Nguyễn Huy Tưởng là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX, “chiếm
vị trí xứng đáng trên văn đàn trước và sau cách mạng tháng Tám” [76, 11]. Sinh năm 1912,
Nguyễn Huy Tưởng là bạn đồng thời với nhiều tác giả nổi tiếng trên văn đàn giai đoạn 1930
- 1945, nhưng ông chính thức gia nhập làng văn hơi muộn, đến đầu những năm 40 ông mới
thực sự sáng tác. Khát vọng một đời văn của ông vẫn còn dang dở khi ông ra đi ở tuổi 48,
dù vậy, khối lượng tác phẩm ông để lại khá đồ sộ. Ngoài sự đa dạng về thể loại, đề tài sáng
tác, sự nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng còn được đánh giá cao về giá trị tư tưởng và nghệ
thuật. Ông là một trong những nhà văn vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật (đợt I) năm 1996.
Văn nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng may mắn được các con ông và bạn hữu gìn giữ
rất cẩn thận, hầu như còn nguyên vẹn. Những sáng tác ấy bao gồm tiểu thuyết, kịch bản điện
ảnh , kịch nói, truyện phim, truyện thiếu nhi, bút ký., thậm chí còn cả những trang nhật ký
viết từ thời ông còn là cậu học trò thành chung ở Hải Phòng (năm 1930) đến trang nhật ký
cuối cùng (đề ngày 21/6/1960) khi ông đang trên giường bệnh, ít ngày trước khi qua đời.
Thông thường khi tìm hiểu lịch sử tư tưởng của một nhà văn chúng ta chỉ có thể biết thông
qua việc nghiên cứu tác phẩm. Nhưng trong trường hợp nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, điều
may mắn hơn là chúng ta có thể xác định rõ ràng tư tưởng, cảm hứng và định hướng sáng
tác của tác giả qua những dòng nhật ký ông để lại. Có thể coi đó là kim chỉ nam hỗ trợ quá
trình nghiên cứu tác phẩm của nhà văn. Đề tài trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng khá
đa dạng và phong phú: quá khứ và hiện tại, nông thôn và thành thị, chiến trường và hậu
phương. nhưng trong những đề tài ấy, nhà văn có sở trường đặc biệt về đề tài lịch sử. Đây
cũng là bộ phận sáng tác có giá trị nhất trong văn nghiệp của ông. Đề tài lịch sử xuất hiện
trong nhiều thể loại sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng như: tiểu thuyết, kịch bản, truyện thiếu
nhi, truyện phim. Tâm huyết với nghề văn, nhưng Nguyễn Huy Tưởng còn đặc biệt tâm
huyết với lịch sử quê nhà, đó là vùng quê ngoại thành Hà Nội. Có lẽ vì thế mà ông gắn bó
với mảnh đất Thăng Long bằng mối tơ duyên kỳ lạ. Hầu hết các câu chuyện lịch sử mà ông
khai thác đều tập trung ở mảnh đất kinh kì, qua đó nhà văn thể hiện sự am hiểu sâu sắc tâm
lý, cá tính con người thủ đô, cũng như những truyền thống văn hóa, những giai thoại lịch sử
của vùng đất ngàn năm văn hiến này
101 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3258 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THOA
CẢM HỨNG LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN HUY TƯỞNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2007
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Trần Hữu Tá, người thầy đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô trong
Tổ Văn học Việt Nam trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
trong thời gian em học tập tại trường.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân: Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...
đã luôn luôn động viên giúp đỡ tôi để có được kết quả này.
Nguyễn Thị Phương Thoa
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Nguyễn Huy Tưởng là một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX, “chiếm
vị trí xứng đáng trên văn đàn trước và sau cách mạng tháng Tám” [76, 11]. Sinh năm 1912,
Nguyễn Huy Tưởng là bạn đồng thời với nhiều tác giả nổi tiếng trên văn đàn giai đoạn 1930
- 1945, nhưng ông chính thức gia nhập làng văn hơi muộn, đến đầu những năm 40 ông mới
thực sự sáng tác. Khát vọng một đời văn của ông vẫn còn dang dở khi ông ra đi ở tuổi 48,
dù vậy, khối lượng tác phẩm ông để lại khá đồ sộ. Ngoài sự đa dạng về thể loại, đề tài sáng
tác, sự nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng còn được đánh giá cao về giá trị tư tưởng và nghệ
thuật. Ông là một trong những nhà văn vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
học nghệ thuật (đợt I) năm 1996.
