Tiêu thụ là quá trình đưa sản phẩm, hàng hoá vào lĩnh vực lưu thông nhằm thực hiện
giá trị sử dụng của nó thông qua các phương thức bán hàng.
Thực chất của quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là quá trình tìm kiếm doanh thu để
bù đắp chi phí và tạo ra lợi tức cho doanh nghiệp.
2)Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ
Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là hai quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau trong doanh
nghiệp. Mục đích của sản xuất là tiêu thụ. Kết quả của quá trình tiêu thụ sản phẩm tạo điều
kiện thúc đẩy quá trình sản xuất.
Để hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình,mỗi doanh
nghiệp đều có những biện pháp về tổ chức,kỹ thuật và quản lý.Trong đó, hạch toán tiêu thụ
đúng đắn và kịp thời, tính toán chính xác kết quả đạt được của quá trình tiêu thụ là một
trong những biện pháp quản lý tích cực và hiệu quả nhất.
Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phản ánh , kiểm tra , giám sát kịp thời kế hoạch tiêu thụ về chủng loaüi , số lượng ,
chất lượng . . trên cơ sở đó đề xuất nh ững định hướng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp . Phản ảnh chính xác tình hình tiêu thụ sản phẩm , hàng hoá
, cung cấp dịch vụ , lao vụ , tình hình sử dụng vật tư, TSCĐ, hàng hoá , tiền vốn
các khoản giảm trừ và thanh toán ngân sách , các khoản thuế phải nộp .
- Tổng hợp và phân bổ các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp , tính
toán đúng đắn giá vốn hàng xuất bán , các khoản thuế phải nộp Nhà Nước , xác định
chính xác doanh thu và kết quả tiêu thụ .
78 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5691 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh (hoạt động sản xuất kinh doanh) trong doanh nghiệp sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH (HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH) TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
PHẦN I:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH (HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH) TRONG DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT
I)Khái niệm, nhiệm vụ và ý nghĩa của kế toán tiêu thụ :
1)Khái niệm tiêu thụ
Tiêu thụ là quá trình đưa sản phẩm, hàng hoá vào lĩnh vực lưu thông nhằm thực hiện
giá trị sử dụng của nó thông qua các phương thức bán hàng.
Thực chất của quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá là quá trình tìm kiếm doanh thu để
bù đắp chi phí và tạo ra lợi tức cho doanh nghiệp.
2)Nhiệm vụ của kế toán tiêu thụ
Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là hai quá trình gắn bó chặt chẽ với nhau trong doanh
nghiệp. Mục đích của sản xuất là tiêu thụ. Kết quả của quá trình tiêu thụ sản phẩm tạo điều
kiện thúc đẩy quá trình sản xuất.
Để hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình,mỗi doanh
nghiệp đều có những biện pháp về tổ chức,kỹ thuật và quản lý.Trong đó, hạch toán tiêu thụ
đúng đắn và kịp thời, tính toán chính xác kết quả đạt được của quá trình tiêu thụ là một
trong những biện pháp quản lý tích cực và hiệu quả nhất.
Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phản ánh , kiểm tra , giám sát kịp thời kế hoạch tiêu thụ về chủng loaüi , số lượng ,
chất lượng .. . trên cơ sở đó đề xuất những định hướng cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp . Phản ảnh chính xác tình hình tiêu thụ sản phẩm , hàng hoá
, cung cấp dịch vụ , lao vụ , tình hình sử dụng vật tư, TSCĐ, hàng hoá , tiền vốn
các khoản giảm trừ và thanh toán ngân sách , các khoản thuế phải nộp .
- Tổng hợp và phân bổ các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp , tính
toán đúng đắn giá vốn hàng xuất bán , các khoản thuế phải nộp Nhà Nước , xác định
chính xác doanh thu và kết quả tiêu thụ .
- Kiểm tra , giám sát tình hình thực hiện kết quả tiêu thụ , kế hoạch kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp trên cơ sở đó có biện pháp cải tiến , hoàn thiện hoạt động sản xuất
và tiêu thụ của đơn vị , nâng cao hiệu quả kinh doanh .
3) Ý nghĩa :
Tiêu thụ là một quá trình hết sức quan trọng đối doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
và đối với nền kinh tế, bởi vì:
- Qua tiêu thụ tính chất hữu ích của sản phẩm mới được xác định hoàn toàn, mới góp phần
đáp ứng tiêu dùng của của xã hội.
