Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của rừng trồng keo lá tràm (acacia auriculiformis) tại một số khu vực huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên

Những năm gần đây, rừng tự nhiên đã bị suy giảm nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Trước thực trạng đó, các địa phương ở nước ta đã quan tâm và đẩy mạnh kinh doanh trồng rừng. Trong đó việc trồng các loài cây mọc nhanh, năng suất cao góp phần tăng nhanh độche phủ đất trống đồi núi trọc, đồng thời đáp ứng yêu cầu về gỗ, giải quyết việc làm cho cộng đồng xã hội, nhất là đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa. Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng kinh tế duyên hải Nam Trung Bộ với tổng diện tích 5.045 km 2 . Ngành lâm nghiệp của tỉnh hiện đang quản lý và sử dụng 156.336 ha đối tượng đất trống đồi núi trọc phân bố ở vùng địa hình phức tạp. Huyện Sông Cầu là huyện miền núi của tỉnh Phú Yên có diện tích đất lâm nghiệp trong toàn huyện 29.917,3 ha. Trong đó đất chưa có rừng chiếm 15.754,5 ha là tiềm năng trong việc kinh doanh và phát triển trồng rừng. Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp tỉnh Phú Yên nói chung và Huyện Sông Cầu nói riêng đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để duy trì và bảo vệ vốn rừng hiện có, khai thác hợp lý rừng tự nhiên. Đồng thời tích cực trồng rừng mới để nâng cao độ che phủ của rừng, bảovệ đất đai, chống xói mòn và tạo ra nguồn nguyên liệu thay thế dần cho lâm sản từ rừng tự nhiên. Với mục tiêu ổn định kinh doanh lâm nghiệp, tăng cường tác dụng che phủ, bảo vệ sử dụng đất hiệu quả, nhiều đơn vị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện đã chú trọng đầu tư công tác trồng rừng. Nhưng do nhiều nguyên nhân về giống, về kỹ thuật trồng còn hạn chế nên, năng suất các loại rừng trồng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu gỗ cho công nghiệp chế biến và mục tiêu kinh tế nói chung.

pdf119 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2546 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của rừng trồng keo lá tràm (acacia auriculiformis) tại một số khu vực huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN TRẦN VŨ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA RỪNG TRỒNG KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis) TẠI MỘT SỐ KHU VỰC HUYỆN SÔNG CẦU TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Buôn Ma Thuột, 2009 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN TRẦN VŨ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA RỪNG TRỒNG KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis) TẠI MỘT SỐ KHU VỰC HUYỆN SÔNG CẦU TỈNH PHÚ YÊN Chuyên ngành: Lâm Học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN HÒA Buôn Ma Thuột, 2009 i ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Trần Vũ iii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại Học Tây Nguyên theo chương trình đào tạo cao học lâm nghiệp hệ chính quy, khóa I (năm 2006 – 2009). Để hoàn thành được khoá học tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Quý Thầy, Cô giáo Khoa Nông Lâm nghiệp, Phòng Đào Tạo Sau Đại Học Trường Đại học Tây Nguyên đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong suốt khoá học. Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc Thầy giáo Tiến sỹ Nguyễn Văn Hòa đã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng dẫn và giúp tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa Nông nghiệp Trường Đại Học Phú Yên, những bạn đồng nghiệp, những bạn học viên cùng lớp đã động viên tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ, công nhân viên Ban Quản Lý Rừng phòng hộ huyện Sông Cầu – Tỉnh Phú Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Học viên Nguyễn Trần Vũ IVi MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa .................................................................................................. i Lời cam đoan ................................................................................................. ii Lời cảm ơn .................................................................................................... iii Mục lục ....................................................................................................... IVi Danh mục chữ viết tắt Danh mục đồ thị Danh mục bảng biểu ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................. 