Văn nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng may mắn được các con ông và bạn hữu gìn giữ
rất cẩn thận, hầu như còn nguyên vẹn. Những sáng tác ấy bao gồm tiểu thuyết, kịch bản điện
ảnh , kịch nói, truyện phim, truyện thiếu nhi, bút ký..., thậm chí còn cả những trang nhật ký
viết từ thời ông còn là cậu học trò thành chung ở Hải Phòng (năm 1930) đến trang nhật ký
cuối cùng (đề ngày 21/6/1960) khi ông đang trên giường bệnh, ít ngày trước khi qua đời.
Thông thường khi tìm hiểu lịch sử tư tưởng của một nhà văn chúng ta chỉ có thể biết thông
qua việc nghiên cứu tác phẩm. Nhưng trong trường hợp nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, điều
may mắn hơn là chúng ta có thể xác định rõ ràng tư tưởng, cảm hứng và định hướng sáng
tác của tác giả qua những dòng nhật ký ông để lại. Có thể coi đó là kim chỉ nam hỗ trợ quá
trình nghiên cứu tác phẩm của nhà văn. Đề tài trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng khá
đa dạng và phong phú: quá khứ và hiện tại, nông thôn và thành thị, chiến trường và hậu
phương... nhưng trong những đề tài ấy, nhà văn có sở trường đặc biệt về đề tài lịch sử. Đây
cũng là bộ phận sáng tác có giá trị nhất trong văn nghiệp của ông. Đề tài lịch sử xuất hiện
trong nhiều thể loại sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng như: tiểu thuyết, kịch bản, truyện thiếu
nhi, truyện phim. Tâm huyết với nghề văn, nhưng Nguyễn Huy Tưởng còn đặc biệt tâm
huyết với lịch sử quê nhà, đó là vùng quê ngoại thành Hà Nội. Có lẽ vì thế mà ông gắn bó
với mảnh đất Thăng Long bằng mối tơ duyên kỳ lạ. Hầu hết các câu chuyện lịch sử mà ông
khai thác đều tập trung ở mảnh đất kinh kì, qua đó nhà văn thể hiện sự am hiểu sâu sắc tâm
lý, cá tính con người thủ đô, cũng như những truyền thống văn hóa, những giai thoại lịch sử
của vùng đất ngàn năm văn hiến này.
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
Đời văn của Nguyễn Huy Tưởng khởi đầu bằng vở kịch Vũ Như Tô và kết thúc với
cuốn tiểu thuyết còn dang dở Sống mãi với thủ đô. Chỉ xét riêng những tác phẩm lớn nầy
cũng đủ thấy tâm huyết nhà văn dồn cho Thăng Long. Đây là mảnh đất đã chứng kiến biết
bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, nơi hội tụ hồn thiêng sông núi, gợi cho nhà văn niềm tự
hào vô bờ về quá khứ và niềm đau xót khi chứng kiến thủ đô ngập tràn trong khói lửa của
những ngày toàn quốc kháng chiến. Bằng những tri thức tự tìm tòi, học hỏi, Nguyễn Huy
Tưởng đã dựng lại một không gian lịch sử của Thăng Long xưa và Hà Nội nay, vừa chân
thật vừa sống động với những nét văn hóa sâu sắc, tinh tế. Đó vừa là tấm lòng vừa là sở
trường sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng. Có thể nói nhà văn Nguyễn Huy Tưởng là cây bút
tiêu biểu của khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử trong văn học Việt Nam hiện đại. Trong
những năm gần đây, giới nghiên cứu đã có nhiều công trình khoa học xoay quanh cuộc đời
và sự nghiệp của ông. Nhưng thế giới nghệ thuật trong văn xuôi Nguyễn Huy Tưởng vẫn
còn những khoảng trống chưa được giới nghiên cứu tìm hiểu thấu đáo. Từ nhỏ, người
nghiên cứu để tài này đã được tiếp xúc với những truyện lịch sử dành cho thiếu nhi đầy
cuốn hút như Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung, cho đến những bộ tiểu
thuyết như Đêm hội Long Trì, An Tư, Sống mãi với thủ đô... do đó ít nhiều đã cảm nhận
về lịch sử dân tộc và phần nào cốt cách lịch lãm của văn phong Nguyễn Huy Tưởng. Trân
trọng và ngưỡng mộ tài hoa của nhà văn, chúng tôi chọn đề tài này với mục đích muốn có
một cái nhìn bao quát về cảm hứng chủ đạo trong sự nghiệp sáng tác nói chung và tiểu
thuyết nói riêng của Nguyễn Huy Tưởng, góp phần khẳng định vai trò và vị trí của một nhà
văn lớn đối với nền văn học Việt Nam hiện đại. Đó là lý do gợi dẫn chúng tôi tiếp cận với
đề tài: “Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng.”
