Cùng với sự đổi mới,phát triển chung của nền kinh tế,với chính sách mở cửa,sự đầu tư của Nước ngoài và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng đã có sự chuyển biến,đổi mới phương thức kinh doanh,phương thức quản lý,không ngừng phát triển và khẳng định vị trí,vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế thị trường,các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý mọi yếu tố liên quan đến sản xuất kinh doanh.Một trong những công cụ không thể thiếu được đó là hạch toán kế toán.
Trong giai đoạn thực tập tổng hợp, em đã tìm hiểu tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thăng Long Việt, quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, tình hình sản xuất kinh doanh và đặc biệt là về tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS.Vũ Thị Thê, ban lãnh đạo Công ty và của các anh, chị, cô, chú tại phòng Tài chính – kế toán của Công ty, em đã hoàn thành bài Báo cáo tổng hợp này. Báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thăng Long Việt
Phần II: Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thăng Long Việt
Phần III: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thăng Long Việt
51 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2425 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại công ty cổ phần đầu tư và xây lắp thăng Long Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thăng Long Việt LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự đổi mới,phát triển chung của nền kinh tế,với chính sách mở cửa,sự đầu tư của Nước ngoài và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng đã có sự chuyển biến,đổi mới phương thức kinh doanh,phương thức quản lý,không ngừng phát triển và khẳng định vị trí,vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế thị trường,các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển buộc phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý mọi yếu tố liên quan đến sản xuất kinh doanh.Một trong những công cụ không thể thiếu được đó là hạch toán kế toán.
Trong giai đoạn thực tập tổng hợp, em đã tìm hiểu tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thăng Long Việt, quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, tình hình sản xuất kinh doanh và đặc biệt là về tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của ThS.Vũ Thị Thê, ban lãnh đạo Công ty và của các anh, chị, cô, chú tại phòng Tài chính – kế toán của Công ty, em đã hoàn thành bài Báo cáo tổng hợp này. Báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thăng Long Việt
Phần II: Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thăng Long Việt
Phần III: Đánh giá khái quát tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thăng Long Việt
Em xin chân thành cảm ơn ThS.Vũ Thị Thê và toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ Phần Đầu tư và xây lắp Thăng Long Việt đã giúp đỡ em trong giai đoạn thực tập tổng hợp này.
PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP THĂNG LONG VIỆT .
I.Quá trình hình thành phát triển,chức năng hoạt động,hoạt động sản xuất của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thăng Long Việt.
1.Quá trình hình thành của Công ty Cổ phần đầu tư và xây lắp Thăng Long Việt.
Tên công ty:Công ty cổ phần Đầu tư và xây lắp Thăng Long Việt (Thang Long Viêt installation construction and investment joint stock company)
Địa chỉ:Số 30A3-Ngõ 66-Ngách 11 Phố Tân Mai-P.Tân Mai-Hoàng Mai-Hà Nội
Mã số thuế:0105383335
Số vốn điều lệ:10.000.000.000 VND (Mười tỷ đồng)
2.Đặc điểm và lĩnh vực hoạt động kinh doanh
2.1 Đặc điểm:
Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Thăng Long Việt là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp cơ bản nên điều kiện sản xuất cũng như sản phẩm của Công ty có nhiều khác biệt so với các ngành khác. Sản phẩm chủ yếu của Công ty có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất lâu dài. Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm xây lắp nhất thiết phải dự toán. Quá trình sản xuất xây lắp cũng nhất thiết phải lập dự toán, lấy dự toán làm thước đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình.
Sản phẩm của Công ty hoàn thành không nhập kho mà được tiêu thụ ngay theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm không thể hiện rõ (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao nhận thầu).
Sản phẩm của Công ty lại cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất (máy móc, thiết bị thi công, người lao động) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời gian thi công.
Sản phẩm từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao và đưa vào sử dụng thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của công trình. Quá trình thi công lại chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia thành nhiều công việc khác nhau, công việc lại thường diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn của các nhân tố môi trường. Đặc điểm này thường đòi hỏi việc tổ chức quản lý giám sát chặt chẽ sao cho đảm bảo chất lượng công trình (chủ đầu tư thường giữ lại một phần giá trị công trình để bảo hành công trình, hết thời hạn mới thanh toán cho đơn vị xây lắp).