- Qua tiêu thụ được tiền thì doanh nghiệp mới thực hiện quá trình tái sản xuất. - Qua
tiêu thụ doanh nghiệp không những thu hồi được vốn mà còn tiếp tục quá trình tái sản xuất
mở rộng trong nền kinh tế thị trường như hiện nay và còn được cải thiện lao động thặng dư
thể hiện ở lợi nhuận, từ đó mới góp phần vào tích luỹ cho xã hội mở rộng sản xuất.
Để thực hiện tiêu thụ, doanh nghiệp cần phải:
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường để biết được thị hiếu người tiêu dùng về loại sản
phẩm mình sản xuất, đồng thời phải tìm hiểu và biết được các loại sản phẩm cùng loại
đang cạnh tranh với doanh nghiệp mình, từ đó xác định chiến lược sản phẩm và tổ chức
quá trình tiêu thụ sản phẩm của mình đúng đắn.
- Xác định giá cả phù hợp với điều kiện thực tế, giá cả là một trong những yếu tố
quan trọng tác động đến khả năng tiêu thụ của thị trường và đồng thời cũng là yếu tố phản
ánh trực tiếp lợi nhuận của doanh nghiệp...Do đó, việc xác định giá cả cần phải được tính
toán cân nhắc kỹ càng.
- Tổ chức quá trình tiêu thụ trong điều kiện kinh tế thị trường, việc tổ chức tiêu thụ
trong các doanh nghiệp sản xuất rất đa dạng, có thể bán qua hệ thống thương nghiệp bán
buôn, bán lẻ hoặc có thể gửi bán qua các đại lý,cửa hàng hoặc tổ chức các đại lý bán lẻ.
II)Các phương thức tiêu thụ :
1)Phương thức tiêu thụ :
1.1) Phương thức bán buôn:
Phương thức bán buôn là việc bán hàng của các doanh nghiệp sản xuất hoặc doanh
nghiệp thương mại. Kết thúc quá trình này hàng hoá vẫn còn nằm trong khâu lưu thông.
Đặc điểm của phương thức này là số lượng bán một lần lớn, doanh nghiệp thường lập
chứng từ cho từng lần bán và kế toán ghi sổ sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phương
thức này được tiến hành theo các hình thức sau:
Hình thức chuyển hàng:
Theo hình thức này doanh nghiệp căn cứ vào hợp đồng kinh tế được ký kết tiến
hành chuyển và giao hàng cho người mua tại địa điểm hai bên đã thoả thuận trong hợp
đồng. Mọi tổn thất trong quá trình vận chuyển đến người mua doanh nghiệp chịu. Phương
thức này được áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ mua bán thường xuyên với
doanh nghiệp.
Hình thức nhận hàng:
Theo hình thức này, bên mua cử cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho của doanh
nghiệp. Sau khi giao hàng xong bên mua ký vào chứng từ giao hàng thì hàng hoá được xác
định tiêu thụ, vì vậy mọi tổn thất hàng hoá trong quá trình vận chuyển hàng người mua
phải chịu.
1.2) Phương thức bán lẻ:
Phương thức bán lẻ được áp dụng ở quầy hàng nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của
dân cư và được tiến hành theo các phương thức sau:
Bán lẻ thu tiền trực tiếp:
Theo hình thức này, nhân viên bán hàng vừa là người trực tiếp thu tiền, giao hàng cho
khách. Cuối ngày hoặc cuối ca nhân viên bán hàng kiểm tiền, nộp tiền đồng thời kiểm kê
hàng hoá, xác định lượng hàng đã bán và lập bảng kê bán hàng.
Bán lẻ thu tiền tập trung:
Phương thức này tách rời nghiệp vụ bán hàng và thu tiền. Ở mỗi cửa hàng bố trí nhân
viên thu tiền riêng có nhiệm vụ viết hoá đơn hay phiếu thu tiền và giao cho khách hàng
đến nhận hàng tại quầy quy định. Cuối ngày hoặc cuối ca nhân viên thu tiền tổng hợp tiền
và xác định doanh số bán hàng. Nhân viên bán hàng căn cứ vào số hàng đã giao theo phiếu
hoặc hoá đơn lập bảng kê bán lẻ hàng hoá dịch vụ .
