Luận văn Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng của một số giống sầu riêng và nghiên cứu nồng độ thuốc agri-Fos 400 trị bệnh thối vỏ xì mủ trên cây sầu riêng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của nước ta ñạt ñược những thành tựu ñáng kể góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của ñất nước nhất là lương thực, thực phẩm, sản phẩm một số cây công nghiệp và cây ăn quả. Sản lượng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng không những ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn ñóng góp phần lớn trong xuấtkhẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ ñáng kể nhằm phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất nước. Cây ăn quả là một trong những loại cây có gía trị kinh tế cao như: Sầu riêng, chôm chôm, xoài, măng cụt. Hiện nay cây ăn quả ñược xem là một trong những loại cây chủ lực trong quá trình chuyển ñổi cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi ñịa phương. Việc phát triển diện tích trồng cây ăn quả còn có tác dụng phủ xanh ñất trống ñồi núi trọc, góp phần cải thiện hệ sinh thái môi trường. Cây sầu riêng ñược mệnh danh là Vua của các loại cây ăn trái Nhiệt ñới, là loại trái cây khác lạ cả về hình dạng, màu sắc và mùi vị, trái cây có gai, cùi trắng vàng hoặc ngà vàng rất hấp dẫn người ăn. Ngoài ra, còn có hương vị thơm ngon, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như: chất béo, protein, chloric, carbohydrate và các chất khác rất bổ ích [37].

pdf122 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3723 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng của một số giống sầu riêng và nghiên cứu nồng độ thuốc agri-Fos 400 trị bệnh thối vỏ xì mủ trên cây sầu riêng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN --------------------------------- ĐOÀN NGỌC HẢI ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG SẦU RIÊNG VÀ NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ THUỐC AGRI-FOS 400 TRỊ BỆNH THỐI VỎ XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP BUÔN MA THUỘT, năm 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN --------------------------------- ĐOÀN NGỌC HẢI ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG SẦU RIÊNG VÀ NGHIÊN CỨU NỒNG ĐỘ THUỐC AGRI-FOS 400 TRỊ BỆNH THỐI VỎ XÌ MỦ TRÊN CÂY SẦU RIÊNG TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số: 60 62 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. LÂM THỊ BÍCH LỆ BUÔN MA THUỘT, năm 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Người cam đoan Đoàn Ngọc Hải LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và kính trọng đến: Ban giám hiệu trường Đại học Tây Nguyên, phòng Sau Đại học, Lãnh đạo Công ty cổ phần Đoàn Kết đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. Quý Thầy Cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Trồng trọt khóa 2 (niên khóa 2007-2010) trường Đại học Tây Nguyên đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến Cô giáo TS. Lâm Thị Bích Lệ, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, các anh (chị) học viên lớp Cao học Trồng trọt khóa 2 trường Đại học Tây Nguyên đã có nhiều ý kiến đóng góp, động viên và tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập và đề tài nghiên cứu của mình. Học viên Đoàn Ngọc Hải DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BPBH : Bộ phận bị hại CT : Công thức CSB : Chỉ số bệnh CSH : Chỉ số hại CV : Hệ số biến động CH : Giống Chín Hóa CCI : Cành