Khái niệm cảm thán trong tiếng Việt đã được biết đến từ rất sớm qua kết quả “phân loại
câu theo mục đích phát ngôn”, theo đó trong tiếng Việt có bốn loại câu: trần thuật, cầu khiến,
nghi vấn, cảm thán.
Tuy nhiên, từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây, khi lí thuyết về hành động ngôn
từ của J.L.Austin, H.P.Grice, J.R. Searle phát triển mạnh mẽ, thì giới Việt ngữ học nhận thấy
rằng xung quanh “câu phân loại theo mục đích phát ngôn” còn rất nhiều điều mới mẻ và hữu
ích khi soi chiếu bằng lí thuyết trên. Chính vì vậy mà thời gian qua đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu tiếng Việt chuyên sâu về nội dung này. Các tác giả nhận thấy có sự phân biệt giữa
câu nghi vấn và hành động hỏi, giữa câu trần thuật và hành động xác nhận, câu cầu khiến và
hành động cầu khiến, giữa câu cảm thán và hành động bày tỏ cảm xúc và nhiều điều thú vị
khác. Mặc dù vậy đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về hành
động cảm thán trong tiếng Việt, vốn là một trong những hành động ngôn từ có tần số xuất hiện
cao trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
92 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hành động cảm thán trong Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Phạm Thanh Vân
HÀNH ĐỘNG CẢM THÁN TRONG
TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Dư Ngọc Ngân
Thành phố Hồ Chí Minh – 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả được đưa ra
trong luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn Phạm Thanh Vân
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Dư Ngọc Ngân, người đã tận tình dìu
dắt tôi từ những bước đầu tiên trong công tác nghiên cứu khoa học cũng như đã chu đáo chỉ bảo,
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã giảng dạy chúng tôi những ba năm học vừa qua,
phòng Khoa học công nghệ và sau Đại học, Thư viện Đại học Sư Phạm Tp, Hồ Chí Minh, Thư viện
Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã
tạo nhiều điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này.
MỤC LỤC
4TLỜI CAM ĐOAN4T ................................................................................................................... 2
4TLỜI CẢM ƠN4T ........................................................................................................................ 3
4TMỤC LỤC4T .............................................................................................................................. 4
4TQUY ƯỚC VIẾT TẮT4T ........................................................................................................... 6
4TDẪN NHẬP4T ............................................................................................................................ 7
4T1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu4T .................................................................................... 7
4T2. Lịch sử vấn đề4T ............................................................................................................................. 7
4T2.1. Theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống4T ...................................................................................... 7
4T2.2. Quan điểm ngữ nghĩa- ngữ dụng học4T ............................................................................................. 10
4T3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4T .............................................................................................. 12
4T . Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu4T .............................................................................. 12
4T .1. Phương pháp nghiên cứu4T ................................................................................................................ 12
4T .2. Nguồn ngữ liệu4T .............................................................................................................................. 12
4T5. Cấu trúc luận văn4T ...................................................................................................................... 12
4TChương 1: TỔNG QUAN VỀ HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ VÀ HÀNH ĐỘNG CẢM THÁN4T
.............................................................................................................................................. 14
4T1. Hành động ngôn từ4T .................................................................................................................... 14
4T1.1. Khái niệm hành động ngôn từ4T ......................................................................................................... 14
4T1.2. Những hành động ngôn từ4T .............................................................................................................. 14
4T1.3. Hành động ở lời4T...................................................................................................................... 15
4T1.3.1. Phân loại hành động ở lời4T ............................................................................................................ 15
4T1.3.2. Các điều kiện sử dụng hành động ở lời4T ......................................................................................... 17
4T1.3.3. Phương thức thực hiện các hành động ở lời4T .................................................................................. 18
4T1.4. Mối quan hệ giữa cảm thán và tình thái trong tiếng Việt4T ......................................................... 19