Bán hàng trả góp:
Khi mua hàng, khách hàng có thể trả trước một khoản tiền, số còn lại khách hàng nợ
và sẽ trả dần vào các kỳ tiếp theo, ngoài ra khách hàng phải trả thêm cho doanh nghiệp
một khoản tiền lãi trả góp.
Bán hàng đại lý :
Để mở rộng mạng lưới kinh doanh, ngoài việc bán hàng tại các cửa hàng, quầy hàng
của mình, các doanh nghiệp còn bán hàng thông qua hệ thống các đại lý. Sau khi kết thúc
hợp đồng bán hàng, doanh nghiệp sẽ trả cho các đại lý một khoản thù lao gọi là hoa hồng
đại lý. Hoa hồng đại lý được tính theo tỷ lệ phần trăm trên trên tổng doanh số của hàng hoá
mà đại lý đã bán.
Các hình thức bán lẻ khác:
Ngày nay, để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của xã hội doanh nghiệp có thể thực
hiện việc bán hàng thông qua siêu thị, điện thoại, đặt trước, bán hàng tại nhà ... Khi xã hội
phát triển, khách hàng có thời gian rất hạn chế trong việc mua hàng. Vì vậy với những
phương thức này doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
2)Phương thức thanh toán :
- Phương thức thanh toán bằng tiền mặt , ngân phiếu , kế toán ghi phiếu thu đồng thời
với hoá đơn . Thủ quỹ sẽ thu tiền ghi trên hoá đơn va phiếu thu .
- Phương thức thanh toán bằng séc : Trong hoá đơn phải ghi rõ séc , séc đó phải được
bảo chi tại ngân hàng để chuyển tiền hàng vào tàikhoản của doanh nghiệp .
- Phương thức thanh toán sau : Kế toán phải ghi rõ thời hạn thanh toán , lãi suất trả
chậm . Lãi suất nay qui định bằng số % nào đó trên số tiền bán hàng phải thu , tuỳ
theo thời gian trả chậm của khách hàng .
III)Hạch toán tiêu thụ
1)Hạch toán doanh thu tiêu thụ
Để hạch toán quá trình tiêu thụ sản phẩm theo các phương thức khác nhau, kế toán
sử dụng TK 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ :
Kết cấu TK 511 :
Bên NỢ :
- Số thuế tiêu thụ đặc biệt , thuế xuất khẩu phải nộp .
- Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp .
- Chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ .
- Khoản giảm giá hàng bán và doanh thu của hàng bán bị trả lại .
- Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh .
Bên CÓ :
- Doanh thu bán sản phẩm hàng hoá và cung cấp lao vụ , dịch vụ của doanh nghiệp
thực hiện trong kỳ hạch toán .
- Số thu từ trợ cấp , trợ giá của Nhà nước cho doanh nghiệp
1.1)Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.1.1)Phương thức tiêu thụ trực tiếp
Trường hợp giao hàng cho khách hàng trực tiếp tại kho của doanh nghiệp hoặc tại các
phân xưởng sản xuất không qua kho thì số sản phẩm này khi đã giao cho khách hàng được
chính thức coi là tiêu thụ
Căn cứ vào hoá đơn GTGT phản ánh doanh thu bán hàng phát sinh
Nợ TK 111,112 :Tổng giá thanh toán đã thu
Nợ TK 131 :Tổng giá thanh toán bán chịu cho khách hàng
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Hoặc sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hoá không thuộc diện chịu thuế GTGT thì kế
toán định khoản như sau:
Nợ TK 111,112,113:Tổng giá thanh toán đã thu
Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán bán chịu cho khách hàng
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- Phản ánh trị giá vốn thành phẩm xuất bán đã được tiêu thụ
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 155: Theo giá thực tế xuất kho
Có TK 154: Theo giá thực tế sản phẩm hoàn thành(nếu giao hàng tại phân xưởng
không qua kho)
1.1.2)Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng
Trường hợp giao hàng tại phân xưởng của bên mua hoặc một địa điểm nào đó được
