Luận văn Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 qua tình hình của Thành phố Hà Nội

1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là một tất yếu khách quan trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, đô thị hoá. Trong bộ Tư bản khi nghiên cứu quá trình tích luỹ nguyên thuỷ và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản C.Mác đã nghiên cứu rất sâu về tính tất yếu khách quan (bí mật của sự tích luỹ gọi là tích luỹ nguyên thuỷ); các thủ đoạn thu hồi, tước đoạt và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai của giai cấp bóc lột từ cuối thế kỷ XV, đến cuối thế kỷ XIX. Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt; làm một yếu tố đầu vào quan trọng của bất kỳ một ngành sản xuất, dịch vụ nào. Trong quá trình công nghiệp hoá, nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chuyển thành một nước có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, dịch vụ văn minh. Cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ thay đổi rất cơ bản; trong bản thân ngành nông nghiệp cũng có những thay đổi quan trọng: Cơ cấu các chuyên ngành cũng chuyển hướng gắn bó chặt chẽ với hướng phát triển của công nghiệp hiện đại, dịch vụ văn minh; của sự phát triển của các trung tâm đô thị lớn. Do đó, cơ cấu nhu cầu đất đai thay đổi: đất đai, trước đây, dùng để trồng trọt cây lương thực, hoa màu, thì nay, phải chuyển sang thành đất chuyên dùng xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp tập trung, xây dựng các đô thị hình thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp, các bãi chăn thả gia súc có quy mô vừa và lớn. Trước đòi hỏi của CNH, ĐTH việc thu hồi đất đai và chuyển đổi mục đích sử dụng theo hướng có hiệu quả ngày càng cao là một tất yếu ở nước ta. Trong thời gian qua việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai có quy mô ngày càng lớn. Tốc độ thu hồi và chuyển đổi chậm chạp ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng; việc thu hồi và giải quyết đền bù, cũng như bảo đảm chất lượng tái định cư của nhân dân bị thu hồi đất còn nhiều vấn đề nảy sinh ảnh hưởng tới an sinh xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách tháo gỡ các vướng mắc kể trên. Tuy nhiên, các chính sách còn chưa đầy đủ, cơ sở lý luận chưa vững vàng; thực thi còn chưa đồng bộ, tổ chức triển khai còn nhiều bất cập, thậm chí tồn tại không ít tiêu cực. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 (qua tình hình của thành phố Hà Nội) làm đề tài của luận văn thạc sĩ kinh tế nhằm góp phần của mình trên hướng nghiên cứu này. 2. Tổng quan về vấn đề đang nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề: "Chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong điều kiện CNH, ĐTH" sẽ gặp phải nhiều vấn đề lý luận; những vấn đề pháp lý rất cơ bản; cũng như các công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện cụ thể, phức tạp và rất nhạy cảm. Về lý luận sẽ phải đề cập đến vấn đề hàng hoá đất đai; thị trường hàng hoá đất đai, liên quan đến các quan niệm về sở hữu; thị trường quyền sử dụng đất đai, giá cả, phạm vi đền bù, nội dung của tái định cư, an sinh xã hội Về pháp lý, liên quan đến hàng loạt văn bản luật đất đai, các nghị định, văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các Bộ và Thành phố. Về chỉ đạo thực tiễn, các vấn đề tổ chức bộ máy, quy chế chỉ đạo v.v. Đây là một vấn đề có nội dung rộng, chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu trực diện và đầy đủ. Có nhiều bài báo, nhiều luận văn, luận án đề cập đến vấn đề "giải phóng mặt bằng" (một cách nói dân dã, thường dùng của việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai) như một nhân tố ảnh hưởng đến việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, các tuyến đường; hoặc là một vấn đề bức xúc của công tác quản lý XDCB, đặc biệt là quản lý tài chính XDCB. Về mặt lý luận đáng quan tâm có cuốn: "Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam" của TS. Lê Xuân Bá chủ biên. Do NXB khoa học - kỹ thuật xuất bản năm 2003, Kỷ yếu hội thảo nhà đất của Hà Nội - Viện Phát triển kinh tế - xã hội chủ trì và Kỷ yếu hội thảo phát triển thị trường bất động sản do Viện nghiên cứu QLKTTW chủ trì. Tuy nhiên, sau khi luật đất đai 2003 được ban hành, nhiều câu hỏi đặt ra về tình trạng đóng băng của thị