2. Lịch sử vấn đề:
Cho đến thời điểm hiện tại, số lượng các bài viết, các công trình nghiên cứu, phê bình
và giới thiệu về con người và sự nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng tuy chưa sánh bằng những
tên tuổi cùng thời như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử... nhưng cũng
không phải là con số khiêm tốn. Hầu hết những bài viết và các công trình nghiên cứu về ông
đều là của các tác giả có tên tuổi, có uy tín trong giới nghiên cứu. Gần đây các tác giả
Nguyễn Bích Thu và Tôn Thảo Miên đã biên soạn, chọn lọc những bài phê bình, nghiên cứu
có chất lượng về nhà văn trong cuốn: Nguyễn Huy Tưởng - về tác gia và tác phẩm. Đây là
một công trình khá công phu, là nguồn tư liệu quý để chúng tôi có thể tham khảo, phục vụ
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
cho đề tài. Tổng hợp từ các ý kiến đánh giá, chúng tôi xin chọn lọc một số ý kiến và phân
loại như sau:
2.1. Những ý kiến đánh giá về đề tài lịch sử trong sáng tác của Nguyễn Huy
Tưởng:
Với vốn tri thức rộng và sâu, quá khứ dân tộc trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng
không bao giờ là một nhát cắt đơn giản mà là nhiều đường mạch gắn bó với lịch sử “Và lịch
sử bao giờ cũng là sự kết nối từ quá khứ đến hiện đại, đó là sự song hành hoặc tương phản
giữa một bên là bạo lực của ngoại xâm, của cường quyền, của những rối ren và náo động
của xã hội, với một bên là sự mỏng manh, sự bấp bênh của những số phận, những cuộc tình,
những đam mê và khát vọng của con người, trong đó chiếm vị trí trung tâm là người trí
thức” [42,97]
Cũng là một trong những tác giả tâm huyết với văn học thiếu nhi, nhà văn Tô Hoài đã
từng coi Nguyễn Huy Tưởng là một cây bút sử thi hết sức hùng tráng. Đọc những sáng tác
của Nguyễn Huy Tưởng về đề tài này, ông đã nhận xét : “Anh thèm có những tài năng nào
đó đem được cả nghìn năm lịch sử dựng nước biến thành bộ truyện chói lọi hàng trăm,
hàng trăm nhân vật anh hùng (...) Từ lòng mong muốn đưa tâm hồn các em tới những đỉnh
cao đẹp trong tư tưởng tình cảm, Nguyễn Huy Tưởng chọn chủ đề truyền thống theo lối
riêng của mình thể hiện qua những đề tài cổ tích và lịch sử (...). Trong văn học thiếu nhi
của ta, kể chuyện lịch sử và cổ tích, cho đến bây giờ, chưa có ai chuyên và thành công như
Nguyễn Huy Tưởng” [ 23].