3 1.1 Trên thế giới ............................................................................................. 3 1.2 Trong nước ............................................................................................... 6 Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 16 2.1 Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 16 2.1.1 Vị trí địa lý .......................................................................................... 16 2.1.2 Địa hình ............................................................................................... 16 2.1.3 Khí hậu thời tiết ................................................................................... 17 2.1.4 Thủy văn ............................................................................................. 17 2.1.5 Đất đai ................................................................................................. 17 2.2 Tình hình sản xuất lâm nghiệp ............................................................ 19 2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất của Xuân Lâm ................................................. 19 2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất của Xuân Lộc .................................................. 20 2.2.3 Hiện trạng sử dụng đất của Xuân Cảnh ................................................ 21 2.3 Tình hình kinh tế xã hội ....................................................................... 22 IVi 2.3.1 Dân số ................................................................................................. 22 2.3.2 Đời sống dân cư ................................................................................... 23 2.3.3 Y tế - Văn hóa - Giáo dục .................................................................... 24 2.3.4 Tình hình giao thông ........................................................................... 24 2.4 Thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên ................................... 24 Chương 3: ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 26 3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 26 3.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 26 3.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 26 3.3.1 Giới thiệu kỹ thuật trồng keo lá tràm ................................................... 26 3.3.2 Đánh giá sinh trưởng ........................................................................... 26 3.3.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế .................................................................... 27 3.3.4 Đánh giá hiệu quả xã hội ..................................................................... 27 3.4 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 27 3.4.1 Phương pháp luận tổng quát ................................................................ 27 3.4.2 Phương pháp nghiên cứu chung ........................................................... 28 3.4.3 Phương pháp nghiên cứu cụ thể ........................................................... 28 3.4.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................ 28 3.4.3.2 Phương pháp điều tra sinh trưởng và trữ lượng ................................. 29 3.4.3.3 Thu thập các chỉ tiêu về chất lượng .................................................. 30 3.4.3.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế ............................................ 30 3.4.3.5 Phương pháp đánh giá hiệu quả xã hội ............................................. 33 3.4.3.6 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 33 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................... 34 4.1 Kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng Keo lá tràm ............. 34 IVi 4.1.1 Kỹ thuật trồng...................................................................................... 34 4.1.2 Kỹ thuật chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng ....... 34 4.2 Đánh giá sinh trưởng ............................................................................ 36 4.2.1 Sinh trưởng chiều cao vút ngọn ........................................................... 