Luận văn Cảm hứng lịch sử trong kịch nói Nguyễn Huy Tưởng

Nếu tính từ năm 1941, năm nhà văn Nguyễn Huy Tưởng(1912 – 1960) bắt đầu có sáng tác được in, cho đến năm 1960, năm ông qua đời, thì tác giả Vũ Như Tô đã cầm bút trọn vẹn hai mươi năm ròng. Hai mươi năm cần cù, bền bỉ sáng tạo, nhà văn đã để lại một khối lượng tác phẩm đáng kể, đa dạng về thể loại: thơ, truyện ngắn, tuỳ bút, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, kịch bản phim, truyện cho thiếu nhi v.v. Trong đó, theo nhiều nhà nghiên cứu xưa nay, mảng truyện và kịch là những sáng tác nổi bật, góp phần khẳng định vị trí vững vàng của ông trong lịch sử văn học Việt Nam với tư cách là một nhà văn có cảm hứng lịch sử độc đáo và sâu sắc. Có thể xem cảm hứng lịch sử là cảm hứng chủ đạo, là nhất điểm linh đài trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn nói chung, thể loại kịch nói nói riêng. Đây là một vấn đề thường được khẳng định trực tiếp hoặc gián tiếp, nhấn mạnh hay chỉ đề cập thoáng qua trong hầu hết những bài viết, những công trình nghiên cứu về sáng tác Nguyễn Huy Tưởng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực diện, hệ thống về vấn đề cảm hứng lịch sử trong toàn bộ sự nghiệp văn học của nhà văn cũng như ở từng thể loại cụ thể. Do vậy, với đề tài “Cảm hứng lịch sử trong kịch nói Nguyễn Huy Tưởng”, người viết luận văn(NVLV) mong muốn góp phần soi sáng một phương diện cơ bản của tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn qua một thể loại cụ thể, từ đó, xác định đúng đắn con đường thâm nhập, phân tích kịch bản văn học của ông trong nhà trường hiện nay

pdf97 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2011 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cảm hứng lịch sử trong kịch nói Nguyễn Huy Tưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH    PHAN ĐÌNH DŨNG CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG KỊCH NÓI NGUYỄN HUY TƯỞNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 5-04-33 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :PGS. TS. TRẦN HỮU TÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ~ 2003 ~ PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Nếu tính từ năm 1941, năm nhà văn Nguyễn Huy Tưởng(1912 – 1960) bắt đầu có sáng tác được in, cho đến năm 1960, năm ông qua đời, thì tác giả Vũ Như Tô đã cầm bút trọn vẹn hai mươi năm ròng. Hai mươi năm cần cù, bền bỉ sáng tạo, nhà văn đã để lại một khối lượng tác phẩm đáng kể, đa dạng về thể loại: thơ, truyện ngắn, tuỳ bút, tiểu thuyết, kịch bản sân khấu, kịch bản phim, truyện cho thiếu nhi v.v. Trong đó, theo nhiều nhà nghiên cứu xưa nay, mảng truyện và kịch là những sáng tác nổi bật, góp phần khẳng định vị trí vững vàng của ông trong lịch sử văn học Việt Nam với tư cách là một nhà văn có cảm hứng lịch sử độc đáo và sâu sắc. Có thể xem cảm hứng lịch sử là cảm hứng chủ đạo, là nhất điểm linh đài trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn nói chung, thể loại kịch nói nói riêng. Đây là một vấn đề thường được khẳng định trực tiếp hoặc gián tiếp, nhấn mạnh hay chỉ đề cập thoáng qua trong hầu hết những bài viết, những công trình nghiên cứu về sáng tác Nguyễn Huy Tưởng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách trực diện, hệ thống về vấn đề cảm hứng lịch sử trong toàn bộ sự nghiệp văn học của nhà văn cũng như ở từng thể loại cụ thể. Do vậy, với đề tài “Cảm hứng lịch sử trong kịch nói Nguyễn Huy Tưởng”, người viết luận văn(NVLV) mong muốn góp phần soi sáng một phương diện cơ bản của tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn qua một thể loại cụ thể, từ đó, xác định đúng đắn con đường thâm nhập, phân tích kịch bản văn học của ông trong nhà trường hiện nay. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Nguyễn Huy Tưởng là một nhà văn sớm nổi tiếng từ trước năm 1945 với tư cách là tác giả bộ ba tiểu thuyết và kịch lịch sử: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, AnTư cùng được xuất bản vào năm 1944. Nhưng phải đến năm 1946, năm Bắc Sơn được công diễn và xuất bản, mới rộ lên một làn sóng phê bình, đánh giá về sáng tác của nhà văn. Làn sóng ấy, cũng như bản thân vở kịch đầu tiên của ông, lúc thăng, lúc trầm qua từng thời điểm, từng giai đoạn nhất định. Cho đến thời điểm này, năm 2003, việc nghiên cứu, thẩm định về toàn bộ sự nghiệp văn học của ông nói chung, từng tác phẩm cụ thể nói riêng cũng còn có nhiều ý kiến khác nhau, song nhìn chung vị trí xứng đáng của ông trên văn đàn Việt Nam trước và sau Cách mạng tháng Tám ngày càng được khẳng định mạnh mẽ, sâu sắc thêm. Trước khi tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu kịch nói Nguyễn Huy Tưởng, NVLV sẽ sơ lược trình bày về lịch sử vấn đề nghiên cứu sáng tác của tác giả Bắc Sơn nói chung. 2.1 Vài nét về lịch sử vấn đề nghiên cứu sáng tác Nguyễn Huy Tưởng Ba tháng sau khi Nguyễn Huy Tưởng qua đời mới có bài viết đầu tiên nghiên cứu về sáng tác của nhà văn. Đó là tiểu luận “Nguyễn Huy Tưởng nhà văn trưởng thành dưới chế độ mới” của nhà nghiên cứu Hà Minh Đức(đăng trong Nghiên cứu văn học, tháng 10-1960). Là một trong hai nhà nghiên cứu(người thứ hai là Phong Lê) có quá trình tìm hiểu, khám phá nghiêm túc, công phu về con người và sự nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng, Hà Minh Đức đã công bố một loạt bài viết, công trình [6, 8, 9, 10] về sáng tác của tác giả Sống mãi với thủ đô trong vòng 24 năm từ 1960 (bài đã dẫn) đến 1984. Hai công trình tiêu biểu của nhà nghiên cứu về toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng là: 1) Nguyễn Huy Tưởng(1912 – 1960), Nxb Văn học, 1966(viết chung với Phan Cự Đệ), 2) Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng(Lời giới thiệu), Nxb Văn học, 1984 (đã đưa vào trong Khảo luận văn chương, in lần thứ hai, Nxb KHXH, 1998). Trong công trình 1), các tác giả đã “tự xác định và giới hạn cho mình nhiệm vụ bước đầu đánh giá một cách tổng hợp những sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng”[ 8: 5]. Mở đầu chương II -Tiểu thuyết và kịch lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng trước Cách mạng tháng Tám - hai tác giả chuyên luận nhận xét: “Trong số các tác giả(trước Cách mạng tháng Tám), Nguyễn Huy Tưởng là người có thế giới quan tiến bộ nhất và đã cố gắng khai thác đề tài lịch sử một cách nghiêm túc và sáng tạo”( NVLV nhấn mạnh). Kết thúc chuyên luận, hai ông đã nhạân định về “một đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng”: “Kết hợp chặt chẽ tính lịch sử và tính