Trong chuyên khảo Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) Hà Minh Đức và Phan Cự
Đệ, đã nhận định: “Trong số các tác giả, Nguyễn Huy Tưởng là người có thế giới quan tiến
bộ nhất và đã cố gắng khai thác đề tài lịch sử một cách nghiêm túc và sáng tạo. Riêng
Nguyễn Huy Tưởng, trong tác phẩm của mình đã tỏ ra khá trung thành với tinh thần của
những thời đại quá khứ xa xưa. Để xây dựng những vở kịch và tiểu thuyết lịch sử của mình
Nguyễn Huy Tưởng rất chú ý tìm tòi nghiên cứu những tài liệu lịch sử, những tác phẩm của
các nhà văn quá khứ”. Trên cơ sở đó, hai nhà nghiên cứu khẳng định sự sáng tạo của nhà
văn: “Nguyễn Huy Tưởng đã có công nghiên cứu lịch sử nhưng anh không nô lệ tài liệu lịch
sử... Nguyễn Huy Tưởng đã đi sâu vào đời sống nội tâm, vào đời sống riêng của nhân vật,
chứ không phải chỉ trình bày nhân vật trong lúc mang quân phục lịch sử để diễu hành” (chữ
dùng của V.G. Biêlinxky). Năm 1996, Nguyễn Huy Tưởng được truy tặng giải thưởng Hồ
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
Chí Minh về văn học nghệ thuật, Hà Minh Đức trong cuốn sách giới thiệu về Các nhà văn
được giải thưởng Hồ Chí Minh, đã nhấn mạnh đến cảm hứng chủ đạo của ngòi bút
Nguyễn Huy Tưởng như sau: “Nguyễn Huy Tưởng đã khơi nguồn cho tác phẩm của mình từ
dòng lịch sử của dân tộc với bao trang hào hùng rực rỡ chiến công chống xâm lược. Lịch sử
được cảm nhận sâu sắc trong những ngày đen tối của cuộc đời hiện tại. Hiện tại không chỉ
liên hệ với quá khứ theo dòng thời gian mà nhiều khi là điểm xuất phát và là cảm hứng trực
tiếp để khai thác đề tài lịch sử” [77.60]. Trong lời giới thiệu Tuyển tập Nguyễn Huy
Tưởng tập 1 (NXB Văn hóa Hà Nội, 1984), Hà Minh Đức đã đề cập: “Những sự kiện lịch
sử lớn lao đã được làm sống dậy chân thực và hào hùng trong tác phẩm của Nguyễn Huy
Tưởng. Có thể nói chất sử thi đã nảy nở trong cảm hứng lịch sử sâu sắc về đất nước trong
những phút trọng đại với những trang viết nhiều khói lửa về một dân tộc anh hùng” [15].
Nguyễn Bích Thu và Tôn Thảo Miên trong bài viết Nguyễn Huy Tưởng - khát vọng
một đời văn đã nhận xét: “Đối với nền văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Huy Tưởng là
một trong số hiếm hoi những tiểu thuyết gia có sở trường về đề tài lịch sử”. Dẫn lời nhà văn
Nguyễn Minh Châu, các nhà nghiên cứu cũng khẳng định trong bài viết này rằng: “Nguyễn
Huy Tưởng là một nhà văn đồng thời cũng là một nhà văn hóa”, cái nhìn của ông về lịch sử
là cái nhìn từ góc độ văn hóa học. Bài viết phân tích rõ cảm hứng của nhà văn Nguyễn Huy
Tưởng có sự gắn bó sâu sắc với lịch sử Thăng Long - Hà Nội. Mạch cảm hứng này xuyên
suốt trong những sáng tác của ông trong nhiều thể loại, ở nhiều thời khắc quan trọng của
mảnh đất này, từ cảm hứng về lịch sử Thăng Long thời nhà Trần chống quân Nguyên Mông,
đến ngày Hà Nội rực lửa căm hờn của buổi đầu kháng chiến chống Pháp, như lời nhà văn
Nguyễn Tuân nhận xét: “Đọc lại những tiểu thuyết lịch sử, kể cả Sống mãi với thủ đô,
người đọc vẫn gây gây mùi khói vấn vương ngàn năm Thăng Long chốn cũ” [83,324]. Các
nhà nghiên cứu cho rằng: “Trong các tiểu thuyết lịch sử của mình, Nguyễn Huy Tưởng
không chỉ muốn diễn đạt tri thức của ông về lịch sử... mà điều quan trọng hơn là muốn gieo
vào lòng họ những câu hỏi, đặt ra các vấn đề đối thoại trong sáng tác để mọi người cùng
nghiền ngẫm” [76,19]. Nhận định về các vở kịch của Nguyễn Huy Tưởng, hai nữ tác giả
viết: “Ngòi bút sử thi mang màu sắc lịch sử kết hợp với phong vị lãng mạn, trữ tình là đặc
điểm cơ bản trong kịch Nguyễn Huy Tưởng” [76, 32]. Vở Vũ Như Tô - vở kịch xuất sắc
nhất của kịch tác gia Nguyễn Huy Tưởng - đã thành công “ở chỗ tác phẩm vừa bảo đảm
tính chân thực lịch sử vừa có tính chân thực nghệ thuật” [76,32].
