của nhà trƣờng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Tìm hiểu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng
đại học.
5.2 Tìm hiểu thực trạng của công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên
trƣờng ĐHSP - ĐHTN.
5.3 Các biện pháp đề xuất tăng cƣờng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học
của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp các cơ sở, tài liệu lý luận về quản lý
giáo dục và lý luận quản lý nghiên cứu khoa học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
Phƣơng pháp lịch sử nghiên cứu lịch sử vấn đề, tìm hiểu, khai thác các
công trình nghiên cứu về quản lý công tác NCKH trong trƣờng và quản lý nhà
trƣờng để làm cơ sở tiếp tục cho các hoạt động nghiên cứu.
6.2 Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
Phƣơng pháp thống kê số liệu các đề tài NCKH của sinh viên và các
nhận xét về kết quả nghiên cứu của các đề tài.
Phƣơng pháp lấy ý kiến chuyên gia nhằm khai thác kinh nghiệm, vốn
hiểu biết của các chuyên gia về các biện pháp quản lý.
Phƣơng pháp trò chuyện, phỏng vấn để thu thập những thông tin về hoạt
động quản lý NCKH của trƣờng.
Phƣơng pháp quan sát sử dụng nhằm hỗ trợ cho các phƣơng pháp khác
trong quá trình nghiên cứu để thấy rõ hơn hoạt động của sinh viên trong quá
trình tổ chức thực hiện hoạt động NCKH.
Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm của sinh viên: các báo cáo khoa học,
bài tập, đề tài khoa học, khoá luận, luận văn tốt nghiệp.
6.3 Nhóm phƣơng pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học sử lý số liệu về quản lý hoạt động NCKH của
sinh viên góp phần làm cho kết quả nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy chính
xác cao.
7. Phạm vi giới hạn nghiên cứu
Hoạt động NCKH của sinh viên đƣợc thể hiện ở nhiều hình thức khác
nhau nhƣ đề tài NCKH, bài tập lớn… Với phạm vi giới hạn nghiên cứu đề tài
chủ yếu tập trung nghiên cứu đề tài khoa học của sinh viên.
8. Cấu trúc luận văn
Gồm 3 chƣơng
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động NCKH ở trƣờng
ĐHSP - ĐHTN
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.2 Một số khái niệm cơ bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
1.2.1 Khái niệm quản lý, quản giáo dục.
1.2.2 Khái niệm khoa học, NCKH.
1.3 Các vấn đề quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN
1.3.1 Quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP – ĐHTN.
1.3.2 Quy trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên
* Kết luận chƣơng 1
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên
trƣờng ĐHSP - ĐHTN
2.1 Giới thiệu về Đại học Sƣ phạm - ĐHTN
2.2 Thực trạng về công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng
ĐHSP - ĐHTN
2.2.1 Thực trạng quản lý và hƣớng dẫn hoạt động NCKH cho sinh viên của cán
bộ, giảng viên
2.2.2 Thực trạng hoạt động nghiên cứu của sinh viên điều tra trên góc độ sinh
viên
* Kết luận chƣơng 2
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lý tăng cƣờng hoạt động NCKH của sinh
viên trƣờng ĐHSP - ĐHTN
3.1 Cơ sở pháp lý của việc đề xuất các biện pháp.
3.2 Hệ thống biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trƣờng ĐHSP
– ĐHTN.
3.2.1. Nhóm biện pháp thứ nhất: Tăng cƣờng công tác chỉ đạo và sự phối hợp
giữa các đơn vị trong và ngoài trƣờng tổ chức có hiệu quả hoạt động
NCHK của sinh viên.
3.2.2 Nhóm biện pháp thứ hai: Xây dựng phát triển nguồn nhân lực phục vụ
cho hoạt động NCKH, đa dạng hóa của nguồn lực
3.2.3 Nhóm biện pháp thứ ba: Kết hợp NCKH với học tập của sinh viên
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp và điều kiện để thực hiện các biện pháp.
3.3.1 Mối quan hệ giữa các biện pháp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
3.3.2 Điều kiện để thực hiện các biện pháp.
3.4 Khảo nghiệm các biện pháp đề xuất
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm.
3.4.3 Các phƣơng pháp khảo nghiệm.
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm.
* Kết luận chƣơng 3
9. Kết luận và kiến nghị
I. Kết luận
II. Kiến nghị
10. Tài liệu tham khảo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Giáo dục đại học đƣợc quan tâm hàng đầu vào giai đoạn những thập niên
cuối thế kỷ XX, khi khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ mạnh mẽ . Để
đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, quá trình đào tạo ở các
trƣờng đại học đã gắn chặt chẽ với NCKH, với thực tiễn cuộc sống. NCKH
đóng một vai trò, một sứ mệnh to lớn là căn cứ để các trƣờng cập nhật, đổi mới
chƣơng trình và nội dung đào tạo nhằm đƣa nền giáo dục nƣớc ta hội nhập với
khu vực và thế giới. Việc tìm ra các giải pháp hay các biện pháp quản lý nhằm
nâng cao chất lƣợng NCKH trong các trƣờng đại học là một trong những vấn đề
đƣợc quan tâm của rất nhiều nhà chuyên gia, khoa học có tâm huyết trong và
ngoài nƣớc.
Ở nƣớc ngoài
Các trƣờng đại học ở Liên Xô trƣớc đây rất coi trọng các hình thức tổ
chức NCKH cho sinh viên, trong đó tổ chức cho sinh viên làm khóa luận, luận
văn tốt nghiệp đƣợc coi là quan trọng nhất.