cấp I DT : Diện tích D/R : Tỷ lệ dài/rộng ĐK gốc : Đường kính gốc ĐK tán : Đường kính tán ĐKCCI : Đường kính cành cấp I HLT : Hiệu lực thuốc KQX : Giống Khổ qua xanh LSD0,05 : Sự sai khác ý nghĩa nhỏ nhất ở mức 0,05 MT : Giống Monthong MĐ : Mật độ MK : Mức kháng NS : Năng suất TB : Trung bình TL : Trọng lượng TLB : Tỷ lệ bệnh TLH : Tỷ lệ hại DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 Đặc điểm một số giống sầu riêng được chọn lọc ở Thái Lan Bảng 1.2 Đặc điểm một số giống sầu riêng được chọn lọc ở Malaysia Bảng 1.3 Năng suất, chất lượng của 24 cá thể sầu riêng chọn lọc năm 1997 Bảng 3.1 Một số đặc trưng khí tượng qua các năm tại thành phố Buôn Ma Thuột Bảng 3.2 Số liệu khí tượng tại thành phố Buôn Ma Thuột từ tháng 9/2009-8/2010 Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu hóa tính đất khu vực nghiên cứu Bảng 3.4 Diện tích sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk qua các năm Bảng 3.5 Diện tích sầu riêng tại thành phố Buôn Ma Thuột qua các năm Bảng 3.6 Sinh trưởng của 4 giống sầu riêng sau 9 năm trồng (2000- 2009) Bảng 3.7 Đặc điểm về lá của 4 giống sầu riêng Bảng 3.8 Đặc điểm về hình thái quả của 4 giống sầu riêng Bảng 3.9 Tỷ lệ các thành phần quả của 4 giống sầu riêng Bảng 3.10 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 4 giống sầu riêng (niên vụ 2009-2010) Bảng 3.11 Một số chỉ tiêu về thịt quả của 4 giống sầu riêng Bảng 3.12 Một số chỉ tiêu chất lượng quả của 4 giống sầu riêng Bảng 3.13 Ước tính hiệu quả kinh tế của 4 giống sầu riêng Bảng 3.14 Thành phần sâu hại trên cây sầu riêng Bảng 3.15 Mức độ chống chịu một số sâu hại chính của 4 giống sầu riêng Bảng 3.16 Thành phần bệnh hại trên cây sầu riêng Bảng 3.17 Tính chống chịu một số bệnh hại chính trên 4 giống sầu riêng Bảng 3.18 Một số đặc điểm hình thái của các loài nấm gây bệnh chính Bảng 3.19 Chỉ số bệnh ở các công thức xử lý thuốc Bảng 3.20 Biểu hiện cây sau khi xử lý thuốc Agri-fos 400 Bảng 3.21 Kích thước vết bệnh ở các công thức qua các lần điều tra Bảng 3.22 Hiệu lực của thuốc Agri-fos 400 ở các công thức thí nghiệm DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của 4 giống sầu riêng Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ các thành phần quả của 4 giống sầu riêng Biểu đồ 3.3 Các yếu tố cấu thành năng suất của 4 giống sầu riêng Biểu đồ 3.4 Các chỉ tiêu và chất lượng quả của 4 giống sầu riêng Biểu đồ 3.5 Chỉ số bệnh ở các công thức thí nghiệm qua các lần điều tra Biểu đồ 3.6 Diễn biến tăng trưởng vết bệnh ở các công thức thí nghiệm i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Người cam đoan Đoàn Ngọc Hải ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và kính trọng đến: Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Nguyên, phòng Sau Đại học, Lãnh đạo Công ty Cổ phần Đoàn Kết đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. Quý Thầy Cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Trồng trọt khóa 2 (niên khóa 2007-2010) trường Đại học Tây Nguyên đã cung cấp cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến Cô giáo TS. Lâm Thị Bích Lệ, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, các anh (chị) học viên lớp Cao học Trồng trọt khóa 2 trường Đại học Tây Nguyên đã có nhiều ý kiến đóng góp, động viên và tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình học tập và đề tài nghiên cứu của mình. Học viên Đoàn Ngọc Hải iii iv v vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BPBH : Bộ phận bị hại CT : Công