36 4.2.2 Sinh trưởng đường kính D1,3 .............................................................. 39 4.2.3 Chất lượng rừng trồng ......................................................................... 41 4.2.4 Đánh giá trữ lượng............................................................................... 43 4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế .................................................................... 45 4.3.1 Chi phí đầu tư cho 01 ha rừng Keo lá tràm .......................................... 45 4.3.1.1 Chi phí đầu tư cho 01 ha tạo rừng tại 03 khu vực nghiên cứu ..... ..46 4.3.1.2 Chi phí đầu tư cho 01 ha tạo rừng tính cả lãi vay tại 03 khu vực nghiên cứu ............................................................................................................... 47 4.3.2 Thu nhập từ 01 ha rừng Keo lá tràm .................................................... 51 4.4 Hiệu quả xã hội ..................................................................................... 55 4.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định kinh doanh trồng rừng Keo lá tràm ở địa phương ...................................................................................... 61 4.5.1 Về kỹ thuật trồng rừng ......................................................................... 61 4.5.2 Về chính sách ...................................................................................... 62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 63 1 Kết luận .................................................................................................... 63 2 Tồn tại ...................................................................................................... 64 3 Kiến nghị .................................................................................................. 65 Tài liệu tham khảo Phụ biểu DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT A: Tuổi cây BCR: Tỷ suất thu nhập so với chi phí D1.3: Đường kính ngang ngực ĐVT: Đơn vị tính ha: hecta Hvn: Chiều cao vút ngọn IRR: Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ M: Trữ lượng N: Số cây NPV: Giá trị hiện tại thực OTC: Ô tiêu chuẩn PH: Nồng độ chua TB: Trung bình TNHH: Trách nhiệm hữu hạn UBND: Ủy ban nhân dân V: Thể tích thân cây VSL: Sản lượng gỗ Xmax1 : Trị số trung bình lớn thứ nhất Xmax2 : Trị số trung bình lớn thứ hai %: Tỷ lệ phần trăm : : Giá trị trung bình Y DANH MỤC ĐỒ THỊ Hình 4.1. Biểu đồ sinh trưởng chiều cao Hvn của Keo lá tràm 10 năm tuổi Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng đường kính D1,3 của Keo lá tràm 10 năm tuổi Hình 4.3. Biểu đồ trữ lượng gỗ của Keo lá tràm 10 năm tuổi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Sinh trưởng của Keo lá tràm tại Đại Lải (9/1990 - 8/ 1999) Bảng 1.2 Sinh trưởng của các xuất xứ Keo lá tràm tại Đông Hà, Sông Mây và Cẩm Quỳ (1994 - 1999). Bảng1.3 Sinh trưởng của các xuất xứ Keo lá tràm tại vườn giống Cẩm Quỳ và Chơn Thành (1997 - 2000). Bảng 1.4 Sinh trưởng của các dòng Keo lá tràm (xuất xứ Coen R) được lựa chọn tại Cẩm Quỳ (6/1998 - 4/2000). Bảng 1.5 Sinh trưởng của các xuất xứ keo lá tràm 03 tuổi Bảng 2.2 Cơ cấu các nhóm đất vùng nghiên cứu Bảng 2.3 Bảng tổng hợp hàm lượng dinh dưỡng trong đất tại các khu vực nghiên cứu. Bảng 2.4 Hiện trạng sử dụng đất khu vực xã Xuân Lâm Bảng 2.5 Hiện trạng đất lâm nghiệp của xã Xuân Lộc Bảng 2.6 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp khu vực Xuân Cảnh Bảng 2.7 Thực trạng phát triển dân số qua một số năm Bảng 4.1 Chiều cao trung bình của Keo lá tràm 10 năm tuổi (m) Bảng 4.2 Đường kính trung bình D1,3 của Keo lá tràm 10 năm tuổi (cm) Bảng 4.3 Chất lượng rừng trồng của các khu vực nghiên cứu Bảng 4.4 Trữ lượng gỗ Keo lá tràm sau 10 năm tuổi Bảng 4.5 Chi phí trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ cho 01 ha tạo rừng đến năm thứ 10 của các khu vực Bảng 4.6 Tổng hợp chi phí đầu tư cho 01 ha rừng tính cả lãi vay chu kỳ kinh doanh10 năm ở Xuân Lâm Bảng 4.7 Tổng hợp chi phí đầu tư cho 01 ha rừng tính cả lãi vay chu kỳ kinh doanh10 năm ở Xuân Lộc Bảng 4.8 Tổng hợp chi phí đầu tư cho 01 ha rừng tính cả lãi vay chu kỳ kinh doanh10 năm ở Xuân Cảnh Bảng 4.9 Thu nhập từ 01 ha rừng Keo lá tràm Bảng 4.10 Cân đối thu nhập và chi phí cho 01 ha rừng (Chu