Luận văn Động cơ sử dụng rượu bia của sinh viên đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong tâm lí học động cơ là một vấn đề được các nhà khoa học rất quan tâm. Tất cả những công trình nghiên cứu nhằm mục đích lí giải vì sao con người hành động thế này hay thế khác về thực chất là những công trình nghiên cứu về động cơ. Khái niệm động cơ thường được dùng như một trong những khái niệm trung tâm để lí giải hành vi của con người. Các nhà tâm lí học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng động cơ có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Động cơ chính là lực thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích của mình. Nói khác đi động cơ chính là yếu tố thôi thúc con người hành động để thoả mãn nhu cầu. Vậy thì, những động cơ nào có vai trò thúc đẩy hành vi sử dụng rượu bia của con người nói chung và tầng lớp sinh viên nói riêng?

pdf105 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 7851 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Động cơ sử dụng rượu bia của sinh viên đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Thùy Linh ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG RƯỢU BIA CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Thị Thùy Linh ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG RƯỢU BIA CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Tâm lý học Mã số : 60 31 04 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH PHƯƠNG DUY Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Lê Thị Thùy Linh 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Tâm lý - Giáo dục, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học và hoàn tất luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Đinh Phương Duy đã tận tâm giảng dạy và hướng dẫn tôi trong quá trình học và trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Những định hướng và điều chỉnh của Thầy đã giúp tôi trưởng thành hơn, chuyên nghiệp hơn trong nghiên cứu khoa học. 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 5 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 6 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 6 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 7 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................................. 8 4. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 8 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 8 6. Giới hạn của đề tài .......................................................................................................... 8 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG RƯỢU BIA ............ 10 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 10 1.1.1. Quan điểm của một số học thuyết về động cơ. ..................................................... 10 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về động cơ ở Việt Nam. ............................................. 14 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng rượu, bia trên thế giới ......................... 16 1.1.4. Các công trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng rượu, bia ở Việt Nam ............................ 18 1.1.5. Các chính sách về phòng chống tác hại của rượu, bia ở Việt Nam....................... 20 1.2. Những vấn đề lí luận chung về động cơ sử dụng bia rượu .................................... 21 1.2.1. Khái niệm động cơ ................................................................................................ 21 1.2.2. Cấu trúc động cơ của nhân cách. ........................................................................... 25 1.2.3. Phân loại động cơ .................................................................................................. 28 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ sử dụng bia rượu ........................................... 29 1.3. Ảnh hưởng của hành vi lạm dụng bia rượu đối với con người. ............................ 30 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG RƯỢU BIA CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM ..................................................................... 35 2.1. Thể thức nghiên cứu .................................................................................................. 35 2.2. Kết quả nghiên cứu. ................................................................................................... 36 2.2.1. Mục đích sử dụng rượu, bia của sinh viên ............................................................ 37 4 2.2.2. Nhận thức của sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM về rượu bia và tác hại của hành vi lạm dụng rượu bia............................................................................................... 40 2.2.3. Thái độ của sinh viên đối với vấn đề sử dụng rượu bia. ....................................... 