thời sự là một đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng thể hiện ở quan điểm nhận thức, biện pháp thể hiện và nội dung hiện tượng được phản ánh”[8:234 ]. Mười tám năm sau, viết lời giới thiệu cho Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng(Sđd), Hà Minh Đức đã có ý thức khắc phục một số nhận xét, đánh giá chưa thật phù hợp của mình xoay quanh con người và sáng tác Nguyễn Huy Tưởng. Khái niệm cảm hứng, cảm hứng lịch sử nhiều lần xuất hiện trên những trang viết của nhà nghiên cứu [ 10 : 60, 68, 70, 71, 73, 86]. Có điều ông không quan niệm đó là cảm hứng chủ đạo mà cho đó chỉ là một trong những yếu tố thuộc về chất sử thi trong sáng tác Nguyễn Huy Tưởng. Tác giả viết: “Cảm hứng lịch sử sâu sắc, vai trò lớn lao của nhân dân trong không gian và thời gian, chủ nghĩa yêu nước anh hùng thấm đượm trong suy nghĩ, tình cảm, hành động của các nhân vật và những bức tranh sinh động, tất cả đã góp phần tạo nên chất sử thi trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng”[ 10: 86-87]. Một số nhận xét của Hà Minh Đức về đề tài lịch sử, về quan hệ giữa tính lịch sử và tính thời sự trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là những khẳng định chính xác. Khá nhiều nhà nghiên cứu về sau, bao gồm cả giới nghiên cứu văn học và sử học( chẳng hạn như: Phan Trọng Thưởng, Hoàng Tiến, Nguyên Ngọc, Trần Đình Nam, Nguyễn Phương Chi, Dương Trung Quốc, Lê Văn Lan, Mai Hương, Hà Ân, Bích Thu, Tôn Thảo Miên, theo Nguyễn Huy Tưởng- Về tác gia và tác phẩm[72]) , khi thâm nhập văn xuôi và kịch của nhà văn, thường thống nhất với những nhận xét này. Trong số các nhà nghiên cứu ấy, NVLV đặc biệt lưu ý hai tác giả: một là cố PGS. Nguyễn Trác, đồng tác giả giáo trình Văn học Việt Nam 1945 – 1975(tập II), Nxb GD – 1990, thứ hai là Phong Lê, người có thâm niên công tác ở Viện Văn học và Tạp chí Văn học đồng thời cũng là một trong hai nhà nghiên cứu có bề dày về con người và sự nghiệp Nguyễn Huy Tưởng. Ở chương XIII của giáo trình trên, khi đưa ra “Một số đặc điểm về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng”, cố PGS. đã dùng hẳn khái niệm cảm hứng lịch sử xem như là một yếu tố đặc sắc trong phong cách tác giả. Cụ thể, ông viết: “Một yếu tố đặc sắc nữa trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng là cảm hứng lịch sử, chủ yếu về sự kiện lịch sử, phần nào về con người lịch sử”[52: 216]. Do tính chất giáo trình, ông chỉ chứng minh ngắn gọn, sơ lược yếu tố này thông qua một số tác phẩm tiêu biểu mà chưa đi sâu lí giải một cách hoàn chỉnh, hệ thống. Thường xuyên cập nhật những thông tin mới về con người và tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng qua những lần kỉ niệm, tưởng niệm, hội thảo khoa học về nhà văn từng được Nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1- 1996 này, nhà nghiên cứu Phong Lê đã nhấn mạnh một đặc điểm “như là nét quán xuyến trong suốt hành trình tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng”( chữ dùng của nhà nghiên cứu). Cụ thể ông viết:”Có vốn tri thức rộng và sâu về quá khứ dân tộc, cuộc sống trong cảm nhận của Nguyễn Huy Tưởng không bao giờ là một nhát cắt ngang mà là gồm nhiều đường mạch gắn bó với lịch sử. Và lịch sử, trong sự kết nối từ quá khứ đến hiện tại, đó là sự song hành hoặc tương phản giữa một bên là bạo lực của ngoại xâm, của cường quyền, của những rối ren và náo động của xã hội, với một bên là sự mỏng manh, sự bấp bênh của những số phận, những cuộc tình, những đam mê và khát vọng của con người, trong đó có vị trí trung tâm là người trí thức”[28:345].