trường đất đai, nhưng chưa có tác phẩm nào đề cập đến tình hình này. 3. Mục đích nghiên cứu của Luận văn: Đây là luận văn thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị học nên: Mục đích của luận văn là nghiên cứu các cơ sở lí luận và thực tiễn để kiến nghị hướng hoàn thiện chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng. Luận văn có nghiên cứu và kiến nghị một số vấn đề thực tiễn; nhưng đó không phải là trọng tâm của luận văn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong điều kiện CNH và ĐTH. Giác độ nghiên cứu của chuyên ngành kinh tế chính trị. Phạm vi nghiên cứu là các chính sách và cơ sở khoa học thực tiễn làm căn cứ cho việc xây dựng và đổi mới các chính sách đó từ 1988 đến nay và cho thời kỳ 2006-2010. Các thí dụ về tình hình chủ yếu là ở thành phố Hà Nội, có bổ xung thêm thí dụ điển hình ở các địa phương khác để chứng minh tính phổ biến của tình hình và tính khái quát của các nhận xét. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn: Luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, khảo sát thực tế, phân tích, so sánh, khái quát hoá 6. Các đóng góp khoa học của đề tài: Luận văn có các đóng góp sau: - Hệ thống hoá, chuẩn xác hoá các quan niệm về hàng hoá đất đai, thị trường đất đai, thị trường quyền sử dụng đất; sự cần thiết khách quan phải thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai , một số biện pháp để thi hành có hiệu quả các kiến nghị đã nêu. - Nêu lên những bài học về phát triển thị trường đất đai và cơ sở xây dựng chính sách trên cơ sở quan điểm thị trường thông qua việc khảo sát pháp luật và tình hình mua bán đất đai ở một số nước. - Kiến nghị một số quan điểm tiếp cận và hướng đổi mới chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. 7. Nội dung và kết cấu của luận văn Luận văn, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, được bố trí thành 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực tiễn của việc đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Phương hướng và các giải pháp đổi mới chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam.

docx117 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4032 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 qua tình hình của Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là một tất yếu khách quan trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, đô thị hoá. Trong bộ Tư bản khi nghiên cứu quá trình tích luỹ nguyên thuỷ và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản C.Mác đã nghiên cứu rất sâu về tính tất yếu khách quan (bí mật của sự tích luỹ gọi là tích luỹ nguyên thuỷ); các thủ đoạn thu hồi, tước đoạt và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai của giai cấp bóc lột từ cuối thế kỷ XV, đến cuối thế kỷ XIX. Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt; làm một yếu tố đầu vào quan trọng của bất kỳ một ngành sản xuất, dịch vụ nào. Trong quá trình công nghiệp hoá, nước ta từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chuyển thành một nước có công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, dịch vụ văn minh. Cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ thay đổi rất cơ bản; trong bản thân ngành nông nghiệp cũng có những thay đổi quan trọng: Cơ cấu các chuyên ngành cũng chuyển hướng gắn bó chặt chẽ với hướng phát triển của công nghiệp hiện đại, dịch vụ văn minh; của sự phát triển của các trung tâm đô thị lớn. Do đó, cơ cấu nhu cầu đất đai thay đổi: đất đai, trước đây, dùng để trồng trọt cây lương thực, hoa màu, thì nay, phải chuyển sang thành đất chuyên dùng xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp tập trung, xây dựng các đô thị… hình thành các vùng nguyên liệu cho công nghiệp, các bãi chăn thả gia súc có quy mô vừa và lớn. Trước đòi hỏi của CNH, ĐTH việc thu hồi đất đai và chuyển đổi mục đích sử dụng theo hướng có hiệu quả ngày càng cao là một tất yếu ở nước ta. Trong thời gian qua việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai có quy mô ngày càng lớn. Tốc độ thu hồi và chuyển đổi chậm chạp ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng; việc thu hồi và giải quyết đền bù, cũng như bảo đảm chất lượng tái định cư của nhân dân bị thu hồi đất còn nhiều vấn đề nảy sinh ảnh hưởng tới an sinh xã hội. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách tháo gỡ các vướng mắc kể trên. Tuy nhiên, các chính sách còn chưa đầy đủ, cơ sở lý luận chưa vững vàng; thực thi còn chưa đồng bộ, tổ chức triển khai còn nhiều bất cập, thậm chí tồn tại không ít tiêu cực. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: Đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam thời kỳ 2006-2010 (qua tình hình của thành phố Hà Nội) làm đề tài của luận văn thạc sĩ kinh tế nhằm góp phần của mình trên hướng nghiên cứu này. 2. Tổng quan về vấn đề đang nghiên cứu: Nghiên cứu vấn đề: "Chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong điều kiện CNH, ĐTH" sẽ gặp phải nhiều vấn đề lý luận; những vấn đề pháp lý rất cơ bản; cũng như các công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện cụ thể, phức tạp và rất nhạy cảm. Về lý luận sẽ phải đề cập đến vấn đề hàng hoá đất đai; thị trường hàng hoá đất đai, liên quan đến các quan niệm về sở hữu; thị trường quyền sử dụng đất đai, giá cả, phạm vi đền bù, nội dung của tái định cư, an sinh xã hội… Về pháp lý, liên quan đến hàng loạt văn bản luật đất đai, các nghị định, văn bản hướng dẫn… của Chính phủ, các Bộ và Thành phố. Về chỉ đạo thực tiễn, các vấn đề tổ chức bộ máy, quy chế chỉ đạo v.v.. Đây là một vấn đề có nội dung rộng, chưa có một tác phẩm nào nghiên cứu trực diện và đầy đủ. Có nhiều bài báo, nhiều luận văn, luận án đề cập đến vấn đề "giải phóng mặt bằng" (một cách nói dân dã, thường dùng của việc thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai) như một nhân tố ảnh hưởng đến việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, các tuyến đường; hoặc là một vấn đề bức xúc của công tác quản lý XDCB, đặc biệt là quản lý tài chính XDCB. Về mặt lý luận đáng quan tâm có cuốn: "Sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam" của TS. Lê Xuân Bá chủ biên. Do NXB khoa học - kỹ thuật xuất bản năm 2003, Kỷ yếu hội thảo nhà đất của Hà Nội - Viện Phát triển kinh tế - xã hội chủ trì và Kỷ yếu hội thảo phát triển thị trường bất động sản do Viện nghiên cứu QLKTTW chủ trì. Tuy nhiên, sau khi luật đất đai 2003 được ban hành, nhiều câu hỏi đặt ra về tình trạng đóng băng của thị trường đất đai, nhưng chưa có tác phẩm nào đề cập đến tình hình này. 3. Mục đích nghiên cứu của Luận văn: Đây là luận văn thuộc chuyên ngành Kinh tế chính trị học nên: Mục đích của luận văn là nghiên cứu các cơ sở lí luận và thực tiễn để kiến nghị hướng hoàn thiện chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng. Luận văn có nghiên cứu và kiến nghị một số vấn đề thực tiễn; nhưng đó không phải là trọng tâm của luận văn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong điều kiện CNH và ĐTH. Giác độ nghiên cứu của chuyên ngành kinh tế chính trị. Phạm vi nghiên cứu là các chính sách và cơ sở khoa học thực tiễn làm căn cứ cho việc xây dựng và đổi mới các chính sách đó từ 1988 đến nay và cho thời kỳ 2006-2010. Các thí dụ về tình hình chủ yếu là ở thành phố Hà Nội, có bổ xung thêm thí dụ điển hình ở các địa phương khác để chứng minh tính phổ biến của tình hình và tính khái quát của các nhận xét. 5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn: Luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, khảo sát thực tế, phân tích, so sánh, khái quát hoá… 6. Các đóng góp khoa học của đề tài: Luận văn có các đóng góp sau: - Hệ thống hoá, chuẩn xác hoá các quan niệm về hàng hoá đất đai, thị trường đất đai, thị trường quyền sử dụng đất; sự cần thiết khách quan phải thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai…, một số biện pháp để thi hành có hiệu quả các kiến nghị đã nêu. - Nêu lên những bài học về phát triển thị trường đất đai và cơ sở xây dựng chính sách trên cơ sở quan điểm thị trường thông qua việc khảo sát pháp luật và tình hình mua bán đất đai ở một số nước. - Kiến nghị một số quan điểm tiếp cận và hướng đổi mới chính sách thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. 