59 2.2.4. Hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên ................................................................ 61 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng rượu bia của sinh viên .............................. 67 2.2.6. Nhu cầu và mức độ sử dụng rượu bia của sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM ......................................................................................................................................... 72 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP SINH VIÊN TỰ ĐIỀU CHỈNH NHU CẦU VÀ MỨC ĐỘ SỬ DỤNG RƯỢU BIA ........................................................... 80 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................................. 80 3.1.1. Cơ sở Tâm l í .......................................................................................................... 80 3.1.2 Cơ sở pháp lý .......................................................................................................... 81 3.2 Biện pháp thực hiện phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia của nhà nước. ............................................................................................................................................. 83 3.2.1 Biện pháp về kiểm soát nhu cầu sử dụng rượu, bia ............................................... 83 3.2.2. Biện pháp về kiểm soát nguồn cung cấp rượu, bia ............................................... 84 3.2.3 Biện pháp về giảm tác hại ...................................................................................... 85 3.2.4. Biện pháp về huy động nguồn lực ......................................................................... 86 3.2.5. Biện pháp về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế ......................................... 87 3.3. Đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên tự điều chỉnh hành vi sử dụng rượu bia ............................................................................................................................................. 88 3.3.1. Tác động nâng cao nhận thức của sinh viên về rượu bia và hậu quả của việc lạm dụng rượu bia. ................................................................................................................. 88 3.3.2. Tác động thay đổi hành vi ..................................................................................... 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 93 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 95 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐH CN : Đại học Công Nghiệp ĐH LĐ-XH : Đại học Lao Động - Xã Hội ĐH TDTT : Đại học Thể Dục Thể Thao ĐLC : Độ lệch chuẩn SL : Số lượng TB : Trung Bình 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trong tâm lí học động cơ là một vấn đề được các nhà khoa học rất quan tâm. Tất cả những công trình nghiên cứu nhằm mục đích lí giải vì sao con người hành động thế này hay thế khác về thực chất là những công trình nghiên cứu về động cơ. Khái niệm động cơ thường được dùng như một trong những khái niệm trung tâm để lí giải hành vi của con người. Các nhà tâm lí học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng động cơ có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người. Động cơ chính là lực thúc đẩy con người hành động để đạt được mục đích của mình. Nói khác đi động cơ chính là yếu tố thôi thúc con người hành động để thoả mãn nhu cầu. Vậy thì, những động cơ nào có vai trò thúc đẩy hành vi sử dụng rượu bia của con người nói chung và tầng lớp sinh viên nói riêng? Thanh niên trong đó có sinh viên là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội hiện tại và là người chủ tương lai của đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VII về công tác thanh niên trong thời kỳ mới đã khẳng định: “Thanh niên là lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên”. Lứa tuổi thanh niên trong đó có sinh viên là lực lượng hậu bị của đất nước. Đây là độ tuổi mà mỗi cá nhân khởi đầu quá trình thực sự chủ động và tích cực tham gia vào đời sống xã hội. Hoạt động chủ đạo của sinh viên là học tập và rèn luyện chuẩn bị cho nghề nghiệp. Nếu họ không nhận thức được tác hại của bia rượu nói riêng và các chất kích thích nói chung mà có hành vi lạm dụng thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân và cộng đồng. Vấn đề sử dụng rượu bia đã có từ lâu đời nhưng càng ngày càng trở nên thịnh hành bởi vì Việt Nam cũng như một số nước châu Á khác (Nhật Bản, Hàn Quốc) 7 thì uống rượu bia trở thành nhu cầu đòi hỏi trong làm ăn. Quán ăn, nhà hàng là nơi nhiều giao kèo quan trọng được kí kết, chính nhu cầu này đã ảnh hưởng đến nhận thức của giới trẻ hiện nay về hành vi uống bia