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
Nhà sử học Lê Văn Lan trong bài viết Nguồn sáng ở một nhà văn đi trước [33] đã
công nhận những ảnh hưởng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng tới mình như sau: “Trong
khoảng hai mươi năm làm truyện lịch sử cho thiếu nhi, dưới ảnh hưởng của Nguyễn Huy
Tưởng, điều mà tôi học được, chủ yếu là qua những truyện lịch sử viết cho thiếu nhi của
anh - kể cả học mà chưa hành được - là tính khoa học, tính văn học - văn nghệ, tính văn học
thiếu nhi, đều ở mức cao”.
Trong bài Khắc khoải một đời văn nhà nghiên cứu Vũ Tuấn Anh có viết: “Đọc
Nguyễn Huy Tưởng, ai cũng nhận ra một cảm hứng lịch sử dồi dào bao trùm phần lớn các
tác phẩm. Cái nguồn dồi dào ấy đủ sức phân nhánh ra nhiều thể loại: kịch lịch sử, tiểu
thuyết lịch sử, truyện lịch sử viết cho thiếu nhi... và làm nên nét đặc sắc của văn ông” [77,
209]. Viết về Những trăn trở và khát khao sáng tạo của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng,
Mai Hương nhận xét: “Những suy nghĩ sâu sắc ấy về lịch sử về dân tộc đã góp phần khơi
gợi nguồn mạch riêng cho ngòi bút Nguyễn Huy Tưởng để rồi lịch sử dân tộc mãi gắn bó và
trở thành dòng mạch dào dạt, xuyên chảy suốt cả đời viết văn của ông, đến như thành một
nổi ám ảnh, một sự đam mê” [28].
Qua một vài ý kiến tiêu biểu nhận xét như đã dẫn ở trên có thể khẳng định đề tài lịch
sử là phần tâm huyết nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng và ở đó người
đọc có thể nhận thấy một phong cách tài hoa lịch lãm của một nhà văn hóa lớn đầy tâm
huyết với lịch sử dân tộc và những khát khao sáng tạo.
2.2. Những ý kiến đánh giá về đề tài lịch sử trong bốn tiểu thuyết Đêm hội Long
Trì, An Tư, Lá cờ thêu sáu chữ vàng và Sống mãi với thủ đô:
Theo Hà Minh Đức: “Tác phẩm đầu tay Đêm hội Long Trì mở đầu cho quá trình sáng
tác của Nguyễn Huy Tưởng, tác phẩm dựa trên những tư liệu được đề cập đến trong Hoàng
Lê nhất thống chí và Việt Lam Xuân Thu, khai thác câu chuyện xoay quanh quan hệ giữa
chúa Trịnh Sâm và hai chị em Đặng Thị Huệ, Đặng Mậu Lân. Nguyễn Huy Tưởng không
chỉ muốn dừng sự việc lại ở đó. Anh muốn tìm đến một bàn tay dũng cảm vừa thể hiện tinh
thần công lý phù hợp với ý dân, vừa phải hợp với chân lý của lịch sử để trừng trị kẻ tàn
bạo” [77, 61].