thức CSB : Chỉ số bệnh CSH : Chỉ số hại CV : Hệ số biến động CH : Giống Chín Hóa CCI : Cành cấp I DT : Diện tích D/R : Tỷ lệ dài/rộng ĐK gốc : Đường kính gốc ĐK tán : Đường kính tán ĐKCCI : Đường kính cành cấp I HLT : Hiệu lực thuốc KQX : Giống Khổ qua xanh LSD0,05 : Sự sai khác ý nghĩa nhỏ nhất ở mức 0,05 MT : Giống Monthong MĐ : Mật độ MK : Mức kháng NS : Năng suất TB : Trung bình TL : Trọng lượng TLB : Tỷ lệ bệnh TLH : Tỷ lệ hại vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1 Đặc điểm một số giống sầu riêng được chọn lọc ở Thái Lan 11 Bảng 1.2 Đặc điểm một số giống sầu riêng được chọn lọc ở Malaysia 13 Bảng 1.3 Năng suất, chất lượng của 24 cá thể sầu riêng chọn lọc năm 1997 16 Bảng 3.1 Một số đặc trưng khí tượng qua các năm tại thành phố Buôn Ma Thuột 36 Bảng 3.2 Số liệu khí tượng tại thành phố Buôn Ma Thuột từ tháng 9/2009-8/2010 37 Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu hóa tính đất khu vực nghiên cứu 38 Bảng 3.4 Diện tích sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk qua các năm 40 Bảng 3.5 Diện tích sầu riêng tại thành phố Buôn Ma Thuột qua các năm 40 Bảng 3.6 Sinh trưởng của 4 giống sầu riêng sau 9 năm trồng (2000- 2009) 41 Bảng 3.7 Đặc điểm về lá của 4 giống sầu riêng 44 Bảng 3.8 Đặc điểm về hình thái quả của 4 giống sầu riêng 45 Bảng 3.9 Tỷ lệ các thành phần quả của 4 giống sầu riêng 45 Bảng 3.10 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 4 giống sầu riêng (niên vụ 2009-2010) 48 Bảng 3.11 Một số chỉ tiêu về thịt quả của 4 giống sầu riêng 50 Bảng 3.12 Một số chỉ tiêu chất lượng quả của 4 giống sầu riêng 51 Bảng 3.13 Ước tính hiệu quả kinh tế của 4 giống sầu riêng 53 viii Bảng 3.14 Thành phần sâu hại trên cây sầu riêng 54 Bảng 3.15 Mức độ chống chịu một số sâu hại chính của 4 giống sầu riêng 57 Bảng 3.16 Thành phần bệnh hại trên cây sầu riêng 60 Bảng 3.17 Tính chống chịu một số bệnh hại chính trên 4 giống sầu riêng 62 Bảng 3.18 Một số đặc điểm hình thái của các loài nấm gây bệnh chính 63 Bảng 3.19 Chỉ số bệnh ở các công thức xử lý thuốc 65 Bảng 3.20 Biểu hiện cây sau khi xử lý thuốc Agri-fos 400 66 Bảng 3.21 Kích thước vết bệnh ở các công thức qua các lần điều tra 67 Bảng 3.22 Hiệu lực của thuốc Agri-fos 400 ở các công thức thí nghiệm 68 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1 Một số chỉ tiêu sinh trưởng của 4 giống sầu riêng 43 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ các thành phần quả của 4 giống sầu riêng 47 Biểu đồ 3.3 Các yếu tố cấu thành năng suất của 4 giống sầu riêng 49 Biểu đồ 3.4 Các chỉ tiêu và chất lượng quả của 4 giống sầu riêng 52 Biểu đồ 3.5 Chỉ số bệnh ở các công thức thí nghiệm qua các lần điều tra 65 Biểu đồ 3.6 Diễn biến tăng trưởng vết bệnh ở các công thức thí nghiệm 67 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của nước ta đạt được những thành tựu đáng kể góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước nhất là lương thực, thực phẩm, sản phẩm một số cây công nghiệp và cây ăn quả... Sản lượng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn đóng góp phần lớn trong xuất khẩu, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể nhằm phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cây ăn quả là một trong những loại cây có gía trị kinh tế cao như: Sầu riêng, chôm chôm, xoài, măng cụt... Hiện nay cây ăn quả được xem là một trong những loại cây chủ lực trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác tiềm năng thế mạnh của mỗi địa