Luận văn Công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh

Học sinh, sinh viên (HSSV) trước hết là công dân có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định trong Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và trong các luật định hiện hành. “Công tác HSSV phải hướng vào thực hiện mục tiêu đào tạo chung là hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; đào tạo những người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, có kiến thức văn hóa, khoa học, công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp, có sức khỏe, có khả năng góp phần hiệu quả làm cho dân giàu nước mạnh, đưa đất nước tiến kịp thời đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” [39] .Vì vậy công tác quản lý HSSV đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần xây dựng nên con người xã hội chủ nghĩa. -Đại học Quốc gia Tp HCM (ĐHQG-HCM) là một trong hai đại học hàng đầu của cả nước về giáo dục đào tạo. Đại học Quốc gia Tp HCM là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội (Điều 6 Chương 2- Quy chế ĐHQG-HCM theo QĐ 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001). Số lượng sinh viên Đại học Quốc gia Tp HCM có trên 40.000 sinh viên thuộc các hệ đào tạo. Công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM chưa đáp ứng được nhu cầu số lượng sinh viên ngày càng tăng

pdf84 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM ______________ ĐINH ÁI LINH CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Quản lý Giáo dục Mã số : 06 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU Thành phố Hồ Chí Minh - 2006 LỜI CẢM ƠN Xin cảm ơn các phòng, ban chức năng thuộc các Trường, khoa, Đơn vị thành viên Đại học Quốc gia Tp HCM đã tạo điều kiện giúp đỡ trong quá trình khảo sát, điều tra; Xin cảm ơn Phòng Sau đại học, Khoa tâm lý giáo dục Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh giúp đỡ về các thủ tục hành chính thực hiện luận văn tốt nghiệp. Cám ơn quí thầy cô đã tận tình giảng dạy, đồng nghiệp, bạn bè, gia đình đã quan tâm giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đoàn Văn Điều đã giúp đỡ thực hiện luận văn, đặc biệt là sự ủng hộ, động viên, khích lệ của Thầy trong những lúc gặp khó khăn. ĐINH ÁI LINH BẢNG DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHQG-HCM : Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh HSSV : Học sinh, sinh viên KTX : Ký túc xá TTQLKTX : Trung tâm Quản lý Ký túc xá GD& ĐT : Giáo dục và Đào tạo CĐSP : Cao đẳng Sư phạm ĐH : Đại học NCKH : Nghiên cứu khoa học SV : Sinh viên QLSV : Quản lý Sinh viên TNCS : Thanh niên cộng sản Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài -Học sinh, sinh viên (HSSV) trước hết là công dân có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định trong Hiến pháp Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và trong các luật định hiện hành. “Công tác HSSV phải hướng vào thực hiện mục tiêu đào tạo chung là hình thành nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân; đào tạo những người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, có kiến thức văn hóa, khoa học, công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp, có sức khỏe, có khả năng góp phần hiệu quả làm cho dân giàu nước mạnh, đưa đất nước tiến kịp thời đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” [39] .Vì vậy công tác quản lý HSSV đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, góp phần xây dựng nên con người xã hội chủ nghĩa. -Đại học Quốc gia Tp HCM (ĐHQG-HCM) là một trong hai đại học hàng đầu của cả nước về giáo dục đào tạo. Đại học Quốc gia Tp HCM là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội (Điều 6 Chương 2- Quy chế ĐHQG-HCM theo QĐ 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001). Số lượng sinh viên Đại học Quốc gia Tp HCM có trên 40.000 sinh viên thuộc các hệ đào tạo. Công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM chưa đáp ứng được nhu cầu số lượng sinh viên ngày càng tăng. - Hiện nay, Công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM còn thiếu các văn bản pháp lý mà mới chỉ ở bước đầu ban hành một số hướng dẫn, thông báo, qui chế, qui trình về tổ chức song cũng chưa đầy đủ và kịp thời nên ít nhiều gây khó khăn, trở ngại cho việc thực thi. Công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển trên lĩnh vực này. Công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học chưa thực sự có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của ĐHQG-HCM. Vì thế, công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM còn ở mức độ hạn chế nhất định. Muốn phát triển giáo dục thì phải gắn chặt việc học tập với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đó là quốc sách, là giải pháp có tính chiến lược để đưa đất nước phát triển nhanh. Từ những lý do trên đề tài “Công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM” được thực hiện. 2. Mục đích nghiên cưú đề tài Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM và đưa ra các biện pháp nhằm cải tiến, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM. - Khách thể nghiên cứu: Cán bộ, giảng viên và sinh viên trong ĐHQG-HCM. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM. 4.2 Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM. 4.3 Đề xuất các giải pháp cải tiến công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và các biện pháp công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM. 6.Giả thuyết nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM chưa đạt được các yêu cầu đề ra. Vì thế, muốn đạt được hiệu quả thì cần phát triển các biện pháp quản lý, giáo dục, hỗ trợ sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học. 7. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: + Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM. + Phân tích các báo cáo Hội nghị, báo cáo tổng kết năm học của các Trường/ Khoa/ Đơn vị thành viên ĐHQG-HCM để tổng kết thực tiễn. - Phương pháp điều tra, khảo sát xã hội bằng phiếu trưng cầu ý kiến của sinh viên và cán bộ, giảng viên trong ĐHQG-HCM. Giai đoạn 1: Dùng bảng câu hỏi, chủ yếu là câu hỏi mở, xoay quanh các nội dung nghiên cứu của đề tài. Trưng cầu ý kiến cán bộ, giảng viên và sinh viên ĐHQG-HCM về nhận thức và vai trò của hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Giai đoạn 2: Xây dựng bảng câu hỏi tên cơ sở các ý kiến thu được ở giai đoạn 1 (xem phụ lục) - Phương pháp toán thống kê ứng dụng dùng xử lý số liệu + Toán thống kê ứng dụng để xử lý các số liệu kết quả thu thập được. - Điều tra thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên từ 102 cán bộ, giảng viên các trường đại học thành viên ĐHQG-HCM và 584 sinh viên ĐHQG-HCM. 8. Đóng góp của đề tài 1. Xác định những đặc trưng của công tác quản lý sinh viên, làm cơ sở cho những nghiên cứu lý luận về việc tổ chức quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM. 2. Góp phần làm sáng tỏ thực trạng công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM, đồng thời chỉ ra những tồn tại về mặt tổ chức quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM. 3. Một số biện pháp khả thi trong công tác tổ chức, quản lý và làm tăng hiệu quả hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ĐHQG-HCM. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN ĐHQG-HCM 1.1. Lịch sử nghiên cứu Đề tài công tác quản lý hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên tuy đã có đầu tư nghiên cứu của các cơ quan khoa học, các tác giả trong và ngoài nước đề cập đến, song các công trình cụ thể về công tác này còn rất ít ỏi và chưa hệ thống. Gần đây có một số Luận văn thạc sỹ khoa học và Tạp chí Giáo dục đã có những nghiên cứu xung quanh vấn đề này như sau: * Nghiên cứu về công tác quản lý học sinh, sinh viên 1. Nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục học sinh, sinh viên [19,tr.14] Tác giả đề cập đến việc nâng cao hiệu quả quản lý, giáo dục HSSV, bồi dưỡng năng lực phẩm chất cho đội ngũ HSSV-những người chủ tương lai của đất nước. 2. Những biện pháp tăng cường quản lý học sinh ở Trường Trung học Cảnh sát Nhân