Với An Tư, Hà Minh Đức nhận định: “Viết An Tư, Nguyễn Huy Tưởng muốn nói
nhiều hơn đến vận mệnh của dân tộc trong cơn sóng gió kinh hoàng của lịch sử. Chính vào
thời điểm như con thuyền sẽ bị chìm đắm, lại bộc lộ rõ sức mạnh hiệp đồng muôn người
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
như một của dân tộc...Qua An Tư, Nguyễn Huy Tưởng đã bắt được cái chất bi tráng của
một thời đại lịch sử thấm sâu trong số phận nhiều người. Nguyễn Huy Tưởng đã tránh được
cái nhìn sơ lược đối với những vấn đề lịch sử phức tạp”. Từ đó, ông nhận xét chung về
mảng đề tài lịch sử trong tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng: “Qua Đêm hội Long
Trì, Vũ Như Tô, Cột đồng Mã Viện, An Tư...có thể nói toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy
Tưởng ở thời kỳ trước cách mạng tháng tám đều dành cho đề tài lịch sử. Nguyễn Huy
Tưởng không khai thác lịch sử theo quan điểm phục cổ, sùng bái và thêu dệt quá khứ.
Nguyễn Huy Tưởng tìm hiểu và thể hiện lịch sử theo quan điểm tiến bộ”
[77, 69].
Với Sống mãi với Thủ Đô và Lũy hoa, Hà Minh Đức khẳng định: “Nguyễn Huy
Tưởng đã rất có ý thức về thời gian nghệ thuật trong tác phẩm. Chiều dài của lịch sử thời
điểm đầu của cuộc kháng chiến thủ đô có một ý nghĩa hết sức quan trọng để miêu tả cuộc
sống và con người trên mảnh đất thiêng liêng này” [77, 79]. Nguyễn Huy Tưởng chú ý
nhiều hơn đến sự chuyển biến của xã hội và con người trong những năm tháng thiêng liêng
ấy. Cũng vì vậy mà Sống mãi với thủ đô “không chỉ nhằm diễn tả lại hai ngày đêm chiến
đấu của quân dân Hà Nội, sâu xa hơn, tác giả muốn nói đến quá trình của từng người dân
Hà Nội đến với Cách mạng và tham gia đấu tranh cách mạng. Thời điểm lịch sử này bộc lộ
rõ nét nhất, đa dạng nhất, chi tiết nhất cái riêng của Hà Nội mà không một thời điểm nào
trước đó và sau này lặp lại nữa” [77, 80]. Cái tài của nhà tiểu thuyết lịch sử là khả năng lựa
chọn những bối cảnh, tình huống quan trọng của lịch sử để vừa có cái nhìn bao quát về vận
mệnh dân tộc vừa đi sâu khai thác những biến chuyển trong đời sống của cá nhân con
người. Theo nhà nghiên cứu, “Nguyễn Huy Tưởng đã dựng lại được một Hà Nội bao quát
trong không gian, chuyển động và lắng sâu trong thời gian...Bề dày lịch sử đã tạo nên một
truyền thống kiên cường trong đấu tranh và cũng tạo dựng nếp sống văn hóa lâu đời... Viết
Sống mãi với thủ đô, Nguyễn Huy Tưởng luôn có ý thức tìm tòi phát hiện ở mỗi cuộc đời,
mỗi căn nhà một điều gì đó còn ẩn tàng của hôm qua và hôm nay” [77, 80].