4T1.5. Hành động cảm thán4T ............................................................................................................... 23
4T1.5.1. Khái niệm hành động cảm thán4T ................................................................................................... 23
4T1.5.2. Đặc điểm của hành động cảm thán4T ............................................................................................... 24
4T1.5.3. Phân loại hành động cảm thán4T ..................................................................................................... 25
4TChương 2: PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN HÀNH ĐỘNG CẢM THÁN TRONG TIẾNG
VIỆT4T ..................................................................................................................................... 28
4T2.1. Phương thức sử dụng các phương tiện trực tiếp biểu thị ý nghĩa cảm thán4T .............................. 28
4T2.1.1. Phương thức sử dụng từ ngữ cảm thán4T ......................................................................................... 29
4T2.1.2. Phương thức sử dụng từ ngữ cảm thán chuyên biệt4T ....................................................................... 30
4T2.1.2.1. Thán từ4T ................................................................................................................................ 30
4T2.1.2.2. Quán ngữ cảm thán4T .............................................................................................................. 45
4T2.1.3. Phương thức sử dụng những từ ngữ cảm thán không chuyên biệt4T ................................................. 54
4T2.1.3.1 Những từ ngữ cảm thán lâm thời4T ........................................................................................... 55
4T2.1.3.2. Các trợ từ tình thái4T ............................................................................................................... 56
4T2.1.3.3. Các phụ từ chỉ mức độ cao, hơn mức bình thường4T ................................................................ 59
4T2.2. Phương thức sử dụng các kết cấu biểu đạt ý nghĩa cảm thán4T ................................................... 66
4T2.3. Phương thức sử dụng ngữ điệu biểu thị ý nghĩa cảm thán4T ....................................................... 69
4T2.3.1. Khái niệm ngữ điệu4T ..................................................................................................................... 69
4T2.3.2. Vai trò của ngữ điệu trong chức năng thể hiện hành động cảm thán tiếng Việt4T .............................. 70
4T2.3.2.1. Ngữ điệu trong hành động cảm thán có IFIDs chuyên biệt4T .................................................... 70
4T2.3.2.2. Ngữ điệu trong hành động cảm thán có từ cảm thán không chuyên biệt (trợ từ tình thái và phụ
từ chỉ mức độ cao)4T ............................................................................................................................ 72
4T2.4. Phương thức sử dụng các phương tiện gián tiếp biểu thị ý nghĩa cảm thán4T .............................. 75
4T2.4.1. Hành động cảm thán được thực hiện gián tiếp bằng hình thức của hành động hỏi4T ......................... 75
4T2.4.2. Hành động cảm thán được thực hiện gián tiếp bằng hình thức của hành động thông báo4T ............... 79
4TKẾT LUẬN4T .......................................................................................................................... 83
4T ÀI LIỆU THAM KHẢO4T ................................................................................................... 85
4TNGUỒN NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN4T ..................................................................................... 88
4TPHỤ LỤC4T ............................................................................................................................. 89
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
Sp1: người nói 1 (speaker 1)
Sp2: người nói 2 (speaker 2)
IFIDs: Phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời
[2, tr18]: 2 số thứ tự tài liệu tham khảo, tr.8 số trang trong tài liệu
[5, 345]: 5 là số thứ tự tác phẩm làm tư liệu, 345 số trang trong tác phẩm
DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Khái niệm cảm thán trong tiếng Việt đã được biết đến từ rất sớm qua kết quả “phân loại
câu theo mục đích phát ngôn”, theo đó trong tiếng Việt có bốn loại câu: trần thuật, cầu khiến,
nghi vấn, cảm thán.
Tuy nhiên, từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây, khi lí thuyết về hành động ngôn
từ của J.L.Austin, H.P.Grice, J.R. Searle phát triển mạnh mẽ, thì giới Việt ngữ học nhận thấy
rằng xung quanh “câu phân loại theo mục đích phát ngôn” còn rất nhiều điều mới mẻ và hữu
ích khi soi chiếu bằng lí thuyết trên. Chính vì vậy mà thời gian qua đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu tiếng Việt chuyên sâu về nội dung này. Các tác giả nhận thấy có sự phân biệt giữa
câu nghi vấn và hành động hỏi, giữa câu trần thuật và hành động xác nhận, câu cầu khiến và
hành động cầu khiến, giữa câu cảm thán và hành động bày tỏ cảm xúc và nhiều điều thú vị
khác. Mặc dù vậy đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về hành
động cảm thán trong tiếng Việt, vốn là một trong những hành động ngôn từ có tần số xuất hiện
cao trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.