quy định trong bản hợp đồng sản phẩm khi xuất kho chuyễn đi vẫn còn quyền sở hữu của
doanh nghiệp,khi được bên mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng đã
chuyển giao thì số hàng đó mới chính thức xác định là tiêu thụ
- Phản ánh giá thực tế sản phẩm xuất gửi bán theo hợp đồng
Nợ TK 157 Hàng gửi bán
Có TK 155 Giá thực tế xuất kho thành phẩm
Có TK 154 Giá thực tế sản phẩm hoàn thành(Trường hợp sản phẩm hoàn thành
gửi bán thẳng không qua kho)
- Khi được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán (một phần hay toàn bộ số
hàng đã chuyển giao) kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng phát sinh
Nợ TK 111,112,131 Tổng giá thanh toán
Có TK 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 Thuế GTGT đầu ra
Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc sản xuất kinh
doanh sản phẩm hàng hoá không thuộc diện chịu thuế GTGT thì kế toán định khoản như
sau
Nợ TK 111,112,131 Tổng giá thanh toán
Có TK 511 Doanh thu bán hàng bao gồm cả thuế GTGT
- Phản ánh trị giá vốn hàng gửi đi bán đã xác định là tiêu thụ
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có TK 157 Hàng gửi bán
1.1.3) Phương thức tiêu thụ qua đại lý
Bán hàng đại lý, ký gửi là phương thức mà bên chủ hàng (Bên giao đại lý,ký gửi) xuất
hàng giao cho bên nhận đại ly ï(bên đại lý) để bán. Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý
dưới hình thức hoa hồng hoặc hưởng chênh lệch giá
-Theo luật thuế GTGT nếu bên đại lý bán hàng theo đúng giá do bên giao đại lý quy định
thì toàn bộ Thuế GTGT sẽ do chủ hàng chịu, bên đại lý không phải nộp thuế GTGT trên
phần hoa hồng được hưởng. Ngược lại nếu bên đại lý hưởng khoản chênh lệch giá thì bên
đại lý phải chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị gia tăng này,bên chủ hàng chỉ chịu thuế
GTGT trong phạm vi doanh thu của mình
1.1.3.1) Hạch toán tại đơn vị giao đại lý (Chủ hàng)
Số hàng ký gửi vẫn thuộc sỡ hữu của doanh nghiệp cho đến khi chình thức tiêu
thụ,về cơ bản các bút toán được phản ánh như sau
-Phản ánh giá vốn hàng chuyễn giao cho cơ sở nhận làm đại lý, hay nhận bán hàng ký gửi
Nợ TK 157 Hàng gửi bán
Có TK 155,154
-Phản ánh giá vốn hàng đại lý, ký gửi đã bán đại lý được
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có TK 157 Hàng gửi bán
-Căn cứ vào bảng kê hoá đơn bán ra của sản phẩm bán qua đại lý đã tiêu thụ trong tháng.
Doanh nghiệp lập hoá đơn GTGT phản ánh doanh thu của sản phẩm đã tiêu thụ để giao
cho đơn vị đại lý và xác định khoản hoa hồng phải trả, kế toán ghi sổ:
Nợ TK 641 Hoa hồng cho đại lý
Nợ TK 111,112 hoặc 131 Số tiền được nhận sau khi trừ khoản hoa hồng
Có TK 511 Doanh thu bán hàng đại lý
Có TK 33311 Thuế GTGT đầu ra
1.1.3.2) Hạch toán tại đơn vị nhận bán hàng ký gửi, đại lý
Số sản phẩm, hàng hoá nhận bán ký gửi không thuộc quyền sỡ hữu của đơn vị này.
Doanh thu của các đại lý chính là khoản hoa hồng được hưởng. Trong trường hợp đại lý
bán đúng giá ký gửi của chủ hàng và hưởng hoa hồng thì phải tính và nộp thuế GTGT đối
với hàng hoá bán đại lý và tiền thu về hoa hồng
* Trình tự hạch toán
-Khi nhận hàng ký gửi, căn cứ vào giá trị trong hợp đồng ký gửi ghi:
Nợ TK 003: Giá trị hàng hoá nhận bán hộ
-Khi bán được hàng nhận ký gửi
-Kế toán ghi giảm giá hàng nhận ký gửi
Có TK 003
+Căn cứ vào hoá đơn hàng bán,đại lý hạch toán
Nợ TK 111,112,131 Tổng số tiền phải thanh toán cho chu hàng
Có TK 331 gồm giá ký gửi theo quy định và cả thuế GTGT
- Định kỳ xuất hoá đơn cho bên giao đại lý (chủ hàng) làm cơ sở để thanh toán tiền
hoa hồng.