phương. Việc phát triển diện tích trồng cây ăn quả còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần cải thiện hệ sinh thái môi trường. Cây sầu riêng được mệnh danh là Vua của các loại cây ăn trái Nhiệt đới, là loại trái cây khác lạ cả về hình dạng, màu sắc và mùi vị, trái cây có gai, cùi trắng vàng hoặc ngà vàng rất hấp dẫn người ăn. Ngoài ra, còn có hương vị thơm ngon, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như: chất béo, protein, chloric, carbohydrate và các chất khác rất bổ ích [37]. Theo những người phương Đông và những người sành sõi về sầu riêng thì không có loại trái cây nào có vị ngon hơn sầu riêng. Là loại trái cây rất giàu về giá trị dinh dưỡng. Phân tích trong 100 gam phần ăn được nhận thấy sầu riêng chứa nhiều năng lượng, chất béo, protein, vitamin và các chất khoáng (Tôn Thất Trình, 1995) [23]. Do có hương vị đặc biệt nên sầu riêng được chế biến theo những cách khác nhau. Ngoài ăn tươi, người ta có thể dùng sầu riêng để làm tăng mùi vị cho các loại bánh kẹo, kem, nước giải khát.hoặc được sử dụng trong các món rán trộn với hành ớt hoặc các loại soup làm từ cá nước ngọt [42]. 2 Sầu riêng không chỉ là món ăn ưa thích của người dân miền Nam mà còn là một món quà tặng quý giá đối với du khách nước ngoài khi đến với những vườn cây trái đặc sản của vùng miền. Hiện nay sầu riêng đã được vận chuyển ra miền Bắc và các vùng lân cận. Sầu riêng đã trở thành một trong những loại trái cây cao cấp hấp dẫn người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Sầu riêng đối với người quen ăn thì cho là món ăn tuyệt vời và có mùi thơm như pho mát hảo hạng của Pháp, đặc biệt mùi càng khó chịu bao nhiêu thì sầu riêng càng ngon bấy nhiêu, còn đối với người chưa quen ăn thì không sao chịu được bởi mùi thơm quá mạnh của nó. Tuy nhiên gía trị dinh dưỡng trong sầu riêng là rất lớn so với các loại trái cây khác [38]. Sầu riêng được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm cách đây khoảng 100 năm (Nguyễn Minh Châu và CS, 1999) [3] và được trồng tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ Tây Nguyên và một ít ở Trung bộ. Sầu riêng ở nước ta còn thua kém rất nhiều về chất lượng so với các nước trong khu vực như: Thái Lan, Philippin, Malaysia, Indonesia Hầu hết sầu riêng sản xuất ở Việt Nam không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu do nhiều nguyên nhân như: chất lượng cây giống không tốt và chưa được thuần chủng, quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao lại không đồng đềuỞ Việt Nam, ngay sau khi sản xuất lương thực được ổn định, tiêu thụ quả tăng lên thì sầu riêng là một trong những mặt hàng dễ tiêu thụ nhất. Do đó, trong phong trào mở rộng diện tích trồng cây ăn quả hiện nay, sầu riêng là một trong những cây được chú ý nhiều nhất. Mặc dù được bán với giá cao gấp 5-10 lần những quả thông thường như chuối, ổi, đu đủ nhưng sầu riêng vẫn được tiêu thụ dễ dàng. Trong 1 kg quả sầu riêng chỉ có 14%-22% phần ăn được, trong khi ở những quả thông thường có tới 60-80% phần ăn được, điều này càng cho thấy sầu riêng được người tiêu dùng đánh giá cao cả về chất lượng và hương vị [40]. Đắk Lắk là tỉnh có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, quỹ đất đỏ bazan phì nhiêu lớn nhất nước, khí hậu ôn hoà nên rất thuận tiện cho việc phát triển nhiều loại cây Công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su, hồ tiêu và một số cây 3 ăn quả như: Sầu riêng, xoài, bơ Tuy diện tích trồng sầu riêng tương đối lớn nhưng