Ở một đoạn khác, Phong Lê còn gián tiếp khẳng định cảm hứng lịch sử như là cảm hứng chủ đạo trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. Ông cho rằng “có một đường dây gắn nối từ Vũ Như Tô đến Sống mãi với thủ đôkhông phải chỉ do đề tài miêu tảMà còn là một cảm hứng sáng tạo gần như gắn nối và xuyên suốt : trầm hùng và bi tráng”[ 28:358]. Những nhận định tinh tế này có thể gợi ý cho NVLV một số vấn đề về cách tiếp cận lịch sử, cách miêu tả số phận con người trong lịch sử của Nguyễn Huy Tưởng. Nguyễn Huy Tưởng thành danh không chỉ với kịch, song đúng như nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã nhận định, “trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Huy Tưởng, những tác phẩm kịch chiếm một vị trí quan trọng”[9:375]. Cũng theo ông, “vào những năm trước và sau Cách mạng, Nguyễn Huy Tưởng đã có công thúc đẩy và xây dựng nền kịch nói của nước nhà phát triển trên một chặng đường mới”[9:375]. Chặng đường sáng tác kịch của nhà văn mở đầu từ Vũ Như Tô(1941) và đến tập kịch ngắn Anh Sơ đầu quân(1949) thì kết thúc.Theo nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn không chỉ là “một tác giả tiêu biểu của sân khấu kịch nói kháng chiến chống Pháp[Nguyễn Văn Thành, 72: 397] mà còn là một kịch tác gia lớn “góp phần đáng kể vào sự hình thành của nền kịch nói Việt Nam hiện đại, đem đến cho nó phẩm chất văn học và tầm vóc chuyên nghiệp”[Tất Thắng, 72 : 403]. 2.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu kịch nói Nguyễn Huy Tưởng So với quá trình nghiên cứu Nguyễn Huy Tưởng nói chung, quá trình tìm hiểu, khám phá kịch nói của nhà văn, một mặt, diễn ra sôi nổi và không kém phần sâu sắc, mặt khác, lại phải trải qua những ngắt quãng khá dài về thời gian. Những năm 40, nhìn chung, kịch nói của ông – chủ yếu là Bắc Sơn và Những người ở lại – đã được đón nhận những luồng phê bình khen chê khá là trái ngược nhau. “Con yêu” là Bắc Sơn nên vở kịch này phần lớn được người ta vồ vập, săn đón và không tiếc lời ngợi ca. Những người ở lại của cùng tác giả, chỉ ra đời có sau vài năm, lại phải rơi vào sự ghẻ lạnh của số phận “con ghét” bởi một trong những lí do, mà đến nay nhiều nhà nghiên cứu đã nhận ra, là dường như nó “sinh bất phùng thời”. Mãi đến năm 1963, ba năm sau ngày nhà văn, nhà viết kịch Nguyễn Huy Tưởng qua đời và mười bốn năm tính từ tập kịch ngắn cuối cùng của ông, mới có bài viết đầu tiên trực diện nghiên cứu về bốn vở kịch chọn lọc(Vũ Như Tô, Cột đồng Mã Viện, Bắc Sơn, Những người ở lại) của Hà Minh Đức(giới thiệu cho Kịch Nguyễn Huy Tưởng, Nxb Văn học, HN- 1963). Năm sau có bài về Kịch Nguyễn Huy Tưởng của nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ (đăng trong Tạp chí Văn học, số 3-1964). Rồi bẵng đến 20 năm, năm 1984, mới xuất hiện bài Tìm hiểu kịch Nguyễn Huy Tưởng của tác giả Nguyễn Văn Thành, trên Tạp chí Sân Khấu số 1- 1984. Và năm 1992, trong Hội thảo khoa học Nguyễn Huy Tưởng, một sự