dân I [25]. Trường Trung học Cảnh sát Nhân dân I là một trường có mô hình quản lý sinh viên chặt chẽ, mang tính nghiêm ngặt do tính chất đặc thù của ngành nên đòi hỏi tính kỹ luật cao. Tác giả đã nêu lên những thực trạng và tồn tại cần khắc phục, đồng thời đưa ra biện pháp khả thi nhằm thực hiện tốt việc lưu trữ, lập hồ sơ HSSV để quản lý và đề xuất công tác hỗ trợ HSSV trong học tập. 3. Một số biện pháp quản lý giáo dục nếp sống cho sinh viên nội trú trường cao đẳng giao thông vận tải 3 [46] Tác giả đưa ra nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng quản lý nếp sống ăn ở, học tập, sinh hoạt sinh viên nội trú trong nhà trường. * Nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên ngoài giờ lên lớp. 1. Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp của học sinh Trường Trung học Cảnh sát Nhân dân I [8] Tác giả đề cập đến hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp là một hoạt động rất cần thiết và hữu ích đối với học sinh sinh viên, hoạt động này mang tính tự học cao mà tự học được thì mới tự đào tạo được, mới học tập suốt đời được. Ngoài ra, hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp thông qua những hoạt động ngoại khoá làm cho HSSV gắn kết với nhau trong học tập. Việc tổ chức quản lý học sinh, sinh viên bằng các hoạt động học tập ngoài giờ lên lớp là một việc làm có tính khả thi, mang lại hiệu quả cao. 2. Rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên sư phạm- Một số vấn đề cấp thiết [34] Tác giả đề xuất một số kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho sinh viên. * Nghiên cứu việc đánh giá học tập và nâng cao tính tích cực tự học cho sinh viên. 1. Đổi mới công tác kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của sinh viên [16] Tác giả đề xuất sự cần thiết phải đổi mới công tác kiểm tra đánh giá và một số giải pháp đổi mới công tác kiểm tra đánh giá học tập của sinh viên. 2. Nâng cao tính tích cực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên qua việc tổ chức Seminar và hướng dẫn ôn tập, tổng kết chương [22] Tác giả đề xuất biện pháp nhằm hỗ trợ sinh viên tự học, tự nghiên cứu phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động trong học tập mà biểu hiện cao nhất là thực hiện “sáu mọi” : học mọi lúc, học mọi nơi, học mọi người, học mọi hoàn cảnh, học bằng mọi cách, học qua mọi nội dung. * Nghiên cứu việc tổ chức nghiên cứu khoa học cho sinh viên. 1. Rèn luyện kĩ năng tổ chức nghiên cứu khoa học cho sinh viên, đáp ứng nhu cầu đào tạo mới [6,tr.23] Tác giả đưa ra 5 tiêu chí cụ thể của việc rèn luyện và đánh giá kỹ năng tổ chức nghiên cứu khoa học của sinh viên theo một đề tài đã chọn, đồng thời đưa ra các kiến nghị để nâng cao chất lượng của việc rèn luyện kỹ năng tổ chức NCKH cho sinh viên. 2. Về các tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học-công [12,tr.5] Tác giả đưa ra các tiêu chí để đánh giá chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học và tác giả cho rằng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học-công nghệ, chất lượng được thể hiện qua giá trị, hiệu quả khoa học-công nghệ, tính đặc thù, độc đáo và sáng tạo của kết quả nghiên cứu đã dự kiến và mong muốn. 3. Sinh viên nghiên cứu khoa học- một biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Bách khoa Hà nội [10,tr.41] Tác giả nêu lên quan điểm trong việc nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Bách khoa Hà nội và Ông cho rằng việc sinh viên nghiên cứu khoa học là một mắc xích quan trọng trong dây chuyền đào tạo kĩ sư công nghệ của Trường. 1.2 Sơ lược về Đại học Quốc gia Tp HCM 1.2.1. Sự hình thành, xây dựng, phát triển ĐHQG-HCM Sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ những năm cuối thế kỷ 20 đầu thể kỷ 21, cùng với xu thế hợp tác phát triển trên thế giới, đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế trí thức, càng chứng tỏ vai trò có ý nghĩa của nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng cao. Ở Việt nam, điều này lại càng có ý nghĩa lớn lao khi sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước là mục tiêu hàng đầu để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Chính vì vậy, hơn lúc nào hết những đòi hỏi về đột phá, cải tổ hệ thống giáo dục – đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển đất nước càng trở nên bức thiết. Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện, hệ thống đại học Việt Nam bộc lộ sự lạc hậu và yếu kém; do đó việc tổ chức, sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học trở thành đòi hỏi cấp thiết. Mục tiêu của việc sắp xếp này là nhằm xóa bỏ những bất hợp lý đang tồn tại trong mạng lưới trường đại học (chuyên ngành đào tạo quá hẹp, tình trạng khép kín, cục bộ trong hoạt động đào tạo giữa các trường, phân tán, trùng lắp nhiệm vụ đào tạo trên cùng một địa bàn) là nhằm tạo sự liên thông trong hệ thống, để sử dụng có hiệu quả đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu, xây dựng các trường đại học lớn, đa ngành có trình độ và chất lượng cao trong đào tạo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Việc thành lập Đại học Quốc gia, một trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lãnh vực, chất lượng cao là một chủ trương đúng đắn. Đây cũng là việc mới mẻ, khó khăn. Để thực hiện chủ trương này ngoài quyết tâm cao còn phải có sự đầu tư về con người, phương tiện và cơ chế, phải có cách thức và bước đi thích hợp. Ngày 27-1-1995, Chính phủ ra Nghị định 16/CP thành lập Đại học Quốc gia Tp HCM (ĐHQG-HCM) trên cơ sở sắp xếp 9 trường đại học thành 8 trường thành viên (thực tế là 10 trường, vì Trường Đại học Kỹ thuật gồm ba trường hợp thành: Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm Kỹ thuật và Đại học Kiến trúc, nhưng ba trường này không hợp nhất được). Tổng số cán bộ công chức khi đó của ĐHQG-HCM là 3.573 người. Cán bộ giảng dạy có 2.320 người, trong đó có 18 giáo sư, 80 phó giáo sư, 426 tiến sĩ, 620 thạc sĩ. Về qui mô đào tạo, tổng số sinh viên: 142.228, trong đó hệ chính qui: 67.059, hệ đại học không chính qui: 50.253, cao đẳng: 14.470. Số học viên sau đại học: 2.016, bao gồm 313 nghiên cứu sinh và 1.703 học viên cao học. ĐHQG-HCM chính thức ra mắt ngày 6-2-1996. ĐHQG-HCM hoạt động chưa được bao lâu thì lâm vào khủng khoảng cơ cấu kéo dài và ngày càng trầm trọng. Bắt đầu là sự bộc lộ tính không hợp lý trong việc chia hai giai đoạn trong đào tạo đại học và việc có Trường Đại học Đại cương riêng biệt, làm cho quá trình đào tạo đại học bị cắt khúc, gián đoạn, còn mục tiêu liên thông và sử dụng chung đội ngũ, cơ sở vật chất lại không đạt được.Việc thi chuyển giai đoạn, sàng lọc, cấp chứng chỉ đại học đại cương tạo ra sự nặng nề, căng thẳng, dư luận xã hội không đồng tình. Trong ĐHQG-HCM, việc tổ chức đào tạo giai đoạn đại cương cũng không thống nhất. Trường Đại học Đại cương ĐHQG-HCM chỉ tổ chức đào tạo chung cho 5 trường thành viên, các trường còn lại tự tổ chức đào tạo. Ngày 1-9-1998, Chính phủ ra Nghị định 67/CP/1998 giải thể Trường Đại học Đại cương. Đại học Quốc gia bao gồm cả các Trường Đại học Sư phạm làm cho chủ trương tập trung đầu tư xây dựng trường Đại học Sư phạm trọng điểm gặp trở ngại, vì các trường này là những trường ngành, có chức năng, nhiệm vụ đặc thù trong hệ thống đại học. Ngày 26-8- 1999 Bộ Chính trị có công văn số 244/CV-TW “đồng ý tách trường Đại học Sư phạm ra khỏi Đại học Quốc gia Tp HCM”, tiếp đó ngày 12-10-1999, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 201/1999/QĐ-TTg để thực hiện việc này. Trước đó, ngày 23-8-1999, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Đề án quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng Việt nam đến năm 2020, mà một trong các nội dung là dự kiến biến Đại học Quốc gia thành trường đại học và các trường thành viên trong Đại học Quốc gia thành các khoa. Đề án này gây xôn xao dư luận trong các trường thành viên ĐHQG-HCM, nhiều trường tổ chức thảo luận, kiến nghị. Sáu trên tám trường thành viên gửi công văn xin tách ra khỏi ĐHQG-HCM. Tình hình mất ổn định nghiêm trọng. ĐHQG-HCM đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Để