Vì vậy, chúng tôi thực hiện luận văn này cũng với mục đích vận dụng lí thuyết về hành
động ngôn từ để khảo sát hành động cảm thán trong tiếng Việt với mong muốn có được sự hệ
thống với góc nhìn mới về hành động ngôn từ này, đồng thời cũng hi vọng kết quả tìm hiểu
này sẽ có ích cho việc nghiên cứu chung về hành động ngôn từ trong tiếng Việt.
- Về mặt lí luận: luận văn hi vọng góp phần làm rõ thêm về khái niệm hành động cảm thán,
phân loại hành động cảm thán trong tiếng Việt.
- Về mặt thực tiễn: việc miêu tả các phương thức thể hiện hành động cảm thán trong tiếng Việt
có thể đóng góp thiết thực cho việc nói, viết và dạy-học tiếng Việt hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Vì là một nội dung có tính thực tế cao trong giao tiếp bằng ngôn ngữ nên từ trước đến
nay cảm thán đã được nhiều công trình Việt ngữ học quan tâm. Xét về cơ sở lí thuyết mà các
tác giả lựa chọn khi quan tâm đến vấn đề cảm thán, chúng tôi nhận thấy có hai khuynh hướng
sau: theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống và theo quan điểm ngữ nghĩa- ngữ dụng học.
2.1. Theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống
Phần lớn các tác giả theo quan niệm truyền thống đều nghiên cứu cảm thán với tư cách là
một kiểu câu theo mục đích nói bên cạnh các kiểu còn lại là trần thuật (tường thuật, kể), nghi
vấn (hỏi), cầu khiến (mệnh lệnh).
Nguyễn Kim Thản (1963) phân chia câu tiếng Việt theo mục đích nói thành bốn loại:
tường thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. Tác giả cũng miêu tả khá cụ thể những mục đích
sử dụng và một số phương thức biểu thị của câu cảm thán. [40, tr.264]
Lê Văn Lý (1968) chia những câu trong Việt ngữ ra làm 8 loại: câu tự loại, câu đơn
giản, câu phức tạp, câu khẳng định, câu phủ định, câu nghi vấn, câu khuyến lệnh (ngôn ngữ
thế lực), câu cảm thán (ngôn ngữ tình cảm). Theo tác giả, câu cảm thán là một câu diễn tả tình
cảm xen lẫn vào một ý tưởng, như: vui, buồn, ngạc nhiên, đau đớn, lo sợ, tức giận, phẫn
uất,[29, tr.188]
Cùng quan điểm với tác giả Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Minh Thuyết (1997) cũng cho
rằng ứng với mỗi mục đích giao tiếp, thường có một kiểu câu riêng với đặc điểm riêng về cấu
trúc và ứng với mục đích bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói có kiểu câu cảm thán (câu
cảm). [15, tr.273-274]
Còn Ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1983) xếp câu cảm
thán (thuật ngữ sách dùng là câu biểu cảm) vào kết quả phân loại dựa vào thuyết tính, bao
gồm: khẳng định và phủ định, tường thuật, nghi vấn, cầu khiến và biểu cảm. Tác giả của cuốn
sách cũng nhận định rằng: Trong câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến đều có sự biểu
thị cảm xúc. Nhưng câu biểu cảm vẫn có thể có hình thức riêng. [55, tr.205]
Tác giả Hồ Lê (1992) quan niệm rằng mỗi câu phát ra đều phải theo một trong bốn định
hướng: trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, người thụ ngôn phải cảm nhận được định
hướng của từng câu để có phản xạ thích hợp. Đối với câu cảm thán, anh ta không phải hiểu
được nội dung ấy mà còn phải nhận ra điểm cảm thán trong câu (thường được diễn đạt hiển
ngôn nhưng cũng có khi ẩn mặc) và chuẩn bị hành động phản ứng. [26, tr.417]
Tác giả Nguyễn Thị Ly Kha (2008) căn cứ vào mục đích giao tiếp, phân chia câu thành
những loại quen thuộc đã có trong ngữ pháp truyền thống: câu trần thuật, câu cầu khiến, câu
nghi vấn, câu cảm thán. Tuy nhiên, tác giả cũng đi theo khuynh hướng của lí thuyết hành động
ngôn từ khi cho rằng các câu trần thuật, nghi vấn, hoặc cầu khiến đều có thể thực hiện cả
nhiệm vụ bộc lộ tình cảm và thái độ. [25, tr.202-218]
Thực tế trong khuynh hướng của ngữ pháp truyền thống khi phân loại các kiểu câu
tiếng Việt theo mục đích nói, bên cạnh đa phần là các quan niệm cho rằng có bốn kiểu câu như
đã nói- trong đó luôn có cảm thán, thì cũng có một số cách phân loại khác. Ở đây chúng tôi xin
mở rộng để có được cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Bùi Đức Tịnh (1954) không đề cập đến câu cảm thán mà chỉ có sự phân loại như sau:
câu xác định, câu phủ định, câu nghi vấn, câu khuyến lệnh và câu tỏ sự mong ước hay hối tiếc.