rượu, đặc biệt là hình thành trong họ quan niệm “bia rượu” là thứ không thể thiếu trong bước đường xây dựng sự nghiệp của một người thành công. Quan niệm người Việt Nam coi biết uống bia rượu như là một “tố chất”, “làm sếp thì phải biết uống bia rượu”, thậm chí uống bia rượu được coi như một cách để chứng tỏ bản lĩnh của bản thân như là: nam giới tửu lượng kém thì bị coi là “đàn bà”, “yếu”, người có tửu lượng cao thì được coi là “đấng nam nhi” những quan niệm này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi sử dụng rượu bia của giới trẻ hiện nay. Theo nghiên cứu của WHO thì rượu là nguyên nhân đứng thứ 5 trong danh sách 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu. Theo đánh giá của bộ y tế mỗi năm người Việt Nam tiêu thụ hàng tỉ lít bia và là nước tiêu thụ Heineken đứng thứ 3 trên thế giới (sau Mĩ và Đức). Năm 2011 Việt Nam tiêu thụ 2,6 tỉ lít bia. Một nghiên cứu mới đây của Viện Chiến lược và Chính sách y tế cho thấy, có 1/3 dân số Việt Nam sử dụng bia rượu. Tỷ lệ lạm dụng rượu là gần 1/5 (đối với bia, tỷ lệ này thấp hơn). Theo thống kê của Viện chiến lược & chính sách y tế thì 1/3 số người sử dụng rượu bia bắt đầu uống trước 20 tuổi, đây là lứa tuổi học sinh và đầu sinh viên. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về động cơ, đặc biệt là các đề tài về động cơ học tập và động cơ lựa chọn nhề nghiệp. Tuy nhiên, tôi nhận thấy chưa có một đề tài cụ thể nào nghiên cứu về động cơ sử dụng rượu bia của sinh viên trong phạm vi rộng và ở phạm vi hẹp hơn là sinh viên TP HCM. Vì những lí do trên, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Động cơ sử dụng rượu bia của sinh viên đại học TP HCM” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu động cơ sử dụng bia rượu của sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM, người nghiên cứu chỉ ra những động cơ chủ đạo thúc đẩy hành vi sử dụng và hành vi lạm dụng rượu bia ở sinh viên. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị giúp 8 sinh viên tự điều chỉnh mức độ và cường độ sử dụng bia rượu cho phù hợp với sức khỏe của cá nhân và yêu cầu của cộng đồng. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên các trường đại học trên địa bàn TP HCM 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Động cơ sử dụng bia rượu của sinh viên 4. Giả thuyết nghiên cứu - Hiện nay, sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM sử dụng rượu bia thường xuyên và ở mức độ lạm dụng. - Sinh viên sử dụng rượu bia vì một số động cơ mang tính chất tâm lý như: để giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực, để hòa nhập với nhóm bạn bè, để phù hợp với yêu cầu của xã hội. - Không có sự khác biệt về động cơ sử dụng rượu bia của sinh viên các nhóm ngành được khảo sát. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lí luận về động cơ, lý thuyết về ảnh hưởng của rượu bia đối với con người - Khảo sát động cơ sử dụng bia rượu của sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM - Đề xuất một số kiến nghị giúp sinh viên tự điều chỉnh mức độ và cường độ sử dụng bia rượu cho phù hợp với sức khỏe của cá nhân và yêu cầu của cộng đồng. 6. Giới hạn của đề tài 6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu động cơ sử dụng rượu bia của sinh viên đại học trên địa bàn TP HCM ở 3 mặt biểu hiện (nhận thức của sinh viên về rượu bia và tác hại của hành vi lạm dụng rượu bia, thái độ - tình cảm của sinh viên đối với vấn đề sử dụng rượu bia, mức độ và cường độ sử dụng 9 rượu bia của sinh viên), sự khác nhau về động cơ sử dụng rượu bia giữa sinh viên các nhóm ngành. 6.2. Phạm vi khảo sát: Khảo sát động cơ sử dụng bia rượu của 371 sinh viên thuộc một số trường đại học trên địa bàn TP HCM: + Trường ĐH Công Nghiệp TP HCM + Trường ĐH Lao Động – Xã Hội + Trường ĐH Thể Dục Thể Thao TP HCM . 7. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đề tài nghiên cứu có tham khảo một số giáo trình, tài liệu, các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, các bài viết trên các tạp chí, website có liên quan. Đó là những cơ sở để người nghiên cứu phân tích, tổng hợp và khái quát những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu và nội dung nghiên cứu. 2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo cách tiếp cận thực tiễn và hoạt động. Vì thế, người nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi làm phương pháp chủ đạo nhằm thu thập thông tin thực tế từ học sinh và giáo viên về vấn đề động cơ chọn nghề. Bảng hỏi được xây dựng theo thứ tự các bước sau: Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở Bước 2: Xây dựng phiếu thăm dò ý kiến chính thức 3. Phương pháp thống kê toán học: Người nghiên cứu sử dụng phần mềm thống kê SPSS để xử lý số liệu thu được bằng các phép toán thống kê. 