kỳ kinh doanh 10 năm) Bảng 4.11 Hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng Bảng 4.12 Số lao động tham gia trồng rừng 1 chu kỳ kinh doanh 10 năm Bảng 4.13 Khung phân tích SWOT 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, rừng tự nhiên đã bị suy giảm nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Trước thực trạng đó, các địa phương ở nước ta đã quan tâm và đẩy mạnh kinh doanh trồng rừng. Trong đó việc trồng các loài cây mọc nhanh, năng suất cao góp phần tăng nhanh độ che phủ đất trống đồi núi trọc, đồng thời đáp ứng yêu cầu về gỗ, giải quyết việc làm cho cộng đồng xã hội, nhất là đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa. Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng kinh tế duyên hải Nam Trung Bộ với tổng diện tích 5.045 km2. Ngành lâm nghiệp của tỉnh hiện đang quản lý và sử dụng 156.336 ha đối tượng đất trống đồi núi trọc phân bố ở vùng địa hình phức tạp. Huyện Sông Cầu là huyện miền núi của tỉnh Phú Yên có diện tích đất lâm nghiệp trong toàn huyện 29.917,3 ha. Trong đó đất chưa có rừng chiếm 15.754,5 ha là tiềm năng trong việc kinh doanh và phát triển trồng rừng. Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp tỉnh Phú Yên nói chung và Huyện Sông Cầu nói riêng đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để duy trì và bảo vệ vốn rừng hiện có, khai thác hợp lý rừng tự nhiên. Đồng thời tích cực trồng rừng mới để nâng cao độ che phủ của rừng, bảo vệ đất đai, chống xói mòn và tạo ra nguồn nguyên liệu thay thế dần cho lâm sản từ rừng tự nhiên. Với mục tiêu ổn định kinh doanh lâm nghiệp, tăng cường tác dụng che phủ, bảo vệ sử dụng đất hiệu quả, nhiều đơn vị sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện đã chú trọng đầu tư công tác trồng rừng. Nhưng do nhiều nguyên nhân về giống, về kỹ thuật trồng còn hạn chế nên, năng suất các loại rừng trồng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu gỗ cho công nghiệp chế biến và mục tiêu kinh tế nói chung. 2 Trong các loài cây đưa vào trồng rừng, Keo lá tràm, Keo lai được đưa vào trồng thuần loài ở một số khu vực trên địa bàn huyện Sông Cầu - Phú Yên bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu đánh giá một cách toàn diện, do đó địa phương còn lúng túng trong việc đánh giá công tác phát triển trồng rừng từ khâu kỹ thuật đến hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội. Để góp phần tìm hiểu tình hình sinh trưởng, phát triển và hiệu quả công tác trồng rừng phục vụ việc ổn định kinh doanh lâm nghiệp của địa phương, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của rừng trồng Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) tại một số khu vực thuộc huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên” Do quỹ thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về sinh trưởng chiều cao vút ngọn, đường kính ngang ngực D1.3, trữ lượng (M) và hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của việc trồng Keo lá tràm tại 3 xã: Xuân Lâm, Xuân Lộc và Xuân Cảnh huyện Sông Cầu - tỉnh Phú Yên. Đề tài sẽ góp phần nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc trồng rừng sản xuất và đề xuất một số vùng trồng rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh Phú Yên. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới Keo lá tràm là cây nguyên sản ở phía bắc Australia, Papua new Guiea và Irian Juaya của Indonesia. Hiện nay, người ta tìm ra khoảng 1.300 loài cây Keo trên toàn thế giới, trong đó khoảng 950 loài có nguồn gốc ở Australia, và phần còn lại phổ biến trong các khu vực khô của vùng nhiệt đới và ôn đới ấm ở cả hai bán cầu, bao gồm Châu Phi, Miền Nam Châu Á, Châu Mỹ dẫn theo Lê Đình Khả, [19]. Ngày nay, Keo lá tràm được gây trồng tại nhiều nước như Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Nghiên cứu sinh trưởng và dự đoán sản lượng rừng Keo lá tràm được hình thành và phát triển đầu tiên ở Châu Âu từ thế kỷ XIX. Năm 1780 ở Châu Âu đã xuất hiện những nghiên cứu lâu dài. Những nghiên cứu về sinh trưởng Nghiên cứu sinh trưởng, phân chia cấp đất đã có nhiều công trình đề cập đến với những mô hình toán học chặt chẽ như các công trình xây dựng biểu diễn đầu tiên ở Trung Âu của Fies (1866), Cotta (1821), Schumacher (1823), Hatig (1805), Mayer Stevenson (1944), Coile (1960), Nix (1987), Fao (1986) và các nhà lâm học Nga [33]. Trên thế giới, cho đến nay số lượng hàm toán học mô tả quá trình sinh trưởng rất phong phú, duới đây là một số kết quả thống kê một số hàm sinh trưởng đã được sử dụng. Tác giả năm Dạng Gompert 1825 y= m.exp(-c1.exp(-bx)) Verhull 1845 y = m/(1-exp(-m.b.