chất lượng vườn cây chưa cao, diện tích sầu riêng được phân bố khắp nơi trong tỉnh và được trồng xen canh trong vườn cà phê, hồ tiêu, ca cao chỉ có một số ít diện tích trồng chuyên canh. Bên cạnh đó, chất lượng cây giống cũng chưa đảm bảo và có quá nhiều giống trên thị trường nên người trồng sầu riêng rất khó khăn trong việc chọn được giống tốt. Mặt khác, tỷ lệ sống của cây sầu riêng từ khi trồng đến khi thu hoạch so với các loại cây trồng khác là rất thấp vì cây sầu riêng rất mẫn cảm với nhiều loại bệnh. Đặc biệt là bệnh thối vỏ xì mủ do nấm Phytophthora palmivora gây ra (Công ty DONA-TECHNO, 1998) [6]. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sinh trưởng, năng suất, chất lượng của một số giống sầu riêng và nghiên cứu nồng độ thuốc Agri-fos 400 trị bệnh thối vỏ xì mủ trên cây sầu riêng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk”. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Chọn được giống sầu riêng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và chất lượng ngon, thỏa mãn nhu cầu thị trường tiêu thụ trong nước và đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu. Đồng thời xác định được nồng độ thuốc Agri-fos 400 trị bệnh thối vỏ xì mủ do nấm Phytophthora palmivora trên cây sầu riêng tại Đắk Lắk. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1 Ý nghĩa khoa học - Kết quả của đề tài là cơ sở cung cấp những dẫn liệu về khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống sầu riêng tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. - Kết quả của đề tài là cơ sở để xác định nồng độ thuốc Agri-fos 400 trị bệnh thối vỏ xì mủ do nấm Phytophthora palmivora. Góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh cây sầu riêng trồng tại địa phương. - Sử dụng làm tư liệu phục vụ cho các đề tài nghiên cứu chuyên sâu về cây sầu riêng trong tương lai. 4 3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Việc áp dụng kết quả đề tài giúp nông dân chọn được những giống sầu riêng có năng suất cao, chất lượng ngon. Góp phần mở rộng diện tích trồng sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ trong nước và tạo ra nguồn sản phẩm hàng hoá có giá trị xuất khẩu trên thị trường thế giới. - Kết quả của đề tài là cơ sở để người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý. Giúp nông dân xác định được nồng độ thuốc Agri-fos 400 để trị bệnh thối vỏ xì mủ do nấm Phytophthora palmivora trên cây sầu riêng. Góp phần ổn định và mở rộng diện tích, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân địa phương. 4. Giới hạn của đề tài Do thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung đánh giá về khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của 4 giống sầu riêng trong thời kỳ kinh doanh tại Công ty cổ phần Đoàn Kết, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, xác định nồng độ thuốc Agri-fos 400 trị bệnh thối vỏ xì mủ do nấm Phytophthora palmivora gây hại trên cây sầu riêng. 5. Cấu trúc luận văn Luận văn được trình bày trong 69 trang, không kể tài liệu tham khảo và phụ lục, trong đó có 21 bảng biểu và 6 biểu đồ. Trong quá trình thực hiện, tác giả đã tham khảo 43 tài liệu, trong đó có 29 tài liệu tiếng Việt, 07 tài liệu tiếng Anh và 07 trang Web từ Internet. Toàn bộ luận văn gồm có 05 phần. Trong đó gồm: Mở đầu: 04 trang. Chương 1 : Tổng quan tài liệu: 19 trang. Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 11 trang. Chương 3: Kết quả và thảo luận: 33 trang. Kết luận và kiến nghị: 02 trang. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu về cây Sầu riêng Đặc điểm thực vật học Cây sầu riêng thuộc họ Gạo (Bombacaceae), có tên khoa học là Durio Zibethinus Murray. Có nguồn gốc từ Đông Nam Á và mọc hoang dại trong rừng ở Malaysia. Xuất xứ từ vùng đất thấp nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á nên cây sầu riêng được trồng ở các nước như: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippin, Mianma, Lào và Việt Nam. Ngoài ra, còn được trồng ở một số nước nhiệt đới Trung Nam Mỹ, châu Phi và châu Đại Dương như Australia Sầu riêng trồng bằng hạt có thể cao 20-40 m, cây ghép chỉ cao 8-12 m. Thân thẳng, cành thường nằm ngang, phân cành thấp. Khi cây sầu riêng còn nhỏ có tán hình chóp trông gần giống như cây thông. Đường kính tán cây tăng dần theo độ tuổi: cây 10 tuổi đường kính tán từ 6,63-8,44 m, cây 15 tuổi đường kính tán 7,67-11,14 m và trên 30 tuổi đường kính tán là 8,75-12,67 m (Lâm Thị Bích Lệ, 1995)[14] * Rễ: Sầu riêng có bộ rễ phát triển mạnh, tập trung hút dinh dưỡng ở tầng từ 0-50 cm, có các loại rễ: - Rễ cọc (rễ cái): Ở chính giữa gốc cây đâm sâu vào lòng đất, có những cây đâm sâu vào lòng đất tới 10-12 m và có khả năng đâm sâu tới mực nước ngầm. - Rễ nhánh: Mọc xung quanh rễ cái làm nhiệm vụ hút dinh dưỡng và giữ thân cây. - Rễ phụ: Làm nhiệm vụ kiếm thức ăn và giữ nước. * Thân: Sầu riêng là dạng thân thẳng, dạng cột, nhánh thân thấp, tán dày bất định. Đường kính thân thay đổi từ 15-70 cm. Nếu trồng bằng hạt cây sầu riêng mọc rất cao, nhưng nếu trồng bằng cây ghép cây mọc thấp từ 6-12 m. * Lá: Lá sầu riêng thuộc loại lá đơn, mọc cách, hình trứng, gối lá tròn hay tù, chiều dài từ 12-20 cm, rộng 4-6 cm. Lá có màu xanh sáng ở mặt trên, mặt 6 dưới có lông mịn màu nâu óng ánh. Cuống lá dài 1,5-3,0 cm, đường kính từ 0,15-0,25 cm (Lâm Thị Bích Lệ, 1995)[14] * Hoa: Hoa sầu riêng có hình quả chuông, cấu tạo bao gồm: - Cánh phủ ngoài có màu xanh pha nâu bao bọc hoa kín đáo, không có dấu hiệu chia cánh, nhưng khi hoa bắt đầu nở thì chia ra làm 2-3 cánh. - Cánh thứ (nồi đường) có gốc liền với ống phình ra, có đường kính khoảng 2-5 cm là nơi chứa nước ngọt. Cánh thứ màu trắng pha màu vàng nhạt. - Cánh hoa màu trắng nõn gồm 5 cánh xếp chồng nhau kế cận cánh thứ. - Nhị đực gồm 5 bộ, mỗi bộ cấu thành 5-8 cuống dài màu trắng, các cuống nhị này dính liền nhau thành tấm ở phần gốc hoa. Tiếp vào cánh hoa cuống nhị này có một nhị ngắn hơn gọi là nhụy cái. Hoa sầu riêng mọc từng chùm, số lượng nhiều, trên các cành to hoặc nhỏ ít khi ở đầu cành. Từ khi nụ bắt đầu nở đến khi thành hoa cần 2-3 ngày. Hoa nở khoảng 3 giờ chiều đến khoảng 6 giờ sáng ngày hôm sau. Bao phấn nức vào khoảng 7 giờ tối và đến 11 giờ tối thì mới có thể thụ phấn tốt cho nhụy nhưng lúc này nhụy đã lụi tàn. Do đó, hoa sầu riêng không tự thụ phấn được và muốn kết quả cần thụ phấn của các cây khác. Cây sầu riêng nở nhiều hoa, do đó có nhiều mật phấn và động vật đến lấy phấn. Sáng sớm có ong, bướm, ban đêm thì có cầy hương, dơi Theo một số nhà nghiên cứu, sầu riêng có nhiều đặc điểm của những cây thụ phấn nhờ dơi như hoa nở trên cành to dơi dễ bay tới đậu, hoa nở ban đêm, mùi hoa hắc hấp dẫn dơi, hoa to mở rộng và màu trắng không có màu đỏ tím và đường mật phấn nhiều, đủ thức ăn cho dơi (Vương Kiệm Cần) [2] và (Vũ Công Hậu, 1987) [9]. * Trái: Sau khi thụ phấn khoảng 3-4 tháng, trái sầu riêng chín. Trái có thể dài từ 25-40 cm và đường kính 15-30 cm, nặng trung bình từ 1-5
Luận văn liên quan