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG RƯỢU BIA 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Quan điểm của một số học thuyết về động cơ. Hướng nghiên cứu động cơ hoạt động của động vật và đặc biệt là của con người đã tồn tại từ rất lâu trong tâm lý học. Bằng các cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu khác nhau, các nhà tâm lý học đã tìm cách lý giải tại sao con người lại thực hiện một hành vi nào đó, tại sao anh ta lại tích cực trong việc thực hiện nhiệm vụ này hay tỏ ra thờ ơ trong khi thực hiện nhiệm vụ kiaTất cả những tìm tòi thuộc loại này thực chất là nghiên cứu về động cơ. Động cơ là một trong những vấn đề trọng tâm trong Tâm lý học được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Ronald E. Smith cho rằng, khái niệm động cơ được dùng như một khái niệm trung tâm nhằm giải thích cho hành vi và các nguyên nhân của nó. Có nhiều trường phái nghiên cứu khác nhau khi nghiên cứu về động cơ. Các tác giả đều coi động cơ con người là vấn đề trung tâm, tuy nhiên giữa các tác giả lại có quan điểm rất khác nhau khi bàn về nội hàm của khái niệm động cơ. Từ thời cổ đại, khi tâm lý học chưa trở thành một bộ môn khoa học độc lập, mà nó còn là một bộ môn của triết học thì vấn đề nguyên nhân thúc đẩy bên trong hoạt động của con người đã được các nhà nghiên cứu khoa học đặt ra. Ví dụ như, Aristote (384-322 TCN), tác giả cuốn Tâm lý học đầu tiên “Bàn về tâm hồn” đã dựa trên cơ sở sinh vật học để giải thích động cơ hoạt động. Ông cho rằng nhiều hành vi con người được thúc đẩy bởi “sự thèm muốn”. Hành động luôn hướng tới thỏa mãn “sự thèm muốn”. Nghĩa là hành vi được thúc đẩy bởi các trạng thái nội tại như đói, khát, ham muốn tình dục Nếu hành động thành công con người sẽ cảm thấy khoái lạc. Tuy nhiên, Aristote cũng đã chỉ ra được rằng, con người khác con vật ở chỗ con người có khả năng dùng lý trí của mình để ức chế các thèm muốn. Tuy vậy, những kết luận trong thời kỳ bấy giờ thiếu cơ sở khoa học để chứng minh động cơ một cách rõ ràng. 11 Phân tâm học, đứng đầu là S. Freud đã lý giải bản chất động cơ con người theo hướng sinh vật hoá. Quan điểm này cho rằng, bản năng sẵn có từ khi con người mới sinh là động lực thúc đẩy (động cơ) mọi hoạt động của con người. Do đó theo ông, về bản chất động cơ của con người mang tính vô thức. Đời sống con người do bản năng tình dục (libido) chi phối tất cả các hoạt động. Năng lượng ấy thoát ra ngoài ở những dạng hoạt động khác nhau. Nếu nhu cầu về bản năng ấy không được thỏa mãn, con người sẽ rơi vào trạng thái căng thẳng. Atler, nhà tâm lý học theo trường phái Phân tâm học kiểu mới cho rằng, động lực cơ bản của hành vi quyết định mục đích cũng như con đường của hoạt động. Mối quan hệ giữa khát vọng hung mạnh và cảm giác yếu kém quy định tính chất những động cơ khi con người hành động. Nhìn chung, lý thuyết Phân tâm nhìn nhận động cơ con người như những bản năng. Tâm lý học Hành vi: (đại diện tiêu biểu là J. Watson) đã lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu của mình. Những người theo chủ nghĩa hành vi cho rằng cái quy định (động cơ) của phản ứng là những kích thích từ bên ngoài vào nhu cầu của cơ thể lúc tiếp nhận kích thích đó (S->R, S-O-S hay S-r-s-R). Cả chủ nghĩa hành vi cổ điển lẫn chủ nghĩa hành vi mới đều mắc phải sai lầm là đã sinh vật hóa con người, đồng nhất tâm lý con người và tâm lý động vật. Các tác giả theo trường phái này cũng chưa giải thích được nguyên nhân nào thúc đẩy con người thực hiện các hành động. Họ cho rằng, nhu cầu con người cũng tương đương với nhu cầu của động vật, bỏ qua tính chất xã hội của con người. Tâm lý học Ghestalt (đại diện tiêu biểu là M. Wertheimer, V. Kohler và K. Koffka). Trường phái này chủ yếu nghiên cứu về tri giác và các quy luật của nó, ngoài ra còn nghiên cứu một phần về tư duy. K. Lewin – một trong những đại diện của trường phái này đã chú ý nhiều hơn đến vấn đề nhân cách, vấn đề động cơ. Theo ông, đông cơ là sự tương tác của lực bên trong trường lực, phủ nhận tác động từ thế giới bên ngoài. K. Lewin mới chỉ có thể nói đến những dấu hiệu đặc trưng tiến trình vận động của động cơ, những yếu tố tâm lý ảnh hưởng tiến trình đó, làm động cơ mạnh lên hay ngược lại. Lewin đã không quan tâm đến kinh nghiệm con người, đánh 12 giá thấp những đặc điểm nhân cách, nhu cầu và khát vọng đã có ở một người. Nhược điểm của Lewin là chỉ mới chú ý đến mặt cơ động của động cơ mà chưa chú ý đến mặt nội dung của nó. Bên cạnh đó, ông đã phủ nhận vai trò của những tác động bên ngoài trong việc hình thành động cơ. Tâm lý học Nhân văn: (đại diện tiêu biểu C. Roger) cho rằng sự hình thành động cơ hoạt động của con người diễn ra một cách có ý thức trên nền tảng bền vững của bẩm sinh và di truyền. Tâm lý học Hoạt động có nền tảng là chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định r ằng: Động
Luận văn liên quan