7. Nội dung và kết cấu của luận văn Luận văn, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, được bố trí thành 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về thực tiễn của việc đổi mới chính sách thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Phương hướng và các giải pháp đổi mới chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH THU HỒI VÀ CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG ĐIỀU KIỆN CNH, ĐTH Ở VIỆT NAM 1.1. Thực chất, và sự cần thiết khách quan phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện CNH, ĐTH ở Việt Nam 1.1.1. Thực chất của chuyển đổi mục đích sử dụng đất Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là một tất yếu khách quan trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, đô thị hoá. Khi nghiên cứu quy luật chung tích luỹ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt nghiên cứu về bí mật của tích luỹ nguyên thuỷ; về sự tước đoạt nông dân; đạo quân trù bị công nghiệp ngày càng sản sinh nhiều hơn; giai cấp vô sản nông nghiệp Anh… C. Mác đã chỉ ra tính tất yếu phải thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong quá trình công nghiệp hoá, và hình thành các đô thị, khai sinh ra chủ nghĩa tư bản (CNTB). Ở Việt Nam trong vài chục năm lại đây (cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21) việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai diễn ra và có quy mô ngày càng rộng lớn. Trong các văn bản, sách báo thường sử dụng một cụm từ "dân dã" để mô tả quá trình này, đó là cụm từ: "Giải phóng mặt bằng". Cụm từ này nhằm mô tả quá trình tạo mặt bằng để xây dựng các công trình kinh tế, xã hội, quân sự… Nó chưa thể hiện đúng thực chất của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nếu tiếp cận từ nội dung công việc thì chuyển đổi mục đích sử dụng đất bao gồm các bước công việc: Thu hồi đất đai phục vụ các dự án đã được duyệt (theo quy hoạch); Bồi thường cho các đối tượng bị thu hồi đất; giải toả các công trình đã có trên mặt đất; di chuyển dân cư bị thu hồi đất, tái tạo chỗ ở, việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống; giao đất cho các chủ dự án để họ sử dụng cho các nhiệm vụ theo mục đích đã được duyệt. Nếu tiếp cận từ tiêu chí mục đích thì quá trình thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai nhằm tạo những điều kiện cần thiết cho phát triển. Ở buổi khai sinh của CNTB quá trình thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai đã tạo nên những vùng nguyên liệu những đồng cỏ chăn cừu rộng lớn, cơ sở để phát triển ngành công nghiệp dệt, những công trường thủ công quy mô lớn và các đô thị ở nước Anh; đặc biệt nó là cơ sở để hình thành lực lượng lao động tự do, và bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, sẵn sàng bán sức lao động của mình: Chính nhờ có đội ngũ này tiền tệ mới thành tư bản . Ở nước ta hiện nay việc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai là nhằm phát triển công nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả hơn. Xây dựng hệ thống đô thị là xây dựng những trung tâm kinh tế của một địa phương, một vùng, hay cả nước; chuyển lao động nông nghiệp năng suất, hiệu quả thấp sang những ngành nghề mới có năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Mục đích của quá trình này có tầm kinh tế quốc dân như vậy, trong lúc khái niệm giải phóng mặt bằng chỉ bao hàm một ý nghĩa nhỏ hẹp là tạo mặt bằng cho việc thi công một công trình nào đó. Nếu tiếp cận từ tiêu chí "tính chất" thì quá trình thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai không chỉ đơn thuần là quá trình có tính chất kỹ thuật: tạo mặt bằng cho việc triển khai xây dựng một công trình… mà đây là một quá trình có tính chất kinh tế xã hội thậm chí cả chính trị rộng lớn. Có thể nói quá trình thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng đất là tổng hoà của các quá trình sau: Một là, quá trình vận động quần chúng kiên trì, gắn liền với thực thi pháp luật công minh. Hai là, quá trình giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích giữa người bị thu hồi; người được giao đất, giữa dân cư quanh vùng với những người mới đến, giữa dân cư với chính quyền…. Ba là, quá trình tái định cư, chăm lo việc làm thu nhập, ổn định đời sống dân cư bị chuyển cư (bao gồm đời sống vật chất và tinh thần; kinh tế xã hội, cho người lớn và cho trẻ em…. cho hiện tại và tương lai). Bốn là, quá trình thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai phải được tiến hành đồng bộ với quá trình xoá đói giảm nghèo; xoá bỏ tệ nạn về việc xây dựng, chỉnh trang hay xây dựng mới trong các đô thị. Năm là, quá trình thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất gắn liền với quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động theo hướng hiệu quả kinh tế cao và văn minh xã hội. Vậy, nhìn tổng quát chuyển đổi mục đích sử dụng đất là quá trình từ việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao, đến việc giao đất cho các chủ dự án để sử dụng theo các mục đích mới và giải quyết có hiệu quả các vấn đề phát sinh trong quá trình đó, bằng các hình thức, phương pháp thích hợp (bao gồm việc bồi thường đất, bồi thường và giải toả các tài sản hiện diện trên đất, tái định cư, hỗ trợ đào tạo, giải quyết việc làm mới, hỗ trợ ổn định thu nhập, đời sống của người bị thu hồi đất) nhằm mục tiêu thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (đã được duyệt), ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm công bằng, và an toàn xã hội*. * Những cụm từ cụ thể dùng trong khái niệm này được hiểu theo cách hiểu của Luật đất đai năm 2003 như sau: ( Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của luật này. ( Nhà nước giao đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. ( Nhà nước cho thuê đất là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. ( Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho người đó. ( Nhận chuyển quyền sử dụng đất là việc xác lập quyền sử dụng đất do người khác chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà hình thành pháp nhân mới ( Giá quyền sử dụng đất (sau này gọi là giá đất) là số tiền tính trên 1 đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất. ( Giá trị quyền sử dụng đất là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định trong thời hạn sử dụng đất xác định. ( Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả trong trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định. ( Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. ( Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới; bố trí việc làm mới; cấp kinh phí để dời đến địa điểm mới. ( Sở hữu đất đai: (( Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. (( Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai như sau: ((( Quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. ((( Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất. ((( Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. ((( Định giá đất (( Nhà nước thực hiện quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách, tài chính về đất đai như sau: ((( Thu tiền sử dụng đất, tiền thuế đất. ((( Thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất. ((( Điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại. (( Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 1.1.2. Sự cần thiết khách quan phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong điều kiện Việt Nam 1.1.2.1. Nghiên cứu của C.Mác về chuyển đổi mục đích và các thủ đoạn thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai trong thời kỳ tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa Trước khi trình bày sự cần thiết phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai phục vụ nhiệm vụ CNH, ĐTH ở Việt Nam hiện nay, luận văn hệ thống lại những nghiên cứu của C.Mác về việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai ở nước Anh, và Aisơlen trong thời kỳ CNH - TBCN. Phục vụ cho quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản chủ nghĩa và sau đó là sự phát triển của các công trường thủ công, hình thành các đô thị công nghiệp nhiều diện tích đất trồng trọt cây lương thực như: tiểu mạch, yến mạch, khoai tây….được chuyển đổi mục đích sử dụng. C.Mác trong Tư bản quyển 1 tập 3 đã có các số liệu sau: Năm  Diện tích ngũ cốc (giảm)  Diện tích hoa màu (giảm)  Diện tích đồng cỏ (tăng)  Diện tích trồng lanh (tăng)   1861  15.701 arc  36.974 arc  -  14.271 arc   1862  72.734 arc  74.785 arc  6623 arc  2.055 arc   1863  144.714 arc  19.358 arc  7724 arc  63.922 arc   1864  122.437 arc  2.317 arc  47486 arc  87.761 arc   1865  72.450 arc  -  68970 arc  -   1861  428.041 arc  108.193 arc  82.834 arc  122.850 arc   1865       Ở thí dụ này Mác chỉ ra diện tích trồng ngũ cốc qua 4 năm giảm 428.041arc; diện tích hoa màu giảm 108.193arc trong khi đó diện tích đồng cỏ tăng 82.834arc diện tích trồng cây nguyên liệu cho dệt (lanh) tăng 122.850arc diện tích còn lại phục vụ cho các mục đích khác gắn liền và đô thị hóa, và công nghiệp