2.2 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp
Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp
Xây dựng các công trình thuỷ lợi, đường bộ, cầu, cảng
Trang trí nội thất và tạo cảnh quan kiến trúc công trình
Sản xuất, kinh doanh VLXD, XNK thiết bị xây dựng công nghiệp, nông nghiệp
Kinh doanh dịch vụ mua bán cho thuê bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị
Sản xuất giàn giáo cốp pha
Kinh doanh và phát triển nhà
Khai thác và chế biến các loại cấu kiện và vật liệu xây dựng bao gồm: Đá, cát, sỏi, đất, gạch, ngói, xi măng, tấm lợp, kính, nhựa đường và các loại vật liệu dùng trong xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thủy lợi.
Thi công san lấp nền móng công trình, xử lý nền đất yếu.
Xây dựng các công trình cấp thoát nước
Lắp đặt các loại cấu kiện bê tông, kết cấu thép, các hệ thống kỹ thuật công trình, các loại máy móc như: Thang máy, điều hòa không khí, thông gió, phòng cháy, cấp thoát nước…
Trong đó thế mạnh của công ty là:
Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp
Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp
3.Quy trình công nghệ sản xuất
Quá trình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và xây lắp Thăng Long Việt diễn ra theo sơ đồ sau:
Chủ đầu tư
mời thầu
Lập dự án thi công và lập dự toán
Nhận hồ sơ
Nghiệm thu,bàn giao,xác định lập kết quả,lập quyết toán
Tiến hành xây dựng
Chuẩn bị nguồn nhân lực : vốn, nhân công,nvl
Tham gia đấu thầu
Thắng thầu
Tại Công ty, mỗi công trình đều được tiến hành thi công theo đơn đặt hàng riêng, phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng và thiết kế kỹ thuật của công trình đó. Sản phẩm xây lắp phải được lập dự toán, quá trình sản xuất phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo. Khi thực hiện các đơn đặt hàng của khách hàng, Công ty phải đảm bảo bàn giao đúng tiến độ, đúng thiết kế kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình.
4.Giới thiệu bộ máy công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý Công ty cổ phần Đầu tư và xây lắp Thăng Long Việt:
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng
Tài chính-kế toán
Phòng
Khoa học-kỹ thuật
Phòng
Thiết bị-Đầu tư
Các xưởng
SXKD
Ban
Quản lý dự án
Các đội xây dựng công trình
Phòng
Hành chính
Hội đồng quản trị:
Quyết định chiến lược phát triển của Công ty,Quyết định các phương án đầu tư,kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được chào bán của từng loại.Bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách thức quyết định mức lương và lợi ích khác của Tổng Giám Đốc, Phó Giám Đốc, Kế Toán Trưởng. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty, quyết định thành lập, giải thể các đơn vị, bộ phận trực thuộc công ty. Quyết định góp vốn mua cổ phần của công ty khác và mua lại không quá 10% số cổ phần đã bán của từng loại. Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty.
Ban Tổng Giám Đốc:
Điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của Công ty.Xây dựng và trình trước HĐQT kế toán dài hạn và kế hoạch hàng năm của Công ty.Quyết định bổ nhiệm,miễn nhiệm,khen thưởng,kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên dưới quyền,quyết định các biện pháp tuyên truyền,quảng cáo,tiếp thị,các biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất.Ký kết các Hợp đồng kinh tế theo Luật định,Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh,phương án đầu tư trong Công ty và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trước HĐQT và Cổ đông.
Phòng Tổ chức hành chính:
Chịu trách nhiệm về mặt tổ chức hành chính của Công ty, quản lý hồ sơ, lý lịch, quyết định,…, nhân sự và thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân viên trong Công ty, chế độ tiền lương.
Phòng Tài chính kế toán:
Có nhiệm vụ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chế độ kế toán, đồng thời tham mưu cho Ban Giám đốc các chính sách ,chế độ tài chính,quản lý thu chi tài chính theo chế độ kế toán hiện hành, kết hợp với phân tích hoạt động kinh tế để đưa ra các quyết định tài chính hợp lý, hiệu quả hoặc giúp cho Giám đốc và các phòng chức năng nắm bắt được tình hình tài chính cụ thể của Công ty.