Nợ TK 331:Tổng số tiền phải thanh toán cho chủ hàng
Có TK 511: Hoa hồng được hưởng
Có TK 111,112: Số tiền thực trả cho chủ hàng sau khi đã trừ lại khoản
hoa hồng được hưởng
1.1.4) Phương thức bán hàng trả góp
Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần, người mua sẽ thanh toán
lần đầu ngay tại thời điểm mua, số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp
theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định.thông thường số tiền trả ở các kỳ tiếp theo
bằng nhau và một phần lãi trả chậm.
* Trình tự hạch toán
-Căn cứ vào hoá đơn và các chứng từ có liên quan, nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ kế toán ghi:
Nợ TK 131 Phải thu của khách hàng (Ghi số tiền còn lại phải thu)
Nợ TK111,112 (Ghi số tiền thu lần đầu)
Có TK 511Doanh thu theo giá bán chưa thuế GTGT tại thời điểm giao hàng
Có TK 3331 Thuế GTGT đầu ra
Có TK 3387 Doanh thu chưa thực hiện (ghi số lãi do trả chậm)
- Trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc sản xuất
kinh doanh sản phẩm, hàng hoá không thuộc diện chịu thuế GTGT thì kế toán định khoản
như sau
Nợ TK111,112 (Ghi số tiền thu lần đầu)
Nợ TK 131 Phải thu của khách hàng (Ghi số tiền còn lại phải thu)
Có TK 511 Doanh thu bán hàng trả góp
Có TK 3387 Doanh thu chưa thực hiện (ghi số lãi do trả chậm)
-Phản ánh giá vốn của sản phẩm đã xác định là tiêu thụ
Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán
Có TK 155 Thành phẩm
-Phán ánh số tiền thực thu định kỳ
Nợ TK 111,112
Có TK 131 Phải thu khách hàng
-Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả góp từng kỳ :
Nợ TK 3387
Có TK515
1.1.5)Các trường hợp tiêu thụ khác
Ngoài các phương thức tiêu thụ khác ,các doanh nghiệp còn có thể sử dụng sản
phẩm , hàng hoá để thanh toán tiền lương ,tiền thưởng cho CBCNV , sử dụng trong nội bộ
, đem đi biếu tặng ,để trao đổi lấy vật tư ,hàng hoá khác hoặc cung cấp sản phẩm , hàng
hoá dịch vụ theo yêu cầu của Nhà Nước .Các trường hợp này cũng được coi là tiêu thụ
,cũng phải tính thuế GTGT .
1.2)Hạch toán tiêu thụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Các bút toán phản ánh doanh thu ,các khoản giảm trừ doanh thu và kết chuyển
doanh thu thuần giống như phương pháp kê khai thuờng xuyên .
1.3)Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
1.3.1)Hạch toán chiết khấu thương mại
Chiết khấu thương mại là số tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán
cho người mua hàng co mua hàng hoá ,dịch vụ với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết
khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua hoặc bán hoặc các cam kết mua bán
hàng.
Kết cấu và nội dung của TK 521- Chiết khấu thương mại
Bên NỢ :Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận cho khách hàng
Bên CÓ : Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản “Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ ”để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán .
TK 521 không có số dư cuối kỳ và có 3 TK cấp 2
TK 5211- Chiết khấu hàng hoá
TK 5212- Chiết khấu thành phẩm
TK 5213- Chiết khấu dịch vụ
- Trình tự hạch toán :
+ Trong kỳ khi phát sinh chiết khấu thương mại
Nợ TK 521 : chiết khấu thương mại
Nợ TK 333(3331):Số thuế GTGT được giảm theo chiết khấu thương mại
Có TK 111,112,131 : Tổng số tiền giảm nợ hay trả lại khách hàng
+ Cuối kỳ ,kế toán kết chuyển chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ
Nợ TK 511
Có TK521
1.3.2)Hạch toán hàng bán bị trả lại
Hạch toán hàng bán bị trả lại được hạch toán trên TK 531-Hàng hoá bị trả lại . Tài
khoản này phản ánh doanh thu của số sản phẩm ,hàng hoá đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại
.
Nội dung phản ánh trên TK 531
Bên Nợ :Doanh thu của số hàng bán bị trả lại đã trả lại tiền cho người mua hoặc
giảm trừ nợ phải thu cho khách hàng.