hóa. Sự chuyển đổi mục đích trên theo Mác có nguyên nhân khách quan, tất yếu: - Trước hết, C.Mác cho rằng: "bản chất của chế độ tư bản chủ nghĩa có sự tách rời căn bản giữa người sản xuất với những tư liệu sản xuất… Nếu không có sự tách rời đó thì chế độ tư bản chủ nghĩa cũng không thể xác lập được. Vậy muốn cho chế độ TBCN xuất hiện hệ thì phải bị thẳng tay tước đoạt tư liệu sản xuất của những người sản xuất, là những người đã dùng những tư liệu ấy để thực hiện lao động của bản thân mình… sự chuyển biến lịch sử làm cho lao động tách rời các điều kiện bên ngoài của lao động, đó là cái bí mật của sự tích lũy gọi là tích lũy nguyên thủy… Còn về phần người lao động, tức là người trực tiếp sản xuất muốn có thể làm chủ được bản thân mình thì trước hết phải không bị trói buộc vào ruộng đất nữa… trở thành người tự do bán lao động của mình". Như vậy, việc biến nông dân thành những người tự do đòi hỏi thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng của đất đai, chuyển hóa nó thành tư bản. Tiếp theo, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất cơ cấu ngành kinh tế thay đổi. Tỷ trọng ngành công nghiệp tăng lên, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm xuống. Nhiều công trường thủ công sản xuất công nghiệp quy mô lớn ra đời. Trong lúc đó nhờ những tiến bộ trong kỹ thuật canh tác, năng suất cây trồng tăng lên. Để cung cấp một số lượng ngũ cốc, hoa màu như cũ chỉ cần một diện tích ruộng đất gieo trồng ít hơn. Cuối cùng, là vấn đề hiệu quả sử dụng đất. Đất đai trồng trọt ngũ cốc hoa màu hiệu quả thấp hơn là chuyển sang trồng cây nguyên liệu, trồng cỏ và thành bãi chăn thả phát triển các đàn cừu lấy lông cừu phát triển ngành dệt và len. Việc chuyển đổi mục đích trên cùng đòi hỏi phải khắc phục tình trạng mỗi gia đình sở hữu một miếng đất rộng ít nhất là 4 acôrơ (với những căn nhà nhỏ) để hình thành những trang trại quy mô lớn. Mác dẫn ra bài viết của Mục sư Átlingtơn phản ánh:"Trong nhiều giáo khu ở Hécphoócse 24 ấp, mỗi cái trung bình từ 50 - 150 arc đã bị hợp lại thành 3 ấp lớn". Về các thủ đoạn tước đoạt đất ruộng của nông dân chuyển thành đồng cỏ phát triển đàn cừu nhằm cung cấp lông cừu cho các công trường thủ công nghề dệt C.Mác đã nêu lên các hình thức chủ yếu sau: Một là, "Chiếm đoạt những đất đai công cộng của nông dân, và đuổi họ ra khỏi mảnh đất mà họ cũng có quyền sở hữu phong kiến ngang với người chủ của họ. Những hành động bạo lực đó ở Anh phát sinh do các công trường thủ công sản xuất lên ở Fơ lan đơ rơ phát đạt lên và do sự tăng giá len mà sự phát đạt kia đưa tới. Cuộc chiến tranh hai đóa hoa hồng lâu dài đã tiêu diệt lớp quý tộc cũ, nên lớp quý tộc mới, con đẻ của thời đại của nó, coi tiền bạc là quyền lực mạnh hơn tất cả các quyền lực khác. Biến đồng ruộng thành đồng cỏ đó là khẩu hiệu chiến đấu của lũ quý tộc mới…. Từ năm 1801 đến 1831 nhân dân nông thôn đã bị tước đoạt 3.511.770 acôrơ…. thử hỏi có bao giờ dân cư nông thôn lĩnh được một đồng tiền bồi thường nào chăng" (Tư bản, quyển 1, tập 3 trang 225). Hai là, cải cách chế độ sở hữu của giáo hội "chế độ sở hữu của giáo hội là cái thành lũy thiêng liêng đối với chế độ sở hữu ruộng đất. Cái trước kia bị hạ rồi thì cái sau cũng không thể đứng vững được nữa" (trang 231). Ở thế kỷ XVI, giáo hội Thiên chúa giáo là kẻ chiếm hữu phong kiến của phần lớn đất đai nước Anh. Việc phế bỏ những nhà tu kín… làm cho những người ở trong đó rơi vào đội ngũ vô sản. Ngay cả tài sản của tăng lữ cũng rơi vào tay những sủng thần, hoặc bị bán với giá rẻ mạt cho những người dân thành thị, những Fermier đầu cơ, bọn này bắt đầu đuổi hàng loạt những tá điền cũ, cha truyền con nối. Quyền người nghèo được hưởng một phần trong thuế thập phân của Giáo hội bị xóa bỏ một cách lặng lẽ. Thứ ba, chiếm đoạt đất công (Luật Rào đất công) dưới triều Sta- át cho phép các địa chủ được dùng những thủ đoạn hợp pháp để tước đoạt… Họ xóa bỏ chế độ ruộng đất phong kiến…. đòi hỏi những tài sản có danh nghĩa phong kiến, nay được xác định là thuộc quyền sở hữu tư nhân. Đất đai của Nhà nước mà, trước kia, người ta chỉ dám cướp bóc một cách dè dặt trong vòng hợp thức, thì bây giờ, người ta dùng bạo lực… bất chấp thủ tục đem sát nhập thẳng vào những tài sản tư mà không phải bồi thường cho ai cả. Thứ tư, gạt bỏ nông dân lẫn nhà c
Luận văn liên quan