nghiệp chưa kết thúc, nhà nghiên cứu sân khấu Tất Thắng có bài về Cuộc tao ngộ giữa kịch và văn Nếu như nhận xét, đánh giá chung về kịch Nguyễn Huy Tưởng vẫn chưa có nhiều công trình, bài viết tương xứng với vị trí, tầm cỡ của nó trong nền kịch nói Việt Nam hiện đại thì ngược lại, đối với một số vở kịch có vị trí đặc biệt như Vũ Như Tô, Bắc Sơn, công chúng và nhất là giới phê bình, nghiên cứu văn học ngày càng dành riêng nhiều ưu ái hơn Chỉ thống kê theo thư mục trong công trình Nguyễn Huy Tưởng, về tác gia và tác phẩm [72: 683-697], có bổ sung thêm những bài trên Tạp chí Văn học từ năm 2000 đến nay, và cũng chỉ tính những bài bàn riêng về từng vở, chúng ta có thể thấy xuất hiện trên chục bài viết trực diện khám phá về Bắc Sơn và Vũ Như Tô ( Bắc Sơn: 12 bài, Vũ Như Tô: 15 bài). Riêng Những người ở lại, ngoài bài tự phê bình của chính tác giả[14: 263-270] mới có thêm bài Đọc Những người ở lại của Hồng Lĩnh (báo Sự thật, 15-4-1949). Cột đồng Mã Viện chưa thấy bài viết độc lập mà chỉ được đề cập trong các nhận định chung về kịch Nguyễn Huy Tưởng Xuất phát từ thực tiễn nghiên cứu kịch nói Nguyễn Huy Tưởng đã trình bày trên, có thể thâm nhập lịch sử vấn đề nghiên cứu kịch nói của nhà văn lần lượt theo hai bước: khám phá những vấn đề chung gần gũi với mục đích nghiên cứu của luận văn; phát hiện một số cách tiếp cận cơ bản đối với từng vở kịch như Vũ Như Tô của các nhà nghiên cứu đi trước. Trong lời giới thiệu Kịch Nguyễn Huy Tưởng, Hà Minh Đức có một số nhận xét chung về xung đột, sự kiện, khả năng khái quát của kịch Nguyễn Huy Tưởng. Ông viết: “Ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng vốn giàu chất sử thi nên trong khuynh hướng khai thác xung đột lịch sử cũng như xung đột hiện tại, lối bắt nhìn(?) của anh là luôn tìm đến những sự kiện nổi bật, tái hiện nó ở mức độ qui mô; kịch của Nguyễn Huy Tưởng có khả năng khái quát rộng rãi, thường chứa đựng nhiều cảnh, nhiều người, nhiều sự việc, phản ánh những khung cảnh xã hội và lịch sử tiêu biểu, có ý nghĩa”[72:382]. Nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Văn Thành, khi tìm hiểu kịch Nguyễn Huy Tưởng(bđd), cũng chia sẻ ý kiến với Hà Minh Đức về khuynh hướng khai thác đề tài lịch sử trong kịch – giai đoạn trước Cách mạng –và ông còn lưu ý thêm từ Bắc Sơn đến Những người ở lại, nhà biên kịch đã “tiếp tục những thử nghiệm, tìm tòi” về “việc đem vào đời sống sân khấu kịch nói kháng chiến xu hướng kết hợp yếu tố tâm lí với yếu tố sử thi, anh hùng ca nhằm mở rộng dung lượng phản ánh của kịch nói trong việc đi vào thể hiện đề tài xã hội chính trị” [ 72:396] . Bổ sung nhận xét của Hà Minh Đức và Nguyễn Văn Thành, nhà nghiên cứu sân khấu Tất Thắng(bđd) đã đặt vấn đề về cuộc tao ngộ giữa kịch và văn ở Nguyễn Huy Tưởng, người mà theo ông “giới sân khấu chưa bao giờ coi là tác giả kịch, là nhà viết kịch thực thụ”[72:399] song, vẫn theo ông, lại là người có công lớn đối với sân khấu Việt Nam hiện đại, thậm chí là người đem đến cho nó phẩm chất văn học và tầm vóc chuyên nghiệp![72:403]. Đánh giá, nhận xét về phẩm chất, tầm cỡ của những kịch bản văn học của nhà văn, nhà viết kịch , Tất Thắng đã nêu một đặc điểm: bi kịch. Theo nhà nghiên cứu, “tính bi kịch là đặc điểm nổi bật nhất, rõ rệt nhất