Giúp việc cho lãnh đạo Công ty thực hiện công tác tài chính, kế toán thống kê nội bộ, đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính của nhà nước.
Đảm bảo công tác hạch toán độc lập, toàn diện của doanh nghiệp
Giám sát và tổng hợp giá thành, kiểm tra, hướng dẫn uốn nắn công tác hạch toán báo sổ các đơn vị cơ sở đúng với chế độ quy định.
Đảm bảo nguồn tài chính, phục vụ kịp thời, đáp ứng tiến độ thi công của các đơn vị, chống ách tắc, thừa thiếu.
Thực hiện công tác thanh quyết toán, đôn đốc cùng cơ sở thu hồi với các công trình đã hoàn thành.
Cùng phòng kế hoạch đầu tư tham mưu trong việc mua sắm các trang thiết bị, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính.
Khai thác quản lý vốn đầu tư theo pháp luật hiện hành.
Phòng Khoa học kỹ thuật:
Là cơ quan trung tâm điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, có chức năng và nhiệm vụ về các công tác như: công tác kế hoạch, công tác quản lý kỹ thuật – chất lượng, công tác dự án đấu thầu, công tác điều hành quản lý các dự án.
Phòng Thiết bị đầu tư:
Có trách nhiệm điều hành, quản lý hoạt động và đảm bảo phát huy năng lực của phương tiện, sử dụng an toàn và có hiệu quả; lập dự án đầu tư và các dự án có chiều sâu nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty, tham mưu cho chỉ huy đơn vị về các hợp đồng cho thuê thiết bị với các cơ quan, tổ chức và cá nhân ngoài Công ty.
5.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây
Đơn vị tính: Đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
97.668.947.313
78.065.699.775
(19.603.247.538)
-20%
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
0
0
-
-
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
97.668.947.313
78.065.699.775
(19.603.247.538)
-20%
4.Giá vốn hàng bán
91.900.359.848
71.174.540.390
(20.725.819.458)
-23%
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
5.768.587.470
6.891.159.385
1.122.571.915
19%
6.Doanh thu hoạt động tài chính
507.947.741
703.060.209
195.112.468
38.%
7.Chi phí tài chính
640.220.000
99.960.000
(540.260.000)
-84%
-Trong đó:Chi phí lãi vay
640.220.000
99.960.000
(540.260.000)
-84%
8.Chi phí quản lý kinh doanh
4.179.001.705
5.924.006.238
1.745.004.533
42%
9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1.457.313.506
1.570.253.356
112.939.850
8%
10.Thu nhập khác
0
21.867.647
21.867.647
100%
11.Chi phí khác
0
19.614.000
19.614.000
100%
12.Lợi nhuận khác
0
2.253.647
2.253.647
100%
13.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
1.457.313.506
1.572.507.003
115.193.497
7.9%
14.Thuế thu nhập doanh nghiệp
364.328.376
393.126.750
28.798.374
8%
15.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
1.092.985.130
1.179.380.253
86.395.123
8%
Nguồn: Báo cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm
Phòng Tài chính - Kế toán
Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2011 so với 2010 giảm 19.603.247.538 đồng tương ứng với ty lệ 20%. Còn giá vốn hàng bán cũng giảm 20.725.819.458 đồng tương ứng với tỷ lệ 23%. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.745.004.533 đồng tương ứng với tỷ lệ 42%.
Doanh thu tài chính năm 2011 so với 2010 tăng 195.112.468 đồng tương ứng với tỷ lệ 38.4% Chi phí tài chính thì giảm 540.260.000đồng tương ứng với tỷ lệ 84%.
Thu nhập khác tăng 100% còn chi phí khác không có phát sinh.
Nhìn tổng thể thì phần doanh thu của doanh nghiệp đạt được về bán hàng cung cấp dịch vụ giảm nhưng bù lại phần doanh thu tài chính và thu nhập khác lại tăng mạnh. Chi phí quản lý doanh nghiệp tuy có tăng nhưng nó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của doanh nghiệp, thêm vào đó chi phí tài chính của doanh nghiệp giảm mạnh. Tất cả yếu tố trên góp phần gia tăng lợi nhuận năm 2011 lên cao . Cụ thể:
Lợi nhuận gộp tăng 1.122.571.915 đồng tương ứng với tỷ lệ 19%.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 112.939.850đồng tương ứng với tỷ lệ 8%.