Nguyễn Bích Thu và Tôn Thảo Miên đặc biệt chú ý tới tiểu thuyết Sống mãi với thủ
đô bởi đây là tác phẩm được nhà văn nung nấu từ rất lâu, dù tác phẩm còn dang dở nhưng
cũng thể hiện được sự trưởng thành của ngòi bút đang độ sung sức của ông. Đánh giá về
tiểu thuyết này, hai nhà nghiên cứu viết: “Với Sống mãi với thủ đô, Nguyễn Huy Tưởng
không chỉ thành công trong tái tạo không khí hào hùng bi tráng của lịch sử mà cả trong
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
miêu tả diễn biến tâm lý phức tạp, tinh tế của đời sống tâm hồn nhân vật, mang ý nghĩa
nhân bản, đề cao lòng yêu nước và sự sống con người. Ở góc độ khác, chỉ với ngòi bút hào
hoa, tác giả cuốn tiểu thuyết mới tả được những nét sang trọng, lịch sự của thủ đô. Sang
trọng lịch sự mà vẫn yêu nước, ghét Tây, điều đó làm nên bản sắc riêng, không lẫn với các
trường thiên tiểu thuyết cùng thời của Sống mãi với thủ đô” [76,21]
Nhà văn Như Phong đã cảm nhận được bước ngoặt mới trong quá trình sáng tạo của
Nguyễn Huy Tưởng mà Sống mãi với thủ đô là một minh chứng: “Tập tiểu thuyết chưa
trọn vẹn này đã làm cho ta thấy được các tính chất phức tạp của thực tế. Kháng chiến
không còn cái vẻ tráng lệ hơi dễ dãi, cái lối lý tưởng hóa con người hơi ngây thơ mà nhiều
tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng trước đây vẫn có. Với tác phẩm cuối cùng này, anh đã tự
đổi mới trong phương pháp nghệ thuật của mình” [54]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc
Thiện cũng chỉ ra giá trị của tác phẩm là ở sự lựa chọn một thời khắc lịch sử đáng giá để tạo
nền cho tiểu thuyết, “trong độ dồn nén căng thẳng của thời gian và sự bức bối chật hẹp của
không gian, tức một trường không thời gian thử thách nghiệt ngã bản lĩnh dân tộc cũng như
từng số phận con người. Qua đó, ông khẳng định những giá trị thẩm mỹ mang thuộc tính
nhân bản, cao thượng, tốt đẹp” [73] và cho rằng Sống mãi với thủ đô đồng dạng với
Chiến tranh và hòa bình ở việc khai thác lịch sử như là một quá khứ gần, ở nghệ thuật đan
cài giữa kể và tả, giữa khắc họa chân dung, hành động nhân vật với những mổ xẻ diễn biến
nội tâm qua những xung đột của ý chí, dục vọng, tình cảm dưới tác động của hoàn cảnh bên
ngoài, của người khác cũng như sự tự vận động trong tiềm thức, ám ảnh và những lò so nội
lực bị kìm giữ. Bài viết cũng chỉ ra sự phản ánh hiện thực của tác phẩm ở cấp độ tổng kết,
soi sáng theo chiều rộng và chiều sâu của những vấn đề đạo đức, nhân sinh, khám phá
những lĩnh vực còn tiềm ẩn trong thế giới tinh thần của những người hôm qua, đưa tất cả
trở thành sống động trước mắt người đọc.
Vân Thanh trong bài Cuối thế kỷ nhìn lại Nguyễn Huy Tưởng với các tác phẩm
viết cho tuổi thơ có nêu nhận định như sau: “Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn viết cho thiếu
nhi rất có trách nhiệm. Hướng viết của ông là ca ngợi con người Việt Nam anh hùng trong
quá khứ và trong hiện tại. Truyện viết cho thiếu nhi của ông đều lấy truyền thống dân tộc
làm chủ đề miêu tả” .
Trong công trình nghiên cứu về tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng , Thiều Quang
khẳng định đây là một công trình sáng tác nghệ thuật đã đạt đến mức nghệ thuật rung cảm
Cảm hứng lịch sử trong tiểu thuyết Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Thị Phương Thoa
được lòng người, cho nên mặc dù có đối tượng riêng của nó là thiếu nhi, nhưng thực tế nó
vẫn là một tác phẩm chung cho tất cả các giới, các tầng lớp bạn đọc.
Nhìn chung các bài phê bình và nghiên cứu xoay quanh đề tài tiểu thuyết lịch sử trong
sự nghiệp của Nguyễn Huy Tưởng thường tập trung khai thác ở một vài điểm nổi bật như
góc nhìn, cách tiếp cận lịch sử, nghệ thuật xây dựng nhân vật... song chưa có cái nhìn bao
quát về cảm hứng lịch sử của nhà văn. Đặc biệt các nhà nghiên cứu thường tập trung vào