Bên Có :Kết chuyển trị giá của số hàng bán bị trả lại vào TK doanh thu để xác định
doanh thu thuần trong kỳ .
* Các bút toán hạch toán hàng bán bị trả lại được thực hiện như sau :
- Khi nhận lại sản phẩm đã tiêu thụ bị trả lại nhập kho ghi :
Nợ TK 155- Thành phẩm
Có TK 632-Giá vốn hàng bán
- Khi thanh toán với người mua về số tiền của hàng bán bị trả lại , nếu hàng bán thuộc
đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ , kế toán ghi :
Nợ TK 531
Nợ Tk 333(3331)
Có TK 111,112,131
- Cuối kỳ ,kế toán kết chuyển doanh thu bán hàng bị trả lại ,ghi :
Nợ TK 511
Có TK 531
- Các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại (nếu có), ghi :
Nợ TK 641
Có TK 111,112,141,334,338
1.3.3)Hạch toán giảm giá hàng bán
Các khoản giảm giá hàng bán được phản ánh vào TK 532 -Giảm giá hàng bán : Đây
là các khoản giảm giá bán sau khi đã có hoá đơn bán hàng .Không phản ánh vào TK này số
giảm giá đã được ghi trên hoá đơn bán hàng và đã được trừ vào tổng trị giá bán ghi trên
hoá đơn.
Nội dung phản ánh trên TK 532
Bên Nợ : Các khoản giảm giá đã chấp nhận cho người mua hàng
Bên Có : Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá cho người mua hàng vào TK doanh thu để
xác định doanh thu thuần.
TK 532 không có số dư cuối kỳ
* Trình tự hạch toán giảm giá hàng bán như sau :
- Phản ánh số giảm giá hàng bán đã chấp nhận với khách hàng trong kỳ ,ghi :
Nợ TK 532
Nợ TK 333(3331)
Có TK 111,112,131
- Cuối kỳ kết chuyển sang TK 511 toàn bộ số giảm giá hàng bán :
Nợ TK 511
Có TK 532
2)Hạch toán giá vốn hàng bán
2.1)Các phương pháp tính giá vốn hàng bán
Đối với hàng hóa xuất kho, việc đánh giá theo giá trị thực tế của từng loại hàng hóa
xuất khá phức tạp bởi do cùng một loại hàng được nhập kho nhiều lần, mức giá khác nhau.
Do đó khi xuất kho thành phẩm kế tóan phải tính toán chính xác giá thực tế của thành
phẩm xuất kho cho các nhu cầu, đối tượng sử dụng khác nhau. Việc tính giá thực tế của
thành phẩm xuất kho có thể tính theo một trong các phương pháp sau :
- Tính theo đơn giá bình quân tồn đầu kỳ :
Theo phương pháp này giá thực tế thành phẩm xuất kho được tính trên cơ sở số
lượng thành phẩm xuất bán và đơn giá bình quân thành phẩm tồn đầu kỳ.
Giá trị thành phẩm tồn đầu kỳ
Đơn giá bình quân = ---------------------------------------
Số lượng thành thẩm tồn đầu kỳ
Giá thực tế = Số lượng thành phẩm x Đơn giá
thành phẩm xuất kho xuất kho bình quân
- Tính theo đơn giá bình quân gia quyền :
Được tính theo công thức :
Giá trị thành phẩm + Giá trị thành phẩm
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Đơn giá bình quân = -----------------------------------------------------------
Số lượng thành phẩm + Số lượng thành phẩm
tồn trong kỳ nhập trong kỳ
Giá thực tế = Số lượng thành phẩm x Đơn giá
thành phẩm xuất kho xuất kho bình quân
- Tính theo giá thực tế đích danh :
Phương pháp này đươc áp dụng đối với các loại thành phẩm có giá trị cao. Giá thực
tế thành phẩm xuất kho được căn cứ vào đơn giá thực tế thành phẩm nhập kho theo từng
lô, từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần.
- Tính theo giá thực tế nhập trước xuất trước :
Theo phương pháp này giả thiết rằng số thành phẩm nào nhập trước thì xuất trước,
xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo giá trị thực tế từng số hàng xuất.
- Tính theo giá thực tế nhập sau xuất trước :
Theo phương pháp này ta phải xác định đơn giá thực tế của từng lần nhập nhưng
khi xuất sẽ că