Lợi nhuận trước thuế tăng 115.193.497đồng tương ứng với tỷ lệ 7.8%.
Lợi nhuận sau thuế tăng 86.395.123đồng tương ứng với tỷ lệ 8%.
Vậy nguyên nhân làm cho các khoản lợi nhuận đều tăng là nhờ việc công ty biết lựa chọn nhà cung cấp các yếu tố đầu vào phù hợp và vận dụng khá tốt các biện pháp cắt giảm chi phí đẩy mạnh doanh thu.
Qua bảng phân tích số liệu trên cho thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2011 xu hướng giảm so với năm 2010 là điều bất lợi cho công ty trong việc thanh toán chi trả các chi phí lớn phát sinh về lâu dài như chi phí lãi vay. Cũng chính vì nhận ra điểm yếu đó mà công ty kịp thời đầu tư phát triển sang lĩnh vực tài chính nhằm tạo ra thêm doanh thu để bù đắp vào chỗ khiếm khuyết ở trên giúp tránh tình trạng nợ vay và chi phí lãi vay kéo dài quá thời hạn. Nhưng về lâu dài thì công ty không thể dựa vào hoạt động phụ này mãi mà phải xét đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty ở lĩnh vực sản xuất chính của mình để chứng tỏ sự phát triển và khẳng định vị thế của công ty trên thương trường đầy biến động hiện nay.
II.Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
1.Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Đầu tư và xây lắp Thăng Long Việt:
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế
toán
Tổng
hợp
Kế toán tiền lương,
BHXH,
BHYT
Kế
toán
công
nợ
Kế
toán
ngân
hàng
Kế toán TSCĐ, CCDC,MMTB
Kế
toán
công
trình
Kế toán ở các đơn vị
trực thuộc
Kế toán ở các đội
thi công
Kế
toán
vật
tư
Kế toán
tiền lương BHXH,
BHYT
Kế
toán
công
nợ
Kế
toán
ngân
hàng
Kế toán TSCĐ,
CCDC,MMTB
Kế
toán
công trình
Công tác kế toán ở Công ty tuân thủ đúng quy định của chế độ kế toán. Mặt khác, Công ty đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc ghi chép số liệu, sổ sách thông qua việc thực hiện kế toán trên máy tính.
Phòng Tài chính Kế toán Công ty gồm có 5 người, trong đó 4 người trình độ đại học và 1 người có trình độ cao đẳng. Mỗi người đảm nhận một phần hành kế toán riêng. Ngoài ra còn có kế toán công trình tại các đội thi công.
Mỗi nhân viên kế toán được phân công trách nhiệm như sau:
Kế toán trưởng: Có trách nhiệm điều hành chung mọi công tác kế toán trong Công ty, giao dịch hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra công việc của các nhân viên, phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc, cấp trên, Nhà nước về những thông tin đã cung cấp.
Kế toán tổng hợp: Tổng hợp số liệu, hạch toán chi tiết các tài khoản, lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty.
Kế toán tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN: Theo dõi các nghiệp vụ có liên quan đến tính lương và trả lương cho người lao động, theo dõi thu nộp BHXH, BHYT, BHTN.
Kế toán TSCĐ, CCDC, MMTB thi công: Ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình tăng, giảm, trích khấu hao TSCĐ, theo dõi CCDC, giàn giáo, cốp pha…
Kế toán ngân hàng: Có trách nhiệm theo dõi với ngân hàng về tiền gửi, tiền vay ký quỹ. Căn cứ vào ủy nhiệm chi, séc, khế ước vay, kế toán ghi sổ cái, sổ chi tiết, các tài khoản có liên quan, báo cáo Trưởng phòng.
Kế toán thanh toán: Theo dõi tình hình công nợ phải thu, phải trả, tạm ứng của các nhân viên và các chủ nhiệm công trình để có kế hoạch thanh toán và thu hồi công nợ kịp thời.
Kế toán công trình: Có trách nhiệm tập hợp chứng từ chi phí các công trình, căn cứ vào quyết toán A-B và các công trình phân chia cho hợp lý. Căn cứ các chứng từ chi phí và quyết toán A-B kế toán định khoản và nhập số liệu vào máy tính.