[46, tr.376-383]
Các tác giả Lê Cận- Phan Thiều- Diệp Quang Ban- Hoàng Văn Thung (1983) trong
Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2 có ý kiến như sau: xét về mục đích nói năng, tất cả các câu nói đều
có thể quy về ba loại: câu kể, câu hỏi và câu cầu khiến. Tuy nhiên, trong phần Thành phần phụ
của câu, sách có đoạn viết trong những ngữ cảnh nhất định, phụ ngữ cảm thán có thể trở
thành một câu () và phụ ngữ cảm thán là thành phần phụ biểu thị tình cảm của người nói
đối với người nghe, làm cho người nghe thông cảm với mình () [7, tr.239]. Như vậy rõ ràng
nếu chiếu câu được hình thành từ phụ ngữ cảm thán theo kết quả phân loại trên thì có vẻ như
đó là sự phân loại chưa thực sự bao quát, vì không rõ các tác giả sẽ xếp những câu dạng này
vào loại nào: kể, hỏi hay cầu khiến.
Hoàng Trọng Phiến (1980) dựa vào quan niệm về nhiệm vụ thông tin- ngữ pháp của
câu, tác giả chia thành câu kể, câu cầu khiến, câu hỏi và câu than gọi. Tác giả không cho câu
cảm xúc là một loại câu. Bởi lẽ, cảm xúc với cái ý nghĩa sắc thái tình cảm của chủ thể phát
ngôn thì câu nào lại không có. Và, do đó không tạo thành sự đối lập: câu cảm xúc và câu
không cảm xúc. [36, tr.269]
Nhìn chung, bốn kiểu câu trần thuật (kể), cầu khiến, nghi vấn (hỏi), cảm thán đã trở
thành phổ thông trong tiếng Việt khi đề cập đến sự phân loại câu. Nhưng thực tế, trong số
những người theo quan điểm truyền thống, có một số tác giả trong khi gọi các kiểu câu phân
loại theo mục đích phát ngôn, cũng nói rõ đó không phải là một sự phân loại chỉ đơn thuần dựa
vào mục đích giao tiếp, mà là sự phân loại kết hợp cả hai mặt mục đích giao tiếp/công dụng và
đặc điểm cấu trúc/ngữ pháp (Nguyễn Minh Thuyết [15, tr.274-275], Diệp Quang Ban [1,
tr.224]). Như Bùi Mạnh Hùng (2003) nhận xét: Tuy nhiên quan niệm phân loại câu kết hợp cả
hai mặt này chỉ thể hiện dưới dạng những nhận định có tính chất khái quát, không áp dụng
được trên thực tế, vì không thể vận dụng nhất quán để phân loại một cách có hệ thống các
kiểu câu khi gặp những câu mà giữa hình thức và công dụng của nó không có sự thống nhất
[24, tr.48]. Nguyễn Văn Hiệp (2008) cũng đồng tình khi nhận định rằng cái thường gọi là
phân loại câu theo mục đích nói của ngữ pháp truyền thống, () thực chất là sự nhập nhằng
giữa hai tiêu chí phân loại câu theo hình thức ngữ pháp và phân loại phát ngôn theo mục đích
phát ngôn hay lực ngôn trung. [23, tr.220-221]
Trong những cách phân loại câu tiếng Việt theo mục đích nói, có một trường hợp “hiếm
hoi” (từ dùng của tác giả Bùi Mạnh Hùng [24, tr.48]), đó là sự phân loại dựa vào ngữ điệu của
Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê [11, tr.639-640] (ngữ điệu là cái giọng ta nói ra một câu).