tiếp tục thực hiện chủ trương xây dựng Đại học Quốc gia, các Đại học Quốc gia nhất thiết phải được tổ chức lại. Ngày 29-8-2000, Bộ Chính trị ra thông báo số 315- TB/TW về định hướng tổ chức lại Đại học Quốc gia, trong đó nêu kết luận quan trọng “Chủ trương xây dựng hai Đại học Quốc gia thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, ngang tầm khu vực, dần dần đạt trình độ quốc tế là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước và xu hướng phát tiển giáo dục đại học của khu vực và thế giới”. Đó là sự đánh giá đúng đắn và nghiêm khắc. Cũng trong thông báo này, Bộ Chính trị có ý kiến cụ thể về tổ chức lại ĐHQG-HCM, theo đó trước mắt gồm: Trường Đại học Bách khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các Viện, Khoa, Trung tâm trực thuộc. Các trường đại học thành viên khác (Kinh tế, Nông lâm, Kiến trúc, Luật, Sư phạm Kỹ thuật) tách ra khỏi ĐHQG-HCM thành các trường độc lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngày 1-2-1001, Chính phủ ra Nghị định 07/2001/NĐ-CP về ĐHQG-HCM, tiếp đó ngày 12-2-2001 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Đại học Quốc gia. Những quyết định này góp phần chặn lại quá trình khủng hoảng mô hình, khủng hoảng cơ cấu kéo dài, mở ra thời kỳ mới, thời kỳ ổn định, tạo thế và lực cho sự phát triển vững chắc của ĐHQG-HCM. Ngày nay, ĐHQG-HCM có quy chế tổ chức và hoạt động riêng, là nơi đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước. ĐHQG-HCM còn 4 trường đại học, 01 viện, 01 khoa, các trung tâm chức năng và 01 trường phổ thông năng khiếu chịu trách nhiệm đào tạo học sinh năng khiếu. ĐHQG-HCM đã xác định ba mũi nhọn quan trọng để đột phá nhằm tạo nên bước chuyển biến nhanh: Tập trung đầu tư cơ sở vật chất theo qui hoạch tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên tổng diện tích 643,7 ha, trong đó 522 ha thuộc tỉnh Bình Dương và 121,7 ha thuộc thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình trung tâm đào tạo đại học và sau đại học; Không ngừng nghiên cứu đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng tiêu chuẩn hoá quốc tế và đưa chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài tiến tới xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý, giảng dạy có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt; Tăng cường đầu tư trang thiết bị, công cụ giảng dạy tiên tiến và nghiên cứu ứng dụng, triển khai khoa học công nghệ hiện đại. 1.2.2. Sinh viên ĐHQG-HCM * Khái niệm sinh viên Theo ngôn ngữ Hán Việt, từ “Sinh viên” được diễn nghĩa ra là người bước vào cuộc sống, cuộc đời. Theo từ điển tiếng Việt khái niệm sinh viên dùng để chỉ người học ở bậc đại học (Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng-Trung tâm Từ điển học, Hà Nội- Đà Nẵng, 1977). Theo cách hiểu phổ biến hiện nay thì “.. người đang học trong hệ đại học và cao đẳng gọi là sinh viên” (Qui chế công tác học sinh, sinh viên trong các Trường đào tạo, Bộ GD&ĐT-Hà Nội 1996, Ban hành kèm theo quyết định số 1584/GD-ĐT ngày 27/7/1993). Như thế, nếu không xét về hình thức gọi tên thì sự ra đời của thuật ngữ sinh viên đã gắn liền với sự ra đời của trường đại học. Hơn 700 năm đối với sinh viên thế giới và gần 300 năm đối với sinh viên Việt nam quả là một lịch sử lâu dài đủ cho chúng ta có quyền tự hào, suy ngẫm và nhìn nhận những gì mình đã có, để chuẩn bị hành trang cho sinh viên thêm một tuổi đời. Nhưng theo cách phổ biến hiện nay trong xã hội thì khái niệm sinh viên được dùng trùng hợp, và cũng được Nhà nước thể chế hóa, pháp lý hoá thuật ngữ này bằng Luật định trong Luật Giáo dục do Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X kỳ họp thứ 4 thông qua đã thống nhất cách gọi đối với học sinh-sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh: -Sinh viên (SV): là danh từ được gọi chung cho người học ở bậc cao đẳng, đại học. * Đặc điểm tâm lý sinh viên  Về mặt tâm lý, trước hết ta đề cập đến sự phát triển trí tuệ ở lứa tuổi chuyển tiếp. Trong thời kỳ này sự phát triển trí tuệ được đặc trưng bởi
Luận văn liên quan