(x-k))) Mitscherlich 1919 y= m.(1-exp(-c2.x)^j3 Schumacher 1980 y= a.exp(b/A^k) 4 Theo Joness (1996) có 3 trường hợp phải phân chia đánh giá rừng và đất rừng đó là: Phân chia cấp đất trên cơ sở quan hệ chiều cao theo tuổi, phân chia thực bì và phân chia môi trường. Theo D. Alder (1980) đối với rừng đơn giản vùng nhiệt đới đôi khi ho không phải là chỉ tiêu thích hợp để biểu thị cấp đất. Trường hợp này thường xuất hiện ở những lâm phần của các loài cây sinh trưởng nhanh và những loài cây biến động mạnh về sinh trưởng chiều cao [33]. Richhom (1904) cho rằng: Trữ lượng rừng là một hàm số của chiều cao bình quân lâm phần. Chiều cao bình quân lâm phần ở tuổi xác định là một chỉ tiêu biểu thị tốt cho sức sản xuất của lâm phần đó. Với lượng mưa trung bình 2.700 mm, Keo lá tràm 3 năm tuổi, chiều cao trung bình của một cây đứng trồng với mật độ 1.010 cây/ha là 12,4 m, đường kính trung bình 12,2 cm, trữ lượng gỗ 73,2 m3/ha; ở tuổi 4 chiều cao vút ngọn là 13,1 m, đường kính là 13,6 cm, và trữ lượng 96,1 m3/ha. Trên đất nông cạn khô cằn ở Tây Bengal, sản lượng chỉ 5 m3/ha/năm vào năm thứ 15. Theo Wiersum và Ramlan cho rằng sản lượng gỗ Keo lá tràm có thể cao hơn 20 m3/ha/năm trên một chu kì 10-20 năm. Trên đất nghèo dinh dưỡng sản lượng đạt từ 8-12 m3/ha/năm. Trên đảo của Madura, lượng mưa hàng năm 1700-1900 mm, Keo lá tràm từ 7-12 tuổi, sản lượng có thể đạt 7,6-9 m3/ha/năm, ở những nơi có lượng mưa ít từ 1.000-1.400 mm, sản lượng chỉ đạt 2-6 m3/ha/năm.[41] Những nghiên cứu về kinh tế Gỗ của Keo lá tràm dùng trong sản xuất giấy, đồ gỗ gia dụng và các công cụ. Nó có chứa tanin nên có thể dùng trong công nghiệp thuộc da. Tại Ấn Độ, gỗ và than củi từ Keo lá tràm dùng làm nguồn nhiên liệu. Nhựa của Keo lá tràm cũng được buôn bán ở quy mô thương mại, loài cây này cũng 5 được thổ dân Australia dùng làm thuốc giảm đau. Các chất chiết ra từ gỗ lõi của Keo lá tràm có tác dụng chống nấm làm hư hại gỗ. Loài cây này cũng được trồng như là cây cảnh, cây lấy bóng râm và trồng trong các đồn điền để lấy gỗ ở khu vực Đông Nam Á và Sudan. Cành nhánh và lá khô của Keo lá tràm dùng làm chất đốt. Gỗ của Keo lá tràm có vân đẹp, bóng, không bụi, chịu được nén, va đập rất tốt. Ở Sindh vỏ cây Acacia arabica được sử dụng để thuộc da. Ở một số quốc gia, vỏ cây này được coi là phương thuốc có ích trong điều trị việc xuất tinh sớm trong y học. Vỏ các loài Keo khác nhau rất giàu tanin và là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng; các loài có giá trị lớn nhất trong việc này là Acacia pycnantha (Keo vàng), Acacia decurrens (Keo vỏ dà), Acacia dealbata (Keo bạc) và Acacia mearnsii (Keo đen). Loài Keo đen được trồng ở Nam Phi. Quả của Acacia nilotica (gọi là "neb-neb" trong ngôn ngữ bản địa), một loài khác ở Châu Phi cũng rất giàu tanin và cũng được những thợ thuộc da sử dụng [41]. Một số loài cung cấp các loại gỗ có giá trị; chẳng hạn Acacia melanoxylon (Keo gỗ đen) ở Australia, chúng là loài cây thân gỗ lớn; gỗ của chúng được dùng để làm đồ gỗ nội thất và có độ bóng cao; hay Acacia homalophylla (gỗ Myall, cũng ở Australia) tạo ra gỗ có mùi thơm, được sử dụng cho mục đích làm cảnh. Acacia formosa cung cấp loại gỗ có giá trị của Cuba gọi là "sabicu". Acacia seyal được coi là cây keo (shitta) đã xuất hiện trong Kinh Thánh và cung cấp gỗ shitta. Nó được sử dụng trong sản xuất hộp đựng pháp điển của người Do Thái. Là một biểu tượng tinh thần, nó còn là một trong những biểu tượng có quyền lực nhất trong hội Tam điểm, thể hiện linh hồn của Thượng Đế và sự tinh khiết của tâm hồn. Acacia heterophylla từ đảo Réunion và Acacia koa (Keo Hawaii) từ quần đảo Hawaii là các loài cây lấy gỗ có giá trị. Tại Việt Nam, các loài cây keo tai tượng (Acacia mangium) 6 và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) được trồng để làm nguyên liệu sản xuất giấy, cải tạo vườn rừng. Hạt của một số loài Keo được dùng làm thực phẩm và một loạt các sản phẩm khác trong ẩm thực. Ví dụ, hạt của Acacia niopo được nướng và dù
Luận văn liên quan