Kết quả phân loại như sau:
- Câu nói theo giọng thường
- Câu nói theo giọng hỏi
- Câu nói theo giọng biểu cảm (để tỏ tình cảm hay sai bảo ai)
Xét về thời gian, quan điểm này không mới. Có thể thấy được hạn chế ở quá trình phân
tích của sự phân loại này là “phân tích về vấn đề hữu quan của hai tác giả còn sơ sài và có chỗ
thiếu chính xác” (nhận xét của Bùi Mạnh Hùng [24, tr.49]) song, rõ ràng trong khi những cách
phân loại cùng thời còn nhập nhằng về tiêu chí thì cách phân loại của hai ông là dựa vào dấu
hiệu hình thức một cách thuần nhất.
2.2. Quan điểm ngữ nghĩa- ngữ dụng học
Tiêu biểu cho khuynh hướng này trong nghiên cứu cảm thán tiếng Việt có thể kể đến
các tác giả sau: Diệp Quang Ban, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thị Lương, Nguyễn Thiện Giáp,
Nguyễn Đức Dân, Đỗ Hữu Châu, Đỗ Hùng Việt,
Diệp Quang Ban (2004, 2008) theo định hướng ngữ pháp chức năng hệ thống của
M.A.K Halliday, tác giả cho rằng câu phân loại theo mục đích nói là hiện tượng nằm trên
đường biên giới của câu xét theo cấu tạo hình thức và câu xét ở phương diện sử dụng. Với tiêu
chí lấy hình thức làm cơ sở phân loại và lấy mục đích nói làm tên gọi, câu xét theo mục đích
nói được chia thành bốn kiểu sau đây: câu trình bày, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm
thán [5, tr.108-109]. Và ở đây tác giả cũng quan tâm đến cảm thán một cách khái lược, song
cũng chỉ với tư cách là một kiểu câu chứ chưa phải là một hành động ngôn từ.
Tác giả Cao Xuân Hạo (1991) khẳng định đối với tiếng Việt căn cứ vào một số thuộc
tính về cấu trúc cú pháp có thể phân loại các câu ra làm hai loại lớn: câu trần thuật và câu nghi
vấn. Tác giả cho rằng “câu cảm thán” chỉ là câu trần thuật có màu sắc cảm xúc được đánh
dấu mà thôi [21, tr.384]. Còn về những hành động ngôn từ, Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức
năng liệt kê một bảng khá dài những hành động ngôn trung trong đó có kể đến than phiền và
mừng vốn là những hành động cảm thán cụ thể và có đề cập đến câu nghi vấn có giá trị cảm
thán [21, tr.388- 389, 412]. Như vậy trong quan điểm của Cao Xuân Hạo, mặc dù trình bày
không thật chi tiết, nhưng chúng ta thấy có sự tách bạch giữa hai khái niệm: câu cảm thán và
hành động cảm thán.
Nguyễn Thị Lương (2005) quan tâm đến cả hai vấn đề: hành động cảm thán và câu cảm
thán. Tác giả có viết: Trong hoạt động giao tiếp, con người sử dụng rất nhiều hoạt động nói
trực tiếp như: trần thuật, hỏi, cầu khiến, cảm thán, hứa, dọa, thề, khen, chê, thách, đố, Mỗi
hành động như vậy đều được thực hiện bằng những kiểu câu có hình thức, chức năng phù hợp
với đích ở lời của chúng. Trong số các hành động nói, thực tế cho thấy, các hành động trần
thuật, hỏi, cầu khiến, cảm thán, khẳng định, phủ định được sử dụng nhiều hơn cả trong hoạt
động giao tiếp. Phương tiện ngôn ngữ để thực hiện các hành động đó là các kiểu câu tương
ứng: câu trần thuật, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu phủ định. [30, tr.190-191].
Tuy nhiên phần chi tiết về cảm thán mà tác giả đề cập là câu cảm thán.
Nguyễn Thiện Giáp (2008) thì gián tiếp đề cập đến hành động cảm thán thông qua nhận
định Ngữ pháp truyền thống khi nghiên cứu các câu phân loại theo mục đích nói thì thực tế đã
nghiên cứu các biểu thức ngôn hành của những hành động ngôn từ tương ứng [17, tr.388].
Riêng về cảm thán, tác giả chỉ nói đến một số cách thức để tạo câu cảm thán (thán từ, tình thái
từ,) mà thôi.
Các tác giả Nguyễn Đức Dân (1998), Đỗ Hữu Châu, Đỗ Hùng Việt (2008) chủ yếu
nghiên cứu về hàn