và đặc sắc nhất trong kịch Nguyễn Huy Tưởng”[72:403]. Những vở kịch tiêu biểu của Nguyễn Huy Tưởng nói riêng và toàn bộ kịch bản của nhà văn nói chung có thuần là bi kịch hay không, ý kiến các nhà nghiên cứu hiện nay hãy còn phân tán. Có điều nghiên cứu kịch bản văn học nên dựa vào đặc trưng thể loại (bên cạnh những căn cứ khác) là một phương hướng tiếp cận đúng đắn. Nhìn chung, các bài viết, công trình nghiên cứu, đánh giá khái quát về kịch Nguyễn Huy Tưởng vừa nêu trên tuỳ mức độ, góc nhìn, đã gợi mở nhiều hướng đi, luận điểm có ý nghĩa khoa học đối với mục đích nghiên cứu của luận văn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một công trình nào tập trung nghiên cứu một cách trực diện, có hệ thống vấn đề cảm hứng lịch sử trong kịch nói Nguyễn Huy Tưởng. Có lẽ, điều mà các nhà nghiên cứu xưa nay tâm đắc hơn cả là tìm cách lí giải tư tưởng – nghệ thuật đích thực của Vũ Như Tô, “một tác phẩm lớn của văn học nước nhà”[1:39]. Sáng tạo kích thích sáng tạo, một loạt các nhà nghiên cứu có tên tuổi từ các lĩnh vực rất đỗi xa nhau(Hà Minh Đức, Phan Cự Đêä, Phong Lê, Văn Tâm, Đỗ Đức Hiểu, Phan Trọng Thưởng, Phạm Vĩnh Cư) đều hăng hái nhập cuộc tạo ra một cuộc đối thoại thú vị, giàu sức gợi mở về kịch bản đặc sắc này. Những ý kiến xoay quanh “hai vấn đề mấu chốt của tác phẩm: hình tượng nhân vật chính Vũ Như Tô và tính chất của mâu thuẫn kịch”[Phạm Vĩnh Cư, 1: 39] gợi ra nhiều con đường, cách thức tiếp cận khác nhau qua hai thời kì trước và sau Đổi mới(1986). Có thể tìm hiểu, khám phá Vũ Như Tô(mở rộng ra là toàn bộ kịch nói Nguyễn Huy Tưởng) từ góc độ xã hội – lịch sử(Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Phan Trọng Thưởng), văn hoá – lịch sử(Văn Tâm), từ phong cách văn xuôi nghệ thuật(Phong Lê), từ đặc trưng, thi pháp kịch(Đỗ Đức Hiểu, Phạm Vĩnh Cư) Nghiên cứu kịch nói Nguyễn Huy Tưởng từ góc độ cảm hứng lịch sử (kết hợp với đặc trưng, thi pháp kịch), NVLV mong muốn đóng góp một cách nhìn, một cách tiếp cận những văn bản thoại kịch của nhà văn. 3. ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN VĂN: Luận văn tập trung nghiên cứu kịch nói Nguyễn Huy Tưởng nhằm: đưa ra một cái nhìn tương đối toàn diện, hệ thống về vấn đề cảm hứng lịch sử trong kịch bản văn học của nhà văn; soi sáng một phương diện cơ bản trong tư tưởng và phong cách nghệ thuật của ông từ góc độ thể loại kịch, từ đó, thử đề nghị một cách đọc, cách lí giải những vở kịch nói của Nguyễn Huy Tưởng từ góc độ phong cách tác giả và thi pháp thể loại. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4.1. Đối tượng nghiên cứu Cảm hứng lịch sử là một vấn đề thuộc phạm trù lí luận văn học – vấn đề cảm hứng chủ đạo – một trong những yếu tố chính hợp thành tư tưởng tác phẩm. Nó xuyên thấm vào toàn bộ cấu trúc của tác phẩm trên cả ba cấp độ: hình tượng, kết cấu, ngôn từ. Trong kịch, cảm hứng chủ đạo sẽ chi phối hành động của nhân vật, hành động ngôn ngữ (đối thoại và độc thoại, bàng thoại), chi phối xung đột(bên ngoài và bên trong). Do vậy, xuất phát từ điều kiện thời gian, tư liệu, từ khả năng có hạn của bản thân, trên cơ sở tiếp thu những vấn đề lí luận có liên quan từ các công trình lí luận văn học và mĩ học trong và ngoài nước, NVLV sẽ tiến hành kha
Luận văn liên quan