2.Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Công ty đã áp dụng hình thức Nhật ký chung. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung mà Công ty áp dụng được cụ thể hóa để thích ứng chương trình kế toán máy mà Công ty đang áp dụng. Nhờ áp dụng hình thức này mà giúp cho việc lập báo cáo tài chính được thuận lợi, rút ngắn thời gian hoàn chỉnh quyết toán và cung cấp số liệu kịp thời cho quản lý.
Cụ thể, trình tự hạch toán kế toán ở Công ty như sau:
CHỨNG TỪ GỐC,CÁC BẢNG PHÂN BỔ
NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN
SỔ CÁI
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT
BẢNG CÂN ĐỐI
SỐ PHÁT SINH
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Quá trình ghi sổ ở Công ty vừa thực hiện bằng máy vừa thực hiện bằng thủ công. Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào nội dung nghiệp vụ kinh tế được phản ánh ghi trên chứng từ gốc, kế toán căn cứ vào đó để phản ánh vào phiếu xử lý chứng từ, thực hiện bằng thủ công. Còn phiếu xử lý chứng từ kế toán sẽ nhập số liệu vào máy theo đúng quan hệ đối ứng tài khoản, mã đối tượng liên quan đã được mã hóa, khai báo khi cài đặt phần mềm. Từ các dữ liệu được nhập vào máy, sau đó máy tự động cập nhật vào các sổ chi tiết, sổ Cái tài khoản.
3.Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Công ty đã áp dụng các chuẩn mức Kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành. Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và chế độ Kế toán hiện hành đang áp dụng. Cụ thể như sau:
Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm;
Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty sử dụng phương pháp khấu trừ;
Phương pháp hạch toán HTK: theo phương pháp kê khai thường xuyên;
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian ước tính phù hợp với các quy định của Quyết định số 206/203/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích KH TSCĐ.
Sơ đồ kế toán máy tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thăng Long Việt:
Chứng từ gốc đã được phân loại
Phản ánh vào phiếu xử lý chứng từ (Có sự phê duyệt của kế toán trưởng)
Dữ liệu nhập vào màn hình theo các loại chứng từ phù hợp
Máy tính xử lý
Các sổ sách báo cáo
PHẦN II:MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP THĂNG LONG VIỆT
I.Kế toán tài sản cố định
1.Khái niệm,đặc điểm,phân loại tài sản cổ định
1.1. Khái niệm:
Tài sản cố định(TSCĐ) trong doanh nghiệp là những tài sản có giá trị lớn,thời gian sử dụng dài.TSCĐ trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại là TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể,do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.
TSCĐ vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ,sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh,cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.
Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:Một tài sản được ghi nhận là TSCĐ phải thỏa mãn đồng thời (4) tiêu chuẩn sau:
Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
Nguyên giá TSCĐ phải được xác định một cách đáng tin cậy;
Thời gian sử dụng từ một năm trở lên;
Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định (Quy định hiện hành ở Việt Nam,giá trị này từ 10.000.000 đồng trở lên).
1.2.Đặc điểm,phân loại TSCĐ:
TSCĐ tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Thăng Long Việt chủ yếu là máy móc thiết bị phục vụ thi công công trình và phương tiện vận tải truyền dẫn. Máy móc thiết bị thường xuyên chiếm khoảng 35% đến 45%, phương tiện vận tải truyền dẫn chiếm khoảng 30% trong cơ cấu TSCĐ tại Công ty. Ngoài ra còn có nhà cửa vật kiến trúc và các thiết bị dụng cụ quản lý. Trong Công ty cũng có những TSCĐ vô hình như quyền sử dụng đất, chi phí thành lập doanh nghiệp, lợi thế thương mại, thương hiệu nhưng Công ty không đánh giá TSCĐ vô hình. Những TSCĐ vô hình này đều được Tổng Công ty cấp, không có tài sản thuê tài chính.
TSCĐ của Công ty bao gồm:
+ Thiết bị thi công nền như máy ủi, máy xúc, máy lu, máy dầm,…
+ Máy xây dựng gồm cần cẩu, trạm trộn bê tông, xe chuyên dùng,…
+ Phương tiện vận tải gồm: các loại tàu kéo, sà lan công trình,