Trong các công trình triết học, thiên tài Lênin đã xây dựng cơ sở phƣơng
pháp luận khoa học của nền khoa học tự nhiên hiện đại và cũng theo sáng kiến
của Lênin lần đầu tiên trong lịch sử khoa học, Liên Xô bắt đầu kế hoạch hoá
khoa học trong quy mô toàn quốc đề ra và thực hiện thành công chính sách phát
triển khoa học thống nhất trong toàn quốc.
Năm 1971, M.T.Lubixƣna
Năm 1971, M.T.Lubixƣna và A.A. Gơroxepxki trong chuyên khảo Tổ
chức công việc tự học của sinh viên cho rằng NCKH của sinh viên đại học là
một trong những hình thức hoàn thiện nhất về mặt đào tạo khoa học, có hiệu
quả thiết thực đối với việc nâng cao trình độ của sinh viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
Năm 1972, P.T.Prikhodko trong tác phẩm Tổ chức và phương pháp công
tác NCKH [33] đã giới thiệu những nét đặc trƣng cơ bản của hoạt động NCKH
của sinh viên. Tác giả đánh giá tầm quan trọng của việc tổ chức cho sinh viên
làm niên luận, khóa luận tốt nghiệp, coi đây là những hình thức tập dƣợt NCKH
nhờ đó mà sinh viên có khă năng tự học suốt đời.
W.Humboldt (1767 - 1835) ngƣời sáng lập trƣờng Đại học Berlin cũng
đã có ý kiến cho rằng với nhiệm vụ đi tìm tri thức, trƣờng đại học không thể gạt
bỏ toàn bộ lĩnh vực NCKH cho các viện khoa học và nếu làm nhƣ vậy thì đã tự
phủ định mình.
Luật giáo dục Cao đăng của nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong
các chƣơng I, điều 10 có ghi: “Nhà nước bảo đảm tự do NCKH, sáng tác văn
học nghệ thuật và các hoạt động văn hóa khác trong các trường cao đẳng theo
đúng pháp luật…”, trong đó có quyền và nghĩa vụ NCKH của sinh viên, coi
đây là một biện pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo [10, tr 257]
Hoa Kỳ trong Chiến lƣợc 1998 – 2000 của Bộ Giáo dục đã ghi nhận
NCKH giáo dục góp phần cải thiện nền giáo dục quốc gia, Hoa kỳ đã xác định
những vấn đề ƣu tiên tổ chức cho sinh viên NCKH [10, tr. 414].
Trong tác phẩm “Research and Report Writing” [7], tác giả Francesco
Cordasco và Elliots S.M.Galner đã chỉ ra những hoạt động cụ thể để hình thành
kỹ năng NCKH cho sinh viên.
Năm 1990, Gary Anderson (New York), trong tác phẩm “ Fundamentals
of educational research. [35], tác giả chú trọng đến việc tìm tòi các nguyên tắc,
phƣơng pháp cũng nhƣ công cụ, kỹ thuật NCKH để huấn luyện cho sinh viên.
Tại Singapore năm 1983, hai tác giả Keith Howard và John A.Sharp đã
biên soạn tài liệu “ The management of a student research project” [36] nhằm
giúp sinh viên biết cách quản lý kế hoạch nghiên cứu. Các tác giả đã trình bày
những vấn đề về chọn lựa đề tài, xây dựng kế hoạch nghiên cứu, tập hợp, phân
tích, xử lý và đánh giá kết quả NCKH. Năm 1996, tác giả Brian Allison trong
cuốn “ Research skills for students - National institute of education [34] đã giúp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
cho sinh viên những lý thuyết về NCKH, cung cấp kỹ năng tiến hành một cuộc
điều tra, thiết kế một bảng hỏi và những kỹ thuật khi sử dụng phƣơng pháp
phóng vấn.
Nhƣ vậy, ở nƣớc ngoài qua nhiều công trình khoa học cho thấy các tác
giả quan tâm không chỉ về phƣơng diện phƣơng pháp luận mà còn đặc biệt
quan tâm đến các vấn đề về tổ chức và các kỹ năng cụ thể cần đƣợc huấn luyện,
trang bị cho sinh viên.
Ở trong nƣớc
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến KHCN, Ngƣời cho rằng khoa
học công nghệ có ảnh hƣởng rất lớn đến sự nghiệp đấu tranh và giải phóng dân
tộc. Muốn xây dựng và phát triển đất nƣớc thì phải quan tâm tới KHCN, Ngƣời
không ngừng chăm lo bồi dƣỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật
để phục vụ nƣớc nhà.
Hiện nay, với sự nhảy vọt của KHCN, nhân loại đang bƣớc đầu quá độ
sang nền kinh tế tri thức, cùng với đó là xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh
mẽ trên thế giới. Trƣớc bối cảnh đó, triết lý về giáo dục cho thế kỷ 21 có
những biến động to lớn lấy học thƣờng xuyên suốt đời làm nền móng nhằm
hƣớng tới xây dựng một xã hội học tập cùng với đó là sự phát triển nhanh
chóng của giáo dục đại học thế giới. Để đáp ứng sự thay đổi đó giáo dục phải
có các nhiệm vụ và giải pháp đổi mới giáo dục đại học mới hoà nhập cùng với
giáo dục đại học thế giới.
Một là, điều chỉnh cơ cấu trình độ và hệ thống nhà trƣờng nhằm làm cho
giáo dục đại học phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc và
những xu hƣớng phát triển của thế giới.
Hai là, xây dựng quy trình đào tạo mềm dẻo và liên thông, đổi mới mục
tiêu, nội dung, phƣơng pháp giảng